Phật Thuyết Kinh đại An Ban Thủ ý - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI AN BAN THỦ Ý

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

PHẦN BA  

Hơi thở ra, hơi thở vào tự giác, hơi thở ra, hơi thở vào tự biết. Đang lúc ấy là giác, về sau là biết. Giác là hay biết hơi thở dài ngắn.

Biết là biết hơi thở sinh diệt, lớn nhỏ, chậm mau. Hơi thở vào, hơi thở ra giác tận là chỉ thì nghĩa là hay biết khi hơi thở ra vào muốn đáp lại là tận, cũng kể là thân muôn vật sinh lại diệt.

Tâm thì gọi là ý chỉ vậy. Thấy quan sát rỗng không là làm đạo được quán chẳng lại thấy thân thì liền rơi vào trống rỗng. Không sở hữu thì nghĩa là ý không sở trước. Nhân của ý có sở trước là hữu có. Cắt đứt sáu nhập liền được hiền minh.

Hiền gọi là thân, minh gọi là đạo vậy. Biết chỗ nào ra, chỗ nào diệt là ví như nghĩ về đá, ra đá vào cây thì đá liền diệt. Năm ấm cũng vậy, ra sắc vào thống dương, ra thống dương vào tư tưởng, ra tư tưởng vào sinh tử, ra sinh tử vào thức. Đã phân biệt thế thì mới rơi vào ba mươi bảy phẩm Kinh vậy.

Hỏi: Những gì là tư duy đạo vô vi?

Đáp: Tư là tính toán, duy là xử đoán. Vô nghĩa là chẳng nghĩ đến muôn vật, vi là đúng như lời nói làm đạo là được nên nói rằng, tư duy đạo vô vi vậy. Tư là niệm, duy là phân biệt trắng đen. Đen là sinh tử, trắng là đạo.

Đạo không sở hữu mà đã phân biệt không sở hữu thì liền không sở vi không có cái để làm nên nói rằng, tư duy đạo vô vi. Nếu kể có sở vi, sở trước là chẳng phải tư duy. Tư cũng là vật, duy là giải lý mà giải ý mở ý thì liền biết mười hai việc nhân duyên.

Cũng gọi tư là niệm, duy là kể vậy. Cắt đứt sinh tử được thần túc nghĩa là ý có sở niệm là sinh, không sở niệm là chết. Được thần túc thì có thể bay đi nên nói rằng, sinh tử phải cắt đứt vậy.

Được thần túc có năm ý, một là hỷ, hai là tín, ba là tinh tấn, bốn là định, năm là thông. Niệm bốn thần túc chẳng tận lực thì được năm thông, niệm tận lực thì tự tại hướng về sáu thông.

Làm đạo nhân bốn thần túc được năm thông nếu tận ý có thể được sáu thông. Tận ý nghĩa là ý muôn vật chẳng muốn vậy.

Một là tín.

Hai là tinh tấn.

Ba là ý.

Bốn là định.

Năm là thông tuệ.

Năm việc này là bốn thần túc.

Niệm là lực thì thường có sáu việc vậy. Theo tín là thuộc niệm bốn thần túc. Theo hỷ, theo niệm, theo tinh tấn, theo định, theo thông tuệ thì đó là thuộc năm căn vậy. Theo hỷ định gọi là tín đạo, theo lực định gọi là tinh tấn, theo ý định gọi là ý niệm định, theo thí định gọi là hành đạo vậy.

Vì gieo trồng nên có căn, việc hữu vi đều là ác liền sinh ra tư tưởng chẳng thể được thắng thì nghĩa là được thiền thì chính nhân này là động lực, cũng nghĩa là ác chẳng thể thắng thiện. Hơi thở diệt lại khởi lên nên là lực. Lực định thì ác ý muốn đến chẳng thể hoại được thiện ý nên là lực định vậy.

Đạo nhân làm đạo chưa được quán phải toan tính được quán. Tại chỗ quán, ý chẳng lại chuyển là được. Quán dừng một pháp ác là ngồi thiền quán hai pháp, có khi quán thân, có khi quán ý, có khi quán hơi thở, có khi quán có, có khi quán không… tại nơi nhân duyên sẽ phân biệt quán vậy.

Dừng một pháp ác, quán hai ác pháp cho đến hết chỉ quán tức là quan sát đạo. Ác chưa hết chẳng thấy đạo, ác đã hết rồi mới được nhìn thấy đạo vậy. Dừng một pháp ác là biết ác thì tất cả có thể chế ngự, chẳng chấp trước ý là chỉ, cũng là được sổ tức, tương tùy, chỉ.

Được sổ tức, tương tùy, chỉ tức là dừng một pháp ác mà ác đã dừng thì liền được quán, là quán hai pháp, là được bốn đế, là hành tịnh. Sẽ lại tác tịnh là biết khổ thì bỏ tập, biết tận diệt thì làm đạo như khi mặt trời mọc thì tịnh chuyển ra mười hai cửa.

Kinh nói rằng, theo đạo được giải thoát vậy. Khử tối thấy sáng như khi mặt trời mọc. Ví như mặt trời mọc thấy được nhiều nơi vì loại bỏ bóng tối mà tối là khổ.

Vì sao biết nó là khổ?

Vì có nhiều sự ngăn ngại nên biết là khổ.

Những gì là bỏ tập?

Đó là chẳng tạo tác sự việc.

Những gì là tận chứng chứng diệt?

Đó là không sở hữu. Đạo là sáng suốt nhận thức khổ, cắt đứt tập, chứng tận diệt và niệm đạo. Thức từ khổ sinh ra mà chẳng được khổ cũng không có thức.

Đó là khổ vậy. Tận chứng nghĩa là biết người tận phải già, bịnh, chết, chứng là biết vạn vật đều phải diệt. Đó là tận chứng vậy. Ví như Mặt Trời mọc tác khởi bốn việc, một là hoại tối như là trí tuệ có thể hoại ngu si.

Hai là thấy ánh sáng như là ngu si trừ rồi độc nhất trí tuệ tồn tại.

Ba là thấy sắc muôn vật như là thấy những sự phơi bày ác của thân.

Bốn là thành thục muôn vật.

Giả sử không mặt trời, mặt trăng thì vạn vật chẳng thành thục như con người không có trí tuệ thì ý ngu si chẳng thành thục vậy. Phần đầu bên trên hành động thì đều hành động hết là việc hành sự khi đã hành thì chẳng phân biệt nói.

Nghĩa là hành theo năm tiếng: Thân, tâm, tịnh, đắc, hành vậy. Theo đế niệm pháp, ý đặt vào trong pháp, theo đế niệm pháp, ý đặt vào sở niệm là liền sinh ra, là cầu sinh tử. Được sinh tử thì cầu đạo. Được đạo thì trong ngoài tuy theo sự khởi lên của ý. Đó là niệm pháp.

Ý đặt trong pháp là từ bốn đế tự biết ý sinh ra là sẽ được, là chẳng sinh, là chẳng được hay là liền khước từ ý, sợ chẳng dám phạm. Sở hành, sở niệm luôn ở tại đạo. Đó là ý đặt trong pháp vậy.

Đó gọi là pháp chính theo đế, vốn khởi lên vốn đặt ở ý. Pháp chính thì gọi là đạo pháp. Từ đế tức là bốn đế. Vốn khởi vốn đặt ở ý tức là việc hướng về sinh tử. Muôn việc đều vốn từ ý khởi lên tức thời đặt vào ý, tức thời có sự khởi dậy của năm ấm.

Ý sẽ cắt đứt mà gốc cắt đứt thì năm ấm liền cắt đứt. Có lúc tự cắt đứt chẳng niệm mà ý tự khởi lên là tội lỗi. Lại nữa, chẳng định tại đạo là tội chưa hết vậy.

Ý đặt trong pháp nghĩa là ý niệm muôn vật là rơi ra ngoài, ý trong pháp chẳng niệm muôn vật là rơi vào trong đạo pháp. Năm ấm là pháp sinh tử, ba mươi bảy phẩm Kinh là đạo pháp.

Ý đặt trong pháp nghĩa là chế ngự năm ấm chẳng phạm, cũng nghĩa là thường niệm đạo chẳng rời.

Đó là ý đặt trong pháp vậy. Cái chính gốc là cái ở bên ngoài là vật, gốc là phước ở bên trong. Tổng lại là ba mươi bảy phẩm Kinh. Hành đạo chẳng phải là mục đích nhất thời nên nói đến cái gốc, nghĩa là tu hành ba mươi bảy phẩm Kinh pháp.

Như theo thứ lớp hành ý chẳng vào tà là chính nên gọi là cái chính gốc. Cái chính gốc đều tự hành khác, hành do không là đối gốc, do chẳng cầu là đối chính, do vô vi là đối vô vi, do chẳng thường là đối đạo, do không có là đối cũng không có cái, cũng không có gốc, cũng không có chính, là không sở hữu vậy.

Định Giác thọ thân! Như vậy pháp đạo nói nghĩa là pháp định. Đạo nói nghĩa là nói cái từ nhân duyên được đạo. Thấy ấm thọ tức là thọ năm ấm. Có vào tức là vào trong năm ấm.

Nhân có sinh tử ấm tức là thọ chính. Chính là đạo tự chính, chỉ phải là tự chính tâm vậy. Người hành An Bát Thủ Ý được sổ tức, được tương tùy, được chỉ thì liền hoan hỷ. Bốn thứ này ví như dùi lửa thấy khói thì chẳng thể làm chín được vật.

Được những vui gì do chưa được xuất hiện điều cốt yếu vậy?

An Bát Thủ Ý có mười tám phiền não khiến cho người chẳng theo đạo:

Một là ái dục.

Hai là sân nhuế.

Ba là si.

Bốn là hỷ lạc.

Năm là mạn.

Sáu là nghi.

Bảy là chẳng thọ hành tướng.

Tám là thọ tướng người khác.

Chín là chẳng niệm.

Mười là niệm người khác.

Mười một là niệm chẳng đầy.

Mười hai là quá tinh tấn.

Mười ba là tinh tấn bất cập.

Mười bốn là kinh sợ.

Mười lăm là ý cưỡng chế.

Mười sáu là lo.

Mười bảy là vội vàng.

Mười tám là ý hành ái chẳng điều độ.

Đó là mười tám phiền não. Chẳng hộ mười tám nhân duyên này thì chẳng được đạo, nếu hộ thì liền được đạo vậy.

Chẳng thọ hành tướng nghĩa là chẳng quan sát ba mươi hai sáu?

Vật, chẳng niệm ba mươi bảy phẩm Kinh. Đó là chẳng thọ hành tướng. Thọ tướng người khác nghĩa là chưa được mười hơi thở liền hành tương tùy. Đó là thọ tướng người khác.

Tha niệm là khi hơi thở vào nghĩ hơi thở ra, khi hơi thở ra nghĩ hơi thở vào. Đó là tha niệm. Niệm chẳng đầy nghĩa là chưa được nhất thiền liền nghĩ nhị thiền. Đó là niệm chưa đầy.

Ý cưỡng chế nghĩa là ngồi mà loạn ý chẳng được hơi thở thì phải Kinh hành, đọc Kinh để loạn chẳng khởi. Đó là ý cưỡng chế. Tinh tấn là thông tuệ. Chạy trong sáu việc này nghĩa là chạy trong sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh. Đó là sáu vậy.

Cái gì là thở?

Cái gì là hơi thở?

Cái gì là hơi?

Cái gì là lực?

Cái gì là gió?

Chế tức là ý, hơi thở là mạng, thủ là hơi khí, thấy nghe là gió, là có thể nói thành lời nói từ lực co duỗi của đạo, là có thể cất lên sân nhuế nặng vậy. Cốt yếu là từ thủ ý được đạo.

Do duyên gì được thủ ý?

Do từ sổ đếm, tính chuyển được tức hơi thở, tức chuyển thì được tương tùy. Chỉ, quán, hoàn, tịnh cũng lại như vậy.

Hành đạo muốn được chỉ ý phải có ba việc.

Một là trước quán niệm thân vốn từ đâu lại?

Nếu nó chỉ từ năm hành ấm mà có thì chặt đứt năm ấm, nó chẳng lại sinh. Ví như ký thác giây lát vậy. Ý chẳng giải thì niệm chín đường để tự chứng.

Hai là tự phải nhìn thấy bên trong theo hơi thở ra vào trong tâm.

Ba là khi hơi thở ra, hơi thở vào mà niệm diệt thì hơi thở ra nhỏ và nhẹ.

Khi niệm diệt thì những gì là biết không sở hữu?

Ý định tức thời biết rỗng không mà biết rỗng không thì liền biết không sở hữu.

Vì sao vậy?

Vì hơi thở chẳng đáp lại là liền chết. Biết thân chỉ là sở tác của khí hơi mà khí hơi diệt là rỗng không. Hay biết rỗng không là rơi vào đạo. Vậy nên hành đạo có ba việc, một là quán thân, hai là niệm một lòng, ba là niệm hơi thở ra vào.

Lại có ba việc nữa, một chỉ ngưng thống dương của thân, hai là chỉ âm thanh của miệng, ba là chỉ niệm hành của ý. Sáu việc này mau chóng được hơi thở vậy.

Kinh cốt yếu nói một niệm nghĩa là nhất tâm, cận niệm nghĩa là kể thân, đa niệm nghĩa là nhất tâm, chẳng lìa niệm nghĩa là chẳng lìa niệm. Thân làm bốn việc này liền mau chóng được hơi thở vậy. Ngồi thiền sổ tức thì tức thời định ý. Đó là phước hiện nay.

Trở nên nhanh chóng yên ổn chẳng loạn thì đó là phước vị lai. Tiếp nối lâu thêm lại an định thì đó là phước quá khứ vậy. Ngồi thiền sổ tức mà chẳng được định ý thì đó là tội hiện nay. Trở nên chẳng yên ổn, ý loạn khởi lên thì đó là tội đương lai.

Ngồi thiền càng lâu mà chẳng an định thì đó là tội quá khứ vậy. Đó cũng là có lỗi của thân, có lỗi của ý. Thân trực tiếp sổ tức mà chẳng được thì đó là lỗi của ý. Thân quanh co sổ tức mà chẳng được thì đó là lỗi của ý vậy.

Tọa thiền tự giác được định ý, ý vui mừng là loạn ý, chẳng vui mừng là đạo ý. Ngồi thiền niệm hơi thở đã dừng liền quán, quán dừng lại hành hơi thở. Người hành đạo phải lấy đó làm thường pháp vậy.

Đức Phật nói có năm niềm tin:

Một là tin có Phật có Kinh.

Hai là bỏ nhà, xuống tóc cầu đạo.

Ba là ngồi hành đạo.

Bốn là được tức hơi thở.

Năm là định ý.

Cái niệm chẳng niệm là không, khó chẳng niệm là không.

Vì sao niệm tức?

Đáp rằng: Vì trong hơi thở tức không có năm sắc: Tham, dâm, sân nhuế, ngu si, ái dục. Đó cũng là rỗng không vậy. Có thể thủ ý trong thân nghĩa là quan sát ý tại thân. Đó là ý trong thân. Người chẳng thể chế ngự ý nên phải sổ tức. Do thông tuệ có thể chế ngự ý thì chẳng lại dùng sổ tức vậy.

Hỏi: Những gì là tự biết?

Những gì là tự chứng?

Đáp: Có thể phân biệt năm ấm thì đó là tự biết. Chẳng nghi ngờ đạo thì đó là tự chứng.

Hỏi rằng: Những gì là vô vi?

Đáp: Vô vi có hai nhóm, có ngoại vô vi, có nội vô vi. Mắt chẳng xem sắc, tai chẳng nghe tiếng, mũi chẳng thọ hương, miệng chẳng nếm vị, thân chẳng tham trơn nhẵn, ý chẳng để lòng vào niệm. Đó là ngoại vô vi. Sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh thì đó là nội vô vi vậy.

Hỏi: Sở niệm hiện hữu thì vì sao là vô vi?

Đáp: Thân, miệng bị cấm giới, ý hướng về đạo. Tuy có sở niệm nhưng vốn hướng đến vô vi vậy.

Hỏi: Những gì là vô?

Những gì là vi?

Đáp: Vô nghĩa là chẳng niệm muôn vật, vi là theo sự hành chỉ của Kinh mà xưng danh nên gọi là vô vi vậy.

Hỏi: Giả sử đối tượng của túc mạng đến phải lấy gì khước từ?

Đáp: Hành sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh hay niệm ba mươi bảy phẩm Kinh thì có thể khước từ nạn.

Hỏi: Đối tượng túc mạng chẳng thể khước từ bằng sổ tức, hành ba mươi bảy phẩm Kinh thì lấy gì có thể khước từ?

Đáp: Dùng niệm đạo nên tiêu ác. Giả sử sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh chẳng thể diệt ác thì người thế gian chẳng được đạo. Do tiêu ác nên được đạo.

Sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh, hành ba mươi bảy phẩm Kinh còn được làm Phật huống gì là đối tượng tội. Cho dù tại mười phương chứa tội như núi mà tinh tấn hành đạo thì chẳng cùng với tội hội ngộ.

Hỏi rằng: Kinh nói rằng, làm thế thì vì sao chẳng hội ngộ?

Đáp: Do làm thế vậy?

Sổ tức bị rơi vào mười hai phẩm.

Những gì là mười hai phẩm?

Khi sổ tức thì rơi vào bốn ý chỉ. Khi hơi thở chẳng loạn bốn ý niệm đoạn, có khi được mười hơi thở thì bị rơi vào bốn thần túc. Đó là rơi vào mười hai phẩm vậy.

Hỏi: Những gì là niệm ba mươi bảy phẩm Kinh?

Đáp: Sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh, sáu việc này chính là niệm ba mươi bảy phẩm Kinh vậy. Hành sổ tức cũng là hành ba mươi bảy phẩm Kinh.

Hỏi: Vì sao là hành ba mươi bảy phẩm Kinh?

Đáp: Sổ tức là rơi vào bốn ý chỉ.

Vì sao vậy?

Vì là bốn ý chỉ. Sổ tức cũng rơi vào bốn ý đoạn, do chẳng đợi niệm nên là bốn ý đoạn. Nó cũng rơi vào bốn thần túc, do từ Tín nên là thần túc. Sổ tức là rơi vào tín căn, do tin Phật, ý vui mừng nên sinh ra tín căn.

Nó cũng rơi vào năng căn căn năng động do ngồi tu hành căn là rơi vào năng căn. Nó cũng rơi vào thức căn, do biết đế nên là thức căn. Nó cũng rơi vào định căn, do ý an nên là định căn.

Nó cũng rơi vào căn thông tuệ, do lìa khỏi ý si, giải được kết sử nên là căn thông tuệ vậy. Sổ tức cũng rơi vào tín lực, do chẳng si nên là tín lực. Nó cũng rơi vào tiến lực, do tinh tiến nên là tiến lực. Nó cũng rơi vào niệm lực, do những ý khác chẳng thể làm rối loạn nên là niệm lực.

Nó cũng rơi vào định lực, do nhất tâm nên là định lực. Nó cũng rơi vào thông tuệ lực, do trước phân biệt bốn ý chỉ, đoạn, thần túc nên là lực thông tuệ. Sổ tức cũng rơi vào giác ý, do biết khổ nên là giác ý.

Nó cũng rơi vào pháp thức giác ý, do biết nhân duyên đạo nên là pháp thức giác ý. Nó cũng rơi vào lực giác ý, do bỏ ác nên là lực giác ý. Nó cũng rơi vào ái giác ý, do ham thích đạo nên là ái giác ý.

Nó cũng rơi vào tức giác ý, do ý chỉ nên là tức giác ý. Nó cũng rơi vào định giác ý, do chẳng niệm nên là định giác ý. Nó cũng rơi vào thủ giác ý, do hành chẳng rời khỏi nên là thủ giác ý.

Sổ tức cũng rơi vào tám hạnh, do ý chính nên vào tám hạnh: Định ý, từ tâm, niệm tịnh pháp thì đó là trực thân. Lời chí thành, lời nhu nhuyến, lời ngay thẳng, lời chẳng trở lại thì đó là trực ngữ.

Thông tuệ tại ý, tin tại ý, nhẫn nhục tại ý thì đó là trực tâm. Sở dĩ gọi là thanh tức dứt tiếng vì đó là mười thiện rơi vào đạo hạnh vậy. Sổ tức cũng rơi vào trực kiến, do quan sát đế nên là trực kiến.

Nó cũng rơi vào trực hành, do hướng về đạo nên là trực hành. Nó cũng rơi vào trực trị sửa trị do hành ba mươi bảy phẩm Kinh nên là trực trị. Nó cũng rơi vào trực ý do niệm đế nên là trực ý. Nó cũng rơi vào trực định, do ý trắng sạch phá hoại ma binh nên là trực định. Đó là tám hạnh.

Những gì là ma binh?

Gọi sắc, thanh, hương, vị, xúc. Đó là ma binh. Chẳng nhận những thứ đó là hoại ma binh.

Ba mươi bảy phẩm Kinh nên thu lấy. Giả sử tự quán thân, quán thân người khác dừng chỉ dâm, chẳng loạn ý, dừng những ý còn lại. Tự quán thống dương, quán thống dương người khác dừng sân nhuế. Tự quán ý, quán ý người khác dừng ngu si. Tự quán pháp, quán pháp người khác được đạo.

Đó gọi là bốn ý chỉ vậy. Tránh thân là tránh sắc, tránh thống dương là tránh năm dục, tránh ý là tránh niệm, tránh pháp chẳng rơi vào nghiệp nguyện sửa trị sinh ra. Đó gọi là bốn ý niệm đoạn vậy. Nhận thức khổ vốn là khổ.

Vì khổ là có thân từ khổ là nhân duyên. Khởi là sự nhìn thấy muôn vật. Khổ tập vốn là khổ từ khổ là nhân duyên sinh ra. Tận là muôn vật đều phải bại hoại, là tăng thêm khổ tập, lại phải bị rơi vào trong tám đường.

Đạo nhân phải niệm tám đường này. Đó gọi là bốn thâu thu lấy khổ, được niệm bốn thần túc. Tin Phật, ý vui mừng thì đó gọi là tín căn, vì tự thủ hành pháp.

Từ đế thọ thân ý đó gọi là năng căn, vì tinh tấn.

Từ đế niệm hết đế thì đó gọi là thức căn, vì thủ ý theo một ý đế. Từ một ý đế dừng lại thì đó gọi là định căn, vì chính ý.

Từ đế quan sát đế thì đó gọi là căn thông tuệ vì đạo ý. Đó gọi là năm căn.

Từ đế tin chẳng nghi nữa thì gọi là tín lực, bỏ tham hành đạo.

Từ đế tự tinh tấn, ác ý chẳng thể bại hoại tinh tấn thì đó gọi là tấn lực, ác ý muốn khởi tức thời diệt.

Từ đế ý này không có khả năng hoại ý thì đó gọi là niệm lực, quan sát trong ngoài.

Từ đế dùng định thì ác ý chẳng thể hoại thiện ý, đó gọi là định lực, niệm bốn thiền.

Từ đế được thông tuệ mà ác ý chẳng thể hoại ý thông tuệ thì đó gọi là lực thông tuệ, niệm ra vào hết lại sinh ra. Đó gọi là năm lực vậy.

Từ đế niệm đế thì đó gọi là giác ý, được ý đạo.

Từ đế quan sát đế thì gọi là pháp thức giác ý, được sinh tử ý.

Từ đế giữ thân ý thì đó gọi là lực giác ý, giữ đạo chẳng mất là lực.

Từ đế đủ hỷ mừng đế thì đó gọi là ái giác ý, tham ái đạo pháp, làm đạo pháp.

Từ đế mà ý được ngưng nghỉ thì đó gọi là tức giác ý, đã nghỉ rồi là yên ổn.

Từ đế mà ý một niệm thì đó gọi là định giác ý, tự biết ý đã an định.

Từ đế tự tại ý mà sở hành theo quán thì đó gọi là thủ giữ giác ý.

Từ bốn đế quan sát ý thì đó gọi là bảy giác ý vậy.

Từ đế thủ giữ đế thì đó gọi là trực thẳng tín đạo.

Từ đế theo thẳng hành đế thì đó gọi là trực tùng hành niệm đạo.

Từ đế giữ thân ý thì đó gọi là trực trị pháp, chẳng muốn rơi vào bốn ác. Bốn ác nghĩa là bốn điên đảo.

Từ đế niệm đế thì đó gọi là trực ý, chẳng loạn ý.

Từ đế mà ý nhất tâm thì đó gọi là trực định, là nhất tâm làm đầu, là ba hạnh pháp ý.

Chúng đều hành xử bằng thanh tiếng, thân, tâm giống như tám hạnh của đệ tử Đức Phật. Đó gọi là bốn thiền, là bốn ý đoạn vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần