Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Sáu Mươi Mốt - Pháp Hội Vô Tận ý Bồ Tát - Phần Sáu
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế
PHÁP HỘI THỨ SÁU MƯƠI MỐT
PHÁP HỘI VÔ TẬN Ý BỒ TÁT
PHẦN SÁU
Thưa Tôn Giả! Các chúng sanh phiền não loạn tâm như vậy, ở trong ấy Bồ Tát khéo tu tập trợ thành thiền định là cho thiền định ấy trụ nơi tâm bình đẳng. Đây gọi là Bồ Tát tu hành thiền định.
Nếu trụ trong trí chúng sanh bình đẳng, đây gọi là định. Tâm hành bình đẳng, tánh tướng bình đẳng, tất cánh bình đẳng, tu hành bình đẳng, đây gọi là định.
Trụ nơi thí giới, nhẫn, tiến, thiền định, trí huệ và các pháp v.v…, đây gọi là định. Như định bình đẳng thì chúng sanh bình đẳng. Như chúng sanh bình đẳng thì các pháp bình đẳng. Nhập vào các bình đẳng như vậy đây gọi là định.
Định bình đẳng như vậy thì bình đẳng với không. Bình đẳng với không thì chúng sanh bình đẳng, chúng sanh bình đẳng thì các pháp bình đẳng. Nhập bình đẳng như vậy đây gọi là định.
Như không bình đẳng thì vô tướng bình đẳng. Vô tướng bình đẳng thì vô nguyện bình đẳng. Vô nguyện bình đẳng thì vô tác bình đẳng. Vô tác bình đẳng thì chúng sanh bình đẳng. Chúng sanh bình đẳng thì các pháp bình đẳng. Nhập bình đẳng như vậy đây gọi là định. Vì tự tâm bình đẳng nên tha tâm cũng bình đẳng. Đây gọi là định.
Tất cả bình đẳng ấy, đó là lợi suy địa thuỷ hoả phong. Được tâm bình đẳng ấy thì tâm như hư không không có cao hạ, thường trụ bất động, oai nghi được làm thường định chẳng chuyển.
Bổn tánh vốn tự như vậy chẳng cất chẳng cao, tự tại vô uý nín lặng không nói năng, biết nghĩa, biết pháp, biết thời, biết phi thời, tuỳ sở hành thế gian mà chẳng xen tạp thế gian, bỏ tám pháp thế gian diết tất cả kiết sử, xa lìa ồn náo thích ở một mình.
Bồ Tát tu hành các pháp như vậy, nơi các thiền định tâm an trụ lìa rời sở tác thế gian. Bồ Tát này dùng phương tiện huệ nhập Thiền Ba la mật.
Lúc nhập thiền định sanh tâm đại bi vì các chúng sanh, đây gọi là phương tiện. Tâm ấy tịch diệt hẳn đây gọi là huệ.
Lúc nhập niệm Phật đây gọi là phương tiện. Chẳng y chỉ thiền định đây gọi là huệ.
Lúc nhập nhiếp thủ tất cả thiện pháp đây gọi là phương tiện. Chẳng phân biệt pháp tánh đây gọi là huệ.
Lúc nhập xu hướng trang nghiêm thân Phật đây gọi là phương tiện. Nơi Phật pháp thân chẳng sanh phân biệt đây gọi là huệ.
Lúc nhập nhớ âm thanh của Phật như phạm âm đây gọi là phương tiện. Ở trong pháp tánh không có tướng ngôn thuyết đây gọi là huệ.
Lúc nhập thọ trì tâm như kim cương đây gọi là phương tiện. Tư duy các pháp bổn tánh vốn tự chẳng loạn động đây gọi là huệ.
Lúc nhập chẳng xả bỏ bổn sở thệ nguyện độ các chúng sanh đây gọi là phương tiện. Nơi tất cả pháp tư duy vô ngã đây gọi là huệ.
Lúc nhập tư duy tất cả thiện căn đây gọi là phương tiện. Tư duy thiện căn tánh vô sở trụ đây gọi là huệ.
Lúc nhập quán khắp Thế Giới Chư Phật đây gọi là phương tiện. Thấy Thế Giới Chư Phật đồng với hư không đây gọi là huệ.
Lúc nhập trang nghiêm bồ đề Đạo Tràng đây gọi là phương tiện. Quán chỗ trang nghiêm đồng với tịch diệt đây gọi là huệ.
Lúc nhập muốn chuyển vô thượng pháp luân đây gọi là phương tiện. Tư duy pháp luân không có chuyển không có chẳng chuyển đây gọi là huệ.
Lúc nhập một bề tu trợ giác phần đây gọi là phương tiện. Vì biết các tâm nhiệt não của chúng sanh, nên tu tập Như Lai thiền định, biết tất cả pháp tương ưng chẳng tương ưng, có tướng không tướng tất cả tương tục, tuỳ thuận Bồ Tát quyết định tư duy, đây gọi là huệ. Đây gọi là Bồ Tát nhập thiền định phương tiện huệ vậy.
Bồ Tát Thiền định Ba la mật phương tiện và trí huệ hai sự chung hành được Phật pháp khí, tất cả các ma chẳng phá hoại được. Lúc nói pháp ấy, ba vạn hai ngàn Bồ Tát được Nhật đăng tam muội.
Duyên cớ gì mà gọi là Nhật đăng tam muội?
Ví như mặt nhật mọc các ánh sáng của đèn lửa, mặt nguyệt, tinh tú đều không còn hiện. Bồ Tát Đại Sĩ được định này rồi, thì trước kia tất cả những trí hữu học vô học nhị thừa và các chúng sanh khác có bao nhiêu trí đều chẳng còn hiện, đây gọi là Nhật Đăng tam muội.
Bồ Tát an trụ nơi Thiền Ba la mật thì ở nơi vô lượng các thiền tam muội mà được tự tại. Nay ở trong đây nên một phần ít trong số vô lượng tam muội ấy.
Những là Điện Đăng tam muội, Tịnh tam muội, Nguỵêt Quang tam muội, Tịnh Trang Nghiêm tam muội, Nhật Quang tam muội, Bất Khả Tư Nghị tam muội, Dũng Xuất tam muội, Chiếu Minh tam muội, Vố Cấu Quang Minh tam muội, Công Đức Quang Minh tam muội, nhất thiết pháp Trung Đắc Tự Tại tam muội, Các đạo tam muội, Vô Xu tam muội, Kiên Xưng tam muội.
Dũng xuất như Tu Di Sơn đẳng tam muội, pháp chiếu tam muội, pháp kiện tam muội, pháp tôn tam muội, Tự tại tri nhất thiết pháp tam muội, Trụ pháp tụ tam muội, Tổng trì pháp tịnh tam muội, Tuỳ tri tha tâm hành tam muội, pháp trang anh lạc tam muội, Thiêu nhất thiết phiền não tam muội, Phá tứ ma lực tam muội, Thập lực thanh dũng kiện tam muội.
Vô ngại đoạn ngại tam muội, Thủ đăng tam muội, Thí đắc danh văn tam muội, Trì địa tam muội, Trụ vô ngã như Tu Di Sơn tam muội, Trí diệm tam muội, Sanh huệ tam muội, Tu thiền tam muội, Vô lượng tự tại tam muội, Tâm điều phục vô ngã vô ngã sở thành tựu tam muội, Thuỷ nguyệt tam muội, Nhật thanh tam muội, Vô hữu cao hạ như Phật tam muội, Ly tướng tam muội.
Như thiện điều tượng sư tử du hý tam muội, Niệm Phật tam muội, Niệm Pháp Đắc Trí Vô Ngại Tự Tại tam muội, Vô Thối Bất Thối tam muội, Bất Thuấn tam muội, Thắng Tịnh Quang Vô Ngã tam muội, Không tam muội, Vô Tướng tam muội, Vô Nguyện tam muội, Trụ Tâm Bình Đẳng tam muội, Kim Cương tam muội, Tăng Thượng tam muội, Vô Năng Thắng tam muội.
Triền tam muội, Tịnh Thanh tam muội, Thiện Phân Biệt tam muội, Ly Phiền Não tam muội, Quảng Đại Như Hư Không tam muội, Nhập Chư Công Đức tam muội, Niệm Ý Tiến Giác tam muội, Dũng Huệ tam muội, Biện Vô Tận tam muội, Ngữ Vô Tận tam muội, Tổng Trì tam muội, Bất Vong tam muội, Thiện Tác tam muội, Quán Nhất Thiết Thế tam muội, Thiện Tri Sở Lạc tam muội.
Sanh Dũng Dước tam muội, Dũng Từ Tâm Tịnh tam muội, Đại Bi Căn Bổn tam muội, Nhập Hỷ tam muội, Xả Ly Tam Triền tam muội, Trí Cự tam muội, Trí Hải tam muội, Bất Ba Đảng tam muội, Nhất Thiết Tâm Hỉ tam muội, Điều Phục tam muội, Giải Thoát Trí tam muội, Dĩ Tự Tại tam muội, Pháp Tràng Kim Cương Tràng tam muội, Liên Hoa tam muội, Liên Hoa Tăng Thượng tam muội.
Ly Thế Pháp tam muội, Bất Động tam muội, Huệ Tăng Thượng tam muội, Chư Phật Sở Niệm Thủ Lăng Nghiêm tam muội, Vô Tranh tam muội, Hoả tam muội, Hoả Minh tam muội, Giải Thoát Thắng Trí tam muội, Trang Nghiêm Phật Thân tam muội, Biến Chiếu tam muội, Nhập Nhất Thiết Chúng Sanh Tâm Hoan Hỷ tam muội, Thuận Trợ Đạo tam muội, Trang Nghiêm Chư Ba la mật tam muội.
Bảo Man tam muội, Giữ Chư Giác Hoa tam muội, Giữ Giải Thoát Quả tam muội, Cam Lộ tam muội, Tốc Tật Như Phong tam muội, Bảo Tế tam muội, Giá Hải Đào tam muội, Sơn Tướng Bác tam muội, Quảng Đại Thần Túc tam muội, Kiến Vô Lượng Chư Phật tam muội, Văn Trì tam muội, Bất Loạn tam muội, Nhất Niệm Tri Vô Lượng Công Đức Hải Tịnh tam muội.
Bất khả kế na do tha tam muội như vậy lúc nhập Thiền Ba la mật đều được thanh tịnh. Đây gọi là Bồ Tát tu hành thiền định mà chẳng thể tận.
Tôn Giả Xá Lợi Phất nói với Bồ Tát Vô Tận Ý rằng: Bạch Đại Sĩ! Lành thay lành thay, Ngài đã nói về Bồ Tát Thiền Ba la mật. Duy nguyện Đại Sĩ nói về Bồ Tát Bát Nhã Ba la mật, như Chư Bồ Tát đã được Bát Nhã Ba la mật vô tận.
Bạch Đại Sĩ! Bát nhã Ba la mật, hành thế nào và nhập thế nào?
Vô Tận Ý Bồ Tát nói: Thưa Tôn Giả! Bát nhã Ba la mật như nghe rồi tu hành khéo nhập tư duy.
Tôn Giả nói: Bạch Đại Sĩ! Thế nào là như nghe tu hành?
Vô Tận Ý Bồ Tát nói: Thưa Tôn Giả! Nghe ấy đủ tám mươi hành.
Những gì là tám mươi hành?
Muốn tu hành, thuận tâm hành, cứu cánh tâm hành, thường phát khởi hành, thân cận thiện hữu hành, không có kiêu mạn hành, chẳng phóng dật hành, cung kính hành, tuỳ thuận giáo hành, theo thiện ngữ hành, hằng đến chỗ pháp Sư hành, chí tâm nghe pháp hành, thiện tư duy hành, chẳng loạn tâm hành, tinh tiến tâm hành, sanh bảo tưởng hành, khởi được tưởng hành.
Trừ các bịnh hành, niệm khí hành, tiến giác hành, ý hỷ hành, nhập giác hành, nghe không nhàm hành, tăng trưởng xả hành, điều trí hành, thân cận đa văn hành, phát hoan hỷ hành, thân nhẹ vui hành, tâm nhu hoà hành, nghe không mỏi mệt hành, nghe nghĩa hành, nghe pháp hành, nghe oai nghi hành, nghe người nói hành, nghe chỗ chưa nghe hành, nghe các thần thông hành.
Chẳng cầu các thừa khác hành, nghe các Ba la mật hành, nghe Bồ Tát tạng hành, nghe các nhiếp pháp hành, nghe phương tiện hành, nghe bốn phạm hành, nghe niệm chánh trí hành, nghe sanh phương tiện hành, nghe vô sanh phương tiện hành, nghe bất tịnh hành, tư duy từ hành, quán nhân duyên hành, quán vô thường hành, quán khổ hành, quán vô ngã hành, quán tịch diệt hành.
Quán không hành, quán vô tướng hành, quán vô nguyện hành, quán vô tác hành, tác thiện hành, trì chân thiệt hành, chẳng mất hành, chỗ ở tốt xấu phòng hộ tâm hành, siêng tinh tiến không giải đãi hành, thiện phân biệt các pháp hành, biết các phiền não chẳng phải bạn bè hành, thủ hộ các thiện pháp bạn bè mình hành, hàng phục phiền não chẳng phải bạn bè hành, thân cận chánh pháp tài hành.
Dứt các nghèo cùng hành, được người trí khen hành, mừng vui lợi căn hành, được các Thánh vui hành, khiến kẻ chẳng phải Thánh sanh hoan hỷ hành, quán các Chân Đế hành, quán các ấm lỗi hoạ hành, tư lương hữu vi nhiều lỗi hoạ hành, tư duy nghĩa hành, chẳng làm tất cả ác hành, tự lợi lợi tha hành, tuỳ thuận tăng tiến các thiện nghiệp hành, tiến tăng thượng hành, được tất cả Phật Pháp hành. Đây gọi là Bồ Tát như chỗ được nghe đủ tám mươi hành.
Thưa Tôn Giả! Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đủ ba mươi hai sự khéo thiện nhập tư duy.
Những gì là ba mươi hai sự?
Thiện nhập thọ trì định, thiện nhập phân biệt huệ, thiện nhập tâm nhu hoà, thiện nhập thân độc hành, thiện nhập mười hai duyên, thiện nhập chẳng đoạn dứt, thiện nhập bất thường, thiện nhập nhân duyên sanh pháp, thiện nhập không chúng sanh không thọ mạng không nhân, thiện nhập không có chỗ lai khứ an trụ, thiện nhập không có tác mà chẳng dứt nhân quả.
Thiện nhập rỗng không mà chẳng giải đãi, thiện nhập vô tướng mà chẳng phế, thiện nhập vô nguyện mà chẳng xả, thiện nhập chẳng chứng không vô tướng vô nguyện, thiện nhập sanh các thiền định tam muội, thiện nhập chẳng theo thiền định thọ sanh, thiện nhập sanh các thông trí, thiện nhập chẳng chứng vô lậu pháp, thiện nhập nội quán pháp, thiện nhập chứng quyết định.
Thiện nhập tư lương hữu vi pháp lỗi hoạ, thiện nhập chẳng thảm trước hữu vi pháp, thiện nhập quán tất cả chúng sanh vô ngã mà chẳng xả bỏ đại bi, thiện nhập tất cả thú những nơi bố uý, thiện nhập đầu thọ sanh các thú chẳng phải do nghiệp mà cố ý thọ sanh, thiện nhập ly dục.
Thiện nhập chẳng chứng pháp ly dục, thiện nhập xả bỏ lạc dục đã được, thiện nhập chẳng xả bỏ pháp lạc, thiện nhập xả bỏ tất cả hí luận giác quán, thiện nhập chẳng xả bỏ các giác quán phương tiện. Đây gọi là Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đủ ba mươi hai sự thiện nhập tư duy.
Lại thiện tư duy ấy là thiện thuận cú. Thiện thuận cú ấy là bất thủy cú, là bất chung cú, là bất trụ cú, là bất y chỉ cú, là bất động cú, là bất ỷ cú, là bình đẳng cú, là phi đẳng cú, là chân thiệt cú, là chánh chân cú, là bất biến cú, là thanh tịnh cú, là vĩnh tịch cú, là bất nhiên cú, là bất cử cú, là bất hạ cú, là bất giảm cú, là bất tăng cú, là bất cộng cú, là bất hí luận cú, là như cú, là bất như cú, là như phi cú, là phi như phi bất như cú.
Là như thiệt cú, là tam thế bình đẳng cú, là tam tế cú, là bất trụ sắc cú, là bất trụ thọ tưởng hành thức cú, là bất trụ địa đại cú, là bất trụ thuỷ hoả phong cú, là chẳng trụ nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới cú, là bất trụ nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới cú.
Là bất trụ tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới cú, là bất trụ thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới cú, là bất trụ thân giới, xúc giới, thân thức giới cú, là bất trụ ý giới, pháp giới, ý thức giới cú, là niệm nghĩa cú, là niệm trì cú, là liễu nghĩa Kinh cú, là niệm pháp cú. Đây gọi là Đại Bồ Tát thiện nhập tư duy.
Lại nữa, thiện tư duy là tất cả pháp hoặc ngã hay vô ngã, các pháp như vậy tuỳ thuận quán sát. Nếu biết chúng sanh không có ngã tức là tuỳ thuận quán sát các pháp.
Quán sát như vậy tức là thiện nhập tư duy. Như thiện tư duy tức là tư duy sanh tử và Niết Bàn đồng nhất pháp giới, quán hai cú ấy không có sai biệt. Thấy như vậy thì gọi là siêng tinh tiến thiện nhập tư duy.
Nếu quán hắc pháp và bạch pháp hai tánh bình đẳng không có sai biệt, đây gọi là siêng tinh tiến thiện nhập tư duy. Nếu quán các ách khổ cùng không có ách khổ chẳng động chẳng ỷ thị, đây gọi là siêng tinh tiến thiện nhập tư duy.
Nếu các Bồ Tát khởi thiện tư duy với các chúng sanh mà chẳng bỏ lìa, nơi các pháp tướng mà chẳng phân biệt, đây gọi là Bồ Tát phát thiện tư duy. Người như văn hành được nhập báo thiện tư duy như vậy, đây gọi là huệ.
Thưa Tôn Giả! Bồ Tát huệ ấy, có mười sáu pháp chẳng trụ trong đó.
Những gì là mười sáu pháp?
Chẳng trụ vô minh, hành, thức, danh, sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, nhẫn đến chẳng trụ vô minh diệt, hành diệt, thức diệt, danh sắc diệt, lục nhập diệt, xúc diệt, thọ diệt, ái diệt, thủ diệt, hữu diệt, sanh diệt, lão tử diệt.
Chẳng trụ căn bổn thân kiến nhẫn đến chẳng trụ sáu mươi hai kiến.
Chẳng trụ cao hạ nhẫn đến chẳng trụ các thế gian pháp lợi, suy, huỷ, dự, xưng, cơ, khổ, lạc.
Chẳng trụ mạn mạn, tăng thượng mạn, thắng mạn, ngã mạn, hạ mạn, kiêu mạn, tà mạn, nhẫn đến chẳng trụ hai mươi phiền não.
Chẳng trụ nhân tham khởi lên các kiết sử, hoặc thô hoặc tế hoặc thượng trung hạ, nhẫn đến chẳng trụ các kiết do tham dục khởi lên.
Chẳng trụ si tối phú cái các si, nhẫn đến chẳng trụ các kiết nhân si khởi lên.
Chẳng trụ dâm dục ái trược.
Chẳng trụ ngũ, ấm, tử, phiền não, thiên ma, nhẫn đến chẳng trụ các ma sự nhân ma khởi lên.
Chẳng trụ ngã, nhân chúng sanh, thọ mạng, dưỡng dục, sĩ phu, nhẫn đến chẳng trụ lấy tướng chúng sanh.
Chẳng trụ nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng, pháp chướng các kiến chướng, nhẫn đến chẳng trụ tất cả tập khí.
Chẳng trụ tư tưởng, ức tưởng, phân biệt tưởng, duyên tưởng, cảnh giới kiến văn giác tri, nhẫn đến chẳng trụ tất cả các kiết.
Chẳng trụ tuỳ chúng sanh tâm hành trí nhẫn đến chẳng trụ bát vạn tứ thiên pháp tụ.
Chẳng trụ xan tham, bố thí, trì giới, phá giới, sân khuể, nhẫn nhục, giải đãi, tinh tiến, loạn ý, thiền định, ngu si, trí huệ, nhẫn đến chẳng trụ các Ba la mật bạn phi bạn v.v…
Chẳng trụ định loạn, tà kiến, thiện bất thiện, thế gian xuất thế gian, khả tác bất khả tác, hữu lậu vô lậu, hữu vi vô vi, hắc pháp bạch pháp, sanh tử Niết Bàn, nhẫn đến chẳng trụ tất cả pháp bạn chẳng phải bạn v.v…
Chẳng trụ chúng sanh dị tướng, các thừa dị tướng, Phật giới dị tướng, Chư Phật dị tướng, chư pháp dị tướng, Chúng Thánh dị tướng, nhẫn đến chẳng trụ tất cả dị tướng.
Chẳng trụ tri bất tri, thức bất thức, thế đế Chân Đế, nhẫn đến chẳng trụ tất cả các tướng.
Nghĩa là Bồ Tát tư duy huệ ấy, không nghe, không làm, không thân, không tướng, không hình vô vi. Chân huệ như vậy chẳng trụ tất cả ức tưởng tư duy tâm tác chỉ trụ danh tự dị tướng. Đây gọi là Bồ Tát chân trí huệ chẳng trụ trong mười sáu pháp như vậy.
Thưa Tôn Giả! Thế nào là Bồ Tát huệ?
Xứ sở có tám phương tiện: Các ấm phương tiện, các giới phương tiện, các nhập phương tiện, các đế phương tiện, các duyên phương tiện, tam thế phương tiện, các thừa phương tiện, các pháp phương tiện.
Thế nào là các ấm phương tiện?
Nếu nói về các ấm thì như bọt nước, như bóng nước, như dương diệm, như thân cây chuối, như ảo, như mộng, như vang ứng tiếng, như tượng trong gương, như bóng, như hoá.
Sắc ấm, như bọt nước, như tánh bọt nước, chẳng phải ngã, chẳng phải chúng sanh, chẳng phải thọ mạng, chẳng phải nhân. Sắc cũng như vậy, có thể biết như vậy thì gọi là Bồ Tát quán sắc phương tiện.
Thọ ấm như bóng nước, tưởng ấm như dương diệm, cây chuối, ảo huyễn ảo huyễn tánh chẳng phải ngã, chẳng phải chúng sanh, chẳng phải thọ mạng, chẳng phải nhân. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Có thể biết như vậy thì gọi là Bồ Tát quán thọ, tưởng, hành, thức phương tiện.
Các ấm như mộng, như vang, như tượng, như ảnh, như hoá, như hoá tánh, không ngã, không chúng sanh, không thọ mạng, không nhân, các ấm ấy đều cũng như vậy. Có thể biết như vậy thì gọi là Bồ Tát quán các ấm phương tiện.
Gọi là ấm ấy tức là tướng thế gian, tướng thế gian tức là tướng có thể hư hoại. Như tướng có thể hư hoại tức là tánh vô thường, tánh khổ, tánh vô ngã, tánh tịch diệt. Có thể biết như vậy thì gọi là Bồ Tát quán ấm phương tiện.
Thế nào là Bồ Tát biết giới phương tiện?
Pháp giới, địa giới, thuỷ, hoả, phong giới, trong pháp giới ấy không có tướng cứng, tướng ướt, tướng nóng, tướng động.
Pháp giới, nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân ý giới, trong pháp giới ấy không có tướng thấy, tướng nghe, tướng ngửi, tướng nếm, tướng cảm giác, tướng rõ biết.
Pháp giới, Sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, trong pháp giới ấy không có tướng được thấy, tướng được nghe, tướng được ngửi, tướng được nếm, tướng được cảm giác, tướng được biết.
Pháp giới, nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, trong pháp giới ấy không có nhãn thức biết sắc, nhẫn đến không có ý thức biết pháp.
pháp giới sắc giới, pháp giới chẳng phải tướng sắc làm ra, nhẫn đến pháp giới, pháp giới, pháp giới chẳng phải tướng pháp làm ra.
Pháp giới và ngã giới không hai không khác.
Pháp giới, Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới, ngã giới, sanh tử giới, Niết Bàn giới không hai không khác.
Pháp giới hư không giới, tất cả pháp giới, ngã giới hư không giới, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô tác, vô xuất, vô sở hữu đồng như Niết Bàn.
Hư Không và Niết Bàn cùng tất cả các pháp không hai không khác. Vô lượng hữu vi pháp giới như vậy nhập vào vô vi giới. Có thể biết như vậy nói như vậy thì gọi là Bồ Tát biết giới phương tiện.
Thế nào là Bồ Tát quán nhập phương tiện?
Như lời Phật nói nhãn không, ngã không, ngã sở không. Tại sao, vì trong nhãn tánh ấy không có ngã không có ngã sở.
Như nhãn không, nhĩ, tỷ, thiệt, thân ý không cũng như vậy. Người quán nhập ấy thấy tất cả pháp, hoặc thiện bất thiện không có hai tướng. Đây gọi là Bồ Tát quán nhập phương tiện.
Nếu nhãn nhập sắc nhập, nếu thấy nhãn sắc ly dục, chẳng chứng ly dục pháp. Đây gọi là Bồ Tát quán nhập phương tiện.
Nhĩ nhập thanh nhập, tỷ nhập hương nhập, thiệt nhập vị nhập, thân nhập xúc nhập, ý nhập pháp nhập, nếu thấy ly dục chẳng chứng ly dục pháp, đây gọi là Bồ Tát quán nhập phương tiện. Gọi là nhập ấy, hoặc Thánh nhập hoặc phi Thánh nhập.
Thế nào là Thánh nhập?
Là tu tập đạo.
Thế nào là phi Thánh nhập?
Là chẳng tu tập đạo.
Nếu Bồ Tát an trụ nơi đạo với kẻ chẳng tu tập đạo sanh lòng đại bi chẳng bỏ nhập đạo, đây gọi là Bồ Tát quán nhập phương tiện.
Thế nào là Bồ Tát quán đế phương tiện?
Đế ấy thậm thâm khó vào.
Thế nào là khó vào?
Như là khổ trí, tập trí, diệt trí và đạo trí. Khổ trí ấy, quán các ấm vô sanh. Tập trí ấy, quán đoạn dứt tham ái nhân. Diệt trí ấy, quán vô minh v.v… các phiền não không có hoà hiệp. Đạo trí ấy, được bình đẳng quán nơi tất cả pháp không chỗ dựa lấy.
Bồ Tát nếu ở trong bốn Thánh đế quán như vậy mà chẳng thủ chứng vì giáo hoá chúng sanh, đây gọi là Bồ Tát quán đế phương tiện. Còn có ba đế là Tục Đế, đệ nhất nghĩa đế và tướng đế.
Thế nào là Tục Đế?
Như là ngữ ngôn văn tự các pháp giả danh được thế gian sử dụng.
Thế nào là đệ nhất nghĩa đế?
Đó là nhẫn đến không có tâm hành, huống là lại có ngôn ngữ văn tự.
Thế nào là tướng đế?
Quán tất cả tướng đồng với nhất tướng. Nhất tướng ấy tức là vô tướng. Bồ Tát tuỳ thuận Tục Đế mà chẳng nhàm mỏi, quán đệ nhất nghĩa đế mà chẳng thủ chứng, quán tướng đế nhất tướng vô tướng. Đây gọi là Bồ Tát quán đế phương tiện. Còn có hai đế là Tục Đế và đệ nhất nghĩa đế.
Thế nào là Tục Đế?
Như nói Khổ Tập đạo đế, như thế gian ngữ ngôn văn tự pháp giả danh v.v…
Thế nào là đệ nhất nghĩa đế?
Như ở nơi pháp Niết Bàn trọn chẳng quên mất.
Tại sao vậy?
Như tánh pháp giới thường trụ. Bồ Tát tuỳ tục chẳng sanh nhàm mỏi, quán đệ nhất nghĩa đế mà chẳng thủ chứng.
Còn có một đế, đó là nơi tất cả pháp không có dựa lấy, mà vì hoá độ chúng sanh nên hiện có dựa lấy. Đây gọi là Bồ Tát quán đế phương tiện. Còn nữa, ngũ ấm khổ, nếu thấy tướng khổ của ngũ ấm, đây gọi là quán khổ. Khổ tức không, đây gọi là khổ trí quán khổ Thánh đế.
Nếu quán Ngũ ấm các phiền não nghiệp nhân kiến nhân đây gọi là tập.
Nếu quán ái nhân kiến nhân chẳng thủ chẳng trước chẳng mong chẳng cầu, đây gọi là tập trí quán Tập Thánh đế. Ngũ ấm cứu cánh tận tướng, quá khứ đã dứt, vị lai chưa sanh, hiện tại chẳng trụ, đây gọi là diệt. Có thể biết như vậy, đây gọi là diệt trí quán diệt Thánh đế.
Nếu người đắc đạo chứng tập trí diệt trí, tỷ trí biết rồi, đây gọi là đạo.
Nếu ở trong ấy đều thấy tánh không, đây gọi là đạo trí quán đạo Thánh đế.
Nếu Bồ Tát có thể quán Tứ Thánh đế như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán đế phương tiện.
Nếu tất cả thọ gọi là khổ, ở nơi các thọ tư duy phân biệt, đây gọi là khổ trí quán khổ Thánh đế. Thọ nhân hoà hiệp, đây gọi là tập. Nếu ở nơi thọ nhân biết đúng chân thiệt, đây gọi là tập trí quán tập Thánh đế.
Nếu trừ các thọ không có kẻ thọ nhận thọ, quán thọ diệt tận mà chẳng chứng nơi diệt vì hoá độ chúng sanh. Đây gọi là diệt trí quán diệt Thánh đế.
Nếu có sở thọ, đây gọi là đạo, dầu cố hoà hiệp mà dụ như chiếc bè, chẳng vì sở thọ chẳng cầu nơi đạo, đây gọi là đạo trí quán đạo Thánh đế. Biết như vậy thấy Bốn Thánh đế thanh tịnh bình đẳng, đây gọi là Bồ Tát quán đế phương tiện. Lại tóm lược để nói. Sanh khổ đây gọi là khổ.
Nếu quán nơi sanh đây gọi là khổ trí quán khổ Thánh đế. Sanh từ nơi nhân duyên, đây gọi là tập. Nếu quán có chẳng phải có, đây gọi là tập trí quán tập Thánh đế. Tất cả sanh chẳng phải sanh tức là chẳng phải diệt. Nếu pháp chẳng sanh thì không có diệt, đây gọi là diệt.
Nếu quán diệt ấy, đây gọi là diệt trí quán diệt Thánh đế.
Nếu ở những như vậy mà suy cầu xứng lượng tư duy phân biệt, đây gọi là đạo.
Nếu dứt diệt suy cầu phân biệt ấy mà nhập pháp môn, đây gọi là trí quán đạo Thánh đế.
Nếu trụ nơi trí chẳng chứng Thánh đế, đây gọi là Bồ Tát quán đế phương tiện.
Thế nào là Bồ Tát quán duyên phương tiện?
Vì tụ tập bất thiện tư duy nên vô minh tập. Vì vô minh tập nên hành tập. Vì hành tập nên thức tập. Vì thức tập nên danh sắc tập. Vì danh sắc tập nên lục nhập tập.
Vì lục nhập tập nên xúc tập. Vì xúc tập nên thọ tập. Vì thọ tập nên ái tập. Vì ái tập nên thủ tập. Vì thủ tập nên hữu tập. Vì hữu tập nên sanh tập. Vì sanh tập nên lão tử tập. Vì lão tử tập nên ưu bi khổ não tập.
Nếu biết các khổ tụ tập như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán duyên phương tiện.
Nếu trụ các pháp tụ tập như vậy thì chẳng trưởng dưỡng, không sở tác, không tranh tụng, không có chủ, không sở thuộc, không hệ phược. Nghĩa là nếu nhân thiện pháp, nếu nhân bất thiện pháp, nếu nhân bất động pháp, nếu nhân hướng Niết Bàn pháp. Các pháp như vậy phân biệt đúng thiệt.
Nếu các chúng sanh căn lượng chừng hạn, nhân các căn ấy gây tạo các nghiệp, hoặc có thọ báo hoặc chẳng thọ báo, đều khéo biết nguyên nhân tụ tập phương tiện. Đây gọi là Bồ Tát quán duyên phương tiện.
Nếu bất thiện tư duy diệt thì vô minh diệt. Vì vô minh diệt nên hành diệt. Vì hành diệt nên thức diệt. Vì thức diệt nên danh sắc diệt. Vì danh sắc diệt nên lục nhập diệt. Vì lục nhập diệt nên xúc diệt. Vì xúc diệt nên thọ diệt. Vì thọ diệt nên ái diệt. Vì ái diệt nên thủ diệt. Vì thủ diệt nên hữu diệt. Vì hữu diệt nên sanh diệt. Vì sanh diệt nên lão tử diệt. Vì lão tử diệt nên ưu bi khổ não diệt.
Nếu biết các khổ tụ diệt như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán duyên phương tiện. Tất cả các pháp thuộc nhân, thuộc duyên, thuộc hoà hiệp. Nếu pháp thuộc nhân duyên hoà hiệp, thì pháp ấy chẳng thuộc ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng.
Nếu pháp chẳng thuộc ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng thì chẳng nhập vào pháp số. Có thể biết như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán duyên phương tiện.
Nếu Bồ Tát tu tập các pháp vì trợ bồ đề an ở bồ đề. Các duyên như vậy đều thấy diệt tận mà chẳng thủ chứng vì hoá độ chúng sanh. Đây gọi là Bồ Tát quán duyên phương tiện.
Thế nào là quán tam thế phương tiện?
Nếu Bồ Tát nhớ quá khứ thế thân mình thân người, tâm tâm số pháp thiện và bất thiện. Tâm bất thiện thì quở trách chê mắng, tâm thiện thì hồi hướng vô thượng bồ đề. Đây gọi là Bồ Tát quán quá khứ phương tiện. Vị lai thế tâm và tâm số pháp một bề chuyên niệm Đạo bồ đề.
Nếu khởi thiện tâm đều nguyện hồi hướng vô thượng bồ đề. Bao nhiêu tâm tâm số pháp bất thiện chẳng cho vào tâm. Phát nguyện như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán vị lai phương tiện. Hiện tại tâm và tâm số pháp thiện tư duy làm bao nhiêu nghiệp đều hồi hướng vô thượng Bồ Đề. Đây gọi là Bồ Tát quán hiện tại phương tiện. Quán phương tiện như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán tâm thế phương tiện.
Còn nữa, Bồ Tát khéo hiểu tam thế không không có sở hữu. Nếu quán như vậy, do sức trí huệ quán tam thế rỗng không, nơi tam thế Chư Phật vun trồng vô lượng công đức đêu đem hồi hướng vô thượng bồ đề, vì sức phương tiện vậy. Đây gọi là Bồ Tát quán tam thế phương tiện.
Còn nữa, Bồ Tát dầu thấy quá khứ tận pháp chẳng đến vị lai mà thường tu thiện pháp siêng tinh tiến chẳng giải đãi. Bồ Tát quán vị lai pháp dầu không có sanh xuất mà chẳng bỏ tinh tiến nguyện hướng bồ đề. Bồ Tát quán hiện tại pháp dầu niệm niệm diệt mà tâm mình chẳng quên phát xu bồ đề. Phương tiện như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán tam thế phương tiện.
Quá khứ đã diệt, vị lai chưa đến, hiện tại chẳng trụ, dầu quán tâm tâm số pháp sanh diệt tán hoại như vậy, mà thường chẳng bỏ tu tập các thiện căn trợ bồ đề pháp. Phương tiện như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán tam thế phương tiện.
Còn nữa, Bồ Tát nếu các thần thông nhớ quá khứ thế những thiện căn đã được làm, nhớ rồi hồi hướng vô thượng bồ đề. Niệm vị lai thế thiện căn chưa sanh nguyện tâm dự tính làm đều thành tựu như ý. Niệm hiện tại thế thường sanh thiện căn chuyên niệm chẳng giải đãi hồi hướng đạo vô thượng bồ đề. Phương tiện như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán tam thế phương tiện.
Còn nữa, Bồ Tát nếu hoá độ chúng sanh, niệm quá khứ thế đã làm thiện căn trợ đạo công đức, những là tuỳ chúng sanh tâm đáng được hoá độ ấy thì đúng như sở thích của họ đều đã hoá độ xong.
Nếu các chúng sanh vị lai thế, hoặc họ cần thấy Phật thấy Thánh Nhân mà được độ ấy thì tuỳ hình thích đáng đều làm cho họ được độ. Nếu các chúng sanh hiện tại thế nên nghe pháp hay là nên thấy thần lực thì cũng tuỳ chỗ thích đáng mà đều hiện hóa đó.
Tuỳ chỗ giáo hoá các chúng sanh rồi liền ở nơi tam thế thành tựu tự lợi lợi tha. Tất cả sự lợi ấy đều vì bồ đề đủ vô ngại trí. Phương tiện như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán tam thế phương tiện.
Thưa Tôn Giả Xá Lợi Phất! Thế nào là Bồ Tát quán các thừa phương tiện?
Xuất thế có Ba Thừa là Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa và đại thừa.
Thế có hai thừa là Thiên thừa và Nhân thừa.
Thế nào là Bồ Tát quán Thanh Văn thừa?
Phật chưa xuất thế thì không có Thanh Văn thừa.
Tại sao vậy?
Vì từ người khác nghe pháp sanh chánh kiến. Đó là nghe pháp rồi trì giới oai nghi, oai nghi đủ rồi giới tụ thành tựu. giới tụ đầy đủ rồi định tụ đầy đủ. Định tụ đầy đủ rồi huệ tụ đầy đủ. Huệ tụ đầy đủ rồi giải thoát tụ đầy đủ. Giải thoát tụ đầy đủ rồi giải thoát tri kiến tụ đầy đủ.
Phương tiện như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán Thanh Văn thừa phương tiện. Còn nữa, Bồ Tát quán Thanh Văn thừa, hoặc thiện bất thiện và bất động hành, tâm thường chê trách nhàm lìa Thế Giới, quán tất cả hành vô thường khổ vô ngã tịch diệt Niết Bàn, nhẫn đến chẳng có một niệm hy vọng thọ sanh, thường có lòng sợ sệt chẳng ưa thích, quán ấm như oán thù, giới như rắn độc, nhập như xóm vắng trống, nơi tất cả thú chẳng nguyện thọ sanh. Nếu có thể khai thị phân biệt như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán Thanh Văn thừa phương tiện.
Thế nào là Bồ Tát quán Duyên Giác thừa phương tiện?
Nếu Duyên Giác xuất thế, Bồ Tát quán sở hành của họ như thiệt biết đó. Sở hành của Duyên Giác vượt hơn công đức của Thanh Văn, dục tinh tiến bất phóng dật trì giới, ít nghe học, chẳng nhiều cúng dường Chư Phật Thế Tôn cung cấp hầu hạ phục dịch, do trung căn nên thường sanh tâm nhàm, các việc được làm thảy đều kém ít, nhàm sợ ồn náo thường thích xa lìa.
Một mình ở nơi vắng vẻ rảnh rang, oai nghi tường tự, ra vào ngưng trọng, an tâm yên lặng bớt việc người, có thể vì chúng sanh mà hiện phước điền thế gian, tâm họ nghiền ngẫm quán mười hai nhân duyên, thương niệm một pháp xuất thế Niết Bàn.
Luôn đi trong thiền định, chẳng từ người nghe mà tự nhiên giác ngộ ít phần cảnh giới. Vì nhân duyên ngộ đạo nên gọi là Duyên Giác. Nếu có thể khai thị phân biệt như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán Duyên Giác thừa phương tiện.
Thế nào là Bồ Tát quán đại thừa phương tiện?
Thừa ấy vô lượng. Nay ở trong ấy sẽ nói phần ít.
Thừa ấy vô lượng hay dung thọ tất cả chúng sanh vì không có quái ngại vậy.
Thừa ấy tăng trưởng tất cả thiện căn vì khiến vô lượng chúng sanh được thọ dụng vậy.
Thừa ấy đầy đủ các Ba la mật vì hay tuỳ chúng sanh tâm hành mà hoá độ vậy.
Thừa ấy có thể quá các pháp trợ đạo vì tiến đến vô ngại tới Đạo Tràng vậy.
Thừa ấy bình đẳng vì vô ngại quang minh chiếu vô lượng tất cả chúng sanh đều kham thọ vậy.
Thừa ấy vô uý vượt quá khiếp nhược đạo vì đều có thể thị hiện các Phật Pháp vậy.
Thừa ấy có thể phá hoại tất cả các ma ngoại đạo tà chúng vì đã xong mười hai duyên kiến lập tá trợ tràng bồ đề vậy.
Thừa ấy có thể trừ tất cả các biên kiến hữu vô đoạn thường nhân duyên khởi lên phiền não chướng ngại che trùm nghi ngờ đùa cợt vì được Phật vô ngại chân trí huệ vậy.
Thừa ấy giàu đủ các trân bảo chân thiệt chẳng hư hay lợi ích chúng sanh vì đại bi dũng mãnh bổn nguyện thành tựu vậy.
Thừa ấy đầy đủ thập lực, vô uý pháp, bất cộng, tướng hảo trang nghiêm thân khẩu ý vậy. Phương tiện như vậy, đây gọi là Bồ Tát quán đại thừa phương tiện.
Thế nào là Bồ Tát quán nhất thiết pháp phương tiện?
Đó là hoặc hữu vi hoặc vô vi, Bồ Tát ở trong các pháp ấy khéo biết phương tiện.
Thế nào là Bồ Tát quán hữu vi phương tiện?
Những thân thiện nghiệp, những khẩu thiện nghiệp, những ý thiện nghiệp nguyện đem hồi hướng vô thượng bồ đề, đây gọi là hữu vi phương tiện.
Nếu quán các thiện nghiệp thân khẩu ý đồng tướng bồ đề mà hồi hướng bồ đề, đây gọi là Bồ Tát quán vô vi phương tiện.
Còn nữa, nếu có thể tụ tập ngũ Ba la mật, đây gọi là hữu vi phương tiện. Dầu biết bát nhã Ba la mật tánh nó vô vi mà chỗ được tụ tập trọn không hề nhàm chê, cần phải đầy đủ các Ba la mật, hiểu sâu thiện căn đồng vô lậu bồ đề mà còn nguyện thành nhất thiết chủng trí, đây gọi là Bồ Tát vô vi phương tiện.
Còn nữa, Bồ Tát trụ trong tâm vô ngại bình đẳng dùng tứ nhiếp pháp nhiếp thủ chúng sanh, đây gọi là hữu vi phương tiện. Nếu khéo hiểu chúng sanh vô ngã vô nhân không chỗ mong cầu biết tứ nhiếp pháp đồng vô vi giải thoát mà có thể hồi hướng nhất thiết chủng trí, đây gọi là vô vi phương tiện.
Còn nữa, nếu các phiền não sanh tử tương tục dứt đoạn khiến nó chẳng khởi chỗ có thiện căn trợ bồ đề ấy khiến chẳng đoạn tuyệt nhẫn đến chẳng hành chút phần phiền não, đây gọi là hữu vi phương tiện. Dầu quán không vô tướng vô nguyện biết ba môn không ấy tức là trợ đạo phương tiện nên có thể chẳng chứng, đây gọi là vô vi phương tiện.
Còn nữa, dầu ở Tam giới mà chẳng bị Tam giới phiền não ô nhiễm, đây gọi là hữu vi phương tiện. Dầu xuất Tam giới mà chẳng chứng xuất, đây gọi là vô vi phương tiện.
Như lời Phật nói biết các pháp phương tiện thì có thể đầy đủ nhất thiết chủng trí, tại sao, vì nhất thiết chủng trí vô lượng vô biên đầy đủ chánh niệm huệ phương tiện, vì vậy nên gọi là nhất thiết pháp phương tiện.
Thưa Tôn Giả! Đây gọi là Bồ Tát trí huệ duyên tám phương tiện vậy.
Thưa Tôn Giả! Tám phương tiện ấy nhiếp vô tận trí huệ của Bồ Tát.
Huệ ấy có thể hiểu, vì quán rõ thiện pháp bất thiện pháp vậy.
Huệ ấy như mũi tên, vì hay bắn đúng pháp vậy.
Huệ ấy hay làm vì chánh pháp hiện tại vậy.
Huệ ấy chân giải vì dứt trừ các kiến phiền não chướng ngại các phú cái vậy.
Huệ ấy định nguyện vì đều có thể đầy đủ bổn sở cầu vậy.
Huệ ấy tiêu dung vì có thể trừ phiền não các cháy nóng vậy.
Huệ ấy diệt dự vì chẳng dứt pháp lạc vậy.
Huệ ấy chánh niệm vì rõ nghĩa sở duyên vậy.
Huệ ấy an trụ vì đủ ba mươi bảy pháp trợ đạo vậy.
Huệ ấy đắc tướng vì như thừa được hành đạo vậy.
Huệ ấy giải tướng vì tánh trí chiếu vậy.
Huệ ấy hay độ vì quá các lưu vậy.
Huệ ấy hay tiến vì thành chánh định quyết định vậy.
Huệ ấy chánh kiến vì đầy đủ tất cả thiện pháp vậy.
Huệ ấy hoan hỷ vì có thể cứu vớt kẻ sa vào phiền não vậy.
Huệ ấy thù thắng vì được đảnh pháp vậy.
Huệ ấy vi diệu vì tự nhiên giác vậy.
Huệ ấy chẳng hành vì chẳng gần tam thế vậy.
Huệ ấy nhiếp thủ vì đủ tất cả phương tiện vậy.
Huệ ấy hay đoạn dứt vì quá các tư tưởng vậy.
Huệ ấy chẳng phóng dật vì bỏ lìa tối mờ vậy.
Huệ ấy sơ thỉ vì phát hành tất cả thiện pháp vậy.
Huệ ấy hay phát vì đủ các thừa vậy.
Huệ ấy chiếu minh vì trừ lưới vô minh vậy.
Huệ ấy cho con mắt vì tất cả chúng sanh như chỗ hiểu của họ đều được tỏ rõ vậy.
Huệ ấy không y chỉ vì quá nhãn sắc vậy.
Huệ ấy đệ nhất nghĩa vì xuất chân thiệt vậy.
Huệ ấy không tranh vì khéo phân biệt vậy.
Huệ ấy tỏ rõ vì hướng về trí môn vậy.
Huệ ấy vô tận vì hay đi khắp vậy.
Huệ ấy chẳng nghịch vì thấy mười hai duyên vậy.
Huệ ấy giải thoát vì các triền hệ phược đều đã khéo dứt vậy.
Huệ ấy chẳng tạp vì lìa tất cả pháp chướng ngại vậy.
Thưa Tôn Giả! Tất cả chúng sanh có bao nhiêu tâm hành, trí huệ như vậy đều có thể chiếu suốt cả. Như chúng sanh bao nhiêu tâm hành huệ tư trí các phiền não môn, trí huệ như vậy thảy đều thấy rõ.
Nếu Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Như Lai có bao nhiêu trí huệ. Bồ Tát này đều có thể học khắp cả. Đây gọi là Bồ Tát vô tận huệ. Do vô tận huệ ấy nên đủ vô tận trí.
Lúc nói pháp ấy, có ba vạn hai ngàn Bồ Tát thiện căn thành thục được vô sanh pháp nhẫn.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba