Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Ba - Phẩm Quán Chiếu - Phần Bốn
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI THỨ HAI
PHẨM BA
PHẨM QUÁN CHIẾU
PHẦN BỐN
Bấy giờ, Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa phát sanh trí chứng biết việc đời trước tùy theo ý nghĩ?
Phật Bảo Xá Lợi Tử: Có Đại Bồ Tát với trí chứng biết việc đời trước tùy theo ý nghĩ, có thể nhớ như thật các việc đời trước của tất cả hữu tình trong hằng hà sa số Thế Giới khắp mười phương, nghĩa là nhớ nghĩ các việc đời trước, hoặc của mình, hoặc của người trong một tâm, mười tâm, trăm tâm, ngàn tâm, nhiều trăm ngàn tâm.
Hoặc lại nhớ nghĩ các việc đời trước trong một ngày, mười ngày, trăm ngày, ngàn ngày, nhiều trăm ngàn ngày. Hoặc lại nhớ nghĩ các việc đời trước trong một tháng, mười tháng, trăm tháng, ngàn tháng, nhiều trăm ngàn tháng.
Hoặc lại nhớ nghĩ các việc đời trước trong một năm, mười năm, trăm năm, ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm. Hoặc lại nhớ nghĩ các việc đời trước trong một kiếp, mười kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp, nhiều trăm ngàn kiếp, cho đến vô lượng, vô số trăm ngàn Câu chi, Na dữu đa kiếp.
Hoặc lại nhớ nghĩ các việc trước kia trong quá khứ, thời như vậy, xứ như vậy, tên như vậy, họ như vậy, loại như vậy, ăn như vậy, trụ lâu như vậy, tuổi thọ có hạn như vậy, tuổi thọ lâu dài như vậy, thọ vui như vậy, thọ khổ như vậy.
Từ chỗ đó qua đời sanh đến nơi này, từ nơi này qua đời sanh đến chỗ kia, tướng mạo như vậy, lời nói như vậy. Các việc hoặc tóm lược, hoặc nói rộng, hoặc của mình hoặc của người đều có thể nhớ nghĩ.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này tuy có năng lực trí biết các việc đời trước như vậy, nhưng đối với điều đó không tự cao, không chấp trước tánh trí chứng biết các việc đời trước tùy theo ý nghĩ, không chấp trước sự trí chứng biết việc đời trước tùy theo ý nghĩ, không chấp trước sự việc có thể được trí chứng biết các việc đời trước tùy theo ý nghĩ, đối với chấp hay không chấp đều không chấp trước.
Vì sao?
Vì tự tánh là không, tự tánh là xả ly, tự tánh xưa nay bất khả đắc.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này không nghĩ: Nay ta sẽ làm phát sanh trí biết các việc đời trước tùy theo ý nghĩ để tự vui chơi, chỉ trừ để chứng đắc trí nhất thiết trí.
Này Xá Lợi Tử! Đây gọi là Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa làm phát sanh trí chứng biết việc đời trước tùy theo ý nghĩ.
Bấy giờ, Xá Lợi Tử lại thưa: Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa làm phát sanh trí chứng thiên nhãn thông?
Phật dạy Xá Lợi Tử: Có Đại Bồ Tát với trí chứng thiên nhãn thông tối thắng, thanh tịnh siêu nhân, có thể thấy như thật các loại hình sắc của hữu tình, vô tình trong hằng hà sa số Thế Giới khắp mười phương, nghĩa là thấy khắp các loại hình sắc của các hữu tình khi sanh khi tử, sắc đẹp, sắc xấu, cõi lành, cõi ác, hoặc thù thắng, hoặc hạ liệt.
Do đó lại biết các loại hữu tình tùy theo tác dụng nghiệp lực mà thọ sanh sai khác. Hữu tình như vậy thành tựu thân ác hạnh, thành tựu ngữ ác hạnh, thành tựu ý ác hạnh.
Do tà kiến hủy báng Hiền Thánh, khi thân hoại qua đời, sẽ đọa vào đường ác, hoặc vào địa ngục, hoặc sanh vào bàng sanh, hoặc sanh trong loài quỷ, hoặc sanh nơi biên địa hạ tiện, trong loài hữu tình ác nghịch, chịu các khổ não. Các hữu tình như vậy thành tựu thân diệu hạnh, thành tựu ngữ diệu hạnh, thành tựu ý diệu hạnh.
Do chánh kiến ngợi khen Hiền Thánh, khi thân hoại, qua đời sẽ sanh lên cõi thiện, hoặc sanh lên Cõi Trời, hoặc sanh trong loài người, hưởng các điều vui. Các nghiệp loại thọ quả sai khác của hữu tình như thế, Bồ Tát đều biết như thật.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này tuy có năng lực thiên nhãn như vậy, nhưng đối với điều đó không tự cao, không chấp trước tánh trí chứng thiên nhãn thông, không chấp trước sự trí chứng thiên nhãn thông, không chấp trước việc có thể được trí chứng thiên nhãn thông như vậy, đối với chấp hay không chấp trước đều không chấp trước.
Vì sao?
Vì tự tánh là không, tự tánh là xả ly, tự tánh xưa nay bất khả đắc.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này không nghĩ: Nay ta sẽ làm phát sanh trí thiên nhãn thông để tự vui chơi, chỉ trừ để chứng đắc trí nhất thiết trí.
Này Xá Lợi Tử! Đó là Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa làm phát sanh trí chứng thiên nhãn thông.
Bấy giờ, Xá Lợi Tử lại thưa: Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa làm phát sanh trí chứng lậu tận thông?
Phật Bảo Xá Lợi Tử: Có Đại Bồ Tát với trí chứng lậu tận thông, có thể biết như thật tất cả hữu tình trong hằng hà sa số Thế Giới khắp mười phương, hoặc mình hoặc người các lậu hết hay chưa hết. Thần thông này nương vào định Kim cương dụ, đoạn trừ các chướng tập khí mới được viên mãn.
Khi được địa vị Bồ Tát Bất Thối Chuyển cũng gọi là dứt hết tất cả lậu hoặc, vì rốt ráo không phát sanh nữa. Bồ Tát tuy được lậu tận thông này, không rơi vào địa vị Thanh Văn, Độc Giác, chỉ hướng đến vô thượng bồ đề, không còn mong cầu lợi ích nào khác.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này tuy có năng lực trí lậu tận như vậy nhưng đối với điều đó không tự cao, không chấp trước tánh trí chứng lậu tận thông, không chấp trước sự trí chứng lậu tận thông, không chấp trước việc có thể được trí chứng lậu tận thông như vậy, đối với chấp hay không chấp đều không chấp trước.
Vì sao?
Vì tự tánh là không, tự tánh là xả ly, tự tánh xưa nay bất khả đắc.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này không nghĩ: Nay ta sẽ làm phát sanh trí lậu tận thông để tự vui chơi, chỉ trừ để chứng đắc trí nhất thiết trí.
Này Xá Lợi Tử! Đó gọi là Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa làm phát sanh trí chứng lậu tận thông.
Này Xá Lợi Tử! Khi Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, có thể làm viên mãn sáu phép thần thông Ba la mật đa. Do sáu phép thần thông Ba la mật đa viên mãn thanh tịnh nên chứng Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tịnh giới Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng, do rốt ráo không nên không sanh tâm giữ giới hay phạm giới.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ an nhẫn Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm từ bi hay giận dữ.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tinh tấn Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm siêng năng hay biếng nhác.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tịnh lự Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm tịch tịnh hay tán loạn.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, lại trụ vào bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, tịnh giới Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, trì giới hay phạm giới.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, an nhẫn Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, từ bi hay giận dữ.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, tinh tấn Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, siêng năng hay lười biếng.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, tịnh lự Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, tịch tịnh hay tán loạn.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tịnh giới, an nhẫn Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm trì giới hay phạm giới, từ bi hay giận dữ.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tịnh giới, tinh tấn Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm trì giới hay phạm giới, siêng năng hay biếng nhác.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tịnh giới, tịnh lự Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm trì giới hay phạm giới, tịch tịnh hay tán loạn.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tịnh giới, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm trì giới hay phạm giới, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ an nhẫn, tinh tấn Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm từ bi hay giận dữ, siêng năng hay biếng nhác.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ an nhẫn, tịnh lự Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm từ bi hay giận dữ, tịch tịnh hay tán loạn.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ an nhẫn, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm từ bi hay giận dữ, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tinh tấn, tịnh lự Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tinh tấn, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm siêng năng hay biếng nhác, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm tịch tịnh hay tán loạn, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, trì giới hay phạm giới, từ bi hay giận dữ.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, an nhẫn, tinh tấn Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, từ bi hay giận dữ, siêng năng hay biếng nhác.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, tinh tấn, tịnh lự Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, tịch tịnh hay tán loạn, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, chẳng khở tâm trì giới hay phạm giới, từ bi hay giận dữ, siêng năng hay biếng nhác.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tịnh giới, tinh tấn, tịnh lự Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm trì giới hay phạm giới, siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tịnh giới, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm trì giới hay phạm giới, tịch tịnh hay tán loạn, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm từ bi hay giận dữ, siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ an nhẫn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm từ bi hay giận dữ, tịch tịnh hay tán loạn, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, trì giới hay phạm giới, từ bi hay giận dữ, siêng năng hay biếng nhác.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, từ bi hay giận dữ, siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm trì giới hay phạm giới, từ bi hay giận dữ, siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tịnh giới, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm trì giới hay phạm giới, siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm từ bi hay giận dữ, siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, trì giới hay phạm giới, từ bi hay giận dữ, siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, từ bi hay giận dữ, siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm trì giới hay phạm giới, từ bi hay giận dữ, siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn, trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Lại có Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không sanh tâm xả thí hay bỏn sẻn, trì giới hay phạm giới, từ bi hay giận dữ, siêng năng hay biếng nhác, tịch tịnh hay tán loạn, trí tuệ hay ngu si.
Như vậy, này Xá Lợi Tử! Các Đại Bồ Tát khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, an trụ sáu loại Ba la mật đa, làm nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng. Do rốt ráo không, nên không xả thí hay bỏn sẻn, không trì giới hay phạm giới, không từ bi hay giận dữ, không siêng năng hay biếng nhác, không tịch tịnh hay tán loạn, không trí tuệ hay ngu si. Không chấp trước xả thí, không chấp trước bỏn sẻn.
Không chấp trước trì giới, không chấp trước phạm giới. Không chấp trước từ bi, không chấp trước giận dữ. Không chấp trước siêng năng, không chấp trước biếng nhác. Không chấp trước tịch tịnh, không chấp trước tán loạn. Không chấp trước trí tuệ, không chấp trước ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này ngay lúc đó, không chấp trước người xả thí hay bỏn sẻn, không chấp trước người trì giới hay phạm giới, không chấp trước người từ bi hay giận dữ, không chấp trước người siêng năng hay biếng nhác, không chấp trước người tịch tịnh hay tán loạn, không chấp trước người trí tuệ hay ngu si.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này ngay lúc đó đối với chấp hay không chấp đều không chấp trước.
Vì sao?
Vì nhất thiết pháp rốt ráo là không.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này ngay lúc đó, không chấp trước chửi mắng, không chấp trước khen ngợi, không chấp trước tổn hại, không chấp trước lợi ích, không chấp trước khinh mạn, không chấp trước cung kính.
Vì sao?
Vì trong rốt ráo không, không có pháp chửi mắng hay khen ngợi, không có pháp tổn hại hay lợi ích, không có pháp khinh mạn hay cung kính.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này ngay lúc đó không chấp trước người hủy báng hay khen ngợi, không chấp trước người làm tổn hại hay lợi ích, không chấp trước người khinh mạn hay cung kính.
Vì sao?
Vì trong rốt ráo không, không có người chửi mắng khen ngợi, không có người làm tổn hại hay lợi ích, không có người khinh mạn hay cung kính.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này ngay lúc đó đối với chấp hay không chấp đều không chấp trước.
Vì sao?
Vì bát nhã Ba la mật đa rất sâu xa, vĩnh viễn đoạn tuyệt tất cả chấp trước, không chấp trước.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, được công đức tối thượng, tối diệu mà tất cả Thanh Văn và Độc Giác đều không có được.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này đã viên mãn công đức như vậy rồi, lại có thể dùng bốn nhiếp sự để giáo hóa tất cả hữu tình, làm nghiêm tịnh Cõi Phật, mới được nghiêm tịnh đạo trí nhất thiết, trí nhất thiết tướng, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa, khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, sanh tâm bình đẳng với tất cả hữu tình. Sanh tâm bình đẳng rồi, đối với tất cả hữu tình phát tâm làm lợi ích an lạc. Phát tâm làm lợi ích an lạc rồi, đối với tất cả pháp tánh đều được bình đẳng. Bình đẳng đối với pháp tánh rồi, đưa tất cả hữu tình vào trong tất cả pháp tánh bình đẳng.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này ở trong pháp hiện tại được mười phương Chư Phật hộ niệm, cũng được tất cả Đại Bồ Tát, Thanh Văn, Độc Giác kính mến.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này sanh ở chỗ nào, mắt hoàn toàn không thấy sắc gì mà không vừa ý, tai hoàn toàn không nghe âm thanh nào mà không vừa ý, mũi hoàn toàn không ngửi mùi gì mà không vừa ý, lưỡi hoàn toàn không nếm vị gì mà không vừa ý, thân hoàn toàn không có xúc chạm nào mà không vừa ý, ý hoàn toàn không giữ lấy pháp nào mà không vừa ý.
Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này đối với quả Vô Thượng Bồ Đề vĩnh viễn không thối chuyển. Chính khi Phật nói, chư Đại Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa này được lợi ích thù thắng, trong chúng có ba trăm Bí Sô rời khỏi chỗ ngồi, đem y của mình dâng lên cúng Phật, đều phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.
Bấy giờ, Thế Tôn mỉm cười, từ miệng Ngài phóng ánh sáng đủ màu sắc.
Tôn Giả A Nan từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo vai phải, gối phải chấm đất, chấp tay cung kính thưa: Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên nào mà Ngài mỉm cười?
Bậc đại Thánh mỉm cười ắt phải có nhân duyên. Xin Ngài dủ lòng thương mà nói cho.
Phật Bảo A Nan: Ba trăm Bí Sô rời khỏi chỗ ngồi kia, từ đây về sau sáu mươi mốt kiếp trong kiếp Tinh Dụ sẽ thành Phật, đều đồng một hiệu là Đại Tràng Tướng Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Bạc già phạm. Các Bí Sô đó sau khi xả thân này, sẽ sanh vào Cõi Phật Bất Động ở phương Đông, ở Cõi Phật đó tu hạnh Bồ Tát.
Lại có sáu vạn Thiên Tử nghe lời Phật thuyết đều phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác. Thế Tôn thọ ký cho các vị ấy sẽ ở trong pháp hội của Di Lặc Như Lai, tịnh tín xuất gia, chuyên tu phạm hạnh. Đức Di Lặc Như Lai thọ ký cho họ sẽ được vô thượng bồ đề.
Bấy giờ, tất cả chúng hội ở đây nhờ thần lực của Phật thấy được ngàn Cõi Phật và các Thế Tôn trong mười phương chúng hội và các Cõi Phật đó thanh tịnh trang nghiêm, vi diệu, thù thắng. Ngay lúc đó tướng nghiêm tịnh của Thế Giới Cõi Kham Nhẫn này không Cõi nào có thể sánh kịp.
Khi ấy, một vạn hữu tình chúng hội này đều phát nguyện: Con đem công đức tu tập các nghiệp thanh tịnh, nguyện Vãng Sanh vào các Cõi Phật kia.
Bấy giờ, Thế Tôn biết tâm nguyện ấy, nên mỉm cười, từ miệng Ngài phóng ra nhiều tia sáng có màu sắc.
Tôn Giả A Nan lại rời khỏi chỗ ngồi, cung kính thưa hỏi Phật nhân duyên Ngài mỉm cười.
Phật Bảo A Nan: Nay ông có thấy vạn hữu tình này không?
A Nan thưa: Bạch Thế Tôn! Thấy!
Phật dạy: Này A Nan! Vạn hữu tình này sau khi ở Cõi này qua đời, tùy theo nguyện lực của mình đều được vãng sanh vào vạn Cõi Phật, cho đến khi đắc Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, sanh ra ở đâu cũng thường không xa Phật, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi, tu tập sáu pháp Ba la mật đa đã được viên mãn.
Đồng thời thành Phật chung một hiệu là Trang Nghiêm Vương Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Bạc già phạm.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Tám Mươi Năm - Kinh Sợ Sẽ đau Mắt
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Ba - Phẩm Quán Chiếu - Phần Bốn
Phật Thuyết Những Kinh Do Tăng Già La Sát Tập Thành - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh ðại Sanh Nghĩa
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tế Tự
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Sáu Mươi Bảy - Kinh Vợ Chồng ăn Bánh
Phật Thuyết Kinh Tín Lực Nhập ấn Pháp Môn - Phần Bảy