Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Hai - Thiên Nhân Duyên - Chương Một - Tương ưng Nhân Duyên - Phẩm Phật đà - Phần Bốn - Vipassì Tỳ Bà Thi
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP HAI
THIÊN NHÂN DUYÊN
CHƯƠNG MỘT
TƯƠNG ƯNG NHÂN DUYÊN
PHẨM PHẬT ĐÀ
PHẦN BỐN
VIPASSÌ TỲ BÀ THI
Trú ở Sàvatthi!
Này các Tỳ Kheo, Thế Tôn Vipassì bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác, trước khi Ngài giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ Tát, đã khởi lên tư tưởng sau đây: Thật sự Thế Giới này đang lâm nguy, bị sanh, bị già, bị chết, đoạn diệt và tái sanh. Và từ nơi đau khổ này, không biết xuất ly, thoát khỏi già và chết. Từ nơi đau khổ này, không biết khi nào biết đến xuất ly, thoát khỏi già và chết.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì suy nghĩ như sau: Do cái gì có mặt, già, chết có mặt?
Do duyên gì, già, chết sanh khởi?
Sau khi như lý tư duy, này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: Do sanh có mặt, già, chết có mặt. Do duyên sanh, già, chết sanh khởi.
Rồi Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Do cái gì có mặt, sanh có mặt?
Do duyên gì, sanh sanh khởi?
Sau khi như lý tư duy, này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: Do hữu có mặt nên sanh có mặt. Do duyên hữu, sanh sanh khởi.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Do cái gì có mặt, hữu có mặt?
Do duyên gì, hữu sanh khởi?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: Do thủ có mặt, nên hữu có mặt. Do duyên thủ, hữu sanh khởi.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Do cái gì có mặt, thủ có mặt?
Do duyên gì, thủ sanh khởi?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: Do ái có mặt nên thủ có mặt. Do duyên ái, thủ sanh khởi.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Do cái gì có mặt, ái có mặt?
Do duyên gì, ái sanh khởi?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: Do thọ có mặt nên ái có mặt. Do duyên thọ, nên ái sanh khởi.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Do cái gì có mặt, thọ có mặt?
Do duyên gì, thọ sanh khởi?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ phát sinh minh kiến như sau: Do xúc có mặt nên thọ có mặt. Do duyên xúc, thọ sanh khởi.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Do cái gì có mặt, xúc có mặt?
Do duyên gì, xúc sanh khởi?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: Do sáu xứ có mặt nên xúc có mặt.
Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Do cái gì có mặt, sáu xứ có mặt?
Do duyên gì, sáu xứ sanh khởi?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: Do danh sắc có mặt nên sáu xứ có mặt. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Do cái gì có mặt, danh sắc có mặt?
Do duyên gì, danh sắc sanh khởi?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: Do thức có mặt nên danh sắc có mặt. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Do cái gì có mặt, thức có mặt?
Do duyên gì, thức sanh khởi?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: Do hành có mặt nên thức có mặt. Do duyên hành, thức sanh khởi.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Do cái gì có mặt, hành có mặt?
Do duyên gì, hành sanh khởi?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: Do vô minh có mặt nên hành có mặt. Do duyên vô minh, hành sanh khởi.
Như vậy, vô minh duyên hành.
Hành duyên thức.
Thức duyên danh sắc.
Danh sắc duyên sáu xứ.
Sáu xứ duyên xúc.
Xúc duyên thọ.
Thọ duyên ái.
Aí duyên thủ.
Thủ duyên hữu.
Hữu duyên sanh.
Sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được sanh khởi.
Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Tập khởi, tập khởi, này các Tỳ Kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, với Bồ Tát Vipassì, nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.
Và này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Cái gì không có mặt nên già, chết không có mặt?
Do cái gì diệt, già, chết diệt?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: Do sanh không có mặt nên già, chết không có mặt. Do sanh diệt nên già, chết diệt.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Cái gì không có mặt nên sanh không có mặt?
Do cái gì diệt nên sanh diệt?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: Do hữu không có mặt nên sanh không có mặt. Do hữu diệt nên sanh diệt.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Cái gì không có mặt nên hữu không có mặt?
Do cái gì diệt nên hữu diệt?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: Do thủ không có mặt nên hữu không có mặt. Do thủ diệt nên hữu diệt.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Cái gì không có mặt nên thủ không có mặt?
Do cái gì diệt nên thủ diệt?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: Do ái không có mặt nên thủ không có mặt. Do ái diệt nên thủ diệt.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Cái gì không có mặt nên ái không có mặt?
Do cái gì diệt nên ái diệt?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: Do thọ không có mặt nên ái không có mặt. Do thọ diệt nên ái diệt.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Cái gì không có mặt nên thọ không có mặt?
Do cái gì diệt nên thọ diệt?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: Do xúc không có mặt nên thọ không có mặt. Do xúc diệt nên thọ diệt.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Cái gì không có mặt nên xúc không có mặt?
Do cái gì diệt nên xúc diệt?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: Do sáu xứ không có mặt nên xúc không có mặt. Do sáu xứ diệt, nên xúc diệt.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Cái gì không có mặt nên sáu xứ không có mặt?
Do cái gì diệt nên sáu xứ diệt?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: Do danh sắc không có mặt nên sáu xứ không có mặt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Do cái gì không có mặt nên danh sắc không có mặt?
Do cái gì diệt nên danh sắc diệt?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: Do thức không có mặt nên danh sắc không có mặt. Do thức diệt nên danh sắc diệt.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Do cái gì không có mặt nên thức không có mặt?
Do cái gì diệt nên thức diệt?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: Do hành không có mặt nên thức không có mặt. Do hành diệt nên thức diệt.
Rồi này các Tỳ Kheo, Bồ Tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: Do cái gì không có mặt nên hành không có mặt?
Do cái gì diệt nên hành diệt?
Rồi này các Tỳ Kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ Tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: Do vô minh không có mặt nên hành không có mặt. Do vô minh diệt nên hành diệt.
Như vậy, do vô minh diệt nên hành diệt.
Do hành diệt nên thức diệt.
Do thức diệt nên danh sắc diệt.
Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt.
Do sáu xứ diệt nên xúc diệt.
Do xúc diệt nên thọ diệt.
Do thọ diệt nên ái diệt.
Do ái diệt nên thủ diệt.
Do thủ diệt nên hữu diệt.
Do hữu diệt nên sanh diệt.
Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này. Ðoạn diệt, đoạn diệt, này các Tỳ Kheo, trong các pháp từ trước chưa từng được nghe, đối với Bồ Tát Vipassì, nhãn khởi nên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Ba - Ba Pháp - Phẩm Mười Bốn - Phẩm Kẻ Chiến Sĩ - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nê Hoàn - Phẩm Mười Một - Phẩm Tứ đế
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Năm Mươi Năm - Pháp Hội Hư Không Tạng Bồ Tát - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Cù Sư La
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Năm - Năm Pháp - Phẩm Chín - Phẩm Trưởng Lão - Phần Bảy - Giới
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bảo Vân - Phẩm Bốn - Phẩm đà la Ni - Tập Hai