Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Bốn Mươi Ba - Phẩm Phương đông Bắc - Phần Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI THỨ HAI  

PHẨM BỐN MƯƠI BA

PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG BẮC  

PHẦN HAI  

Lúc ấy, cụ thọ Thiện Hiện hỏi: Bạch Thế Tôn! Nghĩa lý của bát nhã Ba la mật đa như thế thật sâu xa ai có thể tin hiểu được?

Đức Phật dạy: Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào đã tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa lâu dài, đã trồng thiện căn lâu dài, đã cúng dường nhiều Đức Phật, thân cận nhiều thiện tri thức thì Đại Bồ Tát này có thể tin hiểu được bát nhã Ba la mật đa sâu xa như thế.

Cụ thọ Thiện Hiện lại hỏi: Bạch Thế Tôn! Làm thế nào để biết Đại Bồ Tát đó đã tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa lâu dài. Đã trồng thiện căn lâu dài. Đã cúng dường nhiều Đức Phật.

Thân cận nhiều thiện tri thức?

Đức Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, đối với sắc không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với thọ, tưởng, hành, thức không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với tướng trạng của sắc không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với tướng trạng của thọ, tưởng, hành, thức không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tự tánh của sắc không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Đối với tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với nhãn xứ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với tướng trạng của nhãn xứ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với tướng trạng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tự tánh của nhãn xứ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Đối với tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với sắc xứ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tướng trạng của sắc xứ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Đối với tướng trạng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tự tánh của sắc xứ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với nhãn giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tướng trạng của nhãn giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Đối với tướng trạng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tự tánh của nhãn giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với sắc giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với thanh, hương, vị, xúc của pháp giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tướng trạng của sắc giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với tướng trạng của thanh, hương, vị, xúc của pháp giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tự tánh của sắc giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Đối với tự tánh của thanh, hương, vị, xúc của pháp giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối nhãn thức giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tướng trạng của nhãn thức giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với tướng trạng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với tự tánh của nhãn thức giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với nhãn xúc không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tướng trạng của nhãn xúc không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Đối với tướng trạng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tự tánh của nhãn xúc không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tướng trạng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với tướng trạng của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với tự tánh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với Cõi Dục không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Đối với Cõi Sắc, Cõi Vô Sắc không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tướng trạng của Cõi Dục không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với tướng trạng của Cõi Sắc, Cõi Vô Sắc không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với tự tánh của Cõi Dục không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với tự tánh của Cõi Sắc, Cõi Vô Sắc không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với bố thí Ba la mật đa không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt, cho đến đối với bát nhã Ba la mật đa không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với tướng trạng của bố thí Ba la mật đa không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt, cho đến đối với tướng bát nhã Ba la mật đa không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với tự tánh của bố thí Ba la mật đa không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt, cho đến đối với tự tánh bát nhã Ba la mật đa không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với pháp nội không không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt, cho đến vô tính tự tính không không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với tướng nội không không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt, cho đến đối với tướng vô tính tự tính không không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với tự tánh nội không không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt, cho đến đối với tự tánh của vô tính tự tính không không sanh phân biệt, nhưng cũng khác phân biệt.

Ðối với bốn niệm trụ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt, cho đến đối với tám chi Thánh đạo không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với tướng của bốn niệm trụ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt, cho đến đối với tướng tám chi Thánh đạo không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với tự tánh của bốn niệm trụ không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt, cho đến đối với tự tánh tám chi Thánh đạo không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Như vậy, cho đến đối với mười lực của Phật không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt, cho đến đối với mười tám Pháp Phật bất cộng không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với tướng trạng của mười lực của Phật không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt, cho đến đối với tướng mười tám Pháp Phật bất cộng không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Ðối với tự tánh của mười lực của Phật không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt, cho đến đối với tự tánh mười tám Pháp Phật bất cộng không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với trí nhất thiết không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tướng của trí nhất thiết không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Đối với tướng của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Ðối với tự tánh của trí nhất thiết không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt. Đối với tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh phân biệt, nhưng cũng không khác phân biệt.

Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì sắc không thể nghĩ bàn. Thọ, tưởng, hành, thức không thể nghĩ bàn. Như vậy, cho đến trí nhất thiết không thể nghĩ bàn. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không thể nghĩ bàn.

Thiện Hiện! Nhờ vậy nên biết, Đại Bồ Tát này đã tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa lâu dài. Đã trồng thiện căn lâu dài. Cúng dường nhiều Đức Phật. Thân cận nhiều thiện tri thức.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế thật là sâu xa.

Đức Phật dạy: Đúng vậy! Đúng vậy! Này Thiện Hiện! Sắc sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Thọ, tưởng, hành, thức sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Nhãn xứ sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa.

Sắc xứ sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Nhãn giới sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa.

Sắc giới sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Thanh, hương, vị, xúc, pháp giới sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Nhãn thức giới sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Nhãn xúc sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa.

Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa.

Bố thí Ba la mật đa sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba la mật đa sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. bốn niệm trụ sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Cho đến tám chi Thánh đạo sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa.

Như vậy, cho đến mười lực Phật sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Mười tám Pháp Phật bất cộng sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Trí nhất thiết sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa rất là sâu xa.

Khi ấy, Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như vậy là kho châu báu quí giá.

Đức Phật dạy: Đúng vậy! Vì thường ban cho hữu tình công đức quí báu.

Này Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa như vậy là kho châu báu quí giá, thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông quí báu.

Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa.

Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như pháp: Nội không không của các pháp nội tại, ngoại không không của các pháp ngoại tại, nội ngoại không không của các pháp nội ngoại tại, không không không của không, đại không không lớn, thắng nghĩa không không của chân lý cứu cánh, hữu vi không không của các pháp hữu vi, vô vi không không của các pháp vô vi.

Tất cánh không không tối hậu rốt ráo, vô tế không không không biên tế, tán vô tán không không của sự không phân tán, bản tính không không của bản tính tự nhiên tính, tự cộng tướng không không của tự cộng tướng, nhất thiết pháp không không của vạn hữu, bất khả đắc không không của cái bất khả đắc, vô tính không không của vô thể cái không tồn tại, tự tính không không của tự tính, vô tính tự tính không không của vô thể của tự tính tự tính của cái không tồn tại.

Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh đạo.

Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.

Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: Chân như, pháp giới, pháp tánh, thật tế, cảnh giới bất tư nghì. Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá bốn Thánh Đế khổ, tập, diệt, đạo.

Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: Mười địa Bồ Tát, môn Đà La Ni, môn Tam Ma Địa.

Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: Năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: Mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng.

Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: Quả Dự Lưu, quả Nhất Lai, quả Bất Hoàn, quả A La Hán, Độc Giác Bồ Đề.

Thường ban cho hữu tình châu báu quí giá như: Tất cả hạnh Đại Bồ Tát, Chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, chuyển bánh xe diệu pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện lại hỏi Đức Phật: Bát nhã Ba la mật đa như thế là nhóm thanh tịnh?

Đức Phật dạy: Đúng vậy! Thiện Hiện! Sắc thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Nhãn xứ thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh.

Sắc xứ thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Nhãn giới thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh.

Sắc giới thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Nhãn thức giới thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh.

Nhãn xúc thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh.

Các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Bố thí Ba la mật đa thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba la mật đa thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh.

Pháp nội không thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Cho đến pháp vô tính tự tính không thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Bốn niệm trụ thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh.

Cho đến tám chi Thánh đạo thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Như vậy, cho đến mười lực Như Lai thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh.

Cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Trí nhất thiết thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa là nhóm thanh tịnh.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Lạ thay! Thưa Thế Tôn! Hi hữu thay!

Thưa Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa vì rất sâu xa như thế nên có nhiều trở ngại, nay xin Ngài rộng nói về các trở ngại không phát sanh.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông nói, bát nhã Ba la mật đa sâu xa nên có nhiều trở ngại, nhưng nhờ thần lực của Phật nên tuy rộng nói nhưng các trở ngại không phát sanh.

Vì thế các thiện nam, thiện nữ nào ưa thích Pháp thì đối với Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa này nếu muốn ghi chép thì nên ghi chép gấp, nếu muốn đọc tụng thì nên ghi chép gấp, nếu muốn thọ trì thì nên ghi chép gấp, nếu muốn tu tập thì nên ghi chép gấp, nếu muốn suy nghĩ thì nên ghi chép gấp, nếu muốn diễn nói thì nên ghi chép gấp.

Vì sao?

Này Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa có nhiều trở ngại, chớ làm cho người ghi chép, đọc tụng, thọ trì, tu tập, suy nghĩ, vì người khác nói bị trở ngại phát sanh mà làm việc không hoàn tất.

Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này nếu muốn ghi chép bát nhã Ba la mật đa sâu xa như thế trải qua hoặc một tháng, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm, hoặc sáu, hoặc bảy tháng cho đến một năm được hoàn tất thì nên chuyên cần tinh tấn chú ý ghi chép, trải qua thời gian ấy sẽ được hoàn tất.

Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này nếu muốn thọ trì, đọc tụng, thọ trì, tu tập, tư duy, vì người diễn nói Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế trải qua một tháng, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm, hoặc sáu, hoặc bảy tháng cho đến một năm được hoàn tất thì nên chuyên cần tinh tấn nhiếp niệm thọ trì, cho đến diễn nói trải qua thời gian ấy sẽ được hoàn tất.

Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì ngọc báu vô giá bát nhã Ba la mật đa sâu xa có nhiều trở ngại.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật rằng: Lạ thay! Thưa Thế Tôn! Hi hữu thay!

Thưa Thiện Thệ! Ngọc báu vô giá Ba la mật đa sâu xa có nhiều trở ngại nhưng cũng có người ghi chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập, vì người diễn nói. Ác ma muốn gây ách nạn, làm trở ngại đối với họ, nên không cho ghi chép cho đến diễn nói.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đối với bát nhã Ba la mật đa sâu xa đây, tuy ác ma muốn gây trở ngại không cho ghi chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập, vì người diễn nói, nhưng ác ma không đủ năng lực gây trở ngại cho Đại Bồ Tát làm các việc, ghi chép, đọc tụng, thọ trì v.v… không hoàn tất.

Khi ấy, Xá Lợi Tử thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vậy thần lực của ai làm cho ác ma kia không thể gây ra trở ngại đối với các Đại Bồ Tát ghi chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập, rộng nói Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế?

Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Đó là thần lực của Phật làm cho ác ma kia không thể gây ra ách nạn đối với các Đại Bồ Tát ghi chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập, rộng nói Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đó cũng là thần lực của tất cả mười phương Thế Giới Chư Phật làm cho ác ma kia không thể gây ra ách nạn đối với các Đại Bồ Tát ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, rộng nói Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều hộ niệm các Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa nên làm cho ác ma kia không thể gây ra ách nạn đối với thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ Tát thừa làm họ không ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người rộng nói Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế.

Vì sao?

Này Xá Lợi Tử! Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều hộ niệm cho các Bồ Tát tu hành bát nhã Ba la mật đa mà làm thiện nghiệp, nên ác ma kia không thể gây ra ách nạn, trở ngại.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát nào đối với Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa, thường ghi chép, đọc tụng, thọ trì, tư duy, tu tập, rộng nói thì tất nhiên sẽ được vô lượng, vô số, vô biên Như Lai trong mười phương Thế Giới đang thanh tịnh thuyết pháp hộ niệm. Nếu được Chư Phật hộ niệm thì quyết chắc ác ma không thể gây ra trở ngại.

Này Xá Lợi Tử! Thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, rộng nói thì nên nghĩ: Nay ta ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người rộng nói Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế đều nhờ thần lực của vô lượng, vô số, vô biên Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác trong mười phương đang thanh tịnh thuyết pháp hộ niệm, khiến ta làm thiện nghiệp như vậy nên không bị ác ma gây ra trở ngại.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói thì tất cả đều nhờ thần lực của Chư Phật trong mười phương Thế Giới hộ niệm, khiến họ làm thiện nghiệp thù thắng nên tất cả ác ma không thể gây ra trở ngại được.

Đức Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói, các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói thì nên biết đều là nhờ thần lực của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hộ niệm.

Xá Lợi Tử lại thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói thì được vô lượng, vô số, vô biên Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác trong mười phương Thế Giới đang thanh tịnh thuyết pháp, đều biết các thiện nam tử, thiện nữ nhân này ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói bát nhã Ba la mật đa sâu xa. Do đó, nên các Đức Như Lai hoan hỷ hộ niệm họ.

Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nào đối với Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này luôn được vô lượng, vô số, vô biên tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác trong mười phương Thế Giới đang thanh tịnh thuyết pháp dùng Phật Nhãn quán thấy. Do đó, nên các Đức Như Lai từ bi hộ niệm khiến họ làm việc thiện đều thành tựu.

Đức Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông nói, các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế thì luôn được vô lượng, vô số, vô biên tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác trong mười phương Thế Giới đang thanh tịnh thuyết pháp dùng Phật Nhãn quán thấy, chứng biết, hộ niệm khiến họ làm thiện nghiệp mau thành tựu và làm các ác ma không thể quấy nhiễu.

Xá Lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ Tát thừa, đối với bát nhã Ba la mật đa sâu xa này thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói, nên biết họ đã gần Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, các quân ác ma không thể gây ra trở ngại được.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ Tát thừa nếu ghi chép được Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế và thọ trì, đọc tụng bằng mọi cách trang nghiêm khác thì nên biết họ rất tin hiểu bát nhã Ba la mật đa này và thường dùng các tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế.

Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này thường được Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác dùng Phật Nhãn quán thấy, chứng biết, hộ niệm. Do đó, quyết định sẽ được của lớn, thắng lợi lớn, thành tựu lớn, quả báo lớn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này dùng năng lực thiện căn ghi chép, thọ trì, đọc tụng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán bát nhã Ba la mật đa sâu xa nên đắc được quả vị bất thối chuyển. Trong thời gian đó, thường ở bên Phật, luôn được nghe chánh pháp, không bị đọa ác thú.

Xá Lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân nhờ căn lành này cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề thường không xa lìa bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Thường không xa lìa pháp nội không cho đến pháp vô tánh tự tánh không. Thường không xa lìa bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo.

Như vậy, cho đến thường không xa lìa mười lực Như Lai, mười tám Pháp Phật bất cộng. Thường không xa lìa trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Thường không xa lìa vô lượng, vô biên Pháp Phật khác. Nhờ đây nên mau chứng sự mong cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Xá Lợi Tử! Do đó, các thiện nam tử, thiện nữ nhân được trụ Bồ Tát thừa, đối với Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa này nên siêng năng ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người giải nói, cung kính, cúng dường, tôn trọng, tán thán, không được dừng nghỉ.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết Bàn, Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa này sẽ dần hưng thịnh ở phương Đông Nam. Ở đó có nhiều Bí Sô, Bí Sô Ni, Ô Ba Sách Ca thiện nam, Ô Ba Tư Ca tín nữ trụ Bồ Tát thừa, thường sanh lòng tin, muốn ghi chép thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói bát nhã Ba la mật đa sâu xa này.

Lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế.

Do thiện căn thù thắng ấy, nên biết chắc không bị đọa vào con đường ác hiểm, sẽ được sanh lên Trời, hoặc sanh trong loài người hưởng vui phú quí. Nhờ thế lực này nên bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa càng tăng ích, mau được viên mãn. Nương vào đây lại thường cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Chư Phật Thế Tôn.

Sau đó tùy theo khả năng y cứ vào pháp tam thừa, dần dần tu tập hướng đến xuất ly, hoặc chứng được Niết Bàn Thanh Văn, hoặc chứng được Niết Bàn Độc Giác, hoặc chứng được Niết Bàn Vô thượng, rốt ráo an vui.

Xá Lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết Bàn, Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa từ phương Đông Nam chuyển đến phương Nam và dần dần hưng thịnh ở đó. Nơi đó có nhiều Bí Sô, Bí Sô Ni, Ô Ba Sách Ca, Ô Ba Tư Ca khi trụ Bồ Tát thừa, thường sanh lòng tin, muốn ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói bát nhã Ba la mật đa sâu xa này.

Lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế. Do thiện căn thù thắng ấy nên quyết chắc không bị đọa vào con đường ác hiểm, sẽ được sanh lên Trời, hoặc sanh trong loài người hưởng vui phú quí.

Nhờ thế lực này nên bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa càng tăng ích, mau được viên mãn. Nương vào đây, họ thường cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán Chư Phật Thế Tôn.

Sau đó tùy theo khả năng y vào pháp tam thừa, dần dần tu tập hướng đến xuất ly, hoặc chứng được Niết Bàn Thanh Văn, hoặc chứng được Niết Bàn Độc Giác, hoặc chứng được Niết Bàn Vô thượng, rốt ráo an vui.

Xá Lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết Bàn, Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa từ phương Nam chuyển đến phương Tây Nam và dần dần hưng thịnh ở đó. Nơi đó có nhiều Bí Sô, Bí Sô Ni, Ô Ba Sách Ca, Ô Ba Tư Ca trụ Bồ Tát thừa, thường sanh lòng tin, muốn ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói bát nhã Ba la mật đa sâu xa này.

Lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế. Do thiện căn thù thắng ấy nên quyết chắc không bị đọa vào con đường ác hiểm, sẽ được sanh lên Trời, hoặc sanh trong loài người hưởng vui phú quí.

Nhờ thế lực này nên bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa càng tăng ích, mau được viên mãn. Nương vào đây, họ thường cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán Chư Phật Thế Tôn.

Sau đó tùy theo khả năng y vào pháp tam thừa, dần dần tu tập hướng đến xuất ly, hoặc chứng được Niết Bàn Thanh Văn, hoặc chứng được Niết Bàn Độc Giác, hoặc chứng được Niết Bàn Vô thượng, rốt ráo an vui.

Xá Lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết Bàn, Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa từ phương Tây Nam chuyển đến phương Tây Bắc và dần dần hưng thịnh ở đó. Nơi đó có nhiều Bí Sô, Bí Sô Ni, Ô Ba Sách Ca, Ô Ba Tư Ca trụ Bồ Tát thừa, thường sanh lòng tin, muốn ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói bát nhã Ba la mật đa sâu xa này.

Lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, bảo cái, tràng phan, lọng, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế.

Do thiện căn thù thắng ấy, nên quyết chắc không bị đọa vào con đường ác hiểm, sẽ được sanh lên Trời, hoặc sanh trong loài người hưởng vui phú quí. Nhờ thế lực này nên bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa càng tăng ích, mau được viên mãn.

Nương vào đây, họ thường cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán Chư Phật Thế Tôn. Sau đó tùy theo khả năng y vào pháp tam thừa, dần dần tu tập hướng đến xuất ly, hoặc chứng được Niết Bàn Thanh Văn, hoặc chứng được Niết Bàn Độc Giác, hoặc chứng được Niết Bàn Vô thượng, rốt ráo an vui.

Xá Lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết Bàn, Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa từ phương Tây Bắc chuyển đến phương Bắc và dần dần hưng thịnh ở đó. Nơi đó có nhiều Bí Sô, Bí Sô Ni, Ô Ba Sách Ca, Ô Ba Tư Ca trụ Bồ Tát thừa, thường sanh lòng tin, muốn ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói bát nhã Ba la mật đa sâu xa này.

Lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế.

Do thiện căn thù thắng ấy nên quyết chắc không bị đọa vào con đường ác hiểm, sẽ được sanh lên Trời, hoặc sanh trong loài người hưởng vui phú quí. Nhờ thế lực này nên bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa càng tăng ích, mau được viên mãn. Nương vào đây, họ thường cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán Chư Phật Thế Tôn.

Sau đó tùy theo khả năng y vào pháp tam thừa, dần dần tu tập hướng đến xuất ly, hoặc chứng được Niết Bàn Thanh Văn, hoặc chứng được Niết Bàn Độc Giác, hoặc chứng được Niết Bàn Vô thượng, rốt ráo an vui.

Xá Lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết Bàn, Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa từ phương Bắc chuyển đến phương Đông Bắc và dần dần hưng thịnh ở đó. Nơi đó có nhiều Bí Sô, Bí Sô Ni, Ô Ba Sách Ca, Ô Ba Tư Ca trụ Bồ Tát thừa, thường sanh lòng tin, muốn ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói bát nhã Ba la mật đa sâu xa này.

Lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế.

Do thiện căn thù thắng ấy nên quyết chắc không bị đọa vào con đường ác hiểm, sẽ được sanh lên Trời, hoặc sanh trong loài người hưởng vui phú quí. Nhờ thế lực này nên bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa càng tăng ích, mau được viên mãn.

Nương vào đây, họ thường cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán Chư Phật Thế Tôn. Sau đó tùy theo khả năng y vào pháp tam thừa, dần dần tu tập hướng đến xuất ly, hoặc chứng được Niết Bàn Thanh Văn, hoặc chứng được Niết Bàn Độc Giác, hoặc chứng được Niết Bàn Vô thượng, rốt ráo an vui.

Xá Lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết Bàn năm trăm năm, Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa làm Phật Sự lớn ở phương Đông Bắc.

Vì sao?

Này Xá Lợi Tử! Pháp được tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác tôn trọng, tức là Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa. Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa như thế đã được tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hộ niệm.

Xá Lợi Tử! Chẳng phải pháp Tỳ nại da Vô Thượng chánh pháp mà Chư Phật chứng đắc có tướng diệt mất. Pháp Tỳ Nại Da Vô Thượng chánh pháp mà Chư Phật chứng đắc tức là Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa.

Xá Lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân ở phương Đông Bắc có thể tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói bát nhã Ba la mật đa sâu xa này thì ta sẽ thường hộ niệm các thiện nam tử, thiện nữ nhân này, làm họ không bị não hại.

Xá Lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân ở phương Đông Bắc có thể ghi chép Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, lại dùng các thứ tràng hoa đẹp nhất, hương hoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, âm nhạc, đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế, ta quyết chắc các thiện nam tử, thiện nữ nhân kia do thiện căn này nên trọn không bị đọa vào con đường hiểm, được sanh trong Trời người, hưởng vui vi diệu.

Nhờ thế lực này nên sáu pháp Ba la mật đa càng tăng ích. Lại nương vào đây thường cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán Chư Phật Thế Tôn. Sau đó tùy theo khả năng y vào pháp tam thừa, dần dần tu tập được vào Niết Bàn.

Vì sao?

Này Xá Lợi Tử! Ta dùng Phật Nhãn quán thấy chứng biết ngợi khen tán thán các thiện nam tử, thiện nữ nhân này đã được công đức. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác ở các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn bên, trên dưới trong vô lượng, vô số, vô biên Thế Giới đang thanh tịnh thuyết pháp cũng dùng Phật Nhãn quán thấy chứng biết ngợi khen, tán thán các công đức đạt được của thiện nam tử, thiện nữ nhân này.

Khi ấy, Xá Lợi Tử thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Sau khi Ngài nhập Niết Bàn năm trăm năm, Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế sẽ được lưu bố rộng rãi ở phương Đông Bắc ư?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Sau khi ta nhập Niết Bàn năm trăm năm, Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa như thế sẽ được lưu bố rộng rãi ở phương Đông Bắc.

Xá Lợi Tử! Sau khi ta nhập Niết Bàn năm trăm năm, các thiện nam tử, thiện nữ nhân ở phương Đông Bắc nếu được nghe bát nhã Ba la mật đa sâu xa này mà sanh lòng tin hiểu, ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy đúng lý, vì người diễn nói thì nên biết các thiện nam tử, thiện nữ nhân này đã phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề lâu dài, đã tu hành Đại Bồ Tát lâu dài, đã cúng dường nhiều Đức Phật, thân cận nhiều thiện tri thức, tu tập thân giới tâm tuệ lâu dài, trồng thiện căn đều đã thành thục.

Nhờ phước lực này nên khi được nghe bát nhã Ba la mật đa sâu xa như thế, họ liền sanh lòng tin hiểu, thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người diễn nói.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Sau Ngài nhập Niết Bàn năm trăm năm, vào thời pháp sắp diệt, ở phương Đông Bắc sẽ có bao nhiêu thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ Tát thừa, nghe bát nhã Ba la mật đa sâu xa như thế liền sanh lòng tin hiểu, tâm họ không kinh hoàng, không lo, không sợ, cũng không hối tiếc.

Lại thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người diễn nói?

Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Sau ta nhập Niết Bàn năm trăm năm, vào thời pháp sắp diệt, ở phương Đông Bắc tuy có vô lượng thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ Tát thừa, nhưng ít có người được nghe bát nhã Ba la mật đa sâu xa liền sanh lòng tin hiểu, tâm họ không kinh hoàng, không lo, không sợ, cũng không hối tiếc. Lại thường ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người diễn nói.

Xá Lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân kia nếu được nghe Kinh Điển Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa này, tâm họ không kinh hoàng, không lo, không sợ, cũng không hối tiếc, sanh lòng tin muốn ghi chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói. 

Thật là hi hữu! Vì sao?

Xá Lợi Tử! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy đã từng cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán vô lượng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và chúng Đại Bồ Tát, thỉnh hỏi nghĩa lý tương ưng bát nhã Ba la mật đa sâu xa như thế.

Xá Lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy quyết định chẳng bao lâu sẽ được viên mãn bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa. Quyết định chẳng bao lâu sẽ được viên mãn pháp nội không cho đến pháp vô tánh tự tánh không.

Quyết định chẳng bao lâu sẽ viên mãn bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo. Quyết định chẳng bao lâu sẽ viên mãn mười lực Phật cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng. Quyết định chẳng bao lâu sẽ viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Xá Lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy được tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hộ niệm, được vô lượng thiện tri thức ủng hộ, được duy trì thiện căn thù thắng. Họ muốn làm lợi lạc nhiều cho chúng sanh nên cầu đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Vì sao?

Này Xá Lợi Tử! Ta thường vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy thuyết pháp tương ưng với trí nhất thiết tướng. Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác quá khứ cũng thường vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy thuyết pháp tương ưng với trí nhất thiết tướng. Do đó, vào đời sau, các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy có thể cầu đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề và cũng vì người thuyết pháp tương ưng để đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Thân tâm các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy an định, các ác Ma Vương và quyến thuộc ma còn không thể phá hoại tâm cầu đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác, huống nữa muốn làm các điều ác khác, hủy báng bát nhã Ba la mật đa, làm trở ngại tâm họ không cho tinh tấn, cầu đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Xá Lợi Tử! Khi nghe ta thuyết bát nhã Ba la mật đa sâu xa này, thì tâm của các thiện nam tử, thiện nữ nhân Ðại thừa vui mừng, được diệu pháp rộng lớn, cũng có thể an lập vô lượng chúng sanh ở trong pháp thắng thiện, làm cho họ hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Xá Lợi Tử! Nay ở trước ta, các thiện nam tử, thiện nữ nhân này phát hoằng thệ nguyện: Tôi sẽ an lập vô lượng trăm ngàn loài hữu tình, làm cho họ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, tu các hạnh Đại Bồ Tát và chỉ dạy, khuyến khích, dẫn dắt, làm họ vui mừng ở nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, cho đến được thọ ký bất thối chuyển, an trụ quả vị Bồ Tát bất thối chuyển.

Xá Lợi Tử! Đối với nguyện kia, Ta rất tùy hỷ.

Vì sao?

Này Xá Lợi Tử! Vì Ta xem các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ Tát thừa phát nguyện rộng như thế, tâm ngữ hợp nhất. Tương lai, các thiện nam tử, thiện nữ nhân kia quyết định an lập được vô lượng trăm ngàn loài hữu tình, làm cho họ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, tu các hạnh Đại Bồ Tát, và chỉ dạy khuyến khích dẫn dắt, làm họ vui mừng ở nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, cho đến được thọ ký bất thối chuyển, an trụ quả vị Bồ Tát bất thối chuyển.

Xá Lợi Tử! Thời quá khứ ở trước vô lượng Phật, các thiện nam tử, thiện nữ nhân này cũng phát hoằng thệ nguyện: Tôi sẽ an lập vô lượng trăm ngàn loài hữu tình, làm cho họ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, tu các hạnh Đại Bồ Tát và chỉ dạy, khuyến khích, dẫn dắt làm họ vui mừng ở nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, cho đến được thọ ký bất thối chuyển, an trụ quả vị Bồ Tát bất thối chuyển.

Xá Lợi Tử! Đối với nguyện kia, Chư Phật quá khứ cũng rất tùy hỷ.

Vì sao?

Này Xá Lợi Tử! Vì Chư Phật quá khứ cũng xem các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ Tát thừa phát hoằng nguyện như thế, tâm ngữ hợp nhất. Tương lai các thiện nam tử, thiện nữ nhân kia quyết định an lập vô lượng trăm ngàn loài hữu tình, làm cho họ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, tu các hạnh Đại Bồ Tát và chỉ dạy, khuyến khích, dẫn dắt làm họ vui mừng ở nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, cho đến được thọ ký bất thối chuyển, an trụ quả vị Bồ Tát bất thối chuyển.

Xá Lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này có lòng tin hiểu rộng lớn, nương sắc, thanh, hương, vị, xúc vi diệu để tu bố thí rộng lớn. Tu bố thí này rồi lại vun trồng thiện căn rộng lớn. Nhờ thiện căn này mà thu được quả báo rộng lớn.

Thu được quả báo rộng lớn như thế chỉ vì lợi ích cho tất cả hữu tình. Xả bỏ tất cả sở hữu nội ngoại cho tất cả hữu tình, hồi hướng thiện căn đã trồng như thế, nguyện sanh đến Thế Giới Chư Phật ở phương khác có Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đang tuyên thuyết pháp vô thượng bát nhã Ba la mật đa sâu xa.

Họ nghe pháp vô thượng bát nhã Ba la mật đa sâu xa như thế rồi, lại an lập trong Cõi Phật ấy vô lượng trăm ngàn loài hữu tình, làm cho phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, tu các hạnh Đại Bồ Tát và chỉ dạy, khuyến khích, dẫn dắt làm cho chúng sanh vui mừng ở nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề được bất thối chuyển. Do đại nguyện đã phát viên mãn nên mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật: Lạ thay! Đấng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đối với các pháp thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại đều chứng biết. Đối với tất cả pháp chân như, pháp giới, pháp tánh, thật tế, cảnh giới hư không v.v… đều chứng biết. Đối với giáo của các pháp khác nhau đều chứng biết. Đối với tâm hành khác nhau của hữu tình đều chứng biết. Đối với các Đại Bồ Tát đời quá khứ đều chứng biết.

Đối với tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đời quá khứ đều chứng biết. Đối với đệ tử Chư Phật và các Cõi Phật ở quá khứ đều chứng biết. Đối với các Đại Bồ Tát vị lai đều chứng biết. Đối với tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đời vị lai đều chứng biết. Đối với đệ tử Chư Phật và các Cõi Phật đời vị lai đều chứng biết.

Đối với các Đại Bồ Tát trong hiện tại ở mười phương tu hành khác nhau đều chứng biết. Đối với tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hiện đang thuyết pháp ở vô lượng, vô số, vô biên Thế Giới trong mười phương đều chứng biết. Đối với đệ tử Chư Phật và các Cõi Phật trong hiện tại đều chứng biết.

Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ Tát nào dõng mãnh tinh tấn, thường không ngừng mong cầu sáu pháp Ba la mật đa này thì vị ấy chứng đắc sáu pháp Ba la mật đa có tùy thuộc vào thời gian hay không tuỳ thuộc vào thời gian?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân kia, thường dõng mãnh tinh tấn, không ngừng mong cầu sáu pháp Ba la mật đa này thì không lúc nào mà không chứng đắc.

Vì sao?

Này Xá Lợi Tử! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân kia thường dõng mãnh tinh tấnn, không ngừng mong cầu sáu pháp Ba la mật đa này nên được Chư Phật và Bồ Tát thường hộ niệm.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân kia, nếu chẳng đắc sáu pháp Ba la mật đa tương ưng với kinh thì làm sao có thể nói họ chứng đắc sáu pháp Ba la mật đa này?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân kia, đối với sáu pháp Ba la mật đa, thường dõng mãnh tin cầu chẳng kể thân mạng, mà chẳng đắc sáu Ba la mật đa đây tương ưng với kinh thì điều này không có.

Vì sao?

Này Xá Lợi Tử! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân kia, vì cầu Chánh Đẳng Bồ Đề nên chỉ dạy, khuyến khích, dẫn dắt các loài hữu tình, làm họ đối với sáu pháp Ba la mật đa đây tương ưng với kinh mà vui thích thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập.

Do căn lành này, nên sanh ra chỗ nào cũng thường được sáu pháp Ba la mật đa, tương ưng với Kinh Điển mà thọ trì, đọc tụng dõng mãnh tinh tấn như pháp tu hành, làm cho hữu tình được thành tựu, nghiêm tịnh Cõi Phật. Tuy chưa chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, nhưng trong thời gian đó chưa từng phế bỏ dù chỉ giây lát.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần