Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Bảy - Bát Nhã Ba La Mật đa đại Tâm Kinh - Tập Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư A Địa Cồ Đa, Đời Đường

PHẬT THUYẾT

KINH ĐÀ LA NI TẬP

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

A Địa Cồ Đa, Đời Đường  

PHẦN BẢY

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA ĐẠI TÂM KINH  

TẬP MỘT  

Ta nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ngự trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma tại nước Xá Vệ Śrāvastya cùng với hai trăm năm mươi vị A La Hán. Arhat, vô lượng A tăng kỳ các vị Đại Bồ Tát. Bodhisatva mahāsatva, tám Bộ Trời. Deva, Rồng. Nāga, Người. Manuṣa, Phi Nhân. Amanuṣa…đến dự trước sau vây quanh.

Bấy giờ Phạm Vương. Brahma rāja với các Đại Chúng cùng nhau nói rằng: Nay ta muốn nghe công đức của bát nhã Ba la mật đa. Prajña pāramitā.

Thời các Đại Chúng đều rất vui vẻ, khen Phạm Vương rằng: Lành thay! Lành thay! Khi ấy, Phạm Vương liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, đảnh lễ bàn chân của Đức Phật.

Lễ bàn chân của Đức Phật xong, rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nay con chí tâm nguyện ưa thích muốn nghe công đức chẳng thể nghĩ bàn của bát nhã Ba la mật đa. Nguyện xin Đức Thế Tôn vì con nói công đức Chú Ấn chẳng thể nghĩ bàn của bát nhã Ba la mật đa.

Lúc đó, Đức Phật bảo Phạm Vương: Ta ở trong Cõi Trời Tha Hoá Tự Tại. Paranirmita vaśa vartin lược nói Chú Ấn.

Hãy lắng nghe! Hãy nghe cho kỹ! Nay ta vì ông nói công đức. Guṇa này.

Như núi Tu Di. Sumeru là vua trong các ngọn núi.

Bát Nhã Ba la mật đa cũng lại như vậy là vua trong tất cả Xa ma tha Śamatha: Thiền Chỉ.

Như Tu Di Sơn Vương, gió mạnh bốn phương chẳng thể cuốn thổi làm cho lay động. bát nhã Ba la mật đa cũng lại như vậy. Nếu y theo bát nhã Ba la mật đa liền được trụ bền chắc nơi Xa ma tha, các hàng Thiên Ma chẳng thể làm cho nghiêng động.

Giống như biển lớn đều hay nhận chứa tất cả dòng nước. Bát nhã Ba la mật đa cũng lại như vậy đều hay nhận chứa tất cả Phật Pháp.

Nếu người y theo giáo pháp của bát nhã Ba la mật đa mà làm, tức được trụ túc trụ trí, biết được quá khứ ta từ chỗ nào, nhân vào hành. Saṃskāra kia mà được sanh ra tại chốn này.

Nếu người y theo giáo của bát nhã Ba la mật đa mà làm, tức được trừ diệt tội của ba độc, đời đời ở nơi sanh ra chẳng nghe pháp ác, được thân đoan chánh giống như màu vàng ròng, đảnh đội mão Trời, không có tâm keo kiệt, sanh ở trong dòng Sát Đế Lợi. Kṣatriya, Bà La Môn. Brāhmaṇa. Ở trong các Hội, tất cả đại chúng thảy đều thuận theo. Chẳng sanh trong địa ngục, ba đường ác…tuỳ ý sanh về cõi Phật ở mười phương. Thân đời này liền được bốn vô sở uý.

Catvāri vaiśāradyāni: Gồm có chư pháp hiện Đẳng Giác vô uý, nhất thiết lậu tận trí vô uý, chướng pháp bất hư quyết định thọ ký vô uý, chứng nhất thiết cụ túc xuất đạo như tính vô uý, ở trong các Hội hơn hẳn các chúng.

Nếu ngày ngày hay làm pháp này thì thân đời này liền biết tất cả các pháp đều không có chướng ngại, được Xa ma tha.

Nếu người muốn được Xa ma tha thì nên y theo bát nhã Ba la mật đa làm pháp, ngày ngày cúng dường, tác Ấn, ngồi Thiền. Nếu ở rừng Thi Đà Śītavana hoặc tại gò mả… ngồi bên cạnh xác chết tác Bất Tịnh Quán với Sanh Diệt Quán, cho đến Từ Bi Quán, Giới Phương Tiện Quán…liền được Xa ma tha.

Nếu ba năm ngồi Xa ma tha thì ánh sáng của Cõi Trời Vô Sắc. Arūpya đi đến nhập vào trong thân, liền biết tất cả các việc của ba cõi.

Ở trong ba năm, một ngày ăn, một ngày không ăn. Nếu ngày không ăn thì tuỳ uống nước rau thuốc, nếu chẳng ăn rau thuốc mà chỉ hớp khí là tốt nhất. Như vậy cách ngày, đủ ba năm thì được Xa ma tha.

Ngày ngày làm pháp này, đốt Tô Hợp Hương tụng Chú đầy đủ mười vạn biến thì được Đại Vân Xa ma tha, Từ Bi Xa ma tha, Đại Lôi Thanh Xa ma tha, Điện Quang Xa ma tha, Hoả Quang Xa ma tha.

Nếu ngày ngày làm mọi loại cúng dường thuộc nhóm Ấn pháp này, thì diệt được tội, được Xa ma tha.

Nếu chúng sanh có nghiệp tội nặng nề, ngày ngày chẳng làm mọi loại cúng dường thuộc nhóm Ấn Chú này thì các tội chẳng diệt, chẳng được Xa ma tha.

Thế nên, nay ta nói phương tiện này, muốn khiến cho tất cả thảy đều ưa thích nghe, thành tựu nguyện.

Pháp Vẽ Tượng Đại bát nhã.

Vẽ tượng Đại bát nhã Bồ Tát. Có thể chọn ngày mười năm tháng tám, dùng hai tấm lụa mịn tốt, hoặc ba tấm cũng tuỳ ý dùng. Cao, thấp, rộng, hẹp đều nên tương xứng.

Ở trong Tinh Xá là Thủy Đàn xong, ở trong Đàn ấy tụng đại bát nhã Chú chú vào tấm lụa một trăm lẻ tám biến xong, thỉnh gọi Hoạ Sư. Thầy vẽ thật giỏi, đều khiến thọ nhận tám giới.

Một lần đi lên nhà cầu thì một lần tắm gội, mặc áo sạch mới và làm Ấn Hộ Thân. Trong màu sắc tô vẽ ấy, dùng nước cốt của Huân Lục Hương, An Tất Hương hoà chung, chẳng được dùng keo nấu bằng da thú. Ở trên Đàn, ngày ngày ba thời rải hoa đủ màu, đốt Trầm Thủy Hương, tụng Chú cúng dường Bồ Tát, ban đêm thắp riêng bảy chén đàn sáng. Sau đó có thể vẽ Bồ Tát.

Thân của Bồ Tát ấy, trừ mão Trời ra thì thân dài một khuỷu tay.

Một khuỷu tay của con người như một gang tay của Đức Phật, toàn thân màu trắng, mặt có ba con mắt, tựa như tướng Thiên Nữ, hình mạo đoan chánh như hình Bồ Tát, ngồi kiết già trên Tòa Sư Tử, đầu đội mão Trời làm hào quang tròn trịa, lỗ tai đeo khuyên báu trân châu, ở bên dưới cổ đeo chuỗi Anh Lạc bảy báu.

Co hai cánh tay, co cạnh khuỷu tay trái để ngay trên ngực, ngửa bàn tay phải giương duỗi năm ngón tay, trong lòng bàn tay vẽ làm rương Kinh bảy báu, trong ấy có đủ mười hai Bộ Kinh tức là bát nhã Ba la mật đa tạng.

Prajña pāramita garbha. Rũ bàn tay phải chạm trên đầu gối phải, giương duỗi năm ngón tay tức là tay thí vô úy của Bồ Tát. Trên thân của Bồ Tát khoác tơ lụa mỏng, thêu đủ năm màu. Từ eo trở xuống mặc quần màu ráng chiều.

Triêu hà: Màu mây phản chiếu ánh mặt trời buổi xế chiều, ở trên vẽ hoa tiết màu vàng. Thiên y quấn quanh hai cánh tay, giao nhau tại nách ló hai đầu ra, đều hướng lên trên, hơi quanh co như thế tung bay. Hai cổ tay ấy đều đeo vòng xuyến.

Gian bên phải Bồ Tát an Phạm Ma Thiên. Brahma deva, toàn thân màu trắng, tai đeo ngọc báu, trên cổ đeo chuỗi Anh Lạc bảy báu, đứng trên tấm thảm. Tay phải co cánh tay hướng ở trên vai, tay cầm cây phất trắng. Tay trái duỗi bàn tay cầm Táo Quán.

Cái bình chứa nước rửa tay súc miệng. Từ eo trở xuống mặc quần màu ráng chiều, dùng tơ lụa gấm thêu để nghiêm sức quần áo. Thân của Phạm Thiên ấy mặc áo Cà Sa tím, đảnh đội mão hoa làm hào quang tròn trịa. Cổ tay, cổ chân đều đeo xuyến báu.

Gian bên trái Bồ Tát an Đế Thích Thiên. Indra, toàn thân màu trắng, tai đeo ngọc báu, trên cổ đeo chuỗi Anh Lạc bảy báu, đứng trên tấm thảm. Tay phải co cánh tay hướng ở trên vai, tay cầm cây phất trắng. Tay trái co lóng khủy tay hướng về bên trái, hướng lòng bàn tay về cái bụng, ngửa lòng bàn tay, trong lòng bàn tay để dựng một Bạt Chiết La.

Vajra: chày Kim Cang, đầu Bạt Chiết La hướng ra ngoài, lửa rực vây quanh thân Bạt Chiết La. Tượng Đế Thích ấy, từ eo trở xuống mặc quần màu ráng chiều, dùng tơ lụa gấm thêu để nghiêm sức quần áo.Thiên Y quấn quanh, đảnh đội mão hoa làm hào quang tròn trịa. Cổ tay, cổ chân đều đeo xuyến báu.

Trên hào quang của Bổ Tát, ở hai gian đều vẽ làm một vị Tu Đà Hội Thiên rải hoa tạp với dâng chuỗi Anh Lạc để làm cúng dường.

Bên dưới tòa ngồi của Tượng ấy, làm lò hương, vật cúng dường.

Hai gian bên trái phải của vật cúng dường ấy đều vẽ, bố trí tượng của tám vị Thần Vương. Devatā rāja.

Màu của vị Thần Vương ấy đều làm một màu: Xanh, vàng, đỏ, trắng…mặt tác uy nộ. Mỗi một vị Thần Vương đều mặc áo giáp tinh tế vàng bạc năm màu, đều cầm khí trượng, đứng uy nghiêm trên tảng đá năm màu.

Tiếp theo, bên dưới, phía phải vẽ tượng của Chú Sư quỳ gối mà ngồi, hai tay bưng lò hương cúng dường, ngửa mặt hướng lên trên như tự chiêm ngưỡng Tôn Nhan của Bồ Tát.

Vẽ Tượng ấy xong, nên dựng Đạo Tràng, treo lụa, phan, lọng, nhiều thứ báu tạp, chuông, mọi loại nghiêm sức. Dùng bùn thơm xoa tô đất để làm Thủy Đàn dài rộng bốn khuỷu tay. Nghênh tiếp Bồ Tát, an trí trên Đàn, hướng mặt tượng về phía Tây, Chú Sư hướng mặt về phía Đông.

Ngày ngày dùng nước nóng thơm tắm gội sạch sẽ, mặc áo mới sạch, đi vào Đạo Tràng: Hộ Thân, kết giới, làm pháp, tụng Chú, mọi loại cúng dường bát nhã Ba la mật đa, tụng Chú có thể mãn mười vạn biến, thời thời riêng sám hối diệt tất cả tội chướng thuộc quá khứ trên thân. Về sau, khi tụng Chú, làm pháp dụng thời mọi loại được hiệu nghiệm. Phép vẽ Tượng xong. Tiếp theo, nói Ấn pháp.

1. bát nhã Thân Ấn: Hai tay hợp cổ tay, trong lòng bàn tay đều mở. Liền đem hai ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh…cong đầu dựa nhau. Hai ngón út, hai ngón cái đều dựng thẳng, tách mở.

2. bát nhã Lai Ấn: Dựa theo Thân Ấn lúc trước, chỉ sửa hai ngón cái gần nhau một chút, đều co hướng xuống dưới. Tức gọi là Bồ Tát Lai Ấn.

3. bát nhã Khứ Ấn: Nếu muốn đưa tiễn Bồ Tát đi. Dựa theo Lai Ấn lúc trước, chỉ sửa chỗ hai ngón cái đã co lại, hơi tách mở hết cỡ. Tức là Tống Bồ Tát Khứ Ấn.

4. bát nhã Tâm Ấn: Dựa theo lúc trước, chỉ sửa tay phải, đem ngón cái vịn dính ngón trỏ. Tức là bát nhã Tâm Ấn.

5. bát nhã Đại Tâm Ấn: Dựa theo lúc trước, chỉ sửa tay trái đem ngón cái co hướng xuống dưới. Tức là bát nhã Đại Tâm Ấn.

6. bát nhã Đầu Ấn: Dựa theo lúc trước, chỉ sửa dựng ngang bằng hai ngón cái, cách ngón trỏ khoảng một Phân 1/3 cm. Tức là bát nhã Đầu Ấn.

7. bát nhã Phược Ma Ấn: Dựa theo lúc trước, chỉ sửa, đem hai ngón cái đều vịn ngón trỏ. Tức là Phược Ma Ấn. Nếu dùng Hộ Thân thì tất cả Ma Quỷ chẳng được não loạn.

Bảy Ấn của nhóm này, ở trước mặt Bồ Tát chẳng giải trừ bàn tay, tụng Đại Tâm Chú phía sau, trừ Ác Chướng của ba nghiệp trong thân người, kiêm dùng thiền định.

8. bát nhã Phục Ma Ấn: Ngồi kiết già, trước tiên tay phải duỗi năm ngón, ngửa dính ở trên đầu gối phải. Tay trái liền duỗi ngửa năm ngón, đem cạnh ngón út đặt nằm ngang ở dưới rốn. Tức gọi là Phục Ma Ấn.

9. bát nhã Xa ma tha Ấn: Trước tiên tay trái duỗi năm ngón để ở dưới rốn. Tay phải liền đem bốn ngón tay nắm quyền, ngửa dính ở trong lòng bàn tay trái, đem hai ngón cái dựng thẳng cùng hợp đầu ngón. Hai Ấn này là bát nhã Xa ma tha Ấn. Muốn vào Xa ma tha Śamatha phục Ma thì dùng.

10. bát nhã Xa ma tha Tứ Thiền Ấn: Trước tiên, ngửa tay phải, duỗi năm ngón ở trên đầu gối phải. Tay trái liền dựng bốn ngón, co ngón cái ở trong lòng bàn tay, liền co khuỷu tay, dựng cánh tay, hợp lòng bàn tay hướng về lưng. Tức là Xa ma tha Tứ Thiền Ấn.

11. bát nhã Sám Hối Ấn: Trước tiên, tay phải dựng bốn ngón tay, hướng cạnh lòng bàn tay về phía trước, co ngón cái ở ngay trong lòng bàn tay. Liền đem ngón cái trái để ở trong lòng bàn phải cùng móc ngón cái phải. Lại đem bốn ngón của tay trái co quặp lấy lưng lòng bàn tay phải. Tức là Sám Hối Ấn.

Nếu có Hành Giả ngày ngày làm Ấn pháp này kèm tụng Chú thì hay trừ được tất cả bốn tội nặng, năm tội nghịch… ḥằng hà sa đẳng tội thảy đều tiêu diệt, tùy ý sanh về Tịnh Thổ ở mười phương, gần đến nơi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Anuttarā samyaksaṃbuddha: Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

12. bát nhã Vô Tận Tạng Ấn Chú: Một tên gọi là Bát Nhã Nhãn, lại gọi là Kim Cang Bát Nhã Tâm, lại gọi là Bát Nhã Căn Bản.

Đem hai ngón cái đều vịn trên móng hai ngón út. Co lóng bên dưới, lóng giữa của hai ngón út ngang bằng cùng chạm lưng ngón. Hai ngón giữa, hai ngón vô danh đều chạm lưng ngón, dựng thẳng hướng lên trên.

Đều co hai ngón trỏ chung lưng khiến lóng giữa bằng nhau cùng dính lưng ngón và tương xứng với hai ngón út, khiến bàn tay như cái tòa cao, bên trên an trí Kinh Tạng, để chạm ngang trái tim. Ngay lúc tụng Chú thời chuyên tưởng cột buộc niệm, tất cả Kinh Tạng đều từ Ấn xuất ra đều nhập vào trong tâm.

Bát Nhã Vô Tận Tạng Đà La Ni Chú là:

Na mô bà già phiệt để bát la nhạ, ba la nhĩ đa duệ Úm lợi y địa y thất lợi du lô đà tỳ xã duệ sa ha.

Đức Phật nói: Đà La Ni Ấn này có bốn loại tên gọi. Một là Bát Nhã Vô Tận Tạng. Kho tàng không cùng tận của bát nhã, hai là Bát Nhã Nhãn. Con mắt của bát nhã, ba là Bát Nhã Căn Bản. Gốc rễ của bát nhã, bốn là Kim Cang Bát Nhã Tâm. Tâm của Kim Cang Bát Nhã.

Đà La Ni Ấn này có công đức lớn, nếu hay chí tâm như pháp thọ trì, tùy tụng một biến thì sanh ra một vạn tám ngàn Tu Đa La Tạng. Kinh Tạng. Lại trong mỗi một Tu Đa La Tạng, mỗi mỗi đều sanh ra hai vạn ngăm ngàn Tu Đa La Tạng. Lại trong mỗi một Tu Đa La Tạng ấy sanh ra trăm vạn Tu Đa La Tạng.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần