Phật Thuyết Kinh Bảo Như Lai Tam Muội - Phần Bốn

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Kỳ Đa Mật, Đời Đông Tấn

PHẬT THUYẾT

KINH BẢO NHƯ LAI TAM MUỘI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Kỳ Đa Mật, Đời Đông Tấn  

PHẦN BỐN  

Đức Phật bảo Bồ Tát Như Lai: Này Như Lai! Ví như, có người muốn vào thành thì phải đi từ cửa. Muốn biết nhân duyên không chỗ tranh luận. Người muốn biết tranh luận, không bằng tự giữ lấy mình.

Người muốn biết, không muốn nói năng rõ ràng, không bằng sống trong an nhàn. Người không động, chớ được chuyển dục. Người không hy vọng, không chỗ tưởng. Vì thế nên không có sự nguy ách của dục.

Đó gọi là sẽ đến địa vị chân chánh. Người muốn không cùng với người khác, thì nên tự giữ lấy nhà của mình. Người có khả năng giữ, thì không thể nói hết. Người không tự cao, không tự hạ mình thì người ấy được đầy đủ.

Người không dục thì không bị sai khiến. Người mong muốn có sự hướng dẫn, thì việc làm không bị sai. Được đạo cũng lại như vậy, không có si mê. Người không si mê vốn biết không. Người vốn biết không, không bị mất. Ba đời bình đẳng không khác.

Ba đời không tăng giảm, không trụ sắc. Đã không trụ sắc là không trụ các pháp. Mắt thấy sắc chỉ là mắt, đối tượng trụ trong tinh thể của mắt là sắc.

Tai nghe tiếng, biết tiếng không chỗ trụ. Mũi ngửi hương, biết hương không chỗ trụ. Lưỡi biết vị, vị cũng không chỗ trụ. Thân cảm giác trơn, láng, biết nó cũng không chỗ trụ. Ý không biết thức.

Thức không biết ý, không chỗ trụ. Như gốc hạnh không có tưởng, tuệ hạnh vững chắc, vững chắc như ngã, không có ngã, là ngã sở, không phải các pháp thấy ngã, chỉ thấy vô ngã, gọi là tuệ. Không biết các sở hữu, cũng không biết tuệ, dục không biết tập, tập không biết tuệ, tuệ không biết thân, thân không biết tuệ.

Tâm ấy của Bồ Tát không lìa tâm phải trái ư?

Bồ Tát Đàm Ma Kiệt bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đạo không hợp với tưởng, vậy có hợp hay không?

Phật bảo: Các pháp không lấy đó làm chứng, chỉ lấy tiếng vang làm pháp. Ví như người thổi ống sáo dài, âm thanh nghe bi ai, khoái thích, rập ràng với tiếng ca.

Biết rằng giọng ca, tiếng sáo hợp đồng thành một âm mà phát ra. Các tam muội của Bồ Tát cũng lại như vậy. Các pháp không sinh hoại, cũng lìa hoại diệt. Các hóa cũng như vậy, các niệm cũng như vậy, các giác cũng như vậy. Các sinh vô danh, lìa với vô danh.

Các niệm vô danh lìa với vô danh. Các hóa vô danh lìa với vô danh. Biết không có các danh lìa với vô danh. Ngã không nơi, không tưởng đến, chỉ là lìa ý tưởng vô tác, chỉ dùng tác của vô tác, đã là tác tưởng, tưởng hành vắng lặng hoàn toàn không chỗ dính mắc. Pháp không phải dục, tất cả đều như vậy.

Bồ Tát Như Lai sửa lại y phục, bạch Đấng Chánh Giác: Bạch Thế Tôn! Các pháp không khởi.

Nay muốn hỏi lại Như Lai: Vừa rồi Bồ Tát Đàm Ma Kiệt đã hỏi, muốn giải quyết nghi ngờ lớn ấy.

Thưa xong, đều trở về chỗ cũ.

Phật bảo: Này Bồ Tát Như Lai! Các pháp nếu sinh ra nơi thì không có nơi, nếu hóa ra nơi, cũng không có nơi. Các pháp nếu biết xứ, thì không biết xứ. Các pháp nếu niệm xứ thì không niệm xứ.

Bồ Tát Như Lai thưa: Thưa Thiên Trung Thiên! Sinh ra nơi sinh thì có nơi sinh không?

Hóa ra nơi hóa thì có hóa không?

Không nơi nhớ nghĩ có nhớ nghĩ không?

Không nơi biết có biết không?

Phật đáp: Này Như Lai! Sinh sinh lại sinh Nê Hoàn sinh, đó là hợp, nhưng không hợp với ý của Như Lai. Sinh sinh lại sinh không sinh Nê Hoàn sinh, đó là không hợp, nhưng lại hợp với ý của Như Lai. Hóa hóa lại hóa Nê Hoàn hóa, đó là hợp, nhưng lại không hợp với ý của Như Lai. Hóa hóa lại hóa không hóa Nê Hoàn hóa, đó là không hợp, nhưng lại hợp với ý của Như Lai.

Niệm niệm lại niệm Nê Hoàn niệm, đó là hợp, nhưng không hợp với ý của Như Lai. Niệm niệm lại không niệm Nê Hoàn niệm, đó là không hợp, nhưng lại hợp với ý của Như Lai. Giác giác lại giác Nê Hoàn giác, đó là hợp, nhưng không hợp với ý của Như Lai. Giác giác lại giác không giác Nê Hoàn giác, đó là không hợp, nhưng lại hợp với ý của Như Lai.

Bồ Tát Văn Thù bèn nói kệ:

Pháp là không có sinh

Hợp lại thành một cõi

Sinh sinh không lại sinh

Nê Hoàn đều như vậy.

Hóa là từ vốn không

Hóa hóa không giải thoát

Hóa bằng với Nê Hoàn

Vắng lặng, không xứ sở.

Niệm là vốn không thức

Phát niệm do nơi không

Nê Hoàn bằng với niệm

Sở niệm chắc như vậy.

Giác giác bình đẳng đẳng

Giác ngộ không chỗ đến

Sở giác không thường trụ

Thế nên Đức Như Lai

Hóa xứ không có xứ

Giác ngộ không chỗ đến

Nếu hóa không xứ sở

Các pháp đều như vậy.

Sinh xứ vốn là không

Không sinh là xứ ấy

Hóa xứ không danh xứ

Tất cả là tam muội.

Niệm xứ có niệm không

Từ không đến xứ này

Vốn chẳng phải không đế

Tuệ ấy đã như vậy.

Giác không hành liền nhau

Giác không lìa xứ ấy

Hành từ giác thấy đế

Lìa giác không giải thoát.

Pháp đã sinh không dứt

Ở đấy thường như vậy

Trong ba ngàn Trời Trăng

Chiếu sáng không gì bằng.

Pháp có không tư tưởng

Đạt được hành trở lại

Với dục không khởi dơ

Chẳng không, cũng chẳng tưởng.

Ý Như Lai luôn sạch

Cũng không chọn tên pháp

Đã thoát chẳng thường trụ

Tất cả như nơi gốc.

Hoa hương tự nhiên đến

Chỗ ra không xứ sở

Ý thanh tịnh không xứ

Chỗ có đều như vậy.

Cây khô lâu sống lại

Đều từ ý phát khởi

Đều thấy ánh sáng lớn

Thế gian không gì bằng.

Hư không là âm nhạc

Ngày đêm ánh sáng hiện

Lúc đó cả đại hội

Đều phát ý Bồ Tát,

Nhân dân rất vui mừng

Đều được nghe Kinh này

Chấn động ba ngàn cõi

Được thọ thân bất động.

Pháp vắng lặng hiện ra

Vô danh là ứng ấy

Huống gì đời có được

Tất cả đều như vậy.

Thanh tịnh không là định

Si, tuệ vốn không hiện

Thanh, si hợp làm gốc

Gốc tuệ không giải thoát.

Tam muội không chỗ tạo

Tất cả đều như vậy

Bồ Tát trụ đạo địa

Từ ý mà sinh ra.

Năm việc không thể gần

Nay đọa trong năm đường

Xa lìa hạnh như vậy

Thành Phật đạt mười phương.

Pháp trăm ngày làm thời

Thờ phụng tam muội này

Đều từ các cõi đến

Bay đến trước Như Lai

Các Trời và các Vua

Đều được thấy thân Phật

Ý chí rất vui vẻ

Thân thể đều khinh an.

Không nên dùng sắc tưởng

Quán pháp có ba ngàn

Bát nhã, pháp Tỳ La

Xứ sở không ba ngàn.

Như Lai vốn phát ý

Nguyện không rời mười phương

Thường làm nước pháp lớn

Xứ sở không ba ngàn.

Trong ba cõi trở lên

Cho đến Trời Đao Lợi

Đều A Đà Na Phật

Hiệu là Thiên Trung Thiên.

Phát ý đến nước ấy

Chốc lát lại trở về

Bồ Tát Ma Đề Na

Bay đến trong Vườn Trúc.

Xá Lợi Phất thưa Bồ Tát Như Lai: Nay tôi có điều xin hỏi: Bồ Tát Như Lai từ cõi nào đến?

Chủng loại ra sao?

Bản nguyện thế nào?

Quốc độ vô cực ra sao?

Bồ Tát Như Lai nói với Xá Lợi Phất: Này Xá Lợi Phất! Bản nguyện vô cực, trong nước vô cực, hoàn toàn là Bồ Tát, không có tên A La Hán, không có tiếng người nữ, cung điện hoàn toàn bằng thủy tinh, cây bằng vàng ròng, lá bằng bạch ngân, trái bằng san hô, mã não, lóng lánh rực rỡ thế gian không hiểu nổi. Các Bồ Tát đều sinh từ hoa sen.

Bồ Tát Như Lai nói với Xá Lợi Phất: Này Xá Lợi Phất! Ta phát nguyện đến nay đã qua không trở lại, vô nguyện, sở nguyện không cùng cực, cây cối bằng vàng bạc, ngọc báu, ta muốn, tưởng không muốn sao?

Pháp là khởi nơi cái không khởi, mong ngọc báu không phải là tư tưởng sao?

Trăm ngàn ức Cõi Phật, người có khởi nguyện, nay lại trở về là tưởng nguyện không cùng cực.

Xá Lợi Phất thưa Bồ Tát Như Lai: Khi Như Lai đem ức vạn loại hoa đến đây, mỗi hoa đều có màu sắc khác nhau.

Đó chẳng phải là tưởng sao?

Bồ Tát Như Lai đáp: Này Xá Lợi Phất! Hoa không có hình, chỉ dùng hoa làm pháp khí mà trao tặng. Các Bồ Tát dùng hoa có trong Vườn Trúc, như là dùng pháp mà trao truyền. Trong đó không có nguyện sinh, đem hoa làm chủ, không ở trong hoa mà sinh.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần