Phật Thuyết Những Kinh Do Tăng Già La Sát Tập Thành - Phần Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Tăng Già Bạt Trừng, Đời Phù Tần
PHẬT THUYẾT NHỮNG KINH
DO TĂNG GIÀ LA SÁT TẬP THÀNH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Tăng Già Bạt Trừng, Đời Phù Tần
PHẦN NĂM
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói về đạo tích như thế nào?
Khi Ngài nói về đạo tích, giống như con đường lớn của Nhà Vua thì gọi đó là Vương Lộ, đối với tinh tú thì gọi là đường đi của tinh tú. Ở đây cũng như vậy, đi đế Niết Bàn.
Đó là đẳng kiến xứ sở, đẳng chí, đẳng ngữ, đẳng mạng, không có sai khác, đẳng phương tiện không khuyết lậu, đẳng niệm vô lượng, đẳng tam muội, sắc không đổi khác.
Duyên nơi đó, hoặc bao nhiêu sắc, không có dâm dục cũng không có trần cấu, vĩnh viễn không khởi kiết sử nữa, không có ái trước sắc, cũng không có các gai nhọn, vì muốn diệt ái cho nên cũng không có bùn lầy, vì muốn trừ bỏ tà kiến cho nên đầy đủ đẳng kiến chánh kiến vì đẳng diệt các kiết sử cho nên chúng không còn khởi lên nữa.
Nhờ có quả vi diệu ấy cho nên hiện các thứ nghĩa, vì muốn trừ bỏ hy vọng cho nên không có các tưởng, vì muốn cầu giải thoát An Lạc cho nên các quả thành tựu, vì không chấp vào sự giải thoát nên bình đẳng độ các danh sắc. Vì du hành trong đó nên đạo này là một chứ không có hai, đều được đến chỗ đệ nhất nghĩa, lấy đó làm sở duyên. Vì một lần đến với đạo, tự tâm thệ nguyện, gọi đó là nhất nhập.
Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng đệ nhất biện luận để biết đạo, hay nhờ tự giác tri nên không bại hoại, nhờ đã làm các nghiệp tốt nên không có loạn tưởng, quả báo đã thành tựu, được các căn lành, hay giác ngộ các chúng sanh, Ngài nói đạo này để khiến chúng sanh được đến vô vi.
Bấy giờ liền nói bài kệ này:
Hưng khởi các chúng sanh
Bằng đạo pháp Cam Lồ
Phật có công đức này
Là đệ nhất thế gian
Ngày nay con tự được
Đủ cấm giới thanh tịnh
Nói cho người tu luân
Cho nên con đảnh lễ.
Bấy giờ Đức Thế Tôn biết nay cần phải giáo hóa Ương Khuật Man. Ngay khi ấy Ngài không có ngôn luận với ác tri chính thức, khi đã giác ngộ liền đến với đạo. Chỉ có một người tồn tại, máu chảy như sông, ngập đường, mọi người đều biết chim quạ, chim Thứu nơi nơi bay đến để ăn thịt.
Khi ấy Ương Khuật Man đi nhanh như gió. Nếu lúc y giở chân lên thì bầy nai, chim chóc đều hoảng hốt bỏ chạy.
Bấy giờ Ương Khuật Man ở trong vườn Xà Lê, ngó bên tả liếc bên hữu chẳng thấy ai cả, chỉ thấy có Đức Thế Tôn đoan chánh vô song, sắc thân vàng tía, lưng Ngài thẳng đứng thân thể rất mềm mại, thong dong tản bộ, Ương Khuật Man dùng hết sức đuổi theo sau Đức Như Lai. Khi ấy Đức Thế Tôn vẫn đi thong thả như ông vẫn không đuổi kịp.
Bấy giờ Đức Thế Tôn liền biến mặt đất này trở thành hầm hố gai góc, vì vậy cho nên ông ta không đuổi theo kịp Ngài, hoặc có chỗ nói: Chân Ngài bước nhẹ trên mặt đất mà ông ta không thể theo kịp Đức Thế Tôn.
Hoặc có chỗ nói: Ngài hóa Tứ Đại vô sắc cho nên nhãn thức không thể thấy được.
Hoặc có chỗ nói: Công đức của Phật không thể nghĩ lường, dù sức của Ương Khuật Man có như voi hung cũng không thể địch nổi. Song oai lực của Phật thì không thể nghĩ bàn được. Dù cho một ức, trăm ngàn con Thần Long có sức mạnh của đại lực sĩ cũng không thể gần Đức Như Lai được.
Bấy giờ Ương Khuật Man khen rằng:
Thật là chưa từng có, liền bạch Đức Phật: Ý của Ngài rất là kỳ đặc, Ngài không có ý sân hận, giết hại.
Ông suy nghĩ rằng: Đây là ân đức của ai?
Đây chắc là thần nhân chăng?
Giống như trong đời ác thế này lại được sự tốt đẹp. Giống như đói khác mà có lợi. Cũng như sanh ra ý nghĩ thương yêu. Song ta không thể chạy theo kịp Ngài. Vị này chắc chắn là thiện tri thức.
Nay ta đứng một cách mệt mỏi!
Từ xa ông nói với Thế Tôn:
Hãy vì thân của con
Thế gian khó nghe thấy
Nay con thấy đức ngày
Xin dừng lại giây lát.
Đức Thế Tôn bảo rằng: Tự ngươi không đứng, lại nói ta đứng.
Khi ấy Ương Khuật Man bạch Đức Phật:
Tự Sa Môn không đứng
Tôi đứng bảo không đứng
Sao bảo tôi không đứng
Xin Thế Tôn nói rõ.
Bấy giờ Đức Phật bảo:
Không làm ác là đứng
Trì giới che chở người
Như đệ tử Ca Diếp
Vì vậy ngươi không đứng.
Bổn hạnh của Ương Khuật Man có chút ít, vĩnh viễn bỏ các điều ác, như làm máu chảy ô uế thân thể.
Ông liền bỏ kiếm xuống, đứng qua một bên, bạch Đức Phật:
Nay Ngài là thầy con
được gặp Thánh Sư này
Con xin làm đệ tử
Không phạm cấm giới Ngài.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo rằng:
Thiện lai Tỳ Kheo.
Rồi Ngài nói bài kệ:
Giống như nước biển cả
Cũng sanh khói lửa nóng
Ai chưa được hàng phục
Nay nghe ta giáo hóa
Ai đã khéo hàng phục
Thanh tịnh mà đắc độ
Đã là đệ tử ta
như vậy không thọ hữu
Ai thấy cũng sợ hãi
Và các yêu quỷ thần
Là chỗ các quỷ thần
Đấng tối thắng đến đó.
Bấy giờ quỷ A La Bà nghe quỷ Yết Đà Phi nói bừng bừng tức giận, sắc mặt đổi khác, lửa sân hận nổi lên làm cho mắt như đồng đỏ, tiếng nói như sấm sét, rất tức giận, xí thạnh, lắc đầu, bậm môi, chấn động thân thể, liền nói rằng: Ta ở thế gian cũng không thấy ai đến chỗ ở của ta được, nó mới hồ nghi rằng: Tại sao người này đến được chỗ ta?
Các quỷ thần tên là Ba Đa, Lê Hê Ma Phi Đà làm thượng thủ hai thiện ly sứ nói với đại quỷ thần kia rằng: Đừng nói lời ấy. Đức Phật Thế Tôn đối với người chưa hàng phục thì Ngài có thể hàng phục. Ngài có thể làm cho chúng sanh đạt được đạo vô thượng, Ngài khiến cho chúng sanh hữu hình được ủng hộ.
Ngươi làm như vậy là không tương ưng với phước điền. Nay ngươi nói lời thô ác ấy là không phù hợp với Ngài. Khi ấy quỷ này càng tức giận bừng bừng hơn lúc trước.
Bấy giờ quỷ A La Bà với hơi thở rất gấp giống như lửa nóng, trông rất hung ác, liền bỏ cảnh giới của quỷ, bị sân hận tấn công, làm cho thân thếch nó rất đen đúa, sắc mặt thay đổi không giống lúc bình thường, miệng nhe bốn răng, tóc vàng như vàng ròng.
Trên dưới giao nhau, máu người chảy làm hình dáng nó ô uế, ướt lẹp nhẹp không khô, nó mặc da sư tử, da voi, da dê ngưu, vòng hoa lớn trên đầu nó giống như vòng lửa lớn nóng bức, tay cầm dao kiếm, khua dưới đất mà đi. Nó đập bể núi đồi, dời núi rừng, chặt đứt cây.
Hoặc nó nối mây lớn che khuất ánh sáng mặt trời, lấy nước rưới trên như không, tiếng giống như sấm sét, nó liền đến chỗ đó muốn làm thương hại Đức Thế Tôn, các loại cây cối thảy đều đốt cháy.
Sắc mặt thay đổi, tay cầm bánh xe, sấm sét đùng, nó sân hận như vậy, quán sát Đức Như Lai, làm các thứ biến hóa, chờ đợi Đức Như Lai, làm các thứ biến hóa, chờ đợi Đức Như Lai phản ứng.
Bấy giờ Đức Phật nói bài kệ:
Chúng sanh có lòng sợ
Tâm ta không di động
Nay được phép giải thoát
Không còn tâm sợ hãi
Lửa không làm lửa sợ
Cũng lại không sợ nước
Ngươi ôm các niệm ác
Làm sao hại được ta?
Bấy giờ quỷ A La Bà nghe Đức Thế Tôn nói liền tự dứt tâm, không thể phá hoại, nơi ấy là chỗ hãi hùng, con người không đến đó, nó liền làm một trận mưa đá trên Đức Như Lai, nhưng những hạt mưa đá ấy không rơi xuống đất, chúng đều tan đi ở chỗ khác, hoặc có hạt rơi trên thân Đức Như Lai, chúng đều hóa thành những hoa Mạn Đà La.
Bấy giờ Vua quỷ thần thấy năng lực của Như Lai, nó khen là chưa từng có liền phát ý hoan hỷ, đến chỗ Đức Như Lai nói rằng: Sa Môn đi ra mau. Đức Thế Tôn liền đi ra.
Khi ấy con quỷ này muốn thử Đức Thế Tôn, liền nói rằng: Sa Môn hãy vào lại. Song Đức Thế Tôn vẫn không có tâm oán hận, Ngài liền trở vào.
Như vậy cho đến ba lần, nói rộng như trong Khế Kinh!
Bấy giờ Đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Đế Thích và Phạm Thiên
Không động ta sợi lông
Huống chi sức của ngươi
Làm sao hại được ta?
Nay ngươi bỏ sân hận
Có điều nghi cứ hỏi
Ngươi có điều do dự
Ta sẽ giải thích cho.
Bấy giờ con quỷ kia liền hỏi rằng: Con người vì sao được ở trên?
Nói rộng như trong Khế Kinh.
Bấy giờ ở trong hiện pháp, chỗ Đức Như Lai, quỷ phát tâm hoan hỷ mà nói bài kệ này:
Chưa từng thấy điều này
Như vị Sa Môn đó
Ai bỏ được đại hải
Lấy nước dưới chân trâu
Xin hãy vì thân tôi
Mà nói về việc này?
Ai không uống vị này
Mà bỏ Cam Lồ đi
Như có người lực sĩ
Thấy người chìm dưới nước
Cứu kẻ đó thoát nạn
Để nơi bờ vô vi
Sắc đẹp không ai bằng
Người trí hãy quan sát
Sở dĩ có nghĩa này
Đều nói ra pháp ấy
Ta nay quy y Phật
Tam Bảo rất tối tôn
Nếu ai cần điều gì
Tất cả được tế độ.
Nghe như vậy, Đại Thần Ngủ Địa ngụ tại thành La Duyệt thuộc nước Ma Kiệt, Đại Thế La Tha ủng hộ nhân dân có xe cộ thật nhiều, đất đai phì nhiêu, Hiền Thánh Nhân dân đều ở trong đó, nhưng không bằng vị này, ăn như Cam Lồ, ba việc vi diệu, cũng không có các phiền não. Giống như vườn Hoàn của Nan Đà là bậc nhất trong Chư Thiên.
Bấy giờ Đức Thế Tôn rất tối tôn không ai sánh bằng. Khi ấy Điều Đạt ở chỗ Đức Thế Tôn thường ôm lòng sân hận, chưa hề dừng nghỉ, ông làm phi pháp.
Do vì lòng sân hận, ông leo lên núi Kỳ Xà Quật, nơi ấy có nhiều viên quán, cây cối sầm uất, nguồn suối trong vắt, tay ông cầm đá muốn ném vào Đức Như Lai, ông liên đôi đá. Khi ấy cục đá là vật vô tình mà còn tự mình có thể kềm chế từ từ rơi xuống đất. Vì Điều Đạt có việc làm phi nghĩa này, cho nên tất cả bọn quỷ thần giữ cục đá lại muốn cho cục đá không rơi xuống đất.
Còn quỷ Kim Tỳ La, đang ở trong núi Kỳ Xà Quật, dùng sức lực của chính mình, khi thấy cục đá sắp rơi liền nghĩ rằng: Việc đó tuy là nghiệp ác, song bọn Dạ Xoa chúng ta, thà lấy thân mình để hứng lấy cục đá ấy, để cho Đức Thế Tôn được hưởng trăm ngàn sự An Lạc.
Vậy ta nên làm việc này, liền nói bài kệ:
Tâm thanh tịnh không uế
Khởi lên bao nhiêu nghĩa
Nay ta thà mất mạng
Không hại bậc tối thắng!
Bấy giờ Điều Đạt liền dùng đá đôi lên Đức Thế Tôn. Khi ấy, ở trên núi, con quỷ kia dùng tay để chụp cục đá, có một mảnh đá rơi trúng Đức Như Lai làm cho ngón chân của Đức Phật chảy máu. Vì thọ lấy quả báo này cho nên Điều Đạt đã chịu vô lượng tội.
Do quả báo này mà ông ta phải đọa vào địa ngục. Ngay khi cục đá rơi xuống đất, lúc ấy Chư Thiên Cõi Trời thứ Ba Mươi Ba rải hoa cúng dường Đức Phật bằng không, giải thoát, khi tung hoa đầy cả hư không, ngang nơi giảng đường Thọ Hóa, dưới cây Trú Đạt Thọ ở Cõi Trời Thứ Ba Mươi Ba.
Đức Phật phóng luồng ánh sáng chiếu Tỳ Kheo khen ngợi Đức Như Lai. Bấy giờ Đức Như Lai dù bị hủy nhục, Ngài vẫn không lấy đó làm buồn, hoặc lúc được khen ngợi Ngài vẫn không lấy đó làm vui.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
Khi khổ, tâm không dời,
An minh, tâm không động
Dứt ý, thật kiên cố.
Cho nên lạy Thần Tiên
Ngài vì các chúng sanh
Nên công đức vô lượng
Như người cha yêu con
Ai mà chẳng lạy Ngài.
Từng nghe như vậy: Đức Thế Tôn ở tại nước Ma Kiệt. Bấy giờ Đức Thế Tôn có đầy đủ công đức vô lượng, đến giờ đắp y ôm bát, có đại chúng đanh vây, các căn đầy đủ Ngài quán sát thân mình, Ngài cũng không có các não loạn, bước đi vững vàng, thong thả hướng dẫn vô số chúng Tỳ Kheo, muốn đưa họ đến bỉ ngạn.
Ngay lúc bấy giờ Quốc vương Ma Kiệt có một con voi tên là Đàn Na Ba La, hình mạo đoan chánh, trên đầu sanh ra ba cục bứu thịt dư, tiếng rống trong trẻo, đâu cũng nghe, ý muốn thành tựu, khó ai có thể chế ngự được.
Nếu nghe tiếng lạ nó liền tức giận, nếu nó tự ngoái lại xem hình nó ở dưới nước, nó cũng tức giận, không ai dám đứng trước nó, mà đuột như ý. Nếu khi chiến đấu nó cũng không mất sức, cũng không yếu đi chút nào.
Bấy giờ Đức Thế Tôn đi vào thành ấy, trong thành có đầy đủ lầu, gác tường, hào để ngăn chận quân địch, nhân dân đông đúc, hoặc có người buồn rầu, hoặc có người vui mừng, họ đề sợ Đức Như Lai bị hại, họ muốn thân cận Đức Như Lai.
Khi ấy Đề Bà Lạt Đa cho con voi uống rượu say rồi thả voi ra, khi Điều Đạt thả voi say ra rồi, liền nói bài kệ:
Tự xưng có đại lực
Và thân có mười lực
Ngày nay đã tập hội
Bị tiêu diệt ở đây.
Bấy giờ Đức Thế Tôn không hề có sợ hãi, liền nói bài kệ:
Có ngàn Y La Bát Long Vương
Cũng không thắng được ta
Huống con trùng nhỏ này
Muốn hại bậc cao tột.
Ngay khi ấy Ngài cũng không có tư tưởng, nên liền nói bài kệ này:
Sức mạnh của vô dục
Chúng sanh có lòng dục
Ta trừ quả báo dục
Cũng không có loạn tưởng.
Lại nói bài kệ này:
Nay ta tuy phá hoại
Voi lớn rất kiên cố
Nay ta hàng phục nó
Bậc Vô Thượng ngàn đời.
Bấy giờ con voi Đàn Đà Ba La nhìn kỹ hình sắc Đức Như Lai rất là đen, thấy Ngài là con voi có cánh, có đuôi thân vuông vức, ngay thẳng, thấy xong nói liền sợ hãi, chạy về hướng Đức Như Lai.
Bấy giờ các Tỳ Kheo nhờ thần lực Đức Như Lai, theo lời dạy của Đức Như Lai, nên tránh xa con voi ác này, họ liền chạy xa chỗ Đức Như Lai, chỉ có Tôn Giả A Nan là đứng sau Đức Như Lai.
Vì Tôn Giả trong vô số đời thường ở chung với Đức Như Lai nên hôm nay tuy không nhớ những thân mạng trước nhưng vẫn không bỏ Đức Như Lai mà đi.
Khi ấy con voi Đàn Na Ba La bị lửa sân thiêu đốt trong thân dữ dội, nó muốn hại Đức Như Lai. Bấy giờ lửa sân hận của nó từ từ lắng xuống.
Nói rộng như trong Khế Kinh. Khi ấy Ngài dùng bàn tay có tướng bánh xe hết sức vi diệu không ai sánh bằng, lúc đó Đức Như Lai đưa bàn tay đặt lên trên đầu con voi, Ngài dùng lòng từ bi, không có tâm sân hận.
Con voi nghe Đức Thế Tôn nói, nó liền rơi nước mắt nó gục đầu, mặt trên chân Đức Như Lai, lấy lưỡi liếm chân Ngài, không di động. Bấy giờ con voi ôm lòng sợ hãi, thân thể bất giác không còn sức lực, nghị lực nào.
Sau đó Đức Thế Tôn, vì lòng Hiền Thánh, liền nói bài kệ:
Không có dục kiêu mạn
Thế Tôn không trần cấu
Khi phát tâm từ bi
Sẽ được sanh thiên xứ.
Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng âm hưởng tiếng vang này, càng thêm hoan hỷ, nhan sắc hòa duyệt, ngay nơi chỗ Đức Như Lai con voi dùng trán, mũi, chạm vào chân như Lai rồi trở về Bổn Quốc.
Có nhiều nhân dân thấy việc này cho là chưa từng có. Con voi nhờ được hàng phục, nên có tâm hoan hỷ, không sợ hãi, đều có lòng tín nhạo đối với Đức Như Lai.
Bấy giờ liền nói bài kệ rằng:
Như núi không di động
Huống chiến thắng sân hận
Để chiến thắng oán địch
Như rồng Y La Bát
Có công đức như vậy
Sức lực không ai bằng
Hùng sư tử giữa người
Con mãi mãi cuối lạy
Chúng sanh loại như vậy,
Không có tâm ngu si
Ba cõi phục danh Ngài
Giác ý không ai bằng.
Chúng sanh loại như vậy,
Có tai hoạn sân hận
Tâm Ngài đã chấm dứt
Lòng kiên cố bay khắp
Trí tuệ như An Lạc
Tâm tịnh không đám trước
Thập lực đều đầy đủ
Cho nên con cúi lạy.
Bấy giờ nhà vui giống như mặt trăng trên hư không, không có các trần cấu, tịch tịch mọi việt đều thành tựu, có bảy thần tiên đều là ngọc anh lạc cũng không có trần cấu, ngôi sao chính là ngọc anh lạc, giống như con rồng Y La Bát, đi đấng đâu là có mây bay theo sau, có các thứ anh lạc để trang nghiêm thân.
Đối với những người đã nghe danh Vua giống như con voi thần ấy du hành, có ngọc báu, cũng không có hồ nghi, có Đàn Na Ba La loại binh chủng, nhân dân tự vây quanh, Vua ở trên con voi ấy đốt lửa, vòi voi nắm đuốc.
Bấy giờ Đức Thế Tôn ở tại thành La Duyệt Kỳ, Nhà Vua muốn thấy Đức Như Lai, hiện đi đến chỗ Đức Thế Tôn.
Khi ấy Đức Thế Tôn thấy Nhà Vua ở đó, thống xuất vô số binh chủng doanh vây, nhà vui liền suy nghĩ rằng: Từ xa đến đây, ta nên tự giữ mình.
Khi đã nghĩ như vậy, Nhà Vua liền bảo Kỳ Bà rằng: Ngươi không hại ta chứ?
Bấy giờ Nhà Vua, trong khoảnh khắc nhan sắc đoan chánh không ai bằng, đứng trước mọi người, như hoa trái tươi tốt, cũng không có các trần cấu, ba bộ đầy đủ, giống như ong chúa, có tiếng van náo động.
Khi ấy ở viên quán, các Tỳ Kheo Tăng trước sau đoanh vây, từ xa Nhà Vua muốn thấy Đức Như Lai, thấy vậy rất đông người quay lại nhìn Kỳ Bà, bảo rằng: Cái vật ở ngay chính giữa đỉnh Ngài đó là cái gì?
Lúc đó Kỳ Bà tâu với Vua rằng: Cái đó gọi là nhục kế vậy.
Bấy giờ Nhà Vua lại hỏi: Cái nhục kế ấy là tự nhiên hay chẳng tự nhiên?
Kỳ Bà tâu với vua: Cái đó là do thành quả của Đức Phật đã gieo, chứ không phải ngày nay mới tạo ra.
Vua lại hỏi: Lại do cái quả gì mà thành Bồ Tát?
Từ đó sanh ra đã thai, đã tạo hạnh, đã tạo ra thân?
Nói rộng như trong Khế Kinh.
Bấy giờ Nhà Vua lại nói bài tụng này:
Giống như mặt trời sáng
Hoặc có bao nhiêu loại
Không gì hơn nhục kế
Huống lại có các tướng
Nhan sắc đã hòa duyệt
Năng nhân không khiếp nhược.
Đã phóng ánh sáng này
Chiếu khắp mười phương cõi.
Bấy giờ Nhà Vua liền đến chỗ Đức Phật, Đức Phật bảo Kỳ Bà rằng: Tại sao Nhà Vua lại nói lời ấy?
Kỳ Bà tâu với Vua: Ở đây nếu đại vương có thể hàng phục được tánh kiêu mạn, thì đại vương liền được sanh đến chỗ hào quý. Người có tánh kiêu mạn phải sanh đến chỗ ty tiện.
Khi ấy Nhà Vua liền tự dứt ý, tư duy lời nói ấy, liền nói rằng: Đây là ruộng phước, ta nên thực hành nghiệp này chăng?
Nhưng ta là bật tôn quý, tại sao lại hướng đến vị ấy mà lễ bái?
Vị ấy không có phục sức, còn ta thì mặc áo vua, đội mão Trời, vị ấy tuy đoan chánh, tâm đã đừng nghỉ, đầy đủ các tướng, không có xấu xa thô lậu, tướng vị ấy rất vi diệu, giống như hòn núi không thể di động. Nghĩ như vậy xong, Nhà Vua liền đến trước cửa, sanh tâm hoan hỷ, lông trong người đều dựng đứng.
Nhà Vua nhờ có tâm xuất yếu, nên có tưởng vô dục, lấy đầu mặt lạy dưới chân Đức Thế Tôn, liền nói như vậy: Giống như Đức Thế Tôn, có sắc tướng như vậy, tâm ý được ngay thẳng, tất cả đều thành tựu. Mong Đức Phật và Tỳ Kheo Tăng hãy khiến cho Thái Tử Ưu Đà Da Đà La của con cũng được như vậy.
Nhà Vua liền hỏi ý nghĩa ấy nên hoan hỷ như vậy, và nói bài kệ:
Như biển không có bờ
Gió thổi nên nước động
Thánh Tôn không di động
Nay xem bậc thượng nhân
Đế Thích đến bái lạy
Kể cả chúng Phạm Thiên
Con nay xin tôn kính
Tự quy mạng Thế Tôn.
Bấy giờ Phạm Chí Xà Đề Tô Ni, giống như hoa trắng tinh cỡi lên xe ngựa, có đệ tử vây quanh, ra khỏi nước Xá Vệ, muốn đến thử Đức Như Lai, mới đến chỗ để xe, ông ta cỡi lên xe ngựa ra đi, đến chỗ Đức Phật liền xuống xe, đi bộ vào trong vườn. Cùng Đức Như Lai thong thả đàm luận ý nghĩa lý, rồi ngồi qua một bên.
Bấy giờ ngay chỗ ở của Đức Thế Tôn, Phạm Chí không thấy vật sở hữu. Phạm Chí thấy nhan sắc của Đức Như Lai hết sức vi diệu không ai sánh bằng, ý nghĩ cũng không khiếp nhược, có tướng của Chuyển Luân Thánh Vương, Phạm Chí thấy thân thể Ngài, mắt nhìn biết pháp như vậy, như pháp của Đức Thế Tôn, thậm thâm vi diệu, phạm hạnh cũng vô xứ sở, Ngài có đại công đức như vậy, được người trí khen ngợi.
Ngài nói: Ái dục không có lâu bền, là thứ hư vọng.
Bấy giờ Phạm Chí liền hỏi rằng: Tại sao Đức Thế Tôn tự biết thực hành phạm hạnh?
Chẳng phải thực hành Phạm Hạnh mà có các căn như vậy, không thể lường được?
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo rằng: Nếu nói tất cả lời ấy, cũng không có khuyết lậu, chẳng phải không có sức mạnh, cũng không có các hành, tu phạm hạnh rất thanh tịnh, không tỳ vết.
Nếu có người nói chúng ta có lời đó: Nghĩa ấy thế nào?
Nói rộng như trong Khế Kinh.
Bấy giờ Phạm Chí Xà Đề Thư Ni lại hỏi Đức Thế Tôn:
Sao gọi là khuyết?
Sao gọi là lậu?
Sao gọi là hành?
Sao gọi là chẳng phải không có sức mạnh?
Sao gọi là các hạnh rất thanh tịnh.
Có Phạm Hạnh này không ai sánh bằng?
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo rằng: Lúc ấy, này Bà La Môn nên làm như vậy để cầu ái dục cánh lạc, hoặc có vị phạm hạnh mà tự giác trí khổ, lạc, mắt xem sắc, phạm hạnh như vậy, ban đầu nên cầu phạm hạnh như vậy. Giả sử khởi lên ý tưởng đám trước thì gọi là khuyết. Chấp vào các chúng số ấy gọi là lậu. Ý giác tri gọi là có sức mạnh.
Không có trần cấu, ý dong ruổi trong ấy mà khởi lên ý bất tịnh, gọi là cấu uế của phạm hạnh. Cho nên gọi phạm hạnh. Nói rộng như trong Khế Kinh.
Bà La Môn đối với ta, hãy trong da chứa đầy đồ bất tịnh, lựa chọn để thấy sắc đáng yêu trong thân của ta đã chấm dứt, lại đối với con mắt mà quán nhãn sắc sao?
Song ta xem xúc cánh lạc của Bà La Môn cũng không có hành, há lại có xúc sao?
Dục nhiễm trước đối xúc, thọ lãnh sự trơn mịn này.
Này, Bà La Môn, ta quán tất cả đều vô thường, há lại có ý muốn không chấm dứt, lại có nhiễm trước sau?
Nếu Bà La Môn đối với các pháp này, ta cũng không quán điều đó, hoặc người nam hay người nữ ta đều phân biệt tất cả, làm sao phải khởi lên dục tưởng của người nữ rồi dong ruổi đám trước họ.
Nếu lại Bà La Môn, kẻ ấy không có dục tưởng về người nam, lại không có tương ưng với tướng của người nữ, mà khởi lên dục tưởng sao?
Giống như Bà La Môn có kỳ hạn bình đẳng, được cái vui xuất yếu, sao lại phải nhớ những việc đã tạo từ trước sao?
Sau đó, Bà La Môn, nếu sanh ra các điều phi nghĩa, muốn bạt tế khổ não, xuất gia học đạo, vì có thệ nguyện này nên tu hành phạm hạnh.
Vì có bảy việc này nên không tương ưng với phạm hạnh, không khuyết lậu, cũng không có các hành. Nói rộng như trong Khế Kinh. Hoặc lại, Bà La Môn, chúng sanh có loạn tưởng, đám trước, không lìa ái dục.
Đối với các chúng sanh ấy, làm sao để quán như vậy?
Các chúng sanh có tưởng thanh tịnh, đối với trong thân này là chỗ chứa đầy vật hôi thúi, thì dục tâm liền hết. Giống như, này Bà La Môn, lấy nước hòa với sữa. Giống như biết có sữa này, sự hiệp hội ái dục ấy cũng lại như vậy.
Hãy quán sát như vậy: Gân cốt nối liền, bên trong chứa đầy vật hôi thúi, vậy có gì để tham luyến. Giống như, này Bà La Môn, những đứa tiểu nhi, trước tiên cho nó uống vị ngọc vào miệng, sau cho nó uống đồ đắng. Điều này cũng vậy, vì hiệp hội nên khởi ra dục tưởng, nó có thể chịu đựng tướng khổ của dục vô số có cả trăm loại.
Giống như trâu nghé mới chết, thấy bầu sữa của mẹ có nhiều sữa. Lúc mới sinh con, trâu nghé bị chết, người ta lấy da đùm cỏ như hình của con trâu con để trước trâu mẹ, nên trâu mẹ nghỉ rằng con đang sống cho nên sữa không cạn. Điều này cũng giống như vậy.
Các cảnh giới chết đều đã vượt qua, kẻ ấy quán sát tướng mạo, liền khởi lên ý nhiễm trước. Giống như, này Bà La Môn, người đói khác mộng thấy được đồ ăn ngon ngọt, khi ăn xong liền hoan hỷ nhảy nhót, song người đó vẫn không có ăn. Ở đây cũng vậy, những người ngu si tham trước dục lạc giống như người trong mộng ấy không khác.
Hiệp hội sanh ra ý niệm. Song người ấy thật không hướng đến thiện hạnh, hoặc người nam, hoặc người nữ, hoặc có các sự biến dị.
Bấy giờ liền nói bài kệ này:
Đó chẳng phải pháp chân
Sao lại tham dục, sân
Phạm Chí nên khéo quán
Gốc khổ khó nhổ sạch
Thân cận đạo tối yếu
Nên đoạn ý ái dục
Tám đạo phẩm Hiền Thánh
Mới đến được thiện xứ.
Bấy giờ có năm người từ xa thấy Đức Như Lai, thấy xong liền cùng nhau chào hỏi, đến chỗ Đức Như Lai, vì họ vốn có làm việc thiện, nay cũng không cần nói rõ, thấy nghe rộng rãi, tùy ý muốn ăn gì cũng được.
Không có cấm kỵ khó khăn, làm các thứ siêng năng, khổ hạnh mê hoặc, chưa thành đạo thuật, nói rộng như trong Khế Kinh.
Bấy giờ Đức Thế Tôn liền nghĩ rằng: Xót thương bọn người ngu si mê hoặc này, tự làm sự cấm chế, sự cấm chế của họ, không có tâm cung kính đối với Đức Như Lai.
Bấy giờ Đức Thế Tôn đi đến chỗ họ, ngồi ngay trên đất thanh tịnh, sự trói buộc do cái gì sanh ra, sao lại muốn trị làm bệnh?
Khi ấy Đức Thế Tôn nói với năm người ấy: Vì sao các ngươi nói lời như vậy?
Cùng nhau khất thực, cùng nói pháp sâu xa?
Khi ấy họ không nhận sự giáo giới của Ngài. Vì pháp này rất khó để hiểu biết.
Bấy giờ họ nói với Đức Thế Tôn: Ngài vốn sáu năm cần khổ học đạo, một ngày ăn một hạt mè hay một hạt lúa, mà còn không đắc đạo thay.
Huống chi ngày nay Ngài tùy ý, miệng tự buông lung mà nói là đã đắc đạo sao?
Ăn uống đồ ngon ngọt, mặc y phục trân bảo, tùy theo ý muốn để nuôi thân mình.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo rằng: Tại sao, này các Tỳ Kheo, quán xem nhan sắc của Như Lai có biến đổi chăng?
Các căn tâm của ta vắng lặng nhan mạo đoan chánh.
Như sắc mặt của ta hiện nay so với trước kia đâu khác nhau?
Các vị ấy đáp: Như nay Ngài đoan chánh không có ai bằng.
Đức Thế Tôn bảo rằng: Nếu ta vốn không được Cam Lồ này, ai có thể đối với ba ngàn đời này mà được Cam Lồ?
Ta cũng nghe Trời, A Tu Luân, đáy núi Tu Di ở trong đại hải mà được Cam Lồ. Ở đây cũng vậy, Ta đối với ba ngàn đời này, dùng ý dũng mãnh mà được mùi vị Cam Lồ. Điều này hết sức kỳ đặc, thế gian chưa từng có, ví ta trong trăm ngàn kiếp đã tạo hạnh tịch tịnh dứt tâm rất là mầu nhiệm, xa lìa danh sắc, giải thoát tự tại, mùi vị Cam Lồ rất sâu xa.
Ta vì các chúng sanh mà nói pháp này. Ta kham nhẫn cần lao chưa từng mệt mỏi, vì tất cả kiết sử cho nên ta không khởi ra trần lao, vì muốn khai mở tâm trí cho nên ta ở trong thai mẹ, vì sự sanh tử này, nên rốt ráo cội nguồn.
Vì không biến mất cho nên không cùng tận, vì hữu thường cho nên pháp không giải đơn độc, vì không buồn rầu cho nên ăn lạc, vì muốn diệt trừ các trói buộc, cho nên không tạo ra lỗi mới. Ta được chúng Đại Thần tiên khen ngợi rằng các chúng của ta thành tựu. Song ta đã tu hành cần khổ, vì tất cả mầm móng chủng loại, cho nên ta thuyết pháp.
Bấy giờ Đức Thế Tôn, thân tỏa ánh sáng bảy thước, nhan sắc như núi An Minh, được ba đời tôn trọng, bậc Nhất Thiết trí đã thuyết không hề chướng ngại.
Này các Tỳ Kheo! Như vậy gọi là vì gốc của khổ, nên thành tựu A Duy Tam Phật. Nói rộng như trong Khế Kinh, được Thiên Nhân tán thán, hào quang vô cùng tận.
Khi ấy mặt trời bị che khuất không hiện, vì người này xuất hiện, hoặc thân mặc y phục vi dịu, đi đến chỗ Đức Thế Tôn, hoặc mặc y phục Cõi Trời đi đến chỗ Đức Thế Tôn, họ đều cởi mão Trời xuống, có nhiều màu sắc không đồng hoặc cỡi ngọc anh lạc bỏ xuống đất, họ đói khát vị Cam Lồ của Đức Thế Tôn.
Khi ấy liền nói bài kệ này:
Thế Tôn cũng vô sanh
Lợi ích chúng Trời, người,
Như ăn vị Cam Lồ
Quyết không còn đói khát
Hôm nay đấng thập lực
Lúc sanh đời khen ngợi
Uống pháp vị thâm diệu
Đã được giải thoát giới.
Bấy giờ, các hành như vậy quán sát khổ hiền Thánh đế, các khổ lúc mới thọ thai là từ đâu sanh ra?
Mà mãi ở trong chỗ u tối không thấy đèn sáng?
Vì vậy cho nên nói sanh là rất khổ. Quán tướng sanh của khổ này là sự lâu dài, không thể chịu nỗi, mãi bị nghiệp khổ, ngay khi có sức lực, có cái khổ hy vọng, ý không bao giờ nhàm chán và biết đủ.
Muốn có cầu mong mà không được cho nên là khổ, hy vọng không thành nên khổ, khởi ra biết bao phương tiện muốn khiến cho của không mất, vì vậy nên gìn giữ, song dần dần nó bị tiêu diệt cho nên khổ, biết bao thứ khổ não đều đến.
Ngài đã được vượt qua bỉ ngạn, cái nạn có người tròng ngoài cùng đấu tranh nhau cho nên là khổ, thân tộc tiền tài đều bị bán tận, tiếc nhớ không nguôi cho nên gọi là khổ, không lìa khỏi ái dục, bị các kiết sử sai khiến cho nên phải khổ, dục là khổ bậc nhất, vì chưa diệt dục cho nên sân hận là khổ.
Vì hành động tội ác chưa diệt cho nên ngu si là khổ bậc nhất.
Vì không có ánh sáng trí tuệ chiếu soi, nên kiêu mạn là khổ, vì do ý đốt cháy nên tự đại là khổ.
Vì không có ý tôn ty, cho nên đối với bạn bè là khổ, vì tâm không có phân ly, cho nên ái là rất khổ, đắm trước vị ngọt không dứt cho nên bị tham lam tật đố làm khổ, vì tâm không khai mở, không có giới nên khổ, do tâm thay đổi hối hận, cho nên sở kiến là khổ, vì không thấy Chân Đế, song có các thứ tự sắc trói buộc nên bị khổ, vì không có chỗ nương tựu nên khổ, vì cầu quả báo nên khổ.
Các thứ cây cỏ và vật do tứ đại tạo thành, cùng nhau trói buộc, khởi ra các nhân duyên, sự khổ của tứ đại bên trong nhiều thứ biến quái, các ấm níu kéo, nên khổ.
Do tự nhiên nên các nhập là khổ, vì không lìa các sở y nên cảnh giới làm khổ, chạy theo sắc bên ngoài, bị khổ thống làm khổ. Vì hình thể bị thiêu đốt, bị lạc thống thọ làm khổ, do khổ mà sanh, vì không khổ không lạc nên khổ.
Do cảnh giới sanh ra tưởng cho nên rất khổ. Do chúng sanh có hành động nên thức là rất khổ, duyên vào đó mà sanh ra già, nên các căn bại liệt, bệnh là rất khổ.
Bốn đại không hòa, chết là rất khổ, lại thọ lãnh hình dạng khác nhau, oán tắng bội là khổ, có tâm thân cận nhau, sở dụng không được, điều này rất khổ, thâm khổ.
Nói tóm lại ngủ ấm là khổ, phải gánh lấy gánh nặng vì nó phải đi đến các cõi, địa ngục là khổ, vì thiêu đốt thân hình. Súc sanh là khổ, vì ăn nuốt lẫn nhau, ngạ quỷ là khổ, vì bị đói khát bức bách thân thể, thân người là khổ, vì có các thứ hành động phi pháp.
Cõi Trời là khổ vì hết phước thì phải bị rơi rớt, tùy theo cảnh giới mà đọa vào ba đường ác, Dục Giới là khổ vì ái dục trói buộc, sắc giới, Vô Sắc Giới, cũng như vô hữu trí, tất cả đều là khổ. Như vậy là ba khổ bức bách, thảy đều nhiếp trì trong đó.
Bấy giờ vì hành động của thân ý, hoặc vì một hành động mà tạo khổ, hành động đã tạo ra thảy đều là khổ, như vậy các khổ không bao giờ dừng nghỉ, nhân duyên không cùng tận. Nên biết rõ sắc là như vậy, do kẻ ngu tạo ra.
Song vị Tu Đà Hoàn đã nghiên cứu cùng tận căn nguyên của nó. Vị Tư Đà Hàm không còn sót một mảy may nào mà không chấm dứt. A Na Hàm thì trừ hết, Cho đến A La Hán đã chấm dứt, sự khổ không còn sót lại, vì đời mà hiện ra ánh sáng.
Bấy giờ Đức Thế Tôn Tam Da Tam Phật, làm sự che chở cho tất cả chúng sanh loại, liền nói bài kệ này:
Vô số trăm loại hạnh
Thường tạo nghiệp khổ não
Vì ôm giữ sắc này
Hiện tại có chứng ngộ
Nó vốn là vô thường
Hiểu sắc vốn là không
Tự nhiên an lập pháp
Thường phải tự giác tri.
Khi ấy tại sao lại sanh ra khổ này?
Đó là cảnh giới của tự tướng, đầy đủ ngủ căn. Nếu cảnh giới tự tướng của vị ấy tương ưng với trí hồi chuyển thì sẽ được hết sức thanh tịnh. Người ngu không học, không tương ưng với trí huệ. Có người lợi căn gọi là kẻ ngu si là mù lòa tăm tối.
Đức Thế Tôn cùng các Thanh Văn vốn đã tạo hạnh trí huệ, thiện căn, tự tướng hiệp hội như điều sở tu, đối với khổ hiền Thánh đế thảy đều quan sát.
Sao là phải quán sát cái khổ sanh tử này?
Biết có khổ hiền Thánh đế, thảy đều vô thường, cực nhọc, gìn giữ mà không xả bỏ, thảy đều đồng nhất, khởi tâm như vậy, đối với khổ mà quán khổ.
Điều ấy rất mầu nhiệm, đối với khổ, quán là không, sự vi diệu đầu tiên, thảy đều vượt qua bờ kia. Ngay khi với khổ quán không, nó là pháp phân tán, tự nhiên quán sát như vậy, đối với khổ quán là vô ngã, trí và tín của vị ấy đã thành, ban đầu có sự khéo tăng ích của đảnh pháp này luôn luôn cầu phương tiện, đẳng trí, công đức, không có hy vọng, rừng tam muội không có khuyết lậu.
Trần lao bên ngoài vĩnh viễn chấm dứt, cũng không đắm trước, dùng tưởng tư duy nên trừ khử hết trần cấu, tất cả cảnh giới khổ, không có bại hoại, trừ khử hữu ái, cũng không sợ hãi, cũng không bạo loạn, nhan sắc hòa duyệt, tự quán sát cảnh giới, với Ngài hiện ra ánh sáng, đối với ba đời khởi lên ngọn đèn cực sáng, với dục hại.
Các kiết sử bạt tế con đường ác, vì các chúng sanh nên không có tâm, bỉ thử, cũng không giãi đãi, được vị Cam Lồ, phân biệt chương cú.
Vì vượt qua sanh tử, cho nên lưu chuyển bốn cảnh giới, vì muốn chiếu sáng các chúng sanh, nên siêng hành khổ hạnh, châu biến tất cả, cũng không xứ sở, cũng không điên đảo, Ngài trừ khử điên đảo, rất khó suy lường.
Bấy giờ liền nói bài kệ:
Nếu khi biết có khổ
Niệm thanh tịnh vô lượng
Không vị, rất tươi sáng
Được người đời khen ngợi
Ngài có trí như vậy
Âm hưởng cùng vui thích
Quán mười lực của Phật
Cứu chúng sanh ở đời
Như ai thấy cấm giới
Như Lai được tăng ích
Giữ chí như Kim Cang
Phân biệt tất cả không
Nếu nhổ gốc rễ ái
Cũng không các khổ não
Nên con đảnh lễ Ngài
Bậc tối thắng trên hết.
Làm sao để quán sát thế gian?
Đó là có trí tuệ vô lậu như vậy, vị ấy quán chỗ Đạo Tràng, cũng có sức mạnh của cái thấy.
Vì đời nên quán ánh sáng của đời, ngay ở trung gian có tu khổ hạnh, thảy đều quán sát, tất cả chúng sanh, quán tân từ bi, muốn khiến cho họ được an ổn, vị ấy có khổ hạnh vô lượng, quán khổ hạnh như vậy, đối với cảnh giới khác cũng tự quán sát.
Ở trong đại chúng quán Đức Như Lai thuyết pháp vi diệu, khiến cho nghĩa lý được phân bố quán pháp nắm giữ, hoặc pháp nhãn thanh tịnh, cũng quán pháp thân vị ấy, không có cái tưởng về chúng sanh. Nếu lại quán như vậy cũng không nói cấm giới.
Ta từng nghe Tôn Giả tên là Ưu Ba Tư, có người đệ tử tên là Bát Ma Ca, đi đến dừng nghỉ trong cảnh giới của Ma Thâu La. Khi đến đó, vị này ôm y cầm bát. Nói rộng như trong Khế Kinh. Người ta chưa bao giờ thấy, không hiểu được oai nghi của vị này.
Vị này liền vào trong thôn của dâm nữ. Người dâm nữ thấy vị Tỳ Kheo này tuổi trẻ, đoan chánh thân không có trần cấu, thấy xong cô ta sanh tâm hoan hỷ, ý dục bừng bừng.
Lúc đó vị Tỳ Kheo liền vào nhà của dâm nữ, quán sự kiết sử như vậy, không muốn tạo ra kiết sử, sự ô uế như vậy, giải thoát pháp, để mau được quả pháp.
Bấy giờ vị Tỳ Kheo liền nói lời này:
Dục giống như thuốc độc
Dục là hạnh bất tịnh.
Dục bị sắc dâm hoại
Đưa người vào đường ác.
Nói lời ấy xong, liền bước ra và bỏ đi.
Người dâm nữ lúc ấy dục ý bừng cháy, liền dùng chú thuật Chiên Đà Lê để buộc vị Tỳ Kheo đó, nàng nói lên ý nghĩa của chú thuật Chiên Đà Lê như vậy.
Bấy giờ nhờ chú Chiên Đà Lê làm trang nghiêm thân của nữ nhân, hóa làm nơi thôn xóm, đặt nơi chỗ Tỳ Kheo đi đến, nàng quán sát chỗ ấy giống như là cung điện của Đế Thích Hoàn Nhân không khác, nhà cửa cao rộng, không có gì sánh bằng.
Ngọa cụ trang nghiêm có nhiều màu sắc trải dưới sàn nhà, trên chỗ ngồi ấy có những tấm thảm để ngồi, thêu vẽ đẹp đẽ, xem trên chỗ đất ấy có nhiều loại hoa hương rải lên trên, đâu đâu cũng tràn đầy, có nhiều hoa sen xanh, phương lan thơm phức, sanh ở bên trong.
Quán như vậy xong liền kết Thần Chú, nói với Tỳ Kheo rằng: Nơi đây rất kỳ diệu, chúng ta hãy cùng nhau vui chơi.
Bấy giờ Tỳ Kheo Bát Mặc Ma Ca bảo rằng: Ta quán khắp nơi này, cũng sẽ quán chỗ khác.
Chiên Đà Lê hỏi: Chỗ khác là cái gì?
Bát Mặc nói bài kệ:
Nay ta xem quả thật
Dục là khổ số một
Sau phải vào địa ngục
Chịu vạc sôi khổ não.
Khi ấy Chiên Đà Lê nói rằng: Thôi đi, thôi đi, này Tỳ Kheo, đừng nói với tôi những lời ấy!
Tỳ Kheo Bát Mặc nói rằng: Lời nói của nàng là dục huyễn ngu sì làm mê hoặc ta, ta không giống như ngươi. Nàng Chiên Đà Lê thấy vậy liền hóa làm một hầm lửa lớn không có trần uế bụi bặm.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Hai - Kinh Pháp Cú - Chương Hai Mươi Sáu - Phẩm Bà La Môn
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Quán Tự Tại Tùy Tâm Chú - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm - Phẩm Hai Mươi Bảy - Phẩm Thập định - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Thuần đà Chân đà La Sở Vấn Như Lai Tam Muội - Phần Tám
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Thân Hành Niệm - Phần Tám - Các Bậc Thiền
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Subha
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Năm - Kinh Tập - Chương Hai - Tiểu Phẩm - Kinh Xấu Hổ
Phật Thuyết Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Phẩm Bốn - Phẩm Thác Sinh Cung Trời đâu Suất - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Văn Thù Sư Lợi Phật độ Nghiêm Tịnh - Phần Bảy