Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Chưa Từng Có - Phần Sáu

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Pháp Thiên, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH

CHÁNH PHÁP CHƯA TỪNG CÓ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Pháp Thiên, Đời Tống  

PHẦN SÁU  

Lúc bấy giờ, Tôn Giả Xá Lợi Phất thấy người tạo nghiệp sát quy đầu với Phật xuất gia, chứng đặng Quả Thánh, như thế là một việc ít có.

Ngài đến trước Phật bạch rằng: Thật hy hữu, thưa Thế Tôn! Như Lai đầy lòng đại từ, khéo léo phương tiện, tuyên nói chánh pháp. Người đã tạo nghiệp sát, tội căn  rất nặng. Như Lai chỉ ở trong sát na, khéo hay cứu độ, khiến họ được giải thoát. Đây chính là sức phương tiện của Chư Phật Như Lai, chỗ thuyết pháp kia đều là cảnh giới Chư Phật.

Duy có Đại Sĩ Diệu Kiết Tường và các Bồ Tát, những vị mặc áo giáp tinh tiến, khéo hay rõ biết, chẳng phải là cảnh giới Thanh Văn, Duyên Giác của chúng ta.

Vì sao thế?

Vì các chúng Thanh Văn, trí tuệ hẹp hòi, không thể phân biệt cơ nghi của chúng sinh, đâu hay rõ biết, những pháp phương tiện.

Đức Phật nói: Đúng như vậy! Đúng thế! Xá Lợi Phất! Cảnh giới Chư Phật chỉ có các bật Bồ Tát đặng pháp nhãn đầy đủ mới hay chứng nhập. 

Hàng Thanh Văn các ông mặc dù lìa kiến chấp Bổ Đặc Già La, chỉ ưa cầu Niết Bàn tự lợi, mặc dù có công đức tu tập hạnh đầu đà cũng chỉ ưa cầu cho đầy đủ giới, định, huệ, không thích tu học pháp của Chư Phật, các việc ra làm đều có hình tướng, đều có ngăn ngại. Thế nên đối với cảnh giới của chứ Phật không thể nghĩ bàn.

Xá Lợi Phất! Ông nay phải biết, tôi vừa hóa độ cho người tạo nghiệp sát, vị này đã từng đến năm trăm chỗ Phật, cung kính cúng dường trồng các căn lành, cũng tường đặng nghe giáo pháp như thế.

Vì thế cho nên người này nay đối trước tôi nghe nói chánh pháp, nhờ sức căn lành đời trước thấy được chân lý chân thật của các pháp, đúng như pháp mà giải thoát.

Lại nữa, này Xá Lợi Phất! Nếu ai đối với chánh pháp được nghe chỉ một bài kệ bốn câu, người ấy không bị đọa trong đường ác, lìa khổ được giải thoát, quyết định thành Phật nhất thiết trí, huống chi những người thọ trì đọc tụng, đúng như pháp mà tu hành, người ấy tu đặng công đức vô lượng vô biên!

Lúc bấy giờ Bồ Tát Diệu Kiết Tường cùng các chúng Đại Bồ Tát cùng Ngài Ca Diếp và các đại Thanh Văn Vua nước Ma Già Đà cùng các cung thuộc đồng thời đều đến trong pháp hội Linh Sơn của Phật Thích Ca Mâu Ni, đến gặp Phật rồi, mỗi người đảnh lễ dưới chân Đức Phật, rồi lui đứng một bên.

Tôn Giả Xá Lợi Phất liền tâu Vua nước Ma Già Đà rằng: Đại Vương đã ưa thích giáo pháp hy hữu của Đại Thừa. Bồ Tát Diệu Kiết Tường đã vì Đại Vương rộng rãi khai thị diễn nói.

Đối với giáo pháp ấy, Đại Vương có thật hiễu rõ không?

Vua bạch: Thưa Tôn Giả! Tôi đã hiểu thấu giáo pháp hy hữu ấy.

Xá Lợi Phất nói: Đại Vương hiểu thấu giáo pháp bằng cách nào?

Vua bạch: Theo như ý tôi, đối với tất cả pháp xa lìa các nhiễm trước, không đắc không thất, chẳng phải thủ, chẳng phải xả, không phải cảnh giới của tâm, tướng vô sở đắc. Ấy là pháp chân thật. Như thế rõ biết các nghi lầm hằng diệt, tất cả chướng lụy không từ đâu sinh.

Khi ấy, Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Vua nước Ma Già Đà, căn lành thành thục, ưa thích pháp vị cao siêu của đại thừa, ngộ được vô sanh, dứt hết các nghiệp chướng, thế ấy chắc chắn diệt hết hay còn ư?

Việc ấy thế nào?

Xin Phật thương xót giảng giải cho.

Đức Phật đáp: Xá Lợi Phất! Đại Vương đây, có bao nhiêu nghiệp chướng đều dứt sạch không còn.

Xá Lợi Phất! Ví như hạt cải lượng nó rất nhỏ, núi Tu Di lớn có thể xô ngã không?

Ông nay phải biết nghiệp chướng của Vua, giống như hạt cải, tôi đã tuyên nói giáo pháp thậm thâm, cũng như núi lớn kia.

Thế nên Vua này nghe giáo pháp thậm thâm, há co chướng ngại gì mà chẳng ngại ư?

Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn! Rất là ít có. Vua này lợi căn thông suốt, nhưng thích nghe chánh pháp và hiểu rõ để diệt hết các nghiệp chướng.

Như lời Đức Phật đã nói không sai!

Đức Phật dạy: Xá Lợi Phất! Vua này đã từng ở trong đời quá khứ bảy mươi hai ức chỗ Phật, cung kính cúng dường, đã trồng các căn lành, ở chỗ Đức Phật, thường nghe chánh pháp, nhờ đó căn lành tương lai quyết định sẽ chứng đặng Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Lại nữa, Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: Ông thấy Bồ Tát Diệu Kiết Tường này không?

Đáp rằng: Dạ thấy. 

Đức Phật nói. Nay Vua nước Ma Già Đà này cùng Bồ Tát Diệu Kiết Tường có nhân duyên lớn.

Xá Lợi Phất! Quá khứ có kiếp tên là Vô Cấu, Đức Phật ra đời hiệu là Diệu Tý, ở trong kiếp đó lại có ba câu để Đức Phật, xuất hiện trong đời.

Các Đức Phật ấy đều nhân Bồ Tát Diệu Kiết Tường khai phát đạo tâm. Các Như Lai kia mạng sống lâu rất dài. Chuyển bánh xe pháp lớn, lợi ích chúng sanh.

Vua nước Ma Già Đà này ở trong kiếp kia đã được gặp gở Bồ Tát Diệu Kiết Tường giáo hóa, phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Vua phát tâm rồi, đối với các Đức Thế Tôn đã trồng các căn lành, nghe và lãnh thụ giáo pháp Đại Thừa ít có, nhờ nhân duyên ấy căn lành sâu dày.

Xá Lợi Phất! Ông nay phải biết, Vua nước Ma Già Đà này sau khi mạng chung, sanh về Thế Giới thượng phương, trải qua bốn trăm Cõi Phật. Có một Cõi Phật tên là Trang Nghiêm.

Đức Phật kia hiệu là Bửu Tụ Như Lai, Ứng Cúng Chánh Đẳng, Chánh Giác. Vua này sanh trong cõi kia, cũng thấy được Bồ Tát Diệu Kiết Tường, nghe thọ giáo pháp thậm thâm, nghe rồi hiểu rõ chứng pháp vô sanh nhẫn.

Cho đến tương lai Bồ Tát Tự Thị, giáng sinh ở Thế Giới Ta Bà này thành bậc Chánh Giác rồi, Vua nước Ma Già Đà này, theo Đức Phật kia, trang nghiêm Cõi Phật, sanh sống ở trong giáo pháp của Từ Thị Như Lai, trở thành vì Bồ Tát hiệu là Vô Động. Khi ấy cũng được thấy Bồ Tát Diệu Kiết Tường.

Đức Từ Thị Như Lai vì Bồ Tát Vô Động lập lại các giáo pháp đã giảng đời quá khứ, tuyên nói như thế rồi, bảo đại chúng rằng: Các ông có thấy Bồ Tát Vô Động không?

Vị Bồ Tát này đâu có xa là gì, ấy là Vua nước Ma Già Đà trong giáo pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni ở đời quá khứ. Vị này ở chỗ Bồ Tát Diệu Kiết Tường kia nghe thọ chánh pháp, chứng đặng quả vô sanh pháp nhẫn.

