Phật Thuyết Kinh Bổn Sự - Phẩm Một - Phẩm Pháp Một - Phần Ba
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH BỔN SỰ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Huyền Trang, Đời Đường
PHẨM MỘT
PHẨM PHÁP MỘT
PHẦN BA
Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có người muốn được như thật trí, được chánh biến tri, được đoạn lìa sanh tử ở ngay tự tâm của họ. Điều ấy có nghĩa rằng chưa lìa sự tham lam và không thể có kết quả, không thể biến tri, chẳng thể Đẳng Giác cũng chẳng Niết Bàn, cũng chẳng chứng đắc được vô thượng an lạc.
Nếu có người đã tham muốn như thế rồi, có thể xa lìa rồi. Nơi tự tâm của y ly được tham dục rồi, thì kẻ đó tức sẽ được thông đạt, tức sẽ được Chánh Giác, tức sẽ được Niết Bàn, tức sẽ có thể chứng được vô thượng an lạc.
Cho nên sự tham muốn đó là như thật trí, là ứng chánh biến tri, là hay cầu xa lìa. Ở nơi Pháp Phật thường tu phạm hạnh.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Nếu cầu trí chưa được
Niết Bàn còn xa kia
Kẻ tham trí như thế
Đến Niết Bàn khó được
Ta thấy loài hữu tình
Do tham dục nhiễm ô
Trở lại đọa ác thú
Thọ sanh tử luân hồi
Nếu hay biết điều ấy
Xa rời việc tham dục
Chứng được quả Sa Môn
Chắc chắn chẳng sanh nữa.
Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này. Các Tỳ Kheo nên biết nếu có kẻ sân hận chưa có như thật trí, chưa có chánh biến tri, chưa thể xa lìa. Nơi tự tâm kẻ ấy chưa lìa được sự sân hận vậy.
Chẳng thể thông đạt, chẳng thể biến tri, chẳng thể Đẳng Giác, chẳng thể Niết Bàn, chẳng thể chứng được vô thượng an lạc. Nếu có kẻ tham về như thật trí rồi, chánh biến tri rồi, hay xa lìa rồi thì tự tâm nơi kẻ ấy đã xa rời sự sân hận tức hay thông đạt, tức hay biến tri, tức hay Đẳng Giác, tức hay Niết Bàn, tức hay chứng được vô thượng an lạc.
Cho nên kẻ sân đó nên có như thật trí, nên chánh biến tri, nên cầu xa lìa, ở nơi Phật Pháp hay tu phạm hạnh.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Nếu sân hận chưa hết
Niết Bàn vẫn còn xa
Sân hận đã hết rồi
Niết Bàn chẳng giao động
Ta xem loài hữu tình
Do sân hận ô nhiễm
Lại qua nơi ác thú
Thọ sanh tử luân hồi
Nếu hay biết điều ấy
Kẻ xa lìa sân hận
Chứng được quả Sa Môn
Cứu cánh chẳng sanh nữa.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có kẻ vì si mê nên chưa biết được như thật trí, chưa biết được chánh biến tri, chưa có thể xa lìa. Đối với tâm của kẻ đó chưa rời khỏi sự si mê thì chẳng thông đạt, chẳng thể biến tri, chẳng thể Đẳng Giác, chẳng thể Niết Bàn, chẳng thể chứng được vô thượng an lạc.
Nếu có người từ nơi si mê mà sanh như thật trí, chánh biến tri rồi, xa lìa rồi thì đối với tâm kẻ đó đã xa rời si mê vậy. Cho nên có thể thông đạt, tức có thể biến tri, tức có thể Đẳng Giác, tức có thể Niết Bàn, tức có thể chứng được vô thượng an lạc.
Cho nên từ si mê có thể có như thật trí, có thể có chánh biến tri, có thể cầu lìa sanh tử. Ở nơi Phật Pháp hay tu phạm hạnh.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Nếu chưa hiểu được si
Kẻ kia xa Niết Bàn
Nếu đã rõ si rồi
Đến Niết Bàn không khó
Ta xem loài hữu tình
Do si mê ô nhiễm
Lui tới đọa ác thú
Thọ sanh tử luân hồi
Nếu hay biết điều đó
Kẻ ấy đoạn si mê
Chứng được quả Sa Môn
Tức được chỗ chẳng sanh
Từ Đức Thế Tôn ta đã được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có kẻ nào bị che lấp khó thấy như thật trí, khó biết chánh biến tri, khó thể lìa sanh tử. Tự tâm của kẻ kia chưa ra khỏi chỗ bị che lấp. Cho nên chẳng thể thông đạt, chẳng thể biến tri, chẳng thể Đẳng Giác, chẳng thể Niết Bàn, chẳng có thể chứng được vô thượng an lạc.
Nếu có người bị che khuất rồi thì như thật trí, chánh biến tri rồi, có lìa sanh tử rồi thì đối với tự tâm của kẻ kia đã xa rời sự che khuất vậy. Tức hay thông suốt, tức hay biến tri, tức hay Đẳng Giác, tức hay Niết Bàn, tức hay chứng được vô thượng an lạc.
Cho nên đối với sự che đậy kia phải biết có thể là như thật trí, có thể là chánh biến tri, có thể cầu được sự xa lìa. Ở nơi Phật Pháp thường hay tu hành phạm hạnh.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Nếu chưa rõ che đậy
Niết Bàn đến còn xa
Biết rõ che đậy rồi
Đến Niết Bàn chẳng khó
Ta xem loài hữu tình
Do che đậy nhiễm ô
Lại nghe đọa ác thú
Thọ sanh tử luân hồi
Nếu hay biết điều này
Đoạn được sự che đậy
Được chứng quả Sa Môn
Chắc chắn chẳng thọ sanh.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như vậy.
Này các Tỳ Kheo! Nếu có kẻ nương vào sự não hại thì chưa có như thật trí, chưa có chánh biến tri, chưa thể xa lìa. Ở nơi tự tâm của kẻ ấy chưa rời được phiền não.
Chẳng thể thông đạt, chẳng thể biến tri, chẳng thể Đẳng Giác, chẳng thể Niết Bàn, chẳng thể chứng được an lạc. Nếu có kẻ qua khỏi sự khổ não rồi thì như thật trí, chánh biến tri rồi, có thể đoạn lìa sanh tử rồi thì đối với tự tâm của kẻ đó đã xa rời phiền não rồi vậy.
Tức có thể thông đạt, có thể chánh biến tri, tức có Đẳng Giác, tức có thể Niết Bàn, tức có thể chứng được vô thượng an lạc. Cho nên đối với sự phiền não đó, nên là như thật trí. Nên là chánh biến tri, nên cầu lìa sanh tử. Ở nơi Phật Pháp, tu hành phạm hạnh.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Nếu phiền não chưa rõ
Kẻ kia xa Niết Bàn
Khổ não đã biết rồi
Niết Bàn không xa nữa
Ta xem loài hữu tình
Do phiền não ô nhiễm
Tới lui đọa ác thú
Thọ sanh tử luân hồi
Nếu hay biết điều này
Xa rời phiền não này
Chứng được quả Sa Môn
Chắc chắn chẳng sanh tử.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có kẻ nương nơi giận hờn chưa được như thật trí, chưa được chánh biến tri, chưa có thể xa lìa, ở nơi tự tâm của kẻ đó, chưa rời khỏi sự giận hờn. Nên chưa thể thông đạt, chưa thể biến tri, chưa thể Đẳng Giác, chưa thể Niết Bàn, chưa thể chứng được vô thượng an lạc.
Nếu kẻ đó nơi giận hờn đã qua như thật trí, qua chánh biến tri, có thể qua sự đoạn lìa, thì nơi tự tâm của người ấy đã lìa khỏi sự giận hờn vậy. Tức có thể thông đạt, tức có thể biến tri, tức có thể Đẳng Giác, tức có thể Niết Bàn, tức có thể chứng được vô thượng an lạc.
Cho nên ở nơi sự giận hờn, nên là như thật trí. Nên là chánh biến tri. Nên cầu lìa sanh tử. Ở trong Phật Pháp, hay tu phạm hạnh.
Lúc bây giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Nếu giận hờn chưa hết
Người kia khó Niết Bàn
Kẻ rõ giận hờn rồi
Đến Niết Bàn không khó
Ta xem các hữu tình
Do giận hờn nhiễm ô
Đến lui đọa ác thú
Thọ sanh tử luân hồi
Nếu hay biết như vậy
Kẻ xa lìa sanh tử
Được chứng quả Sa Môn
Cuối cùng chẳng sanh tử
Ta từ Đức Thế Tôn đã nghe được như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có kẻ ghét gỏng, chưa được lìa sanh tử, kẻ ấy nơi tự tâm, chưa lìa khỏi sự ghét gỏng vậy. Không thể thông đạt, không thể biến tri, không thể Đẳng Giác, không thể Niết Bàn, chẳng thể chứng được vô thượng an lạc.
Nếu có kẻ ghét gỏng mà đã qua như thật trí rồi, chánh biến tri rồi, có thể lìa sanh tử rồi thì nơi tự tâm kẻ ấy đã xa lìa sự ghét gỏng vậy. Tức có thể thông đạt, tức có thể biến tri, tức có thể Đẳng Giác, tức có thể Niết Bàn. Tức có thể chứng được vô thượng an lạc.
Cho nên đối với kẻ ghét gỏng giống như thật trí, giống chánh biến tri, giống cầu lìa sanh tử. Ở nơi Phật Pháp thường tu phạm hạnh.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Nếu ghét gỏng chưa rõ
Kẻ ấy Niết Bàn xa
Nơi ghét gỏng rõ biết
Đến Niết Bàn không ngại
Ta xem các hữu tình
Do ghét gỏng nhiễm ô
Tới lui đọa ác thú
Thọ sanh tử luân hồi
Nếu hay biết rõ hết
Kẻ xa lìa ghét gỏng
Được chứng quả Sa Môn
Cứu cánh chẳng sanh nữa.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu ở nơi tật đố, chưa có như thật trí, chưa có chánh biến tri, chưa thể lìa sanh tử, ở nơi tự tâm kia, chưa rời khỏi sự tật đố vậy. Chẳng thể thông đạt, chẳng thể biến tri, chẳng thể Đẳng Giác, chẳng thể Niết Bàn, chẳng thể chứng được vô thượng an lạc.
Nếu từ tật đố mà được như thật trí rồi, chánh biến tri rồi, có thể lìa sanh tử rồi, nơi tự tâm của kẻ kia đã lìa được tật đố vậy. Tức có thể thông đạt, tức có thể biến tri, tức có thể Đẳng Giác, tức có thể Niết Bàn, tức có thể chứng được vô thượng an lạc.
Cho nên từ nơi tật đố, nên như thật trí, nên chánh biến tri, nên cầu lìa sanh tử. Ở nơi Phật Pháp, hay tu phạm hạnh.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Nếu tật đố chưa rõ
Kia đến Niết Bàn khó
Tật đố đã rõ rồi
Đến Niết Bàn chẳng sao
Ta xem loài hữu tình
Do nhiễm ô tật đó
Lui tới đọa ác thú
Thọ sanh tử luân hồi
Nếu hay biết được rồi
Kẻ xa lìa tật đố
Được chứng quả Sa Môn
Cứu cánh chẳng thọ sanh.
Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có kẻ keo kiệt, chưa rõ như thật trí, chưa được chánh biến tri, chưa thể lìa sanh tử. Ở nơi tự tâm của người đó, chưa lìa được sự keo kiệt vậy, chẳng có thể thông đạt, chẳng có thể biến tri, chẳng có thể Đẳng Giác, chẳng có thể Niết Bàn, chẳng có thể chứng được vô thượng an lạc.
Nếu từ sự keo kiệt mà biết như thật trí rồi, chánh biến tri rồi, lìa xa sanh tử rồi, thì ở nơi tự tâm của người ấy lìa khỏi sự keo kiệt vậy. Tức có thể thông đạt, tức có thể Đẳng Giác, tức có thể Niết Bàn, tức có thể chứng được vô thượng an lạc.
Cho nên sự keo kiệt, nên là như thật trí. Nên là chánh biến tri, nên lìa xa sanh tử. Ở nơi Phật Pháp, hay tu phạm hạnh.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Nếu chưa rõ keo kiệt
Kẻ kia xa Niết Bàn
Kẻ rõ keo kiệt rồi
Đến Niết Bàn chẳng khó
Ta xem loài hữu tình
Do keo kiệt nhiễm ô
Tới lui đọa ác thú
Thọ sanh tử luân hồi
Nếu hay biết rõ được
Xa lìa sự keo kiệt
Chứng được quả Sa Môn
Cứu cánh chẳng thọ sanh.
Ta từ Đức Thế Tôn đã từng nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có kẻ ham thích, chưa được như thật trí, chưa có chánh biến tri, chưa thể lìa sanh tử. Ở nơi tự thân kia chưa lìa được sự ham thích vậy. Chẳng có thể thông đạt, chẳng có thể biến tri, chẳng có thể Đẳng Giác, chẳng có thể Niết Bàn, chẳng có thể chứng được vô thượng an lạc.
Nếu có kẻ ham thích như thật trí rồi, chánh biến tri rồi, hay lìa sanh tử rồi. Ở nơi tự tâm của họ tức đã lìa sự ham thích vậy. Tức có thể không đạt, tức có thể biến tri, tức có thể Đẳng Giác, tức có thể Niết Bàn, tức có thể chứng được vô thượng an lạc.
Cho nên nơi ham thích nên có như thật trí, nên là chánh biến tri, nên cầu lìa sanh tử. Ở trong Phật Pháp hay tu phạm hạnh.
Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Nếu ham thích chưa rõ
Kia đến Niết Bàn xa
Ham thích đã rõ rồi
Đến Niết Bàn chẳng khó
Ta thấy loài hữu tình
Do ham thích ô nhiễm
Tới lui đọa ác thú
Thọ sanh tử luân hồi
Nếu hay biết điều ấy
Kẻ xa lìa ham thích
Chứng được quả Sa Môn
Cứu cánh chẳng thọ sanh.
Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có kẻ hay khinh thường thì chưa được như thật trí, chưa được chánh biến tri, chưa được lìa sanh tử. Ở nơi tự tâm của kẻ kia là do chưa lìa được sự khinh thường vậy. Chẳng thể thông đạt, chẳng thể biến tri, chẳng thể Đẳng Giác, chẳng thể Niết Bàn, chẳng thể chứng được vô thượng an lạc.
Nếu có kẻ từ sự khinh thường mà biết như thật trí rồi, chánh biến tri rồi, hay lìa sự sanh tử rồi thì ở nơi tự tâm của họ đã lìa xa sự khinh thường vậy. Tức được thông đạt, tức hay biến tri, tức hay Đẳng Giác, tức hay Niết Bàn, tức hay chứng vô thượng an lạc.
Cho nên sự khinh thường nên là như thật trí, nên là chánh biến tri, nên là lìa sanh tử. Ở nơi Phật Pháp hay tu phạm hạnh.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Nếu chưa rõ khinh thường
Kia đến Niết Bàn xa
Kẻ khinh thường đã rõ
Đến Niết Bàn chẳng khó
Qua lại đọa ác thú
Thọ sanh tử luân hồi
Nếu hay biết điều này
Xa rời sự khinh thường
Chứng được quả Sa Môn
Cứu cánh chẳng thọ sanh
Ta từ Đức Thế Tôn nghe được như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có kẻ bị hại chưa hiểu được như thật trí, chưa rõ chánh biến tri, chưa thể lìa sanh tử. Kẻ kia nơi tự tâm chưa lìa được sự di hại vậy.
Chẳng thể thông đạt, chẳng thể biến tri, chẳng thể Đẳng Giác, chẳng thể Niết Bàn, chẳng thể chứng được vô thượng an lạc. Nếu có kẻ di hại đã hiểu như thật trí rồi, chánh biến tri rồi, hay lìa sanh tử rồi. Ở nơi tự tâm kẻ ấy đã lìa sự di hại rồi tức hay thông đạt, tức hay biến tri, tức hay Đẳng Giác, tức hay Niết Bàn, tức hay chứng được vô thượng an lạc.
Cho nên sự di hại nên là như thật trí, nên là chánh biến tri, nên cầu lìa sanh tử. Ở nơi Phật Pháp tu hành phạm hạnh.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Nếu chưa rõ di hại
Kia đến Niết Bàn xa
Kẻ biết di hại rồi
Niết Bàn không khó đến
Ta xem loài hữu tình
Do di hại nhiễm ô
Qua lại đọa ác thú
Thọ sanh tử luân hồi
Nếu hay biết điều ấy
Vĩnh viễn không bị hại
Chứng được quả Sa Môn
Cứu cánh chẳng thọ sanh.
Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế này.
Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu mà tất cả chưa được chân thật trí, chưa được chánh biến tri, chưa thể lìa sanh tử. Ở nơi tự tâm của kẻ kia chưa lìa tất cả vậy. Chẳng thể thông đạt, chẳng thể biến tri, chẳng thể Đẳng Giác, chẳng thể Niết Bàn, chẳng thể chứng được vô thượng an lạc.
Nếu từ nơi tất cả đã có như thật trí rồi, chánh biến tri rồi, có thể xa lìa sanh tử rồi. Ở nơi tự tâm kẻ kia lìa tất cả rồi vậy. Tức hay thông đạt, tức hay biến tri, tức hay Đẳng Giác, tức hay Niết Bàn, tức hay chứng được vô thượng an lạc.
Cho nên tất cả, nên như thật trí, nên chánh biến tri, nên cầu lìa sanh tử. Ở nơi Phật Pháp, hay tu hành phạm hạnh.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa này mà nói kệ rằng:
Nếu tất cả chưa rõ
Kia đến Niết Bàn xa
Tất cả biết rõ rồi
Đến Niết Bàn chẳng khó
Ta xem loài hữu tình
Do tất cả nhiễm ô
Tới lui đọa ác thú
Thọ sanh tử luân hồi
Sâu nhiếp Kinh phía trước Uẩn Đà Nam viết:
tham sân si cả thảy
Chứa nhóm phiền sầu hận
Ghen, keo cùng ưa thích
Khinh, hại cùng tất cả.
Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế này. Các Tỳ Kheo nên biết tất cả sự tu tập, phước nghiệp ở trong, từ tâm giải thoát là điều cần thứ nhất.
Vì sao vậy?
Vì tâm từ giải thoát là uy đức cao vời. Ảnh hưởng đến tất cả các sự nghiệp phước đức khác. Nhờ vào những uy đức như thế, nếu muốn tu học về từ tâm giải thoát thì trong mười sáu phần chưa được một phần. Các Tỳ Kheo nên biết. Ví dụ trong các vị Quốc Vương lớn nhỏ thì Chuyển Luân Thánh Vương là đệ nhất.
Vì sao vậy?
Vì Chuyển Luân Thánh Vương có uy đức cao cả. Vị chuyển luân này trong mười sáu phần cũng chưa được một.
Các phước nghiệp cũng lại như thế: Nếu muốn tu tâm từ bi giải thoát trong mười sáu phần cũng chẳng được một phần. Lại cũng như trong tất cả ngôi sao thì Mặt Trăng là tối vi đệ nhất.
Vì sao vậy?
Vì mặt trăng có ánh sáng cao vợi, chiếu sáng hơn tất cả các vì sao. Ở trong các ánh sáng của sao đó nếu so ra thì mặt trăng này trong mười sáu phần cũng chỉ được một. Các phước nghiệp cũng lại như vậy. Nếu muốn tu tâm từ bi giải thoát thì trong mười sáu phần cũng chỉ được một phần.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Phật Lên Trời đao Lợi Thuyết Pháp Cho Thân Mẫu - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Bổn Sự - Phẩm Một - Phẩm Pháp Một - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Chư Phật Yếu Tập Kinh Pháp Cốt Yếu Của Chư Phật - Phần Bốn