Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Ba Mươi - Phẩm So Sánh Công đức - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI ĐẦU
PHẨM BA MƯƠI
PHẨM SO SÁNH CÔNG ĐỨC
PHẦN MỘT
Bấy giờ, Trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Hoặc thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… sao chép Kinh Điển bát nhã Ba la mật đa thậm thâm này, thiết bày đủ loại, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.
Lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… thượng diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường.
Hoặc thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… sau khi Phật Niết Bàn xây dựng Bảo Tháp trang nghiêm bằng bảy báu, chứa Xá Lợi Phật trong hòm báu, tôn trí trong ấy, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.
Lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… thượng diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường.
Hai loại phước ấy, phước nào nhiều hơn?
Phật dạy, Kiều Thi Ca! Ta lại hỏi ngươi, nên tùy ý đáp.
Theo ý ngươi thì sao?
Trí nhất thiết trí và thân tướng tốt của Như Lai chứng đắc, do tu học những pháp nào mà được?
Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Trí nhất thiết trí và thân tướng tốt của Như Lai đã chứng đắc là do tu học bát nhã Ba la mật đa này mà được.
Phật bảo: Kiều Thi Ca! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ngươi đã nói, Ta đã tu học bát nhã Ba la mật đa mà chứng đắc trí nhất thiết trí và thân tướng tốt.
Kiều Thi Ca! Nếu chẳng học bát nhã Ba la mật đa mà chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột là điều không có.
Kiều Thi Ca! Chẳng vì được thân tướng tốt mà gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, mà chỉ vì chứng đắc trí nhất thiết trí mới gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.
Kiều Thi Ca! Trí nhất thiết trí mà Như Lai chứng đắc là do bát nhã Ba la mật đa thậm thâm làm nhân. Cho nên thân tướng tốt của Phật phát khởi chỉ là y cứ nơi ấy. Nếu chẳng y cứ vào đó, thì thân tướng tốt của Phật và trí nhất thiết trí không do đâu mà chuyển hiện. Vì vậy bát nhã Ba la mật đa chính là nhân phát sanh trí nhất thiết trí.
Để làm cho trí này hiện tiền tương tục thì lại phải tu tập thân tướng tốt của Phật. Thân tướng tốt này, nếu chẳng phải là chỗ nương của biến trí thì tất cả Trời, Rồng, A Tố Lạc v.v… chẳng nên hết lòng cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.
Vì thân tướng tốt cùng biến trí của Phật là chỗ y cứ, cho nên các Trời, Rồng, A Tố Lạc v.v… cung kính cúng dường. Vì duyên cớ này, nên sau khi Ta nhập Niết Bàn các Trời, Rồng, thần, người, chẳng phải người cung kính cúng dường Xá Lợi của ta.
Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… chỉ đối với bát nhã Ba la mật đa cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy đã cúng dường trí nhất thiết trí và đã y chỉ vào Thân tướng tốt của Phật, và Xá Lợi của Phật sau khi Niết Bàn.
Vì sao?
Kiều Thi Ca! Vì trí nhất thiết trí, thân tướng tốt và Xá Lợi đều lấy bát nhã Ba la mật đa làm căn bản.
Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… chỉ đối với Phật thân và Xá Lợi cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy, chẳng phải cúng dường trí nhất thiết trí và bát nhã Ba la mật đa này.
Vì sao?
Kiều Thi Ca! Vì di thể của thân Phật chẳng phải là bát nhã Ba la mật đa, cũng chẳng phải là căn bản của trí nhất thiết trí.
Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này, nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… muốn cúng dường Phật, hoặc tâm, hoặc thân, trước hết phải lắng nghe thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, sao chép, giảng thuyết bát nhã Ba la mật đa thậm thâm.
Lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột thương diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường.
Vì vậy cho nên, Kiều Thi Ca! Hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… sao chép, Kinh Điển thậm thâm bát nhã Ba la mật đa này, thiết bày đủ thứ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… thượng diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường.
Hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… sau khi Phật nhập Niết Bàn, xây dựng Bảo Tháp trang trí bằng bảy báu, đặt Xá Lợi Phật trong hòm báu, tôn trí trong đó, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.
Lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… thượng diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường. Hai loại phước này, loại phước trước nhiều hơn.
Vì sao?
Kiều Thi Ca! Vì bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà sanh ra.
Kiều Thi Ca! Vì cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng.
Cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà hiện ra.
Kiều Thi Ca! Vì Chân như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà hiện ra.
Kiều Thi Ca! Vì Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo, đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất hiện.
Kiều Thi Ca! Vì bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh Đạo, đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông, đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng, đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì trí nhất thiết trí, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì tất cả pháp môn Đà La Ni, tất cả pháp môn Tam Ma Địa, đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì sự thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật của Đại Bồ Tát đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì dòng họ viên mãn, sắc lực viên mãn, của báu viên mãn, quyến thuộc viên mãn của Đại Bồ Tát đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà ra vậy.
Kiều Thi Ca! Vì Mười Thiện Nghiệp Đạo, cúng dường Quốc Độ, Phụ Mẫu, Sư Trưởng và vô lượng thiện pháp như là bố thí, trì giới tu tập v.v… trong thế gian đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì dòng họ lớn Sát Đế Lợi, dòng họ lớn Bà La Môn, dòng họ lớn Trưởng Giả, dòng họ lớn Cư Sĩ trong thế gian đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì chúng Trời Tứ Đại Vương, Trời Ba Mươi Ba, Trời Dạ Ma, Trời Đỗ Sử Đa, Trời Lạc Biến Hóa, Trời Tha Hóa Tự Tại ở trong thế gian đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì Trời Phạm Chúng, Trời Phạm Phụ, Trời Phạm Hội, Trời Đại Phạm, Trời Quang, Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Cực Quang Tịnh, Trời Tịnh, Trời Thiểu Tịnh, Trời Vô Lượng Tịnh, Trời Biến Tịnh, Trời Quảng, Trời Thiểu Quảng, Trời Vô Lượng Quảng, Trời Quảng Quả, Trời Vô Phiền, Trời Vô Nhiệt, Trời Thiện Hiện, Trời Thiện Kiến, Trời Sắc Cứu Cánh trong thế gian đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì Trời Không Vô Biên Xứ, Trời Thức Vô Biên Xứ, Trời Vô Sở Hữu Xứ, Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ trong thế gian đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì tất cả Dự Lưu, Dự Lưu quả, Nhất Lai, Nhất Lai quả, Bất Hoàn, Bất Hoàn quả, A La Hán, A La Hán quả đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì tất cả Độc Giác, quả vị Độc Giác đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì tất cả Đại Bồ Tát và pháp của Đại Bồ Tát đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Kiều Thi Ca! Vì trí nhất thiết trí chẳng thể nghĩ lường, chẳng thể tuyên nói, không gì cao hơn, không gì cao hơn nữa, không gì bằng, không gì vượt qua, đều từ bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế mà xuất sanh.
Lúc bấy giờ, Trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Người ở Châu Thiệm Bộ, có người đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm chẳng biết cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, vì họ đâu biết cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen bát nhã Ba la mật đa thậm thâm thì có được lợi ích đại công đức như thế.
Phật dạy: Kiều Thi Ca! Nay Ta hỏi ngươi, tùy theo ý ngươi mà trả lời.
Theo ý ngươi thì sao, trong Châu Thiệm Bộ có bao nhiêu người thành tựu sự chứng tịnh của Phật, thành tựu sự chứng tịnh của Pháp, thành tựu sự chứng tịnh của Tăng?
Có bao nhiêu người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi?
Có bao nhiêu người hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng?
Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Trong Châu Thiệm Bộ có một số ít người thành tựu sự chứng tịnh của Phật, thành tựu sự chứng tịnh của Pháp, thành tựu sự chứng tịnh của Tăng. Có một số ít người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Có một số ít người hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng.
Phật dạy: Kiều Thi Ca! Ta lại hỏi ngươi, tùy theo ý ngươi mà trả lời, này Kiều Thi Ca!
Theo ý ngươi thì sao, trong Châu Thiệm Bộ có bao nhiêu người chứng đắc ba mươi bảy pháp phần bồ đề?
Có bao nhiêu người chứng đắc ba pháp môn giải thoát?
Có bao nhiêu người chứng đắc tám giải thoát?
Có bao nhiêu người chứng đắc chín định thứ đệ?
Có bao nhiêu người chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt?
Có bao nhiêu người chứng đắc sáu phép thần thông?
Có bao nhiêu người vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết đắc quả Dự Lưu?
Có bao nhiêu người làm mỏng tham, sân, si đắc quả Nhất Lai?
Có bao nhiêu người đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất Hoàn?
Có bao nhiêu người đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A La Hán?
Có bao nhiêu người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc Giác?
Có bao nhiêu người phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Trong Châu Thiệm Bộ có một số ít người chứng đắc ba mươi bảy pháp phần bồ đề. Có một số ít người chứng đắc ba pháp môn giải thoát.
Có một số ít người chứng đắc tám giải thoát. Có một số ít người chứng đắc chín định thứ đệ. Có một số ít người chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt. Có một số ít người chứng đắc sáu phép thần thông.
Có một số ít người vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự Lưu. Có một số ít người làm mỏng tham, sân, si, đắc quả Nhất Lai. Có một số ít người đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất Hoàn.
Có một số ít người đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A La Hán. Có một số ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc Giác. Có số ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.
Lúc bấy giờ, Phật bảo Trời Đế Thích: Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời ngươi nói.
Này Kiều Thi Ca! Trong châu Thiệm bộ, rất ít người thành tựu sự chứng tịnh của Phật, thành tựu sự chứng tịnh của Pháp, thành tựu sự chứng tịnh của Tăng. Lại càng ít người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi.
Lại càng ít người hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng. Lại càng ít người chứng đắc ba mươi bảy Pháp phần bồ đề. Lại càng ít người chứng đắc ba pháp môn giải thoát.
Lại càng ít người chứng đắc tám giải thoát. Lại càng ít người chứng đắc chín định thứ đệ. Lại càng ít người chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt. Lại càng ít người chứng đắc sáu phép thần thông.
Kiều Thi Ca! Trong Châu Thiệm Bộ rất ít người vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự Lưu. Lại càng ít người làm mỏng tham, sân, si, đắc quả Nhất Lai. Lại càng ít người đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất Hoàn.
Lại càng ít người đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A La Hán. Lại càng ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc Giác. Lại càng ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột. Lại càng ít người đã phát tâm rồi, tinh cần tu tập hướng đến hạnh bồ đề.
Vì sao?
Kiều Thi Ca! Vì các loài hữu tình trôi dạt sinh tử từ vô lượng kiếp đến nay, phần nhiều chẳng gặp Phật, chẳng nghe chánh pháp, chẳng thân cận Tăng. Chẳng hành bố thí, chẳng hộ tịnh giới, chẳng tu an nhẫn, chẳng khởi tinh tấn, chẳng tập tịnh lự, chẳng học bát nhã.
Chẳng nghe bố thí Ba la mật đa, chẳng tu bố thí Ba la mật đa. Chẳng nghe tịnh giới Ba la mật đa, chẳng tu tịnh giới Ba la mật đa. Chẳng nghe an nhẫn Ba la mật đa, chẳng tu an nhẫn Ba la mật đa. Chẳng nghe tinh tấn Ba la mật đa, chẳng tu tinh tấn Ba la mật đa.
Chẳng nghe tịnh lự Ba la mật đa, chẳng tu tịnh lự Ba la mật đa. Chẳng nghe bát nhã Ba la mật đa, chẳng tu bát nhã Ba la mật đa. Chẳng nghe cái không nội, chẳng tu cái không nội.
Chẳng nghe cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chẳng tu cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh.
Chẳng nghe chân như, chẳng tu chân như. Chẳng nghe pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng tu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Chẳng nghe Thánh đế khổ, chẳng tu Thánh đế khổ. Chẳng nghe Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu Thánh đế tập, diệt, đạo. Chẳng nghe bốn tịnh lự, chẳng tu bốn tịnh lự, chẳng nghe bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Chẳng nghe tám giải thoát, chẳng tu tám giải thoát. Chẳng nghe tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Chẳng nghe bốn niệm trụ, chẳng tu bốn niệm trụ.
Chẳng nghe bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi Thánh Đạo, chẳng tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh Đạo. Chẳng nghe pháp môn giải thoát không, chẳng tu pháp môn giải thoát không.
Chẳng nghe pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Chẳng nghe năm loại mắt, chẳng tu năm loại mắt. Chẳng nghe sáu phép thần thông, chẳng tu sáu phép thần thông.
Chẳng nghe mười lực của Phật, chẳng tu mười lực của Phật. Chẳng nghe bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng, chẳng tu bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng.
Chẳng nghe pháp không quên mất, chẳng tu pháp không quên mất. Chẳng nghe tánh luôn luôn xả, chẳng tu tánh luôn luôn xả. Chẳng nghe tất cả pháp môn Đà La Ni, chẳng tu tất cả pháp môn Đà La Ni.
Chẳng nghe tất cả pháp môn Tam Ma Địa, chẳng tu tất cả pháp môn Tam Ma Địa. Chẳng nghe trí nhất thiết, chẳng tu trí nhất thiết. Chẳng nghe trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Kiều Thi Ca! Vì duyên cớ ấy, nên biết ở trong Châu Thiệm Bộ này, rất ít người thành tựu sự chứng tịnh của Phật, thành tựu sự chứng tịnh của Pháp, thành tựu sự chứng tịnh của Tăng.
Lại càng ít người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Lại càng ít người hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng. Lại càng ít người chứng đắc ba mươi bảy Pháp phần bồ đề.
Lại càng ít người chứng đắc ba pháp môn giải thoát. Lại càng ít người chứng đắc tám giải thoát. Lại càng ít người chứng đắc chín định thứ đệ. Lại càng ít người chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt. Lại càng ít người chứng đắc sáu phép thần thông.
Kiều Thi Ca! Nên biết, trong Châu Thiệm Bộ này, rất ít người vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự Lưu. Lại càng ít người làm mỏng tham, sân, si, đắc quả Nhất Lai. Lại càng ít người đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất Hoàn.
Lại càng ít người đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A La Hán. Lại càng ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc Giác. Lại càng ít người phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột. Lại càng ít người đã phát tâm rồi tinh cần tu tập hướng đến hạnh bồ đề.
Lúc bấy giờ, Phật bảo Trời Đế Thích: Ta nay hỏi ngươi, tùy theo ý ngươi mà trả lời.
Kiều Thi Ca! Theo ý ngươi thì sao?
Ngoài loài người ở Châu Thiệm Bộ ra, trong Thế Giới ba lần ngàn này?
Có bao nhiêu chúng sanh cung kính cúng dường Phụ Mẫu, Sư Trưởng?
Có bao nhiêu chúng sanh cung kính cúng dường Quốc Độ, Bà La Môn?
Có bao nhiêu chúng sanh hành bố thí, thọ trai, trì giới?
Có bao nhiêu chúng sanh tu Mười Thiện Nghiệp Đạo?
Có bao nhiêu chúng sanh đối với các dục trụ tưởng nhàm chán, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng vui?
Có bao nhiêu chúng sanh tu bốn tịnh lự?
Có bao nhiêu chúng sanh tu bốn vô lượng?
Có bao nhiêu chúng sanh tu bốn định vô sắc?
Có bao nhiêu chúng sanh tin Phật, tin Pháp, tin Tăng?
Có bao nhiêu chúng sanh đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi?
Có bao nhiêu chúng sanh hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng?
Có bao nhiêu chúng sanh tu ba mươi bảy Pháp phần bồ đề?
Có bao nhiêu chúng sanh tu ba pháp môn giải thoát?
Có bao nhiêu chúng sanh tu tám giải thoát?
Có bao nhiêu chúng sanh tu chín định thứ đệ?
Có bao nhiêu chúng sanh tu bốn sự hiểu biết thông suốt?
Có bao nhiêu chúng sanh tu sáu phép thần thông?
Có bao nhiêu chúng sanh vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự Lưu?
Có bao nhiêu chúng sanh làm mỏng tham, sân, si, đắc quả Nhất Lai?
Có bao nhiêu chúng sanh đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất Hoàn?
Có bao nhiêu chúng sanh đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A La Hán?
Có bao nhiêu chúng sanh phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc Giác?
Có bao nhiêu chúng sanh phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?
Có bao nhiêu chúng sanh đã phát tâm rồi, tinh cần tu tập hướng đến hạnh bồ đề?
Có bao nhiêu chúng sanh trau dồi trưởng dưỡng hướng đến tâm bồ đề?
Có bao nhiêu chúng sanh phương tiện thiện xảo tu hành bát nhã Ba la mật đa?
Có bao nhiêu chúng sanh được an trụ Bồ Tát bất thối chuyển?
Có bao nhiêu chúng sanh mau chứng quả vị giác ngộ cao tột?
Trời Đế Thích bạch: Bạch Thế Tôn! Ở trong Thế Giới ba lần ngàn này có ít chúng sanh cung kính cúng dường phụ mẫu, Sư Trưởng. Có ít chúng sanh cung kính cúng dường Quốc Độ, Bà La Môn. Có ít chúng sanh hành bố thí, thọ trai, trì giới. Có ít chúng sanh tu Mười Thiện Nghiệp Đạo.
Có ít chúng sanh đối với các dục, trụ tưởng nhàm chán, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng đáng vui. Có ít chúng sanh tu bốn tịnh lự. Có ít chúng sanh tu bốn vô lượng.
Có ít chúng sanh tu bốn định vô sắc. Có ít chúng sanh tin Phật, tin Pháp, tin Tăng. Có ít chúng sanh đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Có ít chúng sanh hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng.
Có ít chúng sanh tu ba mươi bảy Pháp phần bồ đề. Có ít chúng sanh tu ba pháp môn giải thoát. Có ít chúng sanh tu tám giải thoát. Có ít chúng sanh tu chín định thứ đệ. Có ít chúng sanh tu bốn sự hiểu biết thông suốt.
Có ít chúng sanh tu sáu phép thần thông. Có ít chúng sanh vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự Lưu. Có ít chúng sanh làm mỏng tham, sân, si, đắc quả Nhất Lai.
Có ít chúng sanh đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất Hoàn. Có ít chúng sanh đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A La Hán. Có ít chúng sanh phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc Giác.
Có ít chúng sanh phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột. Có ít chúng sanh đã phát tâm rồi, tinh tấn tu tập hướng đến hạnh bồ đề. Có ít chúng sanh trau dồi trưởng dưỡng hướng đến tâm bồ đề.
Có ít chúng sanh phương tiện thiện xảo tu hành bát nhã Ba la mật đa. Có ít chúng sanh được an trụ Bậc Bồ Tát bất thối chuyển. Có ít chúng sanh mau chứng quả vị giác ngộ cao tột.
Lúc bấy giờ, Phật bảo Trời Đế Thích: Đúng vậy! Đúng vậy! Như ngươi đã nói.
Này Kiều Thi Ca! Ở trong Thế Giới ba lần ngàn này, rất ít chúng sanh cung kính cúng dường Phụ Mẫu, Sư Trưởng. Lại càng ít chúng sanh cung kính cúng dường Quốc Độ, Bà La Môn. Lại càng ít chúng sanh hành bố thí, thọ trai, trì giới. Lại càng ít chúng sanh tu Mười Thiện Nghiệp Đạo.
Lại càng ít chúng sanh đối với các dục trụ tưởng nhàm chán, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng vui. Lại càng ít chúng sanh tu bốn tịnh lự. Lại càng ít chúng sanh tu bốn vô lượng.
Lại càng ít chúng sanh tu bốn định vô sắc. Lại càng ít chúng sanh tin Phật, tin Pháp, tin Tăng. Lại càng ít chúng sanh đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi.
Lại càng ít chúng sanh hết lòng đối với Phật, hết lòng đối với Pháp, hết lòng đối với Tăng. Lại càng ít chúng sanh tu ba mươi bảy Pháp phần bồ đề. Lại càng ít chúng sanh tu ba pháp môn giải thoát.
Lại càng ít chúng sanh tu tám giải thoát. Lại càng ít chúng sanh tu chín định thứ đệ. Lại càng ít chúng sanh tu bốn sự hiểu biết thông suốt. Lại càng ít chúng sanh tu sáu phép thần thông.
Kiều Thi Ca! Ở trong Thế Giới ba lần ngàn này, rất ít chúng sanh vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự Lưu. Lại càng ít chúng sanh làm mỏng tham, sân, si, đắc quả Nhất Lai.
Lại càng ít chúng sanh đoạn trừ năm kiết thuận hạ phần, đắc quả Bất Hoàn. Lại càng ít chúng sanh đoạn trừ năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A La Hán. Lại càng ít chúng sanh phát tâm quyết định hướng đến quả vị Độc Giác.
Lại càng ít chúng sanh phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột. Lại càng ít chúng sanh đã phát tâm rồi, tinh cần tu tập hướng đến hạnh bồ đề. Lại càng ít chúng sanh trau dồi trưởng dưỡng hướng đến tâm bồ đề.
Lại càng ít chúng sanh phương tiện thiện xảo tu hành bát nhã Ba la mật đa. Lại càng ít chúng sanh được an trụ Bậc Bồ Tát bất thối chuyển. Lại càng ít chúng sanh mau chứng quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Ta dùng Phật nhãn thanh tịnh vô ngại quán sát vô số Thế Giới trong mười phương, tuy thấy có vô lượng, vô số, vô biên hữu tình phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, tinh cần tu tập hướng đến hạnh bồ đề, nhưng vì xa lìa phương tiện thiện xảo của bát nhã Ba la mật đa thậm thâm, nên chỉ hoặc một, hoặc hai, hoặc ba hữu tình được an trụ Bậc Bồ Tát bất thối chuyển, còn phần nhiều bị thối đọa vào các Bậc Thanh Văn, Độc Giác hạ liệt.
Vì sao?
Kiều Thi Ca! Vì quả vị giác ngộ cao tột rất khó đạt được, nên những hạng ác tuệ, lười biếng, tinh tấn yếu kém, hiểu biết cạn cợt, hữu tình hèn kém chẳng có khả năng chứng đắc.
Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này, nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… phát tâm quyết định hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, tinh cần tu tập, hướng đến hạnh bồ đề, muốn an trụ Bậc Bồ Tát bất thối chuyển, mau chứng quả vị giác ngộ cao tột, không còn vướng mắc tai nạn.
Nên đối với bát nhã Ba la mật đa thậm thâm như thế luôn luôn lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu tập, như lý tư duy, ưa thưa hỏi thầy, thích giảng cho người khác, làm việc này rồi, lại còn phải sao chép, dùng các thứ vật báu để trang nghiêm cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.
Lại dùng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… thượng diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quý, kỹ nhạc, đèn sáng để cúng dường, thì này Kiều Thi Ca, thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… đối với các thiện pháp tù thắng khác đã gồm thâu trong bát nhã Ba la mật đa thâm sâu, cũng phải lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu tập, như lý tư duy, ưa thưa hỏi thầy, thích giảng cho người khác.
Các thiện pháp thù thắng khác gồm thâu trong bát nhã Ba la mật đa thâm sâu là những pháp gì?
Đó là bố thí Ba la mật đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba la mật đa.
Hoặc cái không nội, hoặc cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.
Hoặc chân như, hoặc pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Hoặc Thánh đế khổ, hoặc Thánh đế tập, diệt, đạo. Hoặc bốn tịnh lự, hoặc bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Hoặc tám giải thoát, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Hoặc bốn niệm trụ, hoặc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo.
Hoặc pháp môn giải thoát không, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Hoặc năm loại mắt, hoặc sáu phép thần thông. Hoặc mười lực của Phật, hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng.
Hoặc pháp không quên mất, hoặc tánh luôn luôn xả. Hoặc tất cả pháp môn Đà La Ni, hoặc tất cả pháp môn Tam Ma Địa. Hoặc trí nhất thiết, hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Hoặc vô lượng, vô biên Phật Pháp khác, đó gọi là các thiện pháp thù thắng thâu trong bát nhã Ba la mật đa thậm thâm.
Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… ấy, đối với vô lượng pháp môn khác như uẩn, xứ, giới v.v… tùy thuận bát nhã Ba la mật đa thậm thâm, cũng phải lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, như lý tư duy, chẳng nên hủy báng, làm cho quả vị giác ngộ cao tột bị trở ngại.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười - Mười Pháp - Phẩm Ba - Phẩm Lớn - Phần Sáu - Kalì
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Nhất - Pháp Hội Tam Tụ Luật Nghi - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Trưởng Giả
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - hội Thứ Hai - Phẩm Mười Sáu - Phẩm Tam Ma địa - Phần Hai