Đức Phật bảo Ngài Xá Lợi, Từ Thị Như Lai kia vì Bồ Tát Vô Động, khi nói diệu pháp, trong pháp hội có tám nghìn Bồ Tát, chứng đặng quả vô sanh pháp nhẫn, hai muôn bốn ngàn các Bồ Tát nhỏ, tiến vào Sơ Địa.

Xá Lợi Phất! Bồ Tát Vô Động kia từ đây về sau, ở trong tám trăm A tăng kỳ kiếp tu hành, thanh tịnh cõi nước các Đức Phật, giáo hóa chúng sinh, khiến đến quả vị Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, khiến các chúng sanh diệt tất cả nghiệp chướng, giải ngộ chánh pháp, không sanh sự nghi lầm.

Bồ Tát Vô Động kia, trải qua tám trăm kiếp A tăng kỳ rồi, liền ở Thế Giới Vô Nhiễm, chứng đặng bậc Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Hiệu là Thanh Tịnh Cảnh Giới Như Lai, Ứng Cúng Chánh Đẳng, Chánh Giác, đầy đủ mười hiệu, Đức Phật kia mạng sống lâu bốn trung kiếp, chánh pháp trụ thế một câu đê tuế.

Có bảy mươi muôn chúng Thanh Văn đều được đầy đủ pháp tam minh và lục thông đặng tám giải thoát, có mười hai câu đê chúng Đại Bồ Tát, đầy đủ trí tuệ và phương tiện.

Chúng sinh ở cõi kia, đều ưa thích giáo phát thậm thâm. Đức Phật Như lai rộng vì họ tuyên nói, làm cho các chúng sanh nghe giáo pháp giải ngộ, lìa các phiền não, thân tâm đều được thanh tịnh, mỗi vị không bao giờ khởi tưởng ngã kiến.

Lúc bấy giờ, Phật Thích Ca Mâu Ni, vì Xá Lợi Phất nói Vua nước Ma Già Đà sẽ thành việc Phật. Trong chúng hội có ba muôn hai nghìn Thiên Tử, phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, đều phát thệ nguyện rằng.

Cho chúng con sẽ đặng sanh về Thế Giới Vô Nhiễm kia, để thấy đức Thanh Tịnh Cảnh Giới Như Lai hoàn thành con đường Chánh Giác.

Phật Thích Ca Mâu Ni liền thọ ký rằng: Các ông sẽ đặng sanh về Thế Giới kia, thấy đức Như Lai, hoàn thành con đường Chánh Giác.

Khi ấy, Vua nước Ma Già Đà có một vị Thái Tử tên là Nguyệt Cát Tường, tuổi mới lên tám, trước thường theo Phụ Vương đến trong pháp hội của Phật, nghe thuyết pháp rồi liền cởi chuỗi anh lạc trong cổ, đem dâng lên Đức Phật, rồi phát nguyện rằng: Tôi nay dùng của quý báo này cúng dường Phật để tạo căn lành, hồi hướng quả vị Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

 Nguyện cho chúng tôi sẽ sanh trong Cõi Phật Thanh Tịnh Cảnh Giới Như Lai làm vị Kim Luân Vương, cho đến lúc mệnh chung, đem bốn vật cần dùng cúng dường Đức Phật kia và các chúng Tỳ Kheo sau khi Đức Phật kia nhập diệt.

Tôi sẽ thu Xá Lợi, cung kính cúng dường, nguyện tôi thưa kế, liền ở cõi kia, chứng đặng Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác. Khi ấy Thái Tử Nguyệt Cát Tường, phát thệ nguyện rồi, nhờ sức oai thần của Phật đã hiến chuỗi anh lạc, trụ giữa hư không, ở trên Cõi Phật kia biến thành lầu đài bảy báu.

Trong đó có tòa làm bằng bảy thứ báu. Trên đó có Đức Phật đang ngồi kiết già, đầy đủ tướng tốt, các thứ quý báo trang nghiêm.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn từ trên gương mặt phóng ra các sắc hào quang. Ấy là các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, biếc, lục, những tia hào quang như thế khắp soi Thế Giới nhiều vô biên, trên đến Cõi Trời Phạm Thiên, yến sáng chiếu khắp, ánh sáng mặt trời, mặt trăng không thể hiện được.

Yến sáng kia trở lại nhiễu Phật ba vòng, rồi vào từ đảnh môn của Đức Phật Thế Tôn.

Khi ấy Tôn Giả A Nan từ tòa ngồi đứng dậy, mích trần vai bên hữu, đầu gối bên hữu quỳ sát đất, chấp tay về Đức Phật, rồi nói bài kệ rằng:

Đại Mâu Ni đã đến bờ kia

Đầy đủ tất cả công đức tốt,

Trời, người, nhân gian đều tôn kính,

Tất cả trí giả lìa các chấp.

Chúng sanh tâm hạnh và căn tính,

Tất cả Như Lai đều rõ biết,

Tuyên nói pháp mầu lợi quần sinh,

Tất cả thế gian, Ngài tối thắng

Đã phóng hào quang sáng ít có

Khắp soi tất cả cõi mười phương

Chúng sanh rất nhiều vô số kể

Nhờ yến sáng ấy được yên ổn.

Thiện Thệ đầy đủ trong mười phương

Niệm, huệ viên mãn xuất thế gian,

Khéo biết tâm, hạnh của chúng sanh,

Nói pháp, đoạn nghi không ai bằng

Đã có Phạm Vương cùng Đế Thích

Trời, trăng, ngôi sao và Chư Thiên

Nghe Phật tuyên nói diệu pháp môn,

Lìa các phiền não đặng yên ổn.

Như Lai chúng trung tôn tất cả,

Chúng sinh có nghi đều giải quyết,

Ngày nay duyên gì phóng hào quang.

Xin Phật bừ bi vì con nói! Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo A Nan rằng: Ông có thấy Thái Tử Nguyệt Cát Tường không?

A Nan bạch Phật rằng: Vâng, con đã thấy.

Đức Phật bảo A Nan: Thái Tử đây, ở trong đời quá khứ, đã tu hạnh Bồ Tát, cúng dường với ta sâu trồng căn lành, nhờ cơ duyên đó mà đã thành thục. Nay ở trước tôi, phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, khởi lời đại thệ nguyện, do nhân duyên ấy, nên phóng hào quang này.

A Nan! Vị Thái Tử đây, sẽ sanh ở Thế Giới Vô Nhiễm, trong giáo pháp của Phật Thanh Tịnh Cảnh Giới Như Lai, làm vị Kim Luân Vương, thường cúng dường Đức Phật kia và các chúng Bí Sô, đến sau khi Đức Phật kia diệt độ, thu ngọc Xá Lợi, cung kính cúng dường.

Vì này, sau khi mạng chung, sanh về cung Trời Đâu Suất, đến lúc mãn một kiếp sanh đến Thế Giới Vô Nhiễm, chứng được Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác. Hiệu là Nhật Tràng Như Lai, Ứng Cúng Chánh Đẳng, Chánh Giác, đầy đủ mười hiệu.

Đức Phật Thế Tôn kia và các chúng Thanh Văn Bồ Tát, mạng sống lâu đều bằng nhau.

Lúc bấy giờ, các chúng Bồ Tát ở địa phương khác đến nhóm hợp, nghe trao lời thọ ký cho Thái Tử Nguyệt Kiết Tường rồi, đều bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Nay Phật Thích Ca Mâu Ni cùng Bồ Tát Diệu Kiết Tường, ở trong tất cả địa phương ra làm Phật Sự vĩ đại, lợi ích chúng sanh, không bỏ qua một nơi nào.

Ví cớ sao?

Vì Phật và Bồ Tát dùng tâm đại bi, pháp khởi các phương tiện, ở trong nước, thành, quận, ấy, cho đến các chốn tụ lạc,vì các tầng lớp chúng sanh, thuyết pháp giáo hóa, khiến các chúng sanh, nghe giáo pháp liền được giải thoát, xa lìa các sự sợ hãi, đoạn trừ tất cả phiền não trọng chướng.

Chúng con ngày nay, đến đặng chỗ này, nghe Phật và Bồ Tát Diệu Kiết Tường, tuyên nói pháp nhiệm mầu, và nhìn thấy những việc phóng quang ít có, lợi ích cho chúng sinh, thật không diễn tả, thế nào cho cùng tận.

Lúc ấy, Đức Thế Tôn bảo các Bồ Tát rằng: Thiện nam tử, đúng như vậy, nếu các Bồ Tát đối với các phương xứ, vì các chúng sanh, tuyên nói pháp, ra làm Phật Sự, phải quán các chỗ ấy, như là Tháp Miếu của Phật.

Vì sao?

Tôi ở trong quá khứ khi gặp gở đức Nhiên Đăng Như Lai, tôi đem lòng tin cẩn, rũ tóc trải trên đất để cho Đức Phật kia đi qua.

Sau đó, tôi được quả vô sinh pháp nhẫn, đức Nhiên Đăng Như Lai kia, biết tôi đã được đầy đủ pháp nhẫn, liền vì tôi trao lời thọ ký, quả vị Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, nói như thế này: Ông đến đời sau trải qua vô số kiếp, sẽ được thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni, Ứng Cúng Chánh Đẳng, Chánh Giác, đầy đủ mười hiệu.

Phật Nhiên Đăng kia, thọ ký cho tôi rồi, bảo các chúng Tỳ Kheo rằng: Các ông phải ở chỗ này, khởi lòng tưởng tôn trọng, chớ sanh khinh mạn, vì sao?

Vì chỗ này có thiện nam tử rũ tóc trải trên đất, thỉnh Phật đi qua, nhờ công đức thù thắng ấy, liền đặng đầy đủ pháp nhẫn. Thế nên chốn này có nhiều Trời người, chiêm ngưỡng kính trọng, như Tháp miếu của Phật không khác.

Khi Phật Nhiên Đăng nói lời như thế có tám mươi ức Trời, người, khác miệng đồng tiếng bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Chúng con ngày hôm nay tới chốn này, khởi tưởng tôn kính, như Tháp Miếu của Phật.

Khi ấy có một trưởng giả tên là Hiền Thiên, ở trong pháp hội, liền bạch với Phật Nhiên Đăng rằng: Con nay ở đây tạo Tháp bảy báu, để cho các chúng sanh, chiêm lễ đặng phước. Vị trưởng giả kia, khởi tâm ít có, gom góp các đồ quý báu, tạo lập một ngôi Tháp, bề cao bề rộng bao la, trang sức các thứ quý giá, công kia thù thắng, không nhờ mặt trời, nhưng vẫn thành tựu.

Khi trưởng giả đã tạo Tháp rồi, liền đến chỗ Phật Nhiên Đăng bạch rằng: Thưa Thế Tôn! Con đã tạo lập Diệu Tháp bảy báu, đến đời tương lai, đặng bao nhiêu phước báo?

Đức Phật dạy: Trưởng giả, nếu có thiện nam tử ở trong chốn Đại Bồ Tát, chứng quả vô sanh pháp nhẫn, đào lấy đất kia, xuống đến ngằn nước, rồi đem đất ấy cung kính cúng dường, sẽ đặng phước nhóm, giống như cúng dường Tháp miếu của Chư Phật, đồng nhau không khác.

Huống chi ông nay khởi tâm tịnh tín, tạo Tháp bảy báu, chắc chắn thu hoạch nhiều phước báo xấp hơn phần trước vô lượng vô biên không thể so lường.

Lúc ấy Nhiên Đăng Như Lai lại bảo Hiền Thiên trưởng giả rằng: Ông nay ở trong đời này sâu trồng căn lành tới đời vị lai, chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni, sẽ đặng thọ ký quả vị Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Lúc bấy giờ, Phật Thích Ca Mâu Ni vì các vị Đại Bồ Tát từ phương khác đến nhóm họp nói đến nhân duyên thọ ký Đời trước, lại bảo các vị Bồ Tát rằng: Các ông nay phải biết, tôi ở thời xa xưa tại chỗ Phật Nhiên Đăng, đã gieo trồng căn lành, nay mới đặng thành Phật, khi kia tôi đã được vị pháp nhẫn, các Trời người lúc ấy, cung kính như bửu Tháp của Phật, các ông ngày nay tới trong chỗ này, cũng nên khởi tâm tôn kính như thế.

Lại nữa, này các Đại Bồ Tát, các ông nên biết. Hiền Thiên trưởng giả ngày nay, vì trong pháp hội, hiện cũng có một vị tên là Hiền Thiên, hiệu là Thiện Hiện Như Lai, Ứng Cúng Chánh Đẳng, Chánh Giác, đầy đủ mười hiệu hiệu.

Lại nữa, các Bồ Tát, ta nay đã nói giáo pháp thậm thâm. Nếu có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, ai hay nghe thọ, đọc tụng, vì người khác giảng nói, người ấy sẽ được Trời người, chiêm ngưỡng kính trọng, như Tháp Miếu của Phật không có sai khác.

Lại nữa, các Bồ Tát, nếu có thiện nam tử, hay thiện nữ nhân nào thật hành hạnh bố thí, bảy thứ báu chứa đầy nghìn đại thiên Thế Giới ở trong ngày đêm sáu thời cúng dường các Đức Phật và Đại Chúng Tỳ Kheo.

Như thế cho đến nhiều kiếp, không bằng người ở trong chánh pháp chưa từng có này, nghe giảng hay thọ trì đọc tụng một bài kệ bốn câu, người ấy sẽ đặng công đức thù thắng hơn phần nói trước.

Lại nữa, nếu có người thật hành giới hạnh ở trong một kiếp, giữ giới pháp của Phật không cho khuyết phạm, viên mãn tất cả công đức tịnh giới, không bằng nghe giảng, thọ trì đọc tụng Kinh Chánh Pháp này, so với công đức trì giới trước, nghìn phần không bằng một.

Lại nữa, nếu có ai tu hạnh nhẫn nhục, ở trong một kiếp thường thật hành hạnh nhận nhục, đối với tất cả chúng sinh không bao giờ sanh tâm oán hại,như thế tu hoạch được hạnh nhẫn nhục viên mãn.

Thế, nhưng không bằng đối với Kinh Chánh Pháp này, nghe giảng thọ trì, đọc tụng, đúng pháp tu hành, chứng đặng pháp nhẫn, đầy đủ công đức, như vậy thật là tối thượng.

Lại có người nào thật hành hạnh tinh tấn ở trong một kiếp, siêng năng giáo hóa chúng sanh, không bao giờ khởi tâm giải đãi.

Như vậy đức tinh tấn được viên mãn. Nhưng không bằng đối với Kinh Chánh Pháp này nghe giảng, thọ trì, đọc tụng, chắc chắn thu hoạch công đức gấp hơn phần trước.

Lại nữa, nếu có người nào chuyên tu thiền định, ở trong một kiếp trụ Tam Ma Địa, một lòng chuyên chú, lìa các tán loạn. Như vậy thu hoạch được định lực viên mãn, nhưng không bằng đối với Kinh Chánh Pháp này, nghe giảng, thọ trì, đọc tụng. Công đức này thù thắng hơn công đức trước.

Lại nữa, nếu có ai tu tập trí tuệ, ở trong một kiếp, thật hành các phương tiện trí tuệ, sẽ đạt được trí tuệ viên mãn. Thế nhưng không bằng ở trong chánh pháp này nghe thọ, đọc tụng, sẽ thu hoạch công đức rộng lớn vô lượng, chóng được viên mãn nhất thiết trí quả.

Khi ấy, các vị Đại Bồ Tát từ phương khác đến pháp hội, nghe Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên nói công đức thậm thâm của giáo pháp này. Mỗi vị đều bạch Phật rằng.

Thưa Thế Tôn! Chúng con nghe thọ giáo pháp này, khi trở về bản vị, vì mọi người diễn nói, tuyên thông, lưu bố, làm cho các chúng sinh, mỗi người đều được lợi ích.

Phật Thích Ca Mâu Ni nói: Hay thay, quý hóa thay! Các thiện nam tử, các ông phải nên tuyên bố pháp này, rộng vì chúng sanh, ra làm việc Phật! Lúc ấy, các vị Bồ Tát phương xa liền rải các hoa nhiệm mầu đầy cả ba ngàn đại thiên Thế Giới cúng dường Đức Thích Ca Mâu Ni và Bồ Tát Diệu Kiết Tường, rồi nói như thế này: Nguyện chánh pháp này cữu trụ trong châu Diêm Phù Đề, lợi ích cho tất cả chúng sanh, mong Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ Tát Diệu Kiết Tường, trụ lâu trong cõi đời.

Thuyết pháp sáng suốt, rọi vào tâm hồn của tất cả chúng sanh, chúng con hôm nay đặng vào pháp hội này, thấy Đức Phật Thế Tôn, nghe giảng giáo pháp nhiệm mầu, đều do Bồ Tát Diệu Kiết Tường khuyến khích dắt dìu, giả sử chúng con có đem đầu, mắt, tay, chân, phụng thí, cũng khó trả ơn sâu nặng của Bồ Tát.

Nay đem hoa này tung rải cũng chưa trả ơn đức kia. Thế nên, nếu có thiện nam và thiện nữ nào được thấy các Đức Phật, nghe chánh pháp, giả sử xả đầu, mắt, tay, chân, cũng chưa có thế trả ơn Chư Phật.

Thế nên thường phải đến Chư Phật và Bồ Tát và nghe Kinh Pháp, khởi lóng tịnh tín, tôn kính cúng dường, chớ sinh lòng khinh dễ và có ý tưởng nghi lầm.

Ai có tâm ý khinh khi, mắc tội rất nặng! Lúc bấy giờ, các vị Đại Bồ Tát, từ phương khác đến hội họp, nói lời ấy rồi, đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn, đi nhiễu bên hữu ba vòng, ở trong pháp hội, ẩn thân không hiện, trở về cõi nước Phật của mỗi vị.

Các Bồ Tát đó đến trước Đức Phật kia, tác bạch như thế này: Chúng con đến Thế Giới Ta Bà nghe Phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ Tát Diệu Kiết Tường tuyên nói chánh pháp, chúng con đã thọ trì, ở đây tuyên bố vì các chúng sanh mà nói, khiến các chúng sinh quyết định chứng được quả vị Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Lúc bấy giờ Tôn Giả Đại Ca Diếp bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Nay đây chánh pháp thậm thâm ít có, như chúng con đã thấy, Bồ Tát Diệu Kiết Tường đến trong Cung Vua nước Ma Già Đà thọ thực đồ cúng dường, Bồ Tát vì Vua tuyên nói pháp này.

Khi ấy Vua chứng được quả vô sanh pháp nhẫn, con cũng tùy hỷ, nghe thọ pháp này, sau tự khắc trách, sanh tâm đại hoan hỷ.

Bạch Thế Tôn! Ở trong đời sau, nếu có chúng sanh nào nghe được chánh pháp này, tâm sanh chánh giải. Người ấy mới hay rõ biết pháp tự tánh đoạn các nghi lầm, tương lai sẽ quyết định thành bậc Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Đức Phật nói: Ca Diếp! Lành thay! Quý hóa thay! Khéo nói lời trên, nếu các chúng sanh nghe pháp ấy rồi, tương lai quyết chứng quả Phật bồ đề.

Khi ấy, Đức Phật bảo Bồ Tát Từ Thị rằng: Ông nay thọ trì pháp này, ở trong đời mạt pháp về sau, vì các chúng sinh, tuyên bố diễn thuyết, khiến các chúng sinh đều đặng lợi ích và thu hoạch được đại khoái lạc.

Bồ Tát Từ Thị bạch Phật rằng: Như lời Thế Tôn dạy, con sẽ thọ trì, Bạch Thế Tôn! Con ở chỗ Phật đời quá khứ, cũng đã từng nghe thọ pháp này, nay ở trước Phật lại được nghe thêm thật là may mắn. Con ở trong đời vị lai sẽ hộ trợ tuyên thông, khiến cho chánh pháp cửu trụ. Cho đến con lúc mệnh chung sẽ sanh lên Cung Trời Đâu Suất.

Trong Cõi Trời kia, nếu có người nào căn tánh đại thừa thuận thục, con cũng vị họ khai thị diện nói khiến cho họ phát khởi đạo tâm, tại châu Nam Diêm Phù Đề, không bao giờ đoạn tuyệt.

Lại nữa trong đời mạt pháp, nếu có thiện nam, thiện nữ nào, thọ trì đọc tụng chánh pháp này, nếu bị các quân ma nhiễu loạn, con tìm đủ cách, đến tận nơi chốn, để mà hộ trợ, khiến các quân ma, không tiện pháp được.

Lại nữa, bạch Thế Tôn, trong đời mạt pháp, nếu có người nào nghe chánh pháp này, nghe rồi lãnh thọ, đọc tụng, đúng theo pháp mà tu hành, phải biết người ấy đang kiến lập oai thần của Phật.

Lúc bấy giờ, Đức Phật bảo Đế Thích Thiên Chúa rằng: Kiều Thi Ca! Ông nay thọ trì ghi nhớ chánh pháp tôi đây, đến đời mạt pháp về sau, trở thành vị hộ trợ.

Vì sao?

Bởi vì pháp này hay đoạn tất cả nghi vấn, hay thanh tịnh các nghiệp chướng, cùng các pháp bình đẳng. Lại nữa có đại thế lực. Đế Thích cũng phải biết, nếu ông khi cùng với A tu la kia chiến đấu, nên nhớ nghĩ pháp này. Ông sẽ được toàn thắng, họ sẽ bị thất bại.

Lại nữa, nếu người nào bị nạn nhà Vua, nạn giặc cướp, nạn hổ lang, độc trùng, nạn ác thú v.v… trong khi bị nạn, nếu có người suy nghĩ, nhớ đến pháp này, người ấy đều được xa lìa các nạn ấy.

Đế Thích Thiên Chúa bạch với Phật rằng: Như lời Thế Tôn chỉ dạy, con sẽ hộ trì cho người đời sau, trong các nước, thành, quận, ấy, cho đến các chốn tụ lạc, chỗ nào có chánh pháp này, con sẽ đến dó cung kính cúng dường, nếu có ai hay thọ trì pháp này, con sẽ hộ vệ đến cùng.

Lúc bấy giờ, Đức Phật bảo Tôn Giả A Nan: Ông nay thọ trì chánh pháp này cho đến đời sau, vì các chúng sinh tuyên bố diễn thuyết.

Vì cớ sao?

Vì chánh pháp này rất là thậm thâm, xưa nay chưa từng có. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào thọ trì chánh pháp này, các vị đó sẽ lìa những nghi lầm, dứt trừ tất cả phiễn não tội cấu. Thế nên ông phải ghi nhớ Trụ Trì.

Tôn Giả A Nan bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Con đem sự gia hộ và sức oai thần của Phật đến trong các đời sau tuyên bố pháp này, khiến cho các chúng sanh đều đặng lợi ích.

Bạch Thế Tôn, Kinh này đặt tên gì?

Chúng con phải phụng trì như thế nào?

Đức Phật bảo Ngài A Nan: Kinh này tên là Kinh Chánh Pháp chưa từng có, và phải thọ trì như pháp. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn dặn dò các vị Bồ Tát, Thanh Văn và Đế Thích rồi, liền đến trong pháp hội, hai bên thân Phật phóng ra hào quang sáng lớn, khắp soi mười phương, tất cả Thế Giới, ở trong hào quang kia, phát ra tiếng giọng nhiệm mầu.

Thông báo cho đại chúng: Như Lai, Ứng Cúng Chánh Đẳng, Chánh Giác, đã nói chánh pháp, cho đến kiếp hoại, biển lớn khô hết, nhưng pháp này không hoại. Hay vì chúng sanh làm việc lợi ích vĩ đại. Khi ấy trong hào quang phát ra tiếng nói ấy rồi, những tia hào quang kia thu vào thân Phật.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn lại bảo A Nan rằng: Ông nên nhớ lời Phật nói, cẩn thận chớ quên mất, tới trong đời sau, phải tuyên thông giáo pháp này, rộng vì lợi lạc cho tất cả chúng sinh.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi nói Kinh Chánh Pháp chưa từng có này, có chín muôn sáu nghìn Trời, người, xa trần lìa cấu, đặng pháp nhãn tịnh.

Bảy trăm tám mươi muôn người pháp tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác. Ba muôn hai nghìn Bồ Tát đặng quả vô sanh pháp nhẫn. Tám mươi muôn Bí Sô, không lãnh thọ các pháp thế gian, phiễn não dứt sạch, ý hiểu biết trong sáng.

Tức thợi ba nghìn đại thiên Thế Giới, sáu thứ chấn động. Các Cõi Trời Dục Giới, ở giữa hư không tấu lên trăm ngàn bản nhạc, cúng dường Đức Thế Tôn, vì đã thuyết diệu pháp chưa từng có.

Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói chánh pháp này rồi, có tất cả Thiên Ma, ngoại đạo nghe qua lo lợ đều quy đầu với Phật. Giống như lúc Phật mới chuyển pháp luân, hàng phục Thiên Ma, ngày nay diễn tiến, không khác chi cả.

pháp này là ấn quyết của Chư Phật, là ấn quyết của đại pháp, là ấn giải thoát. Các người có trí, phải học đúng pháp, và phải thật hành đúng như pháp.

Đức Phật nói Kinh này rồi, Vua nước Ma Già Đà cùng quyến thuộc, Diệu Kiết Tường, các Đại Bồ Tát, Ca Diếp, A Nan, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên v.v… các vị đại Thanh Văn, cho đến Trời, người trong thế gian, A Tu La, Càn Thát Bà v.v… tất cả đại chúng nghe Phật nói xong, thẩy đều hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần