Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Năm - Phẩm Tướng Thiệt Căn
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI THỨ HAI
PHẨM NĂM
PHẨM TƯỚNG THIỆT CĂN
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn hiện tướng lưỡi rộng lớn che khắp ba ngàn đại thiên Thế Giới. Từ tướng lưỡi này lại phóng ra vô số ánh sáng đủ màu sắc chiếu khắp hằng hà sa số Thế Giới Chư Phật trong mười phương.
Bấy giờ, trong hằng hà sa số Cõi Phật ở phương Đông khắp nơi đều có vô lượng, vô số Đại Bồ Tát, chư vị thấy ánh sáng lớn này, trong lòng do dự, cùng nhau đến gặp Phật ở Thế Giới của mình, cúi đầu cung kính thưa:
Bạch Thế Tôn! Đó là do oai lực của ai?
Và vì sao mà có ánh sáng lớn này chiếu các Cõi Phật?
Khi ấy, các Đức Phật kia đều đáp: Ở phương Tây này có Thế Giới Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Bạc Già Phạm, đang giản nói bát nhã Ba La Mật Đa cho chúng Đại Bồ Tát nên hiện tướng lưỡi che khắp ba ngàn đại thiên Thế Giới.
Từ tướng lưỡi ấy lại phóng ra vô số ánh sáng đủ màu sắc, chiếu khắp hằng hà sa số Thế Giới Chư Phật trong mười phương. Ánh sáng thấy đây tức là tướng lưỡi Đức Phật kia hiện ra.
Lúc đó, trong các Thế Giới kia, vô lượng, vô số Đại Bồ Tát nghe việc này rồi, vui mừng hớn hở, khen ngợi là việc chưa từng có, đều thưa Phật: Chúng con muốn đến Thế Giới Kham Nhẫn đảnh lễ, cúng dường Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng Đại Bồ Tát, để nghe bát nhã Ba La Mật Đa. Nguyện xin Thế Tôn thương xót hứa khả cho.
Khi ấy, các Đức Phật kia đều đáp: Nay chính là đúng lúc, hãy đi theo ý của các ông.
Bấy giờ, được Phật hứa khả chúng Đại Bồ Tát đều lễ chân Phật, nhiễu quanh bên phải bảy vòng, đem vô lượng tràng phan, bảo cái, y phục, anh lạc, hương vòng hoa, châu báu, vàng bạc các loại hoa, hòa tấu các loại âm nhạc thượng diệu, trong chốc lát đến chỗ Phật này Phật Thích Ca cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi Phật, Bồ Tát rồi nhiễu trăm ngàn vòng, đảnh lễ chân Phật rồi ngồi qua một bên.
Trong hằng hà sa số Cõi Phật khắp các phương Nam, Tây, Bắc bốn góc, trên dưới, khắp nơi đều có vô lượng, vô số Đại Bồ Tát cũng như vậy.
Bấy giờ, các chúng Cõi Trời như Trời Tứ Đại Vương, Trời Ba Mươi Ba, Trời Dạ Ma, Trời Đổ Sử Đa, Trời Lạc Biến Hóa, Trời Tha Hóa Tự Tại, Trời Phạm Chúng, Trời Phạm Phụ, Trời Phạm Hội, Trời Đại Phạm, Trời Đại Quang, Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Cực Quang Tịnh, Trời Tịnh, Trời Thiểu Tịnh.
Trời Vô Lượng Tịnh, Trời Biến Tịnh, Trời Quảng, Trời Thiểu Quảng, Trời Vô Lượng Quảng, Trời Quảng Quả, Trời Vô Phiền, Trời Vô Nhiệt, Trời Thiện Hiện, Trời Thiện Kiến, Trời Sắc Cứu Cánh đều đem vô lượng các loại hương hoa, hương bột, hương đốt, hương cây, hương lá, các hương xen lẫn, tràng hoa thích ý, tràng hoa sinh loại, tràng hoa long tiền và vô lượng tràng hoa đủ loại.
Đem vô lượng hoa Cõi Trời thơm đẹp nhất, hoa sen xanh, hoa sen đỏ, hoa sen trắng, hoa sen vàng, hoa Vi Diệu Âm, hoa Đại Vi Diệu Âm và vô lượng hương hoa Cõi Trời thơm đẹp khác đi đến chỗ Phật cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi Phật, Bồ Tát rồi nhiễu trăm ngàn vòng, đảnh lễ chân Phật rồi lui qua một bên.
Bấy giờ, chúng Đại Bồ Tát ở mười phương đã đến, các loại tràng phan, bảo cái, y phục, anh lạc, châu báu, hương hoa, và các loại âm nhạc của vô lượng Trời Dục Giới, Sắc giới dâng cúng, nhờ thần lực của Phật đều bay lên hư không, hợp thành đài che khắp ba ngàn đại thiên Thế Giới, bốn gốc trên đỉnh đài đều có phướng báu, lọng đài. Phướng báu được trang trí bằng anh lạc, màu sắc sặc sỡ, ngọc quý, tràng hoa rũ xuống thật đáng ưa thích.
Bấy giờ, trong hội có trăm ngàn Câu chi, Na dữu đa chúng, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, chấp tay cung kính thưa: Bạch Thế Tôn! Chúng con nguyện đời vị lai sẽ làm Phật, tướng hảo, oai đức như Thế Tôn ngày nay, cõi nước trang nghiêm, đại chúng Thanh Văn, Bồ Tát, người, Trời Chuyển Pháp Luân đều như Phật ngày nay.
Bấy giờ, Thế Tôn biết được tâm nguyện của họ, đối với các pháp đã ngộ vô sanh nhẫn, hiểu rõ tất cả bất sanh, bất diệt, vô tác, vô vi, nên Ngài mỉm cười, từ miệng phóng ra ánh sáng đủ màu sắc.
Lúc đó, A Nan Đà liền rời khỏi chỗ ngồi, chấp tay cung kính thưa: Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên nào mà Ngài mỉm cười?
Chư Phật mỉm cười không phải là không có nhân duyên.
Phật Bảo: A Nan: Trăm ngàn Câu chi, Na dữu đa chúng rời khỏi chỗ ngồi này, đối với các pháp đã ngộ vô sanh nhẫn, hiểu rõ tất cả bất sanh, bất diệt, vô tác, vô vi.
Các vị ấy ở đời vị lai trải qua sáu mươi tám câu chi đại kiếp, siêng năng tu hạnh Bồ Tát, trong kiếp Diệu Pháp Hoa sẽ được thành Phật, đều đồng một hiệu là Giác Phần Hoa Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Bạc Già Phạm.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Bi Hoa - Phẩm Sáu - Phẩm Môn Nhập định, Tam Muội
Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Mười Năm - Kim Cương ô Xu Sa Ma Pháp ấn Chú Phẩm - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa đại Tập địa Tạng Thập Luân - Phẩm Bảy - Phẩm Phước điền Tướng - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tối Thượng Căn Bản đại Lạc Kim Cang Bất Không Tam Muội đại Giáo Vương - Phần Tám
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Năm Mươi Chín - Pháp Hội Hư Không Mục - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Sáu Mươi Mốt - Pháp Hội Vô Tận ý Bồ Tát - Phần Tám
Phật Thuyết Kinh Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Tam Nghiệp Tối Thượng Bí Mật đại Giáo Vương - Phần Năm