Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Hai Mươi Bảy - Phẩm Cầu Bát Nhã - Phần Mười

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI ĐẦU  

PHẨM HAI MƯƠI BẢY

PHẨM CẦU BÁT NHÃ  

PHẦN MƯỜI  

Kiều Thi Ca! Bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Độc giác, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Độc giác hướng, Độc giác quả. Chẳng nên lìa pháp tánh của Độc giác mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Độc giác hướng, Độc giác quả mà cầu.

Vì sao?

Vì hoặc pháp tánh của Độc giác, hoặc pháp tánh của Độc giác hướng, Độc giác quả. Hoặc lìa pháp tánh của Độc giác, hoặc lìa pháp tánh của Độc giác hướng, Độc giác quả.

Hoặc Đại Bồ Tát, hoặc bát nhã Ba la mật đa. Hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.

Vì sao?

Kiều Thi Ca! Vì bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Độc giác, chẳng phải pháp tánh của Độc giác hướng, Độc giác quả. Chẳng phải lìa pháp tánh của Độc giác, chẳng phải lìa pháp tánh của Độc giác hướng, Độc giác quả.

Vì sao?

Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Độc giác, chẳng phải pháp tánh của Độc giác hướng, Độc giác quả. Chẳng phải lìa pháp tánh của Độc giác, chẳng phải lìa pháp tánh của Độc giác hướng, Độc giác quả.

Vì vậy nên bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Độc giác, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Độc giác hướng, Độc giác quả. Chẳng nên lìa pháp tánh của Độc giác mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Độc giác hướng, Độc giác quả mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát Nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Đại Bồ Tát, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Tam Tam Miệu Tam Phật Đà. Chẳng nên lìa pháp tánh của Đại Bồ Tát mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Tam Tam Miệu Tam Phật Đà mà cầu.

Vì sao?

Vì hoặc pháp tánh của Đại Bồ Tát, hoặc pháp tánh của Tam Tam Miệu Tam Phật Đà. Hoặc lìa pháp tánh của Đại Bồ Tát, hoặc lìa pháp tánh của Tam Tam Miệu Tam Phật Đà. Hoặc Đại Bồ Tát, hoặc bát nhã Ba la mật đa.

Hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.

Vì sao?

Kiều Thi Ca! Vì bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Đại Bồ Tát, chẳng phải pháp tánh của Tam Tam Miệu Tam Phật Đà. Chẳng phải lìa pháp tánh của Đại Bồ Tát, chẳng phải lìa pháp tánh của Tam Tam Miệu Tam Phật Đà.

Vì sao?

Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Đại Bồ Tát, chẳng phải pháp tánh của Tam Tam Miệu Tam Phật Đà. Chẳng phải lìa pháp tánh của Đại Bồ Tát, chẳng phải lìa pháp tánh của Tam Tam Miệu Tam Phật Đà.

Vì vậy nên bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Đại Bồ Tát, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Tam Miệu Tam Phật Đà. Chẳng nên lìa pháp tánh của Đại Bồ Tát mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Tam Tam Miệu Tam Phật Đà mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát Nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp Đại Bồ Tát, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột. Chẳng nên lìa pháp tánh của pháp Đại Bồ Tát mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột mà cầu.

Vì sao?

Vì hoặc pháp tánh của pháp Đại Bồ Tát, hoặc pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột. Hoặc lìa pháp tánh của pháp Đại Bồ Tát, hoặc lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột.

Hoặc Đại Bồ Tát, hoặc bát nhã Ba la mật đa. Hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.

Vì sao?

Kiều Thi Ca! Vì bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng phải pháp tánh của pháp Đại Bồ Tát, chẳng phải pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột. Chẳng phải lìa pháp tánh của pháp Đại Bồ Tát, chẳng phải lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột.

Vì sao?

Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng phải pháp tánh của pháp Đại Bồ Tát, chẳng phải pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột. Chẳng phải lìa pháp tánh của pháp Đại Bồ Tát, chẳng phải lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột.

Vì vậy nên bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của pháp Đại Bồ Tát, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột. Chẳng nên lìa pháp tánh của pháp Đại Bồ Tát mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột mà cầu.

Kiều Thi Ca! Bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Thanh Văn thừa, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Ðộc giác thừa, vô thượng thừa. Chẳng nên lìa pháp tánh của Thanh Văn thừa mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Ðộc giác thừa, vô thượng thừa mà cầu.

Vì sao?

Vì hoặc pháp tánh của Thanh Văn thừa, hoặc pháp tánh của Ðộc giác thừa, vô thượng thừa. Hoặc lìa pháp tánh của Thanh Văn thừa, hoặc lìa pháp tánh của Ðộc giác thừa, vô thượng thừa.

Hoặc Đại Bồ Tát, hoặc bát nhã Ba la mật đa. Hoặc cầu tất cả thứ ấy đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều cùng một tướng, gọi là vô tướng.

Vì sao?

Kiều Thi Ca! Vì bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Thanh Văn thừa, chẳng phải pháp tánh của Ðộc giác thừa, vô thượng thừa. Chẳng phải lìa pháp tánh của Thanh Văn thừa, chẳng phải lìa pháp tánh của Ðộc giác thừa, vô thượng thừa.

Vì sao?

Vì tất cả các thứ ấy đều không có tánh sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được nên bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng phải pháp tánh của Thanh Văn thừa, chẳng phải pháp tánh của Ðộc giác thừa, vô thượng thừa. Chẳng phải lìa pháp tánh của Thanh Văn thừa, chẳng phải lìa pháp tánh của Ðộc giác thừa, vô thượng thừa.

Vì vậy nên bát nhã Ba la mật đa mà Đại Bồ Tát tu hành chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Thanh Văn thừa, chẳng nên cầu nơi pháp tánh của Ðộc giác thừa, vô thượng thừa. Chẳng nên lìa pháp tánh của Thanh Văn thừa mà cầu, chẳng nên lìa pháp tánh của Ðộc giác thừa, vô thượng thừa mà cầu.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần