Phật Thuyết Kinh Vô Lượng Vi Mật Trì - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Chi Khiêm, Đời Ngô
PHẬT THUYẾT KINH
VÔ LƯỢNG MÔN VI MẬT TRÌ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Chi Khiêm, Đời Ngô
PHẦN MỘT
Nghe như vậy!
Một thời Đức Phật đến Tịnh Xá Đại Thọ ở nước Duy Gia Ly Vaiśāli.
Đức Phật bảo Hiền Giả Đại Mục Kiền Liên: Ông hãy đi thỉnh Tỳ Kheo đang dạo chơi ở ba ngàn đại thiên Thế Giới, là Đệ Tử Hạnh với Bồ Tát Hạnh, khiến tập hội.
Mục Liên nhận lời dạy, bước lên đỉnh Tu Di, dùng thần lực của đạo, vòng khắp Cõi Phật, cất tiếng báo cho biết. Lúc đó, Tịnh Xá có bốn mươi vạn Tỳ Kheo tập hội. Lại hiện Thần Túc khiến cho thiên hạ đó đi theo Tỳ Kheo đều hội họp ở Tịnh Xá, cúi đầu lễ rồi trụ một bên.
Đức Phật lại bảo Tuệ Kiến Bồ Tát, Kính Thủ Bồ Tát, Trừ Ưu Bồ Tát, Ngu Giới Bồ Tát, Khứ Cái Bồ Tát, Khuy Âm Bồ Tát, Đãi Khí Bồ Tát, Chúng Thủ Bồ Tát, Biện Âm Bồ Tát, Từ Thị Bồ Tát: Các ông hãy đi đến vô ương số nước Phật ở mười phương, thỉnh các vị nhất sinh bổ xứ, vô sở tùng sinh pháp nhẫn với bất thoái chuyển, tín giải Bồ Tát đều khiến hội họp tại đây.
Liền đều nhận lời dạy để làm cảm ứng. Thời có tám trăm ức nhất sinh bổ xứ Bồ Tát, ba trăm ức đắc vô sở tùng sinh pháp nhẫn Bồ Tát, một trăm ức bất thoái chuyển Bồ Tát, sáu trăm ức tín giải Bồ Tát đều vâng theo Thánh Chỉ của Đức Phật, dùng thần túc đến dự hội.
Hiền Giả Xá Lợi Phất thấy đại chúng tập hội, khởi tâm nghĩ rằng: Nên hỏi Đức Như Lai về hạnh màu nhiệm, diễn hiện điều thiết yếu ấy khiến cho các Bồ Tát, tất cả mong ước đều được vô ngại biện, từ xa nghe mười phương Chư Phật ở vô số cõi nước nói pháp, nhớ niệm chẳng quên, đến ở đạo của vô thượng chính chân làm Tối Chính Giác, mau khiến cho Bồ Tát được bốn thanh tịnh.
Nhóm nào là bốn?
Một là nhân tịnh người trong sạch, hai là pháp tịnh, ba là tuệ tịnh, bốn là Phật Quốc nghiêm tịnh. Cũng mau khiến cho Bồ Tát được bốn nguyện duyệt.
Nhóm nào là bốn?
Một là thân hoà duyệt, hai là ngôn hoà duyệt, ba là ý hoà duyệt, bốn là diệt hoà duyệt. Đã được bốn nguyện duyệt liền vào bốn trì môn.
Nhóm nào là bốn?
Một là như văn hành nhập trì môn.
Hai là nội thâm nhẫn nhập trì môn.
Ba là nhân căn đức nhập trì môn.
Bốn là tri hành báo thiện nhập trì môn.
Xá Lợi Phất suy nghĩ: Thanh Tịnh Vô Lượng Tuệ Địa của Bồ Tát đó khiến Đức Phật nói.
Khi ấy Đức Phật khen ngợi Hiền Giả Xá Lợi Phất rằng: Lành thay! Ý chí muốn khiến cho các Bồ Tát mau thành trì hạnh.
Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát hành câu thiết yếu của trì trì yếu cú này, mau vào vô lượng môn, được trì nhỏ nhiệm kín đáo vi mật trì.
Ấy là vô vi, vô hướng, như chính ý giải làm ứng, làm diệt, bên trong sáng tỏ thuận đạo làm dấu vết trên hành vi, như hạnh vi diệu chẳng động, vắng lặng, vô lượng vô thượng nhỏ nhiệm kín đáo vi mật, không dơ bẩn, trong sạch tự nhiên. Ấy là không có vô, ấy là không có chỗ nhiễm dính vô sở trước, sáng tỏ quả vui thích mà đại dũng làm điều được ngợi khen mỹ dự.
Động, không có động, dùng chính động gần sát đạo. Nhân hay khéo cùng dạo chơi, không có trở ngại, vào các pháp môn, kiên quyết mà có thế quang ánh sáng có thế lực soi chiếu rộng lớn, từ xa phân tích nhóm ý Đẳng Ý, không có gì không vào được, chẳng phải đoán, giữ lấy điều thật.
Như vậy Xá Lợi Phất! Hành trì Bồ Tát chẳng có số đếm, hành vô số pháp giúp cho điều chưa biết, cho nên các pháp chặt đứt hiểu biết mà chẳng làm chẳng thấy hợp pháp, lìa chẳng thấy khởi chẳng thấy diệt, chẳng có đi lại, trí của hiện tại.
Cũng chẳng biết pháp đã thành chưa thành, tuỳ Phật niệm hành chẳng niệm tướng. Cũng chẳng phải tốt, chẳng phải chủng tính, chẳng phải tụ nhóm theo quần tùng, chẳng phải phương thổ, chẳng lao nhọc tận, chẳng dùng biết không có vô, chẳng phải biết.
Chẳng phải người trong sạch nhân tịnh, chẳng phải pháp nói, chẳng phải lợi của ta chẳng phải lợi của kẻ khác, chẳng phải pháp luật, chẳng phải hành, chẳng phải trừ, chẳng phải niệm thân, chẳng phải nhớ người niệm nhân ở tất cả pháp hành.
Chính vì thế cho nên gọi là niệm Phật làm chính quy của tất cả pháp, làm tạng của vô uý trì nghĩa đó. Diệu nguyện xong, mãn đạo bên trên, dùng chuẩn bị điều tĩnh các định. Gốc của tất cả đức chẳng do trí ấy, tự theo pháp sinh chủng tính, tướng tốt. Hành ấy tự nhiên, không có tà hành, không có đoạn hành.
Đấy là Bồ Tát hay học trì của vô lượng môn vi mật, làm bất thoái chuyển nơi đạo của vô thượng chính chân.
Tại sao thế?
Đấy là từ hạnh của chúng sinh mà đến vô lượng, được trì của hạnh.
Khi ấy Đức Phật nói kệ là:
Pháp không trống rỗng không vọng làm
Vì đạo đừng tự ý
Phụng Kinh mà chẳng loạn
Tức là mau được trì
Nghĩa Kinh ấy vi diệu
Trì vô cực, thường niệm
Người học văn, tư, tuệ
Mới được thành đạo hạnh
Bồ Tát được trì này
Thường hành, luôn tinh tiến
Mười phương Chư Phật ấy
Nói pháp, liền được nghe
Tất cả hay thọ trì
Giữ nghĩa, chính chẳng quên
Ý giải như nhật minh
Mặt Trời sáng tỏ
Tự ý vi diệu hạnh
Đến nơi pháp vô thượng
Mở rộng môn đại trì
Tất cả là được hướng
Vì hay ủng hộ Kinh
Giả sử tất cả người
Tận kiếp cũng khó nghe
Thảy hay giải các kết
Trí ấy chẳng thể cùng
Bậc ngồi thượng đạo đó
Được làm Pháp Vương Tử
Sau thường hộ trì pháp
Nội tính tính bên trong thích Kinh này
Nơi Bồ Tát quý trọng
Mười phương Phật cũng yêu
Danh dự trùm nơi đời
Hành đây làm vô lượng
Tám mươi ức Chư Phật
Lúc chết đều được thấy
Tất cả đều trao tay
Tiếp nối hành trì này
Nếu ở ngàn kiếp trước
Gây tạo hạnh chẳng lành
Một tháng có thể trừ
Chỉ nên giữ Kinh này
Nơi Bồ Tát hưng phước
Ức kiếp đến gom chứa
Người khéo tụng trì này
Một ngày có thể bằng
Niệm ý như cường ý
Suy tư thượng trì này
Hướng hành mọi gốc đức
Đều thành chí giác đạo
Giả sử người ba cõi
Tất cả đều là ma
Chẳng thể hãm hại được
Người chỉ hành Kinh đó
Là nói huyễn như đế chân thật
Thiết yếu của cực pháp
Chư Phật từ đây ra
Nơi sinh ra đạo ý
Xưa, lúc ta học đạo
Được quyết ở đĩnh quang
Như hằng sa đẳng Phật
Ta đều ở trong, thấy
Muốn nghe mười phương Phật
Đã nói đều hiểu biết giác thức
Nên chuyên tập Kinh đó
Tất cả mau chóng được.
Nếu nguyện nghiêm nước Phật
Hợp thành chúng đệ tử
Tướng sáng, tuỳ hình tốt
Nên theo Kinh này, được
Hay trừ niệm phóng dật
Bảy ngày chuyên suy nghĩ
Tám mươi ức Phật đến
Cùng trao cho trì này
Chẳng dùng ý nghĩ ý
Cũng chẳng nghĩ
Vô ý không có ý
Ý mà chẳng có nghĩ
Sau đó mới được trì
Nên hiểu kỹ Kinh này
Đừng có quên nơi đạo
Được trì này như biển
Lại chẳng cần tiền của
Muốn an các Trời, Người
Tất cả nguyện không khó
Đây là toà của đạo
Chỉ nên chính ý hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba