Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Một - Thiên Có Kệ - Chương Sáu - Tương ưng Phạm Thiên - Phẩm Một - Phần Hai - Cung Kính

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP MỘT

THIÊN CÓ KỆ  

CHƯƠNG SÁU

TƯƠNG ƯNG PHẠM THIÊN  

PHẨM MỘT  

PHẦN HAI

CUNG KÍNH

 

Như vậy tôi nghe!

Một thời Thế Tôn ở tại Uruvelà trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Ajapàla Nigrodha, khi Ngài mới Thành Đạo.

Và Thế Tôn trong khi Thiền Tịnh Độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: Thật là khó khăn, sống không có cung kính, không có vâng lời. Vậy ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa Môn hay Bà La Môn.

Rồi Thế Tôn, suy nghĩ: Với mục đích làm cho đầy đủ giới uẩn chưa được đầy đủ, ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa Môn hay Bà La Môn khác.

Nhưng ta không thấy một chỗ nào trong Thế Giới Chư Thiên, ác Ma và Phạm Thiên, giữa các Sa Môn, giữa quần chúng loài Trời hay loài người, không có một vị Sa Môn hay Bà La Môn nào khác, với giới uẩn cụ túc, tốt đẹp hơn ta mà ta có thể cung kính, tôn trọng và sống y chỉ.

Với mục đích làm cho đầy đủ định uẩn chưa được đầy đủ, ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa Môn hay Bà La Môn khác.

Với mục đích làm cho đầy đủ tuệ uẩn chưa được đầy đủ.

Với mục đích làm cho đầy đủ giải thoát uẩn chưa được đầy đủ.

Với mục đích làm cho đầy đủ giải thoát tri kiến uẩn chưa được đầy đủ, ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa Môn hay Bà La Môn khác.

Nhưng ta không thấy một chỗ nào trong Thế Giới Chư Thiên, ác ma và Phạm Thiên, giữa quần chúng Sa Môn và Bà La Môn, giữa loài Trời hay loài người, không có một vị Sa Môn hay Bà La Môn nào khác, với giải thoát tri kiến uẩn tốt đẹp hơn ta mà ta có thể cung kính, tôn trọng và sống y chỉ.

Với pháp này, ta đã Chánh Đẳng Giác, ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ pháp này. Rồi Phạm Thiên Sahampati với tâm tư của mình biết được tâm tư của Thế Tôn, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra.

Cũng vậy, vị ấy biến mất ở Phạm Thiên Giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn.

Rồi Phạm Thiên Sahamapati đắp thượng y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn: Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ!

Bạch Thế Tôn, trong thời quá khứ, các vị A La Hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, Chư Thế Tôn ấy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào chánh pháp.

Bạch Thế Tôn, trong thời vị lai, các vị ấy sẽ thành A La Hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, Chư Thế Tôn ấy sẽ cung kính, tôn trọng và sẽ sống y chỉ vào chánh pháp.

Bạch Thế Tôn, mong rằng trong thời hiện tại, Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác cũng cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào chánh pháp.

Phạm Thiên Sahampati nói như vậy, sau khi nói như vậy, lại nói thêm như sau:

Chư Phật thời quá khứ,

Chư Phật thời vị lai,

Và Đức Phật hiện tại,

Ðoạn sầu muộn nhiều người.

Tất cả các vị ấy,

Ðã, đang và sẽ sống,

Cung kính và tôn trọng,

Pháp chơn chánh vi diệu,

Pháp nhĩ là như vậy,

Ðối với Chư Phật Đà.

Do vậy, muốn lợi ích,

Ước vọng làm Ðại Nhân,

Hãy cung kính, tôn trọng

Pháp chơn chánh vi diệu,

Hãy ghi nhớ giáo pháp,

Chư Phật Chánh Ðẳng Giác.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần