Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Năm Mươi Chín - Pháp Hội Hư Không Mục - Phần Mười

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế

PHẬT THUYẾT 

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế  

PHÁP HỘI THỨ NĂM MƯƠI CHÍN

PHÁP HỘI HƯ KHÔNG MỤC  

PHẦN MƯỜI  

Này Bảo Kế! Nếu có người trước các kiến như vậy thì chẳng gọi là chánh kiến.

Tại sao vậy?

Luận về chánh kiến ấy là vô phân biệt, là bình đẳng không có hai.

Sao gọi là bình đẳng kiến?

Nếu suy nghĩ rằng: Phàm phu pháp là hạ, học pháp là thượng, như vậy gọi là chẳng phải bình đẳng kiến.

Nếu suy nghĩ rằng: Phàm phu pháp là lậu, học pháp là vô lậu. Phàm phu pháp có thực, Duyên Giác pháp không thực. Phàm phu pháp cấu uế, Bồ Tát pháp thanh tịnh. Phàm phu hữu vi, Phật vô vi, các kiến như vậy chẳng phải bình đẳng kiến.

Nếu có thể quán sát phàm phu pháp đến Phật Pháp không có sai biệt mới gọi là bình đẳng kiến.

Nếu có thể quán phàm phu pháp không đến Phật Pháp không, đây gọi là chánh kiến.

Nếu quán phàm phu pháp từ nhân duyên sanh, Duyên Giác pháp cũng theo nhân duyên sanh, đây mới gọi là chánh kiến.

Nếu quán phàm phu pháp tịch tĩnh, Bồ Tát pháp tịch tĩnh, đây gọi là chánh kiến.

Nếu quán phàm phu pháp chẳng cụ túc, nhẫn đến Phật Pháp cũng chẳng cụ túc, đây gọi là chánh kiến.

Nếu quán ngã cùng vô ngã không có sai biệt, vô sai biệt kiến mới gọi là chánh kiến.

Nếu là kiến như vậy thì chẳng thấy pháp thượng trung hạ, nơi tất cả pháp cũng không có giác quán, đây gọi là chánh kiến. Chánh kiến ấy gọi là vô sở kiến. Vô sở kiến ấy tức là chánh kiến.

Nếu là kiến như vậy, người ấy nhẫn đến chẳng thấy một pháp, một pháp tướng mạo, một pháp quang minh.

Này Bảo Kế! Kiến như vậy gọi là chánh kiến của Phật Pháp vậy.

Lúc nói pháp ấy, có năm trăm Tỳ Kheo được quả A La Hán.

Đức Phật phán tiếp: Này Bảo Kế! Thế nào là Chánh Giác?

Chánh giác ấy lìa tất cả giác. Giác ấy gọi là trí huệ phương tiện quán pháp biết pháp, đây gọi là chánh kiến.

Quán sát các pháp: Gì là cấu gì là tịnh, quán như vậy rồi đều chẳng giác tri bình đẳng cùng bất bình đẳng, rời lìa tất cả giác, đây gọi là Chánh Giác.

Thế nào là chánh ngữ?

Khẩu phát ra lời chẳng tự đốt não cũng chẳng não người, chẳng tự ô nhục cũng chẳng nhục người, chẳng tự sanh mạn chẳng sanh kiêu mạn cho người, chẳng tự dối phỉnh chẳng dối phỉnh người, đây gọi là chánh ngữ.

Còn nữa, chánh ngữ là phàm có nói thì nói tất cả pháp thảy đều bình đẳng, khéo có thể phân biệt tướng hữu vi, đây gọi là chánh ngữ.

Còn nữa, nói tất cả pháp không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô diệt, vô xuất, vô một, đây gọi là chánh ngữ.

Còn nữa, nói hữu vi là khổ vô thường vô ngã, Niết Bàn tịch tĩnh, đây gọi là chánh ngữ.

Còn nữa, nếu nói tất cả chúng sanh đều không có thọ mạng sĩ phu, tất cả các pháp theo nhân duyên sanh theo nhân duyên diệt, dường như hột trái, đây gọi là chánh ngữ. Tịnh chánh ngữ ấy tức là Phật ngữ. Đây gọi là tịnh chánh ngữ hành.

Thế nào là chánh nghiệp?

Nếu nghiệp dầu có thể hoại tất cả nghiệp cũng chẳng gọi là chánh nghiệp.

Nếu nghiệp có thể làm nhân tịch tĩnh bất tăng bất giảm, có thể hoại phiền não chẳng cho tăng trưởng, đây gọi là chánh nghiệp.

Dầu biết nghiệp như vậy mà vẫn làm thiện nghiệp, cũng quán các nghiệp thảy đều không tịch không có chắc thiệt là khổ không lạc, đây gọi là chánh nghiệp.

Thế nào là chánh mạng?

Nếu mạng chẳng phòng ngại tự thân tha thân, chẳng tăng tất cả các ác phiền não, chẳng phải ác nghiệp để sống, đây gọi là chánh mạng.

Đại Bồ Tát nơi các chúng sanh tịnh nơi chánh mạng, đem chánh mạng ấy nguyện hướng bồ đề, đây gọi là chánh mạng. Chánh mạng như vậy hay tự lợi lợi tha.

Thế nào là chánh tinh tiến?

Siêng làm phương tiện cầu các thiện pháp, dục tâm chẳng dứt không có nhàm hối, đây gọi là chánh tinh tiến. Suy cầu tánh bình đẳng của các pháp, cũng chẳng quán các pháp bình đẳng cùng bất bình đẳng, chẳng làm chẳng phải chẳng làm, biết rõ nơi như, pháp tánh và thiệt tánh, đây gọi là chánh tinh tiến.

Tuyên nói các pháp khiến các chúng sanh lìa tà tinh tiến, cũng biết hạnh được tu hành của chúng sanh, đây gọi là chánh tinh tiến.

Thế nào là chánh niệm?

Nếu niệm thí giới nhẫn tinh tiến thiền định trí huệ tứ vô lượng tâm, đây gọi là chánh niệm. Còn có chánh niệm nhiếp thủ phiền não chẳng cho vọng khởi, chẳng gần tất cả ác ma nghiệp, chẳng đoạ ác đạo chẳng khởi ác tâm, thường tu tất cả pháp chánh thiện, xa lìa tất cả pháp tà ác, đây gọi là chánh niệm. Bồ Tát trụ trong chánh niệm ấy được chánh tụ Sa Môn chánh quả. Đây gọi là chánh niệm.

Thế nào là chánh định?

Tu hành Thánh hạnh, biết khổ lìa tập chứng diệt hành đạo, đây gọi là chánh định. Còn có chánh định quán tất cả pháp thảy đều bình đẳng, nếu quán ngã tịnh thì tất cả cũng tịnh, nếu quán ngã không thì tất cả cũng không, dầu quán như vậy mà chẳng nhập chánh vị, đây gọi là Bồ Tát chánh định vậy.

Đại Bồ Tát trụ trong định ấy, khoảng một niệm được Nhất thiết trí, đây gọi là chánh định. Lúc nói pháp ấy, có một vạn hai ngàn Thiên và Nhân phát tâm vô thượng bồ đề.

Này Bảo Kế! Thế nào là Bồ Tát tịnh thần thông hạnh?

Thiên nhãn năm thứ đều hay nhìn thấy thập phương Thế Giới, thấy thập phương Thế Giới Chư Phật, thấy các chúng sanh xuất sanh thối một, thấy tất cả mười phương không có chướng ngại hơn cả Thanh Văn, Duyên Giác và hàng Thiên Nhân. Bồ Tát có đủ năm sự như vậy thì có thể tỏ rõ thấy tất cả pháp. Đây gọi là Bồ Tát tịnh thiên nhãn hành.

Đại Bồ Tát được thiên nhĩ thông nghe năm thứ tiếng: Tiếng loài người, tiếng hàng phi nhân, tiếng địa ngục, tiếng thuyết pháp của thập phương Chư Phật, tiếng ngữ ngôn của tất cả chúng sanh. Đây gọi là Bồ Tát tịnh thiên nhĩ hành.

Thế nào là Bồ Tát tịnh tha tâm trí hành?

Tri tha tâm trí cũng có năm thứ: Đều biết tất cả tâm của tất cả Nhân Thiên, biết rõ tâm của tất cả chúng sanh, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, biết tâm quá khứ, biết tâm vị lai, biết tâm hiện tại. Đây gọi là Bồ Tát tịnh tha tâm trí hành.

Còn có tha tâm trí biết chúng sanh ấy là chánh định tụ, là tà định tụ, là bất định tụ, biết chúng sanh ấy có tham, có sân hay có si, đã biết rõ rồi tuỳ chỗ nên đáng mà thuyết pháp, chúng sanh nghe pháp rồi được hoại phiền não. Đây gọi là Bồ Tát tịnh tha tâm trí hành.

Thế nào là Bồ Tát tịnh túc mạng trí hành?

Bồ Tát biết rõ thân ấy từ tham sân si nhân duyên mà sanh, biết rõ thân ấy từ thí giới nhẫn tiến định huệ từ bi hỉ xả nhân duyên mà sanh, biết rõ thân ấy cụ túc chẳng cụ túc, biết rõ thân ấy từ vô minh ái và bốn điên đảo sanh, biết rõ thân ấy do thí nhân duyên nên có đủ tài vật và các quyến thuộc. Các trí như vậy gọi là Bồ Tát tịnh túc mạng trí hành.

Thế nào là Bồ Tát tịnh thần túc hành?

Thần túc hành ấy cũng có năm thứ:

Một là hiển thị hình sắc.

Hai là hiểu các thứ ngôn ngữ của chúng sanh mà vì họ thuyết pháp.

Ba là khéo biết rõ tâm ý thức v.v…

Bốn là hay biết rõ tất cả pháp.

Năm là hay diễn nói tất cả pháp.

Đây gọi là Bồ Tát tịnh thần túc hành.

Này Bảo Kế! Ngũ thần thông như vậy để vì lậu tận, Bồ Tát tu tập ngũ thông mà chẳng tận lậu vì muốn biết rõ tất cả pháp. Tại sao, vì để điều phục chúng sanh vậy.

Này Bảo Kế! Ví như một thành ngang rộng một do tuần có nhiều cửa ngõ đường hiểm trở tối đen nên rất kinh sợ, người nào vào thành được thì hưởng nhiều an lạc.

Có một người có một con trai rất quý trọng mến yêu. Người ấy nghe thành kia nhiều an lạc như vậy liên bỏ con trai lại để đi đến thành.

Người ấy phương tiện qua được đường hiểm ác đến cửa thành, một chân vào thành chưa cất chân kia liền nhớ con trai mình tự nghĩ rằng: Ta chỉ có một đứa con, lúc đến thành sao chẳng cùng chung vào. Ai có thể nuôi giữ nó cho nó khỏi khổ. Nghĩ vậy rồi người ấy bỏ thành trở lại chỗ đứa con để dắt nó đi.

Cũng như vậy, Đại Bồ Tát thương xót chúng sanh như con một, tu tập ngũ thần thông. Đã tu tập rồi sắp được tận lậu mà chẳng thủ chứng. Tại sao, vì thương chúng sanh nên bỏ lậu tận thông nhẫn đến đi trong phàm phu địa.

Này Bảo Kế! Thành kia là dụ Đại Bát Niết Bàn. Có nhiều cửa là dụ tám vạn các môn tam muội. Đường hiểm ác là dụ các ma nghiệp. Đến cửa thành là dụ năm thần thông. Một chân bước vào là dụ trí huệ. Một chân chưa bước vào là dụ Bồ Tát chưa chứng giải thoát.

Nói một con trai là dụ tất cả chúng sanh ngũ đạo. Nhớ lại con trai là dụ tâm đại bi. Trở lại chỗ con trai là du điều chúng sanh. Có thể được giải thoát mà chẳng chứng tức là phương tiện vậy.

Này Bảo Kế! Đại Bồ Tát đại từ đại bi bất khả tư nghị.

Bảo Kế Bồ Tát nói: Bạch Đức Thế Tôn! Như lời Phật nói đại từ đại bi bất khả tư nghị. Như Thánh Giáo thì chẳng những từ bi bất khả tư nghị, mà phương tiện và lực cũng bất khả tư nghị.

Đại Bồ Tát tỏ rõ tự biết sẽ được vô thượng bồ đề mà chẳng chứng đó. Vì chúng sanh nên Đại Bồ Tát hành nơi sanh tử chẳng bị sanh tử nhiễm ô.

Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát có đủ pháp gì mà ở trong sanh tử tâm chẳng nhàm hối?

Đức Phật nói: Này Bảo Kế! Đại Bồ Tát có hai mười mốt pháp ở trong sanh tử tâm chẳng hối.

Một là thiện pháp được tu cùng chung với từ hành.

Hai là tâm từ được tu cùng chung với đại bi hành.

Ba là đại bi được tu cùng chung với điều chúng sanh hành.

Bốn là điều phục chúng sanh cùng chung với tinh tiến hành.

Năm là tinh tiến được tu cùng chung với thiện tâm chung hành.

Sáu là thiện tâm được tu cùng chung với phương tiện chung hành.

Bảy là phương tiện được tu cùng với huệ chung hành.

Tám là huệ được tu tập cùng với thiền định chung hành.

Chín là thiền định được tu tập cùng với thần thông chung hành.

Mười là thần thông được tu cùng với trí chung hành.

Mười một là trí được tu tập cùng với dục chung hành.

Mười hai là dục được tu cùng với niệm chung hành.

Mười ba là niệm được tu tập cùng với bồ đề tâm chung hành.

Mười bốn là tâm bồ đề được tu tập cùng với tứ nhiếp pháp chung hành.

Mười năm là tứ nhiếp được tu tập cùng với cấm giới chung hành.

Mười sáu là cấm giới được tu tập cùng với đa văn chung hành.

Mười bảy là đa văn được tu tập cùng với như pháp trụ chung hành.

Mười tám là như pháp trụ được tu cùng với Đà La Ni chung hành.

Mười chín là Đà La Ni được tu tập cùng với vô ngại trí chung hành.

Hai mươi là vô ngại trí được tu cùng với trang nghiêm công đức chung hành.

Hai mười mốt là công đức được tu tập cùng với trí huệ trang nghiêm chung hành.

Đây gọi là Bồ Tát hai mười mốt pháp ở tại sanh tử tâm chẳng nhàm hối.

Bảo Kế Bồ Tát nói: Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là Bồ Tát trang nghiêm tự thân cũng khiến chúng sanh được đại lợi ích?

Đức Phật nói: Này Bảo Kế! Đại Bồ Tát nếu có đủ đa văn thì gọi là tự trang nghiêm, vì chúng sanh diễn nói thì gọi là đại lợi ích.

Còn nữa, Đại Bồ Tát được đại tổng trì gọi là tự trang nghiêm, vì chúng sanh diễn nói gọi là đại lợi ích.

Còn nữa, Đại Bồ Tát không có phóng dật gọi là tự trang nghiêm, điều phục chúng sanh gọi là đại lợi ích.

Còn nữa, Đại Bồ Tát có ba mươi hai tướng là tự trang nghiêm, có đại trí huệ gọi là đại lợi ích.

Còn nữa, Đại Bồ Tát nhu nhuyến ngữ là tự trang nghiêm, nói rồi như lời nói mà làm gọi là đại lợi ích.

Còn nữa, Đại Bồ Tát hay tất cả bố thí là tự trang nghiêm, chẳng cầu quả báo gọi là đại lợi ích.

Đây gọi là Đại Bồ Tát trang nghiêm tự thân cũng làm cho chúng sanh được đại lợi ích.

Này Bảo Kế! Thưở quá khứ vô lượng A tăng kỳ kiếp, kiếp ấy tên là Lạc Hỷ, trong kiếp ấy có Phật hiệu Nhất Thiết Chúng Sanh Lạc Niệm Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Thế Giới của Phật Nhất Thiết Chúng Sanh Lạc Niệm ấy tên là Thiên Quán.

Này Bảo Kế! Tại sao kiếp ấy tên là Lạc Hỷ?

Trong đại kiếp ấy có sáu vạn Chư Phật xuất thế. Lúc kiếp sơ ấy, Trời Thủ Đà Bà Thiên xướng rằng: Kiếp này sẽ có sáu vạn Đức Phật Như Lai xuất thế. Chúng sanh nghe rồi thảy đều lạc hỷ, nên kiếp ấy có tên là Lạc Hỷ.

Này Bảo Kế! Thế Giới Thiên Quán ấy trang nghiêm vi diệu không có hạn lượng, khoái lạc diệu hảo như Cung Trời không khác, vì vậy mà Thế Giới ấy tên là Thiên Quán. Cõi ấy tất cả đều là Chiên Đàn làm đất không có đất cát bụi bặm. Hơi thơm cõi ấy xông khăp vô lượng Thế Giới Chư Phật.

Khắp mọi nơi trong cõi ấy sản xuất Liên Hoa, mỗi hoa có đại quang minh chiếu khắp cõi ấy. Chúng sanh cõi ấy đều có thần thông chân không đạp đất, không có thai sanh, tất cả đều hoá sanh, không có sanh tử nữ nhân, cũng không có danh từ ba ác đạo.

Tất cả chúng sanh đều dùng thiền hỷ làm thực. Cõi ấy không có danh từ nhị thừa. Tất cả chúng sanh cõi ấy đều dùng chân kim anh lạc Thiên Quan châu báu trang nghiêm thân mình. Dầu không cạo râu tóc mặc y Ca Sa mà cũng được gọi là người xuất gia.

Tại sao, Vì đối với tất cả vật, chúng sanh cõi ấy xả bỏ mà chẳng tham vậy. Phật Như Lai cõi ấy, hình sắc như Phạm Thiên. Phật ấy hiện thân Phạm Thiên vì Chư Bồ Tát nói pháp yếu. Nếu các Thế Giới khác Chư Bồ Tát thấy Phật ấy rồi liền thọ đại hoan hỷ.

Này Bảo Kế! Đức Phật ấy lúc muốn tuyên nói chánh pháp giáo hoá thì thăng đại pháp toà ở phía trên đại chúng cao bằng bảy cây Đa La, thường lược thuyết pháp.

Tại sao lược nói?

Vì tất cả chúng sanh cõi ấy căn tánh mãnh lợi vậy. Phật ấy nói pháp chỉ một câu mà các chúng sanh hiểu trăm ngàn câu. Đức Phật ấy thường nói bốn tịnh pháp. Đó là Ba la mật tịnh, trợ bồ đề tịnh, thần thông tịnh và điều chúng sanh tịnh.

Lúc ấy có Bồ Tát tên là Bảo Tụ bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là Bồ Tát trang nghiêm tự thân cũng làm cho chúng sanh được đại lợi ích?

Đức Nhất Thiết Chúng Sanh Lạc Niệm Như Lai ấy dạy rằng: Này Bảo Tụ! Nếu Bồ Tát có đủ vô ngại trí thì gọi là trang nghiêm, hay làm trí minh thì gọi là đại lợi ích. Lúc Phật ấy nói như vậy rồi có sáu ngàn Bồ Tát được Vô sanh nhẫn.

Bảo Tụ Bồ Tát lại bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là Bồ Tát trang nghiêm bồ đề thọ?

Đức Phật ấy nói: Này Bảo Tụ! Nếu Bồ Tát có thể tu bất phóng dật, đây gọi là trang nghiêm bồ đề thọ. Bất phóng dật ấy là như pháp trụ. Như pháp trụ là như thuyết mà trụ.

Còn nữa, bất phóng dật ấy gọi là vô lượng trang nghiêm, vô lượng bố thí, vô lượng trì giới, vô lượng nhẫn nhục, vô lượng tinh tiến, vô lượng thiền định, vô lượng trí huệ, vô lượng Phật Pháp, vô lượng điều phục, vô lượng công đức trí huệ trang nghiêm, cúng dường vô lượng Chư Phật Thế Tôn vì đủ trí huệ vậy, vô lượng đa văn vì tăng trí huệ vậy, vô lượng Xa ma tha, Tỳ bà xá na. Thành tựu các pháp như vậy gọi là trang nghiêm bồ đề thọ, cũng hay mau được vô thượng bồ đề.

Này Bảo Tụ! Tất cả pháp tá trợ bồ đề do bất phóng dật mà làm căn bổn, đủ đại trang nghiêm tất cả trí huệ, chẳng mất tất cả thiện pháp, xa lìa tất cả phiền não, nhiếp thủ tất cả các pháp, nơi tất cả pháp không có chướng ngại, điều phục các căn, thủ hộ các thiện pháp không cho thối thất, biết thời phi thời, đầy đủ thập lực tứ vô uý Phật bất cộng pháp đảnh pháp. Đây gọi là bất phóng dật.

Lúc Phật ấy nói pháp rồi, có vạn hai ngàn Bồ Tát được vô sanh nhẫn. Bảo Tụ Bồ Tát thưở xa xưa ấy, nay chính là thân ông, Bồ Tát Bảo Kế vậy.

Này Bảo Kế! Nay ông nên biết đủ bất phóng dật Đại Bồ Tát liền có thể trang nghiêm bồ đề thọ.

Này Bảo Kế! Thế nào là Bồ Tát tịnh điều phục?

Chúng sanh hành vô lượng vô biên bất khả tư nghị, điều phục cũng vô lượng vô biên bất khả tư nghị, Bồ Tát hành cũng vô lượng vô biên bất khả tư nghị. Đại Bồ Tát nhất tâm chí tâm điều phục chúng sanh.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần