Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Mười Một - Phẩm Tán Thán Thanh Tịnh - Phần Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI THỨ BA  

PHẨM MƯỜI MỘT

PHẨM TÁN THÁN THANH TỊNH  

PHẦN MỘT   

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Sự thanh tịnh như vậy rất là sâu xa?

Phật dạy: Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy rất là sâu xa?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Sắc hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy rất là sâu xa. Thọ, tưởng, hành, thức hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy rất là sâu xa. Như vậy cho đến trí nhất thiết hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy rất là sâu xa. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy rất là sâu xa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Sự thanh tịnh như vậy thật là sáng suốt ư?

Phật dạy: Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy thật là sáng suốt?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Bát nhã Ba la mật đa hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy thật là sáng suốt. Cho đến bố thí Ba la mật đa hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy thật là sáng suốt. Như vậy cho đến trí nhất thiết hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy thật là sáng suốt. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy thật là sáng suốt.

Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Sự thanh tịnh như vậy không chuyển động, không tương tục sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Vì nó hoàn toàn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy không chuyển động, không tương tục?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Sắc không chuyển động, không tương tục, hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy không chuyển động, không tương tục. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng không chuyển động, không tương tục, hoàn toàn thanh tịnh, nên nói thanh tịnh ấy không chuyển động, không tương tục.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Sự thanh tịnh như vậy vốn không tạp nhiễm sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy vốn không tạp nhiễm?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Sắc hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy vốn không tạp nhiễm. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy vốn không tạp nhiễm.

Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Sự thanh tịnh như vậy bản tánh vốn tinh khiết sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy bản tánh vốn tinh khiết?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Sắc hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy bản tánh vốn tinh khiết. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy bản tánh vốn tinh khiết.

Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Sự Thanh tịnh như vậy vô đắc, vô hiện quán sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy vô đắc, vô hiện quán?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Sắc bản tánh vốn không, hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy vô đắc, vô hiện quán. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng bản tánh vốn không, hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy vô đắc, vô hiện quán.

Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thanh tịnh như vậy không sanh, không xuất hiện hay sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy không sanh, không xuất hiện?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Sắc không sanh, không hiển lộ, hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy không sanh, không xuất hiện. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng không sanh, không hiển lộ, hoàn toàn thanh tịnh, nên nói thanh tịnh ấy không sanh, không xuất hiện.

Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Sự thanh tịnh như vậy không sanh Dục Giới, không sanh Sắc Giới, không sanh Vô Sắc Giới hay sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao sự thanh tịnh như vậy lại không sanh Dục Giới, không sanh Sắc Giới, không sanh Vô Sắc Giới?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Tự tánh Tam Giới bất khả đắc, nên nói thanh tịnh ấy không sanh Dục Giới, không sanh Sắc Giới, không sanh Vô Sắc Giới.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Sự thanh tịnh như vậy bản tánh nó vốn vô tri sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao sự thanh tịnh như vậy bản tánh lại vô tri?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Vì bản tánh tất cả pháp ẩn mật nên bản tánh thanh tịnh như vậy vô tri.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Những pháp gì bản tánh vô tri nên nói thanh tịnh ấy bản tánh vô tri?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Sắc bản tánh vô tri, tự tướng không, nên nói thanh tịnh ấy bản tánh vô tri. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng bản tánh vô tri, tự tướng không, nên nói thanh tịnh ấy bản tánh vô tri.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Vì bản tánh tất cả pháp thanh tịnh nên nói là thanh tịnh sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Vì tất cả pháp hoàn toàn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao bản tánh tất cả pháp thanh tịnh, nên nói là thanh tịnh?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Vì tất cả pháp bất khả đắc, bản tánh thanh tịnh nên nói thanh tịnh.

Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như vậy đối với trí nhất thiết trí không lợi ích, không tổn giảm sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao bát nhã Ba la mật đa đối với trí nhất thiết trí không lợi ích, không tổn giảm?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Vì Pháp Giới thường trụ, nên bát nhã Ba la mật đa như thế đối với trí nhất thiết trí không lợi ích, không tổn giảm.

Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bản tánh thanh tịnh của bát nhã Ba la mật đa như thế đối với tất cả pháp không cần sự gìn giữ sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Vì tất cả pháp hoàn toàn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao bản tánh thanh tịnh của bát nhã Ba la mật đa đối với tất cả pháp không cần sự giữ gìn?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Vì Pháp Giới vắng lặng, không lay động, nên bản tánh thanh tịnh của bát nhã Ba la mật đa như thế đối với tất cả pháp không cần sự giữ gìn.

Cụ thọ Thiện Hiện cũng lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả thanh tịnh sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Hoàn toàn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả thanh tịnh, là hoàn toàn thanh tịnh?

Thiện Hiện! Ngã vô sở hữu nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng vô sở hữu, là hoàn toàn thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên quả Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán, Độc Giác Bồ Đề, tất cả Đại Bồ Tát hành quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật thanh tịnh sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Hoàn toàn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên quả Dự Lưu cho đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật thanh tịnh, là hoàn toàn thanh tịnh?

Thiện Hiện! Ngã tự tướng là không, nên quả Dự Lưu cho đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề của Chư Phật cũng tự tướng không, là hoàn toàn thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Hoàn toàn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh, là hoàn toàn thanh tịnh?

Thiện Hiện! Vì ngã, vô tướng, vô đắc, vô niệm, vô tri cho nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng vô tướng, vô đắc, vô niệm, vô tri, là hoàn toàn thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Sự thanh tịnh cả hai nên vô đắc, vô hiện quán hay sao?

Phật dạy: Đúng vậy!  Hoàn toàn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà nói thanh tịnh cả hai nên vô đắc, vô hiện quán, là hoàn toàn thanh tịnh?

Thiện Hiện! Sự phát khởi của điên đảo không có nhiễm hay thanh tịnh nên vô đắc, vô hiện quán, là hoàn toàn thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Ngã vô biên nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng vô biên hay sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà nói ngã vô biên nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng vô biên, là hoàn toàn thanh tịnh.

Thiện Hiện! Vì hoàn toàn không, không không biên tế, cho nên hoàn toàn thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ Tát có thể hiểu như vậy, là bát nhã Ba la mật đa sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Hoàn toàn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà nói, nếu Đại Bồ Tát có thể hiểu như vậy là bát nhã Ba la mật đa, tức hoàn toàn thanh tịnh?

Thiện Hiện! Do duyên đây có thể thành trí đạo tướng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Nếu khi Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thậm thâm không đến bờ bên này, không đến bờ bên kia, không ở giữa dòng, thì là bát nhã Ba la mật đa thậm thâm của Đại Bồ Tát hay sao?

Phật dạy: Đúng vậy! Hoàn toàn thanh tịnh.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà nói, khi Đại Bồ Tát hành bát nhã Ba la mật đa thậm thâm không đến bờ bên này, không đến bờ bên kia, không ở giữa dòng, thì là bát nhã Ba la mật đa thậm thâm của Đại Bồ Tát, tức hoàn toàn thanh tịnh?

Thiện Hiện! Vì pháp tánh ba đời bình đẳng vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần