Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Mười Hai - Pháp Hội Bồ Tát Tạng - Phẩm Thứ Nhất - Phẩm Khai Hóa Trưởng Giả - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHÁP HỘI THỨ MƯỜI HAI
PHÁP HỘI BỒ TÁT TẠNG
PHẨM THỨ NHẤT
KHAI HÓA TRƯỞNG GIẢ
PHẦN MỘT
Như vậy, tôi nghe một lúc Đức Bạc Già Phạm an cư tại thành Thất La Phiệt, quá ba tháng Tự Tứ xong, làm y phục rồi, Ngài cùng chúng đại Tỳ Kheo ngàn hai trăm năm mươi người du hóa các nước.
Đức Bạc Già Phạm ấy thành tựu danh xưng quảng đại vi diệu. Ngài xuất hiện thế gian được hàng Trời, người ca tụng công đức là Đấng Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Cháng Giác, Minh Hạnh Viên mãn, Thiện Thệ, Thế Gian giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật.
Đức Bạc Già Phạm ấy ở sâu nơi tự chứng đầy đủ thần thông oai đức che chói tất cả thế gian Chư Thiên, Ma Vương, Phạm Vương, A Tu La v.v… Ngài thường vì thế gian mà nói pháp vi diệu.
Lời khai thị của Ngài trước sau giữa đều lành, văn nghĩa khéo hay thuần nhất, viên mãn phạm hạnh thanh bạch. Bấy giờ bốn bộ chúng, hàng Quốc Vương, các quan, các nhà ngoại giao đạo, Sa Môn, Bà La Bộ v.v… đều mang vô lượng thứ y phục, thực phẩm, mền nệm, thuốc men các thứ cúng dường đẹp tốt hơn hết dâng lên Đức Như Lai.
Đức Thế Tôn được đại chúng vây quanh cúng dường cung kính tôn trọng ca ngợi du hành lần lần đến nước Ma Kiệt Đà thành Vương Xá rồi ở lại núi Linh Thứu. Trong thành Vương Xá có trưởng giả tên là Hiền Thủ. Trưởng Giả ấy đã từng thân cận Chư Phật quá khứ trồng các căn lành phước đức rất lớn, dòng lớn giàu lớn, sản nghiệp của báu đều đầy đủ.
Trưởng Giả Hiền Thủ nghe đại Sa Môn dòng họ Thích chứng Vô Thượng Bồ Đề cùng đại chúng đến tại nước này.
Đức Phật Thế Tôn ấy xuất hiện thế gian có danh xưng rất lớn, đủ mười hiệu, thành tựu thần thông trí huệ nói pháp vi diệu, nhẫn đến viên mãn phạm hạnh thanh bạch.
Trưởng Giả Hiền Thủ nghĩ rằng: Nay tôi nên đến núi Linh Thứu để được phụng kiến Đức Như Lai. Nếu tôi được thấy Đức Phật tất sẽ được lợi lành. Suy nghĩ xong, trưởng giả Hiền Thủ cùng năm trăm trưởng giả ra khỏi thành Vương Xá hướng đến núi Linh Thứu.
Buổi sáng hôm ấy, Đức Thế Tôn mặc Y Tăng Già Lê mang bát cùng chúng Tỳ Kheo thị tùng rời núi Linh Thứu hướng đến thành Vương Xá.
Đức Phật đi trước đại chúng. Oai nghi của Ngài nghiêm chỉnh bước đi an tường. Vì giáo hóa chúng sanh mà Ngài hiện thân khất thực.
Lúc Đức Phật sắp vào thành, Ngài dừng lại giữa đường, trưởng giả Hiền Thủ và năm trăm trưởng giả từ xa trông thấy Đức Phật oai nghiêm siêu việt, thân màu hoàng kim mà ai cũng thích nhìn, đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, các căn tịch định, thần thái đạm bạc, như Đại Long Tượng.
Nhiếp hộ các căn thanh tịnh không náo loạn như ao suối đứng trong, chân Ngài bước trên hoa sen hồng trăm ngàn ức cánh do bảy báu hiệp thành, được vô số Thiên, nhân, Dạ Xoa cúng dường, mưa hoa Trời lớn rải trên Đức Như Lai. Hoa Trời ấy như dòng thác đổ tràn đầy mặt đất.
Chư Trưởng Giả khen chưa từng có, dùng lòng thanh tịnh đến chỗ Đức Phật đảnh lễ chân Phật rồi đứng qua một bên mà bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Thiệt chưa từng có.
Thần lực của Đức Như Lai chói che cả Chư Tiên, chư Tiên cùng Ma Vương, Phạm Vương. Oai đức của Như Lai đủ cả danh xưng to lớn. Vầng viên quang màu đẹp lấp cả đại chúng. Thân tướng Như Lai dường tóa núi vàng lớn, dung mạo đoan nghiêm không ai sánh bằng.
Thế Tôn thành tựu tất cả những pháp hi kỳ. Tôi suy gẫm Đức Thế Tôn oai đức như vậy quan sát những tướng gì mà vứt bỏ gia nghiệp để chứng ngộ đại Bồ Đề.
Liền đó trưởng giả Hiền Thủ ở trước Đức Phật nói kệ rằng:
Xưa tôi từng nghe Đức Thế Tôn
Cát tường sắc đẹp danh xưng lớn
Nay thấy oai quang hơn chỗ nghe
Như tượng chân kim đủ mọi đức
Thân sắc Như Lai dường núi vàng
Cao rộng nghiêm tịnh nhìn không chán
Chúng Tỳ Kheo oai đức trang nghiêm
Dường như trăng tròn giữa sao Trời
Đảnh tướng Như Lai không ai thấy
Cao bày rực rỡ hơn Tu Di
Búi tóc tròn đầy tuần tự xoắn
Đảnh tướng bằng nghiêm như lọng Trời
Tóc biếc mềm mướt xoay bên hữu
Như ngọc thanh bảo của Thiên Đế
Sạch chói hơn lông cổ chim công
Nay tôi chiêm ngưỡng không biết chán
Diện mạo đoan nghiêm trán bằng phẳng
Mày sáng sạch như vành cung Trời
Lông trắng chặng mày chói rực rỡ
Ánh sáng chiếu suốt như vầng Trăng
Mắt trong diệu hiền rất đẹp lạ
Người thấy đều sanh lòng mến thích
Nay tôi chiêm ngưỡng chẳng tạm rời
Đảnh lễ mắt Phật thế gian nương
Sống mũi cao bằng dài và thẳng
Lần rộng tròn trịa như thỏi vàng
Môi đỏ bóng sáng rất thanh tịnh
Như trái tần bà ngọc ma ni
Răng đẹp sạch trắng thêm sáng bóng
Đồng màu sữa và ngó sen non
Răng kín bằng phẳng rất sạch sáng
Do điều thuận đại định cảm nên
Răng trong răng ngoài chân sâu chắc
Trên dưới khít khao đều tề chỉnh
Răng nanh sáng trắng hơn tất cả
Như nhạn vương ở giữa đàn nhạn
Tướng lưỡi của Phật rất rộng dài
Che mặt mỏng sạch như hoa sen
Như màu đồng đỏ châu ma ni
Lóng lánh như gương Mặt Trời mọc
Vành tai của Phật rất đoan nghiêm
Cõi Trời cõi người chẳng nghe thấy
Dòng giống Cồ Đàm hàm toan nghê
Vô úy dường như sư tử chúa
Tôi ngắm tướng yết hầu của Phật
Hay nhỉ chất cam lộ thế gian
Trong sạch sáng suốt không vết nhơ
Đủ đại lực chẳng nghĩ bàn
Trước cổ ngang rộng dài và thẳng
Ở giữa đều không có lằn nhăn
Tôn quý trong người Trời trong Trời
Thường ăn chất vị đệ nhất vị
Đầu vai tròn trịa đều đầy bằng
Ngực hông hùng mạnh oai dung thạnh
Tướng của Thế Tôn đời chưa nghe
Như trên núi cao mặt trời sáng
Tay chân hai vai và sau gáy
Bảy chỗ sáng sạch đều đầy bằng
Cánh tay tròn dài như vòi voi
Bàn tay thòng xuống rờ đụng gối
Thân mình rộng dầy như thú vương
Viên mãn như cây ni câu luật
Sức na la diên hiệp thành thân
Đủ trọn đại lực và nhẫn lực
Lông trên thân Phật đều hướng lên
Cứ mỗi lỗ lông mọc một lông
Bụi khói chẳng đóng như hoa sen
Xoắn về bên hữu mà mịn nhuyễn
Tôi xưa nghe truyền tướng ẩn kín
Âm tạng sâu như chúa ngựa Trời
Vế đùi tròn trịa lần lần thon
Tướng ấy dường như chúa nai Trời
Chân dầy nổi vun gót tròn dài
Bàn tay màn mỏng như nhạn chúa
Bằng đầy vót dài hai mươi ngón
Móng màu xích đồng như hoa sen
Hai chân tướng vành xe ngàn căm
Sáng sạch vi diệu đủ trang nghiêm
Như Lai dạo bước nơi thế gian
Hai mắt cá chân chẳng chạm nhau
Cách đất bốn ngón đi trên không
Những bông sen đỏ theo chân hiện
Đoái nhìn an tường bước tượng vương
Tiến lên đoan túc như Thiên Vương
Đại Thánh oai nghiêm vô sở úy
Giữa chúng vượt hơn sư tử vương
Sắc đẹp chói lấp Tỳ Sa Môn
Oai quang hơn trăm ngàn mặt trời
Thiên Vương Phạm Vương còn không bằng
Có ai hơn được Đức Như Lai
Đi đứng Thuyết Pháp độ chúng sanh
Thiên Tiên Long Thần đều cung kính
Hoặc trỗi nhạc Trời rải hoa Trời
Lăng xăng ngập tràn đầy hư không
Nay thấy Thế Tôn đại thần thông
Nên tôi trộm sanh lòng nghi hoặc
Trước kia do thấy công đức gì
Mà Phật xuất gia chứng Vô Thượng?
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo trưởng giả Hiền Thủ: Này trưởng giả! Ta xem thấy tất cả chúng sanh ở thế gian bị mười sự khổ bức bách:
Một là sanh khổ.
Hai là lão khổ.
Ba là bệnh khổ.
Bốn là tử khổ.
Năm là sầu khổ.
Sáu là oán hận.
Bảy là khổ thọ.
Tám là ưu thọ.
Chín là thống não.
Mười là khổ lớn sanh tử lưu chuyển.
Này trưởng giả! Ta thấy mười sự khổ ấy bức bách chúng sanh. Ta vì được vô thượng bồ đề để xuất ly sự khổ ấy, nên ta dùng lòng tịnh tín bỏ cung dòng thích thẳng đến đạo vô thượng.
Muốn tuyên lại nghĩa ấy, Đức Thế Tôn nói kệ rằng:
Ta thấy các phàm phu
Bị nhốt ngục lưu chuyển
Thường bị sanh lão bệnh
Các khổ làm bức bách
Sầu lo và oán hận
Những chết chóc kéo dắt
Vì trừ khổ lao ngục
Nên ta thích xuất ly.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Nguyệt đăng Tam Muội - Phần Ba Mươi Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Phương đẳng Vô Tưởng - Chương Mười Năm - Bảo Bạc
Phật Thuyết Kinh Trường A Hàm - Kinh Thế Ký - Phẩm Mười Hai - Thế Bổn Duyên
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Ba - Kinh Phật Tự Thuyết - Chương Sáu - Phẩm Sanh Ra đã Mù
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Bỉ Ngạn
Phật Thuyết Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Hai Mươi Năm - Phẩm Thấy Phật A Súc