Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Hai - Thiên Nhân Duyên - Chương Sáu - Tương ưng Lợi ích đắc Cung Kính - Phẩm Thứ Bốn - Phần Sáu - Xe

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP HAI

THIÊN NHÂN DUYÊN  

CHƯƠNG SÁU

TƯƠNG ƯNG LỢI ĐẮC CUNG KÍNH  

PHẨM THỨ BỐN  

PHẦN SÁU

XE  

Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha Vương Xá, Veluvana Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng sóc. Lúc bấy giờ, Hoàng Tử Ajàtasattu A xà thế sáng chiều đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe và đem đến cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn.

Rồi một số đông Tỳ Kheo đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, các Tỳ Kheo ấy bạch với Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Hoàng Tử Ajàtasattu sáng chiều đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe và đem đến cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn.

Này các Tỳ Kheo, chớ có thèm lợi đắc, cung kính, danh vọng của Devadatta. Chừng nào, này các Tỳ Kheo, Hoàng Tử Ajàtasattu sáng chiều còn đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe và đem đến cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn.

Thời này các Tỳ Kheo, đối với Devadatta, chỉ có chờ đợi sự tổn giảm trong thiện pháp, không có sự tăng trưởng.

Ví như, này các Tỳ Kheo, đem bóp nát lá gan trước lỗ mũi một con chó dữ. Như vậy, con chó ấy lại càng dữ tợn bội phần.

Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, chừng nào Hoàng Tử Ajàtasattu sáng chiều còn đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe, và còn cúng dường các món đồ ăn trong năm trăm chiếc mâm bàn.

Thời này các Tỳ Kheo, đối với Devadatta, chỉ có chờ đợi sự tổn giảm trong thiện pháp, không có sự tăng trưởng.

Như vậy, khổ lụy, này các Tỳ Kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng. Như vậy, này các Tỳ Kheo, các ông cần phải học tập.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần