Phật Thuyết Kinh Con đường Tu Hành - Phẩm Mười Sáu - Thiên Nhĩ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH CON ĐƯỜNG TU HÀNH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẨM MƯỜI SÁU
THIÊN NHĨ
Thức tuệ là động tĩnh ứng duyên
Không gì ngăn ngại, thuận chánh đạo
Có người vận chuyển pháp luân này
Cúi đầu vận chuyển dòng Đại Thánh
Thức tỉnh bao nhiêu món kỹ nhạc.
Dẫu có thương yêu, tâm bình đẳng
Nghe tiếng trời người và địa ngục
Chắp tay cúi người Đấng Tánh Tịnh.
Người tu hành vừa thành tựu thiên nhĩ, liền được nghe khắp, cũng không lo phiền. Ví như có người đào đất tìm kiếm kho tàng, vốn chỉ tìm một, nhưng được các kho tàng khác.
Người tu hành cũng như thế, vốn cầu thiên nhĩ, sự nghe khắp ứng theo, nghe hết tiếng nơi Cõi Trời, tiếng thế gian.
Bài tụng rằng:
Nghĩ người tu hành kia
Khởi pháp dùng phương tiện
Siêng năng, được thiên nhãn
Thấy trời và thế gian.
Tự nhiên sinh nghe khắp
Cái nghe cũng vô hạn
Như người đào tìm của
Tự nhiên được báu khác.
Ví như nửa đêm, mọi người thường ngủ mê, chỉ có một người thức leo lên tầng lầu bảy.
Trong lúc vắng lặng ấy, lắng nghe các âm thanh: Kỹ nhạc, ca múa, khóc lóc, bi thương, đánh trống… những điều người tu hành thấy, cũng giống như thế, tâm vốn tĩnh lặng xa nghe các âm thanh kêu khóc, khổ đau nơi chốn địa ngục, thấy nghe tiếng ngạ quỷ và súc sinh, Trời, thế gian, kỹ nhạc. Đó chính là chứng thần thông thiên nhĩ.
Bài tụng rằng:
Như đêm mọi người đều say ngủ
Một người tỉnh dậy lên lầu bảy
Lắng lòng mà nghe tất cả người
Âm thanh, kỹ nhạc và ca múa.
Người tu đạo cũng lại như vậy
Thiên nhĩ nghe khắp các âm thanh
Với các hình sắc ở ba cõi
Biết rõ tất cả các ngôn ngữ.
Từ vô số nghĩa lớn của kinh
Ta nghe như được uống cam lồ
Ví như người bệnh uống thuốc hay
Diễn lời thiên nhãn của Phật dạy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba