Phật Thuyết Kinh Bổn Sư - Phẩm Ba - Phẩm Pháp Ba - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH BỔN SỰ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang, Đời Đường
PHẨM BA
PHẨM PHÁP BA
PHẦN HAI
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Cạo tóc mặc y áo
Tay bưng một bình bát
Thật chẳng giới định huệ
Mà tự nói Sa Môn
Như thế gian có lừa
Cùng bò khác hình tướng
Mà cứ thế theo sau
Tự cho là bò thật
Như thế ác Tỳ Kheo
Thành chẳng ai cung kính
Tuy thường theo kẻ tịnh
Nhưng chẳng chứng bồ đề.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Sự học có ba loại, nếu hay ở trong ấy lìa sự buông lung, ngày đêm siêng năng, chẳng bị bận rộn, cũng chẳng ở không, chẳng siêng tu học, chưa sanh các lậu làm cho vĩnh viễn chẳng sanh. Nếu các lậu đã sanh làm cho vĩnh viễn đoạn diệt.
Sao gọi là ba?
Một là học tăng thượng giới, hai là học tăng thượng tâm, ba là học tăng thượng huệ.
Vì sao có tên là tăng thượng giới?
Nghĩa là các Tỳ Kheo đầy đủ giới pháp, ở yên giữ gìn biệt giải thoát giới, bằng hay hành trì, chẳng cho sơ suất. Ở đó dầu thấy tội nhỏ cũng sinh sợ hãi và thường hay thọ trì tu tập học hỏi, thành tựu thanh tịnh thân ngữ hai nghiệp, thành tựu tịnh mệnh, thành tựu tịnh kiến, như vậy có tên là học tăng thượng giới.
Thế nào gọi là học tăng thượng tâm?
Nghĩa là các Tỳ Kheo hay chánh ly dục và các pháp ác, có xấu có hổ, lìa sanh hỷ lạc, đầy đủ an trụ, tối sơ tĩnh lự, nói rộng cho đến đầy đủ ở yên. Đệ tử tĩnh lự, như vậy có tên là học tăng thượng tâm.
Thế nào gọi tên là học tăng thượng huệ?
Nghĩa là các Tỳ Kheo, biết được như thật các chân lý khổ, các chân lý tập, các chân lý diệt và có thể biết được các chân lý của diệt đế. Như vậy có tên là học tăng thượng huệ.
Như thế ba sự học, nếu ở nơi ấy lìa các buông lung, ngày đêm siêng năng, bặt các duyên ngoài, gặp cảnh không nhàn, chẳng phí tu học, chưa sanh các lậu, làm cho vĩnh viễn đường sanh, nếu lậu đã sanh rồi làm cho tận diệt.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Giới, tâm, huệ, học ba
Người trí hay tu học
Siêng tinh tấn thường yên
Tuyệt chẳng có ngoại duyên
Siêng tu giới tâm huệ
Như cứu lửa trên đầu
Tên gọi Thánh học xứ
Đến cái học cuối cùng
Giải thoát chẳng còn gì
Thành thanh tịnh diệu trí
Được bất động giải thoát
Lại xa lìa các lậu
Hết sanh tử khổ ải
Đời sau chẳng còn nữa.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Học có ba loại. Nếu siêng tu hành chẳng phải không có kết quả mà tất yếu sẽ đến cứu cánh, có thể được Cam Lồ, có thể chứng được Niết Bàn.
Thế nào gọi là ba?
Một là học về tăng thượng giới.
Hai là học về tăng thượng tâm và ba là học về tăng thượng huệ.
Thế nào gọi là học về tăng thượng giới?
Nghĩa là các Tỳ Kheo tôn trọng giới luật làm cho tăng thượng. Nếu chẳng giữ gìn thì gọi là không tăng thượng, chẳng có trí tuệ thì chẳng tăng thượng.
Ở nơi học giới ít ấy, nếu có phạm lỗi nhỏ tức phải rời bỏ. Cho nên ta nói kẻ đó tuyệt nhiên chẳng phạm vào học giới, chẳng sâu vào sự tàm quý, có thể theo được phạm hạnh thanh tịnh, có thể thành tựu được phạm hạnh thanh tịnh.
Ở nơi các học xứ ấy có thể giữ gìn giới luật, có thể học hỏi. Người ấy nhất định có thể vĩnh viễn đoạn trừ tam kết. Chứng quả Dự Lưu, chứng pháp căn bản, hướng tới bồ đề cho đến bảy lần qua lại Trời người, diệt hết các khổ như vậy có tên là tăng thượng giới. Còn thế nào là học về tăng thượng tâm.
Nghĩa là các Tỳ Kheo nên biết! Lấy tăng thượng giới làm tăng thượng, tôn trọng sự giữ gìn làm tăng thượng. Chẳng tụng bát nhã thì chẳng tăng thượng. Ở nơi các học giới dầu nhỏ ấy, nhưng nếu phạm những lỗi nhỏ tức phải xa rời.
Vì sao vậy?
Ta nói kẻ ấy cuối cùng chẳng phạm về học xứ, chẳng nhiễm tàm quý, nhất định sẽ hay thuận theo phạm hạnh thanh tịnh. Nhất định có thể thành được phạm hạnh thanh tịnh.
Ở nơi các học xứ thường hay giữ gìn có thể học, nơi đó nhất định có thể dứt đi năm phần kết, chứng Bất Hoàn quả, được pháp bất hoàn, sẽ vào cõi hóa sanh. Đối với thế gian này sẽ vào Bát Niết Bàn. Như thế có tên là học tăng thượng tâm.
Thế nào gọi là học tăng thượng huệ?
Nghĩa là các Tỳ Kheo, tôn trọng giới luật, lấy giới làm tăng thượng. Tôn trọng sự giữ gìn, lấy đó làm tăng thượng, tôn trọng bát nhã trí, lấy đó làm tăng thượng.
Ở nơi ấy là những học xứ nhỏ. Nhưng nếu có phạm mà có thể xa lìa được, cho nên ta nói kẻ kia cuối cùng chẳng phạm và các học xứ, chẳng sâu vào tàm quý, nhất định sẽ theo phạm hạnh thanh tịnh, có thể thành được phạm hạnh thanh tịnh.
Ở nơi học xứ đó có thể ở nơi trí tuệ, có thể trụ vào sự học. Người ấy nhất định có thể đoạn diệt các lậu, được chân vô lậu, tâm thiện giải thoát, huệ thiện giải thoát.
Ở trong pháp ấy đầy đủ an trụ, tự chứng thông huệ, có thể tự hiểu biết về cái sanh của ta đã tận, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng thọ thân sau, như thế có tên là học tăng thượng huệ.
Nếu ở nơi ba điều này mà siêng năng tu học thì ta nói rằng nhất định sẽ chứng quả và sẽ vào cứu cánh, có thể chứng được Cam Lồ, có thể chứng Niết Bàn.
Như thế có tên là học có ba loại. Nếu có siêng năng tu học, tức có chứng quả, nhất định cứu cánh, có thể được Cam Lồ, có thể được Niết Bàn.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Siêng tu tăng thượng giới
Ở giới siêng năng học
Hay chẳng bị ba kết
Sẽ chứng quả Dự Lưu
Siêng tu tăng thượng tâm
Ở định trụ mà học
Có thể dứt năm kết
Sẽ chứng quả Bất Hoàn
Siêng tu tăng thượng huệ
Ở huệ ở sở học
Hay dứt tất cả kết
Sẽ chứng quả vô sanh
Ba học chẳng tổn hại
Tất chứng nghĩa đệ nhất
Nên tôn trọng ba học
Được pháp tánh chẳng nghi.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Học có ba loại, nếu chỉ tu ít thì sẽ chứng quả ít. Nếu tu đầy đủ thì sẽ chứng quả đầy đủ.
Thế nào là ba?
Một là học về tăng thượng giới. Hai là học về tăng thượng tâm và ba là học về tăng thượng huệ.
Thế nào gọi là học về tăng thượng giới?
Nghĩa là các Tỳ Kheo tôn trọng giới luật lấy giới luật làm tăng thượng, chẳng hề giữ gìn gọi là chẳng tăng thượng. Chẳng tụng bát nhã huệ chẳng phải tăng thượng.
Ở nơi những học giới nhỏ ấy nếu có phạm nhỏ tức phải xa rời, cho nên ta nói kẻ ấy cuối cùng chẳng phạm về học xứ, chẳng sâu vào tàm quý, nhất định sẽ tùy thuận theo phạm hạnh thanh tịnh, nhất định có thể thành tựu được phạm hạnh thanh tịnh.
Ở nơi học xứ đó có thể giữ gìn giới luật, có thể học hỏi, người đó nhất định sẽ dứt tam kết, chứng quả Dự Lưu, được pháp chẳng đọa, quyết định bồ đề cho đến bẩy lần trở lại chốn nhân Thiên, dứt hết các khổ.
Hoặc có thể làm cho trở lại Cõi Dục Giới vì tham si còn mỏng, chứng được quả nhất lai. Ở thời gian nhất lai này dứt hết các khổ. Như thế có tên là học tăng thượng giới.
Thế nào gọi là học tăng thượng tâm?
Nghĩa là các Tỳ Kheo tôn trọng giới luật, lấy giới luật làm tăng thượng, tôn trọng giữ gìn làm tăng thượng. Chẳng tôn trọng bát nhã thì chẳng gọi là tăng thượng.
Ở nơi những giới nhỏ ấy, nếu có phạm những giới nhỏ tức phải xa rời, cho nên ta nói đối với người đó kết cuộc chẳng phạm vào học xứ, chẳng sâu vào tàm quý, nhất định có thể tùy thuận phạm hạnh thanh tịnh, có thể thành được phạm hạnh thanh tịnh.
Ở nơi học xứ ấy có thể giữ gìn và định kia sẽ làm cho dứt trừ năm phần kết, chứng quả Bất Hoàn, được pháp bất hoàn, sẽ được hóa sanh.
Đối với thế gian này sẽ có Bát Niết Bàn. Như thế có tên là học tăng thượng tâm.
Thế nào gọi là tăng thượng huệ?
Nghĩa là các Tỳ Kheo tôn trọng giới luật lấy giới luật làm tăng thượng, tôn trọng giữ gìn nhất định sẽ tăng thượng, tôn trọng trí bát nhã làm tăng thượng.
Ở nơi những học giới nhỏ ấy nếu phạm những lỗi nhỏ nên phải xa lìa, cho nên ta nói kẻ kia cuối cùng chẳng phạm vào học xứ, chẳng sâu vào tàm quý, nhất định có thể tùy thuận phạm hạnh thanh tịnh, nhất định có thể sẽ thành phạm hạnh thanh tịnh.
Ở nơi học xứ ấy có thể sanh bát nhã, có thể sanh sở học. Kẻ kia nhất định sẽ vĩnh viễn diệt tận các lậu, được chân vô lậu, tâm thiện giải thoát, huệ thiện giải thoát. Ở nơi pháp ấy, ở yên đầy đủ, tự chứng thông huệ, có thể hiểu rõ được, ta đã hết sanh, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng thọ thân nữa.
Như thế có tên là học tăng thượng huệ. Như thế có tên là học có ba loại. Nếu tu ít thì quả vị nhỏ. Nếu tu nhiều thì quả vị lớn.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Ở yên tôn trọng giới
Tên là tu phần ít
Thường siêng năng tu học
Sẽ chứng quả nhỏ trước
Sâu vào nơi thiền định
Cũng có tên tu ít
Thường siêng năng tu học
Cũng sanh quả nhỏ thôi
Sâu vào nơi trí huệ
Gọi là tu viên mãn
Thường siêng năng tu hành
Sẽ chứng quả đầy đủ
Tu ít hay tu nhiều
Tên gọi quả khác nhau
Biết như thế tốt xấu
Nên bỏ nhỏ tu lớn.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Học có ba loại. Nếu chánh tu tập thì làm cho các loài hữu tình thành hạ trung thượng Hiền Thánh khác nhau.
Thế nào là ba?
Thứ nhất là học tăng thượng giới. Thứ hai là học tăng thượng tâm và thứ ba là học tăng thượng huệ.
Vì sao có tên là học tăng thượng giới?
Nghĩa là các Tỳ Kheo tôn trọng giới luật và lấy giới luật làm tăng thượng, chẳng tôn trọng giữ gìn thì chẳng gọi là tăng thượng, chẳng tôn trọng bát nhã thì chẳng gọi là tăng thượng. Nơi đó có các học giới nhỏ, nếu có phạm những lỗi nhỏ mà cầu xa lìa thì ta nói người đó cuối cùng chẳng phạm vào các biên chế của học xứ, chẳng sâu vào tàm quý.
Có thể tùy thuận phạm hạnh thanh tịnh, có thể thành tựu được phạm hạnh thanh tịnh. Ở nơi các học xứ có thể giữ gìn giới luật, có thể tu học và với người ấy nhất định có thể vĩnh viễn đoạn trừ ba kết chứng được quả Dự Lưu, chứng được pháp chẳng đọa, hướng đến bồ đề chỉ bảy lần qua lại chốn Nhân Thiên, hoặc thành gia gia, hoặc quả nhất lai, hoặc thành nhất gian. Như thế đó có tên là tăng thượng giới.
Thế nào gọi là học tăng thượng tâm?
Nghĩa là các Tỳ Kheo tôn trọng giới luật, lấy giới luật làm tăng thượng, tôn trọng gìn giữ nên gọi là tăng thượng, chẳng tụng bát nhã chẳng gọi là tăng thượng. Đối với những học xứ nhỏ nếu có phạm những lỗi vi tế, tức có thể ra khỏi.
Cho nên ta nói những người ấy cuối cùng chẳng phạm những học xứ đã chế, chẳng sâu vào tàm quý. Nhất định có thể tùy tiện phạm hạnh thanh tịnh, có khả năng thành tựu được phạm hạnh thanh tịnh.
Hay giữ gìn, có thể học hỏi và với định ấy có thể tận trừ năm phần kết, chứng quả Bất Hoàn, chứng pháp bất hoàn, sẽ được hóa sanh.
Ở nơi thế gian sẽ được Bát Niết Bàn, hoặc thành Trung Bàn, hoặc thành Sanh Bàng, hoặc có Hành Bàng, hoặc vô hành bàng, hoặc thành thượng lưu, vui sắc cứu cánh. Hoặc vui nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà vào Bát Niết Bàn. Như thế đó có tên là học tăng thượng tâm.
Thế nào gọi là học tăng thượng huệ?
Nghĩa là các Tỳ Kheo tôn trọng giới luật, lấy giới luật làm tăng thượng, tôn trọng giữ gìn làm tăng thượng, tôn trọng bát nhã huệ làm tăng thượng.
Ở nơi đó nơi các học giới nhỏ, nếu có phạm những lỗi nhỏ thì có thể ra khỏi, cho nên ta nói với những người kia cuối cùng chẳng phạm vào các học xứ đã chế, chẳng sâu vào tàm quý, nhất định tùy thiện theo phạm hạnh thanh tịnh, nhất định thành được phạm hạnh thanh tịnh.
Ở nơi học xứ có thể ở vào bát nhã, có thể nương vào đó để học thì người kia nhất định sẽ vĩnh viễn xa rời các lậu, chứng được chân vô lậu, tâm thiện giải thoát, huệ thiện giải thoát.
Ở nơi pháp ấy đầy đủ an ổn, tự chứng thông huệ, có thể tự hiểu biết rằng ta đã hết sanh, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng thọ thân sau, như thế có tên là tăng thượng huệ. Như vậy có tên là ba loại. Nếu chánh tu tập sẽ làm cho các loài hữu tình thành hạ trung thượng Hiền Thánh khác nhau.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Tùy học nhân mạnh mẽ
Thường siêng năng tỉnh thức
Tu phẩm Thượng Trung Hạ
Tùy được quả sai khác
Ở tu tinh tấn nhỏ
Hoàn thành quả Hạ Phẩm
Trung tu được trung quả
Thượng tu cũng như vậy
Tức biết tu ba loại
Được chứng quả khác nhau
Nên biết bỏ trung hạ
Xưng dương tu Thượng Phẩm.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có Tỳ Kheo đầy đủ thiện giới, đầy đủ thiện pháp. Kia ở nơi ta pháp Tỳ Nại Da đã tu hành qua rồi, tên là Tối Thượng Sĩ.
Thế nào các Tỳ Kheo là đầy đủ thiện giới?
Nghĩa là các Tỳ Kheo đầy đủ thanh tịnh giới luật, an trụ giữ gìn giới biệt giải thoát, mô phạm hành trình chẳng có sai trái. Ở nơi tôi nhỏ ấy phải sợ hãi nhiều, phải nên học hỏi, tùy theo học xứ thành tựu thanh tịnh thân ngữ hai nghiệp, thành tựu tịnh mệnh, thành tựu tịnh kiến, cho nên tên gọi là Tỳ Kheo đầy đủ điều phục thiện giới. Như thế điều phục thiện giới rồi.
Vì sao các Tỳ Kheo gọi là đầy đủ điều phục pháp?
Nghĩa là các Tỳ Kheo siêng tu bảy pháp bồ đề phần, đầy đủ ở yên, cho nên gọi tên là Tỳ Kheo đầy đủ điều phục thiện pháp. Tức là đầy đủ giới luật và thiện pháp rồi vậy.
Sao gọi là Tỳ Kheo điều phục đầy đủ thiện huệ?
Nghĩa là Tỳ Kheo vĩnh viễn đoạn trừ các lậu, được chân vô lậu, tâm thiện giải thoát, huệ thiện giải thoát. Ở nơi pháp ấy đầy đủ ở yên, tự chứng thông huệ, có thể tự biết rõ ta đã hết sanh, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng thọ thân nữa.
Cho nên có tên là Tỳ Kheo đầy đủ điều phục thiện huệ. Có tên như thế nếu có Tỳ Kheo đầy đủ điều phục thiện giới, đầy đủ điều phục thiện pháp, đầy đủ điều phục thiện huệ. Kia ở nơi pháp Tỳ Nại Da luật học tu hành đầy đủ rồi có tên là Tối Thượng Sĩ.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Nếu nghĩ thân ngữ ý
Lìa các ác chẳng thiện
Tên điều phục thiện giới
Có tàm quý Tỳ Kheo
Nếu hay tu hành tốt
Pháp thất bồ đề phần
Tên đầy đủ thiện pháp
Có thiền định Tỳ Kheo
Nếu hay biết giải bày
Tự xa rời các lậu
Tên điều phục thiện huệ
Chân vô lậu Tỳ Kheo
Nếu đầy đủ điều lành
Uy đức trên đời khó
Nếu đầy đủ tu hành
Kẻ tối cao sáng suốt.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Trong các Tỳ Kheo thành tựu ba phần nên biết người đó là kẻ giữ gìn giới luật đã được viên mãn, ở nơi cứu cánh vị đã được viên mãn, ở nơi tu hành phạm hạnh đã được viên mãn, cho đến cuối cùng của phạm hạnh.
Thế nào là ba?
Nghĩa là các Tỳ Kheo thành tựu ba học giới định huệ, cho nên có tên là Tỳ Kheo thành tựu ba phần nên biết người ấy giữ giới luật đầy đủ viên mãn, ở nơi cứu cánh vị đã được viên mãn.
Ở nơi tu phạm hạnh đã được viên mãn cho đến cuối cùng của phạm hạnh. Nếu các Tỳ Kheo ở nơi giới luật đã được viên mãn, ở nơi cứu cánh vị đã được viên mãn.
Ở nơi phạm hạnh vị nên biết người đó tức chẳng vui khi ở nơi thôn xóm làng ấp, nhà ở, chỗ nằm. Lại cũng chẳng vui với các chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Điêu Ba Tố Già, Điêu Ba Kỳ Già, khuyên răn người nam v.v...
Ở chung nơi vườn mà sống phải biết người ấy thành tựu đệ nhất tịch tịnh pháp, một mình ở yên, nương vào bốn pháp để ở, lìa các dơ uế, bên trong giữ gìn sự chân thật.
Xả bỏ sự mong cầu, chẳng nhiễm điều khác, chẳng phải vì thế pháp mà bị ô nhiễm, giống như nơi thế gian có hoa Uất Bát La, hoa Câu Ni Đà, hoa Bát Đặc Ma, hoa Mạn Đà Lợi, nương vào nước để sống, nương vào nước mà trưởng thành.
Tuy từ nước xuất sanh mà không bị nhiễm bởi nước ấy. Người này cũng vậy, tuy nương vào thế gian để sống, nương vào thế gian để trưởng thành. Tuy hiện hữu trong thế gian nhưng mà chẳng bị nhiễm ô bởi thế pháp.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Vô học có ba phần
Giới, cứu cánh chỗ đứng
Tu phạm hạnh đầy đủ
Đến phạm hạnh sau cùng
Như vậy chúng Tỳ Kheo
Chứng tối thiện thiền định
Xa rời các khổ ải
Chứng vô thượng an lạc.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có ba loại hy vọng tìm cầu vui thú thì nên y nơi tịnh giới, chẳng hư chẳng tà, chẳng dơ chẳng tạp. Y vào giới luật nên khởi phẩm cao, muốn chuyên tinh tấn, cuối cùng chẳng giải đãi.
Thế nào gọi là ba?
Một là hy vọng cầu tìm nơi danh dự vui chơi. Nên y vào tịnh giới chẳng hư, chẳng tà, chẳng dơ chẳng tạp, hãy nương vào giới nên khởi Thượng Phẩm muốn cầu siêng năng cuối cùng chẳng giải đãi.
Hai là muốn cầu vui lợi dưỡng. Nên y vào tịnh giới chẳng hư chẳng tà, chẳng dơ chẳng tạp, y vào tịnh giới nên khởi Thượng Phẩm, muốn siêng năng tinh tấn cuối cùng chẳng giải đãi.
Ba là hy vọng cầu tìm sanh lên Cõi Thiên là niềm vui. Nên y vào tịnh giới chẳng hư chẳng tà, chẳng dơ chẳng tạp. Nên y vào tịnh giới nên khởi Thượng Phẩm mà cầu siêng năng tinh tấn, cuối cùng chẳng giải đãi cho nên có tên là cầu ba loại vui.
Nên y vào tịnh giới mà chẳng hư chẳng tà, chẳng dơ chẳng tạp y vào nơi tịnh giới nên khởi Thượng Phẩm muốn cầu tinh tấn chung lại chẳng giải đãi.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Vì cầu ba niềm vui
Người trí giữ gìn giới
Vì đời thường giữ gìn
Lợi dưỡng vui Cõi Trời
Xem niềm vui như thế
Kẻ trí giữ gìn giới
Dương xa ác gần trí
Như lâm vào đường ác
Nhưng không làm việc ác
Mà gần gũi người ác
Giống như cỏ Kiết Tường
Hôi tanh như thịt cá
Gần gũi chẳng nên xem
Đùa bỡn chẳng nên đùa
Như mang đồ quý giá
Bỏ phẫn uế ra xa
Thế gian vui người hiền
Thường sợ dơ nhớp nhiễm
Kẻ trí tuệ cũng thế
Sợ nhiễm ác, thân trí.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Có ba loại hương chỉ thuận theo chiều gió, chẳng thể nghịch gió.
Thế nào là ba?
Một là căn hương, hai là Kinh hương, ba là hoa hương. Như thế là ba loại, chỉ thuận theo chiều gió, không thể nghịch gió. Các Tỳ Kheo nên biết, nên nghĩ như thế này, không có loại hương nào mà không thuận theo chiều gió, hoặc nghịch chiều gió, hoặc cả thuận nghịch mà tất cả có thể được.
Cho nên trong Phật Pháp của ta có một loại diệu hương có thể thuận theo chiều gió mà cũng có thể nghịch chiều gió, mà cũng có thể thuận nghịch.
Ở trong Trời người, tất cả đều nghe đến phần hương, thế gian Hiền Thánh chẳng ai là không trân quý ở trong Phật Pháp của ta, có một loại hương thơm mà có thể thuận gió, cũng có thể nghịch gió, cũng có thể thuận nghịch, ở trong Trời người đều có thể nghe được hương thơm. Thế gian Hiền Thánh chẳng ai là chẳng trân quý.
Đó là hương giới. Do giới hương này mà có thể thuận gió, có thể nghịch gió, có thể thuận nghịch, ở trong Trời người tất cả đều nghe biết đến hương đó. Thế gian Hiền Thánh chẳng ai mà chẳng trân quý. Như vậy có tên trong Phật Pháp của ta.
Có một loại hương thơm, thuận theo chiều gió, nghịch với chiều gió, có thể thuận nghịch theo chiều gió. Người Trời đều nghe đến hương đó. Thế gian Hiền Thánh chẳng ai là không quý.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Thế gian các sở hữu
Gốc, thân, hoa cùng hương
Chẳng thể nghịch gió được
Dẫu cho có thế lực
Chỉ ở Phật Pháp ta
Có một loài hương quý
Gió nghịch hay gió xuôi
Dẫu sao vẫn có hương
Ở Trời hoặc cõi người
Các thế gian Hiền Thánh
Tất cả đều trân quý
Đó là hương giới đức
Nếu mà từ giới này
Chẳng buông lung mà ở
Sanh ra được định huệ
Vĩnh viễn dứt khổ ải
Sâu vào nghĩa Kinh trước Uẩn Đà Nam viết:
Đồng giới cảm về sau
Cầu lợi và muốn sanh
Ác nói giống con lừa
Bốn học và bốn giới.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Bảo Vân - Phần Mười Ba
Phật Thuyết Kinh Phật Bổn Hạnh - Phẩm Hai Mươi Sáu - Phẩm Ma Khuyên Xả Thọ Mạng
Phật Thuyết Kinh Quang Tán - Phẩm Bảy - Phẩm Liễu Không
Phật Thuyết Kinh Pháp Cú Thí Dụ - Phẩm Tám - Phẩm Từ Nhân - Thí Dụ Mười Chín
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Hai - Hai Pháp - Phẩm Một - Phẩm Hình Phạt