Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Mười Sáu ​​​- Phẩm Bát Nhã Ba La Mật đa - Phần Bốn

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần

PHẬT THUYẾT KINH 

ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần  

HỘI THỨ MƯỜI SÁU  

PHẨM BÁT NHàBA LA MẬT ĐA  

PHẦN BỐN   

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không thể sắp bày, có đến, có đi, có trụ, có không trụ. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không thể sắp bày, có đến, có đi, có trụ, có không trụ. Uẩn, xứ, giới v.v… không đến, không đi, không trụ, không phải không trụ. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không thể sắp bày, có xa, có bờ kia. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không thể sắp bày, có xa, có bờ kia. Uẩn, xứ, giới v.v… không xa, không bờ kia. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không thể sắp bày, có yêu, có giận, có sợ, có si. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không thể sắp bày, có yêu, có giận, có sợ, có si. Uẩn, xứ, giới, v.v… không yêu, không giận, không sợ, không si. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không cho, không lấy, không giữ giới, không phạm giới, không nhẫn, không phải không nhẫn, không tinh tấn, không giải đãi, không đẳng trì, không loạn tâm, không diệu tuệ, không ác tuệ.

Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không cho, không lấy, không giữ giới, không phạm giới, không nhẫn, không phải không nhẫn, không tinh tấn, không giải đãi, không đẳng trì, không loạn tâm, không diệu tuệ, không ác tuệ.

Uẩn, xứ, giới v.v… đều không cho, không lấy, không giữ giới, không phạm giới, không nhẫn, không phải không nhẫn, không tinh tấn, không giải đãi, không đẳng trì, không loạn tâm, không diệu tuệ, không ác tuệ. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không điên đảo, không phải không điên đảo. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không điên đảo, không phải không điên đảo. Uẩn, xứ, giới v.v… đều không điên đảo, không phải không điên đảo. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi. Uẩn, xứ, giới v.v… đều không niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn vô minh, không giải thoát. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng vô minh, không giải thoát. Uẩn, xứ, giới v.v… đều vô minh, không giải thoát. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không tĩnh lự, đẳng trì, đẳng chí. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không tĩnh lự, đẳng trì, đẳng chí. Uẩn, xứ, giới v.v… đều không tĩnh lự, đẳng trì, đẳng chí. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không hữu lượng, không vô lượng, không thần thông, không phải không thần thông. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không hữu lượng, không vô lượng, không thần thông, không phải không thần thông. Uẩn, xứ, giới v.v… đều không hữu lượng, không vô lượng, không thần thông, không phải không thần thông. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không phải không, không phải chẳng không, không hữu tướng, không vô tướng, không hữu nguyện, không vô nguyện. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không phải không, không phải chẳng không, không hữu tướng, không vô tướng, không hữu nguyện, không vô nguyện.

Uẩn, xứ, giới v.v… đều không phải không, không phải chẳng không, không hữu tướng, không vô tướng, không hữu nguyện, không vô nguyện. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không hữu vi, không vô vi, không hữu lậu, không vô lậu,  không thế gian, không xuất thế gian, không có buộc, không lìa buộc. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không hữu vi, không vô vi, không hữu lậu, không vô lậu, không thế gian, không xuất thế gian, không có buộc, không lìa buộc.

Uẩn, xứ, giới v.v… đều không hữu vi, không vô vi, không hữu lậu, không vô lậu, không thế gian, không xuất thế gian, không có buộc, không lìa buộc. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không hữu trước, không vô trước, không hữu trí, không vô trí. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không hữu trước, không vô trước, không hữu trí, không vô trí. Uẩn, xứ, giới v.v… đều không hữu trước, không vô trước, không hữu trí, không vô trí. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không nắm giữ, không lay động, không hý luận. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không nắm giữ, không lay động, không hý luận. Uẩn, xứ, giới v.v… đều không nắm giữ, không lay động, không hý luận. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không có tưởng, không vô tưởng. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không có tưởng, không vô tưởng. Uẩn, xứ, giới v.v… đều không có tưởng, không vô tưởng. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không vắng lặng, không phải không vắng lặng. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không vắng lặng, không phải không vắng lặng. Uẩn, xứ, giới v.v… đều không vắng lặng, không phải không vắng lặng. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Năm uẩn không Niết Bàn, không phải không Niết Bàn. Mười hai xứ, mười tám giới v.v… cũng không Niết Bàn, không phải không Niết Bàn. Uẩn, xứ, giới v.v… đều không Niết Bàn, không phải không Niết Bàn. Như vậy gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói năm uẩn sanh khởi thâu nhiếp không gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói năm uẩn sanh khởi thâu nhiếp sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói mười hai xứ, mười tám giới v.v… sanh khởi thâu nhiếp không gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói mười hai xứ, mười tám giới v.v… sanh khởi thâu nhiếp sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói duyên khởi sanh khởi thâu nhiếp không gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói duyên khởi sanh khởi thâu nhiếp sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói điên đảo sanh khởi thâu nhiếp không gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói điên đảo sanh khởi thâu nhiếp sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói các triền cái sanh khởi thâu nhiếp không gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói các triền cái sanh khởi thâu nhiếp sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói ba mươi sáu ái hành sanh khởi thâu nhiếp không gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói ba mươi sáu ái hành sanh khởi thâu nhiếp sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói sáu mươi hai tà kiến sanh khởi thâu nhiếp không gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói sáu mươi hai tà kiến sanh khởi thâu nhiếp sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói tĩnh lự giải thoát, đẳng trì, đẳng chí không phải là bát nhã Ba la mật đa. Nói tĩnh lự giải thoát, đẳng trì, đẳng chí sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói bốn vô lượng, năm thần thông không phải là bát nhã Ba la mật đa. Nói bốn vô lượng, năm thần thông sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói hữu vi thâu nhiếp các thiện căn v.v… pháp thế gian, sanh khởi thâu nhiếp không gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói hữu vi thâu nhiếp các thiện căn v.v… pháp thế gian, sanh khởi thâu nhiếp sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi sanh khởi thâu nhiếp không gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi sanh khởi thâu nhiếp sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo không gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến thanh tịnh không phải là bát nhã Ba la mật đa. Nói giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến thanh tịnh sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói vô vi thâu nhiếp các pháp vô y, vô lậu của xuất thế gian không gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói vô vi thâu nhiếp các pháp vô y, vô lậu của xuất thế gian sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói pháp không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô tác không gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói pháp không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô tác, sanh khởi thâu nhiếp sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nói rõ giải thoát ly diệt Niết Bàn không gọi là bát nhã Ba la mật đa. Nói rõ giải thoát ly diệt Niết Bàn sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu, gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Vì sao?

Thiện Dũng Mãnh! Vì bát nhã Ba la mật đa như vậy không phải sắc uẩn nắm giữ, cũng không phải thọ, tưởng, hành, thức uẩn nắm giữ.

Không phải nhãn xứ nắm giữ, cũng không phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nắm giữ. Không phải sắc xứ nắm giữ, cũng không phải thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nắm giữ. Không phải nhãn giới nắm giữ, cũng không phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới nắm giữ.

Không phải sắc giới nắm giữ. Cũng không phải thanh, hương, vị, xúc, pháp giới nắm giữ. Không phải nhãn thức giới nắm giữ, cũng không phải nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới nắm giữ.

Không phải địa giới nắm giữ, cũng không phải thủy, hỏa, phong, không, thức giới nắm giữ. Không phải Cõi Dục nắm giữ, cũng không phải Cõi Sắc, Vô Sắc nắm giữ. Không phải hữu vi nắm giữ, cũng không phải vô vi nắm giữ. Không phải thế gian nắm giữ, cũng không phải xuất thế gian nắm giữ. Không phải hữu lậu nắm giữ, cũng không phải vô lậu nắm giữ.

Không phải pháp lành nắm giữ, cũng không phải pháp không lành nắm giữ. Không phải hữu tình giới nắm giữ, cũng không phải phi hữu tình giới nắm giữ. Cũng không xa lìa các pháp riêng như vậy mà có bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa sâu xa không bị các pháp thâu nhiếp, cũng không phải không thâu nhiếp. Như vậy pháp thâu nhiếp và pháp không nhiếp sở hữu chân như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh như sở hữu gọi là bát nhã Ba la mật đa.

Này Thiện Dũng Mãnh! Chân như ấy là khái niệm gì?

Thiện Dũng Mãnh! Chân như ấy nghĩa là tánh các pháp, chẳng phải như phàm phu ngu si có thể đắc, cũng không phải người khác đạt được. Nhưng tánh các pháp như các Như Lai, Bồ Tát đệ tử Phật đã thấy, thì pháp tánh lý thú chơn thật như vậy thường không đổi khác, nên gọi là chân như. Chân như đây chính là nói bát nhã Ba la mật đa sâu xa của Bồ Tát.

Này Thiện Dũng Mãnh! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa đối với tất cả pháp như vậy, không thêm, không bớt, không hợp, không lìa, không thiếu, không đủ, không lợi, không hại, không di chuyển, không hướng đến, không sanh.

Không diệt, không dơ, không sạch, không lưu chuyển, không hoàn diệt, không tập khởi, không ẩn mất, không hữu tướng, không vô tướng, không bình đẳng, không phải không bình đẳng, không thế tục, không thắng nghĩa.

Không vui, không khổ, không thường, không vô thường, không sạch, không phải không sạch, không ngã, không vô ngã, không chắc thật, không hư dối, không người làm, không vật làm, không dung nạp, không phải không dung nạp, không tin hiểu, không phải không tin hiểu, không tự tánh, không phải không tự tánh, không chết, không sống.

Không sống, không chết, không nổi, không chìm, không nối, không dứt, không hòa hợp, không phải không hòa hợp, không có tham, không lìa tham, không có sân, không lìa sân, không có si, không lìa si, không điên đảo, không phải không điên đảo, không sở duyên, không phải không sở duyên, không có tận, không phải không tận.

không có trí, không phải không trí, không tánh thấp, không tánh cao, không có ân, không phải không ân, không đi qua, không trở lại, không có tánh, không phải không tánh, không thương, không ghét, không sáng, không tối, không tinh tấn, không giải đãi, không phải không, không phải chẳng không, không hữu tướng, không vô tướng.

Không có nguyện, không vô nguyện, không tạo tác, không phải không tạo tác, không ẩn mất, không phải không ẩn mất, không vô minh, không giải thoát, không vắng lặng, không phải không vắng lặng, không Niết Bàn, không phải không Niết Bàn, không như lý, không phải không như lý, không biết khắp, không phải không biết khắp.

Không ra khỏi, không phải không ra khỏi, không điều phục, không phải không điều phục, không giữ giới, không phạm giới, không tán loạn, không phải không tán loạn, không diệu tuệ, không ác tuệ, không thức, không phải không thức, không trụ, không phải không trụ, không đồng phần, không khác phần, không có, không phải không có.

Không được, không phải không được, không hiện quán, không phải không hiện quán, không tác chứng, không phải không tác chứng, không thông đạt, không phải không thông đạt. Bát nhã Ba la mật đa sâu xa đối với tất cả pháp, không vì các sự việc này mà hiện tiền.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như người trong mộng nói các loại tự tánh thấy trong mộng. Nói tự tánh cảnh mộng như thế đều không có.

Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì mộng còn không có, huống là có thể nói có tự tánh cảnh mộng. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa tuy giả nói có nhiều loại tự tánh, nhưng bát nhã Ba la mật đa này thật không tự tánh có thể nói.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như mộng không vì hiển bày các pháp mà hiện tiền. Như vậy, bát nhã Ba la mật đa cũng không vì hiển bày các pháp mà hiện tiền.

Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như người ảo thuật nói đã thấy nhiều loại tự tánh của huyễn. Nói tự tánh cảnh huyễn như vậy đều không có.

Vì sao?

Thiện Dũng Mãnh! Vì huyễn còn không có, huống là có thể nói có tự tánh cảnh huyễn. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa tuy giả nói có nhiều loại tự tánh, nhưng bát nhã Ba la mật đa này thật không tự tánh có thể nói.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như huyễn không vì sanh khởi các pháp mà hiện tiền. Như vậy, bát nhã Ba la mật đa cũng không vì sanh khởi các pháp mà hiện tiền.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như ánh sáng, người ta nói nhiều loại tự tánh ánh sáng. Nói tự tánh ánh sáng như vậy đều không có.

Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì ánh sáng còn không có, huống là có thể nói có tự tánh ánh sáng. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa tuy giả nói có nhiều loại tự tánh, nhưng bát nhã Ba la mật đa này thật không tự tánh có thể nói.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như ảnh không vì hiển bày các pháp mà hiện tiền. Như vậy, bát nhã Ba la mật đa cũng không vì hiển bày các pháp mà hiện tiền.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như quáng nắng, người ta nói nhiều loại tự tánh của quáng nắng. Nói tự tánh quáng nắng như vậy đều không có.

Vì sao?

Thiện Dũng Mãnh! Vì quáng nắng còn không có, huống là có thể nói có tự tánh của quáng nắng. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa tuy giả nói có nhiều loại tự tánh, nhưng bát nhã Ba la mật đa này thật không tự tánh có thể nói.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như quáng nắng không vì hiển bày các pháp mà hiện tiền. Như vậy, bát nhã Ba la mật đa cũng không vì hiển bày các pháp mà hiện tiền.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như người đứng trong hang núi v.v…, nghe tiếng vang trong hang mà hoàn toàn không thấy, hoặc khi tự nói lại nghe tiếng của mình. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa này có nghe các thứ văn cú, nhưng pháp đã nghe hoàn toàn không có tự tánh. Chỉ trừ khi nói thì có thể nghe hiểu.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như tiếng vang không thể hiển bày các pháp mà hiện tiền. Như vậy, bát nhã Ba la mật đa cũng không vì hiển bày các pháp mà hiện tiền.

Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như có người thấy các bọt nước liền nói nhiều loại tự tánh bọt nước. Nói tự tánh bọt nước như thế, hoặc trong hoặc ngoài đều bất khả.

Vì sao?

Thiện Dũng Mãnh! Vì nói bọt nước còn không thật có, huống là có tự tánh có thể nói. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa tuy giả nói có nhiều loại tự tánh, nhưng bát nhã Ba la mật đa này không có tự tánh có thể nói.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như bọt nước không vì các pháp sanh khởi mà hiện tiền. Như vậy, bát nhã Ba la mật đa cũng không vì các pháp sanh khởi mà hiện tiền.

Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như có người thấy bọt nước nổi, liền nói nhiều loại tự tánh bọt nổi. Nói tự tánh bọt nổi đều không có.

Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì nói bọt nước nổi còn không thật có, huống là có tự tánh có thể nói. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa tuy giả nói có nhiều loại tự tánh, nhưng bát nhã Ba la mật đa này thật không có tự tánh có thể nói.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như bọt không vì các pháp sanh khởi mà hiện tiền. Như vậy, bát nhã Ba la mật đa cũng không vì các pháp sanh khởi mà hiện tiền.

Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như người lột cây chuối để tìm lõi, thật sự tuy không được lõi cây nhưng có bẹ chuối để dùng. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa tuy không chơn thật nhưng nói có tác dụng.

Này Thiện Dũng Mãnh! Vì như có người vì muốn chỉ bày hư không rộng lớn, dù có nói thế nào cũng không thể chỉ rõ hư không được. Cũng vậy, vì muốn trình bày bát nhã Ba la mật đa, dù nói ra thế nào nhưng bát nhã Ba la mật đa này không thể trình bày.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như hư không rộng lớn, dù đem nhiều cách trình bày, nói ra nhưng hư không rộng lớn pháp không chơn thật, khó có thể trình bày được. Cũng vậy, tuy dùng nhiều thứ ngôn từ trình bày bát nhã Ba la mật đa, nhưng bát nhã Ba la mật đa này không có pháp chơn thật có thể trình bày.

Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như ánh sáng dù có trình bày rõ ràng nhưng không có thật pháp để nắm bắt được. Tuy không thể nắm bắt nhưng vẫn có sự hiển chiếu của ánh sáng ấy. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa tuy giả mượn văn cú nói ra nhiều cách, nhưng không có pháp chơn thật để nắm bắt. Tuy không thể nắm bắt nhưng soi chiếu các pháp.

Này Thiện Dũng Mãnh! Như ngọc ma ni có ánh sáng lớn, nhưng ánh sáng này trong ngoài đều không thể lấy được. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa tuy chiếu sáng tất cả pháp tánh, nhưng trong ngoài các pháp tánh này đều bất khả đắc.

Này Thiện Dũng Mãnh! Ví như ánh sáng ngọn đèn tuy chao động nhưng có thể soi rõ, giúp người có mắt thấy các màu sắc. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa tuy đối với các pháp đều không có chỗ trụ nhưng có thể chiếu khắp, khiến các thánh giả thấy thật tánh của pháp.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Kỳ lạ thay! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tuy thuyết bát nhã Ba la mật đa, nhưng nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Phật Bảo Xá Lợi Tử: Này Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói, ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Vì sao?

Xá Lợi Tử! Vì năm uẩn không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật. Mười hai xứ, mười tám giới cũng không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Vô minh không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Thường, vô thường, khổ, vui, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh, vắng lặng, không vắng lặng, điên đảo, không điên đảo, các triền cái, kiến hành, tăng ích, tổn giảm, sanh, diệt, trụ, dị, tập, khởi, ẩn, mất không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Ngã, hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người sai làm, người phát khởi, người khiến phát khởi, người nhận, người sai nhận, người biết, người khiến biết, người thấy, người khiến thấy không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Pháp chắc thật, hư dối, tới lui, qua lại, thấy có thấy không, trong ngoài v.v… không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới, Dục, Sắc, Vô Sắc Giới, hữu tình giới, pháp giới không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Nghiệp dị thục quả, nhân duyên, đoạn thường, ba đời, ba thời không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Bố thí, keo kiệt, giữ giới, phạm giới, nhẫn nhục, sân hận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, diệu tuệ, ác tuệ, tâm, ý, thức không ngừng chết sống, tạp nhiễm, thanh tịnh không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi, khổ, tập, diệt, đạo tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, vô lượng thần thông, không, vô tướng, vô nguyện không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Thiện, phi thiện, hữu lậu, vô lậu, thế gian, xuất thế gian, có tội, không tội, hữu vi, vô vi, hữu ký, vô ký, đen trắng, trắng đen, chống trái, thâu nhiếp, liệt, trung, diệu, tham, sân, si không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Thấy, nghe, hay, biết, nương, chấp, an trụ, tầm, tứ, sở duyên, dối nịnh, ganh ghét, tham lam, hòa hợp, nhị tướng, vô sanh, vô tác, chỉ quán, minh giải, tận ly, nhiễm diệt, vứt bỏ các chỗ nương tựa, thế tục, thắng nghĩa không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Pháp Thanh Văn địa, pháp Độc Giác địa, trí nhất thiết trí, trí vô trước, trí tự nhiên, trí vô biên, trí vô đẳng đẳng, đại nguyện Bồ Tát, Thanh Văn viên mãn, Độc Giác viên mãn, vô lượng, vô biên, vô đẳng đẳng, trí nhất thiết pháp, nhất thiết pháp như thật vô kiến, nhất thiết pháp tri kiến không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Chơn thật, mát mẻ, vắng lặng, cực vắng lặng, rất cực vắng lặng không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Thành thục hữu tình, nghiêm tịnh Cõi Phật, tướng hảo đầy đủ, các lực vô úy, mười tám Pháp Phật bất cộng không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Niết Bàn cho đến tất cả pháp hoặc thiện, hoặc phi thiện đều không viên thành thật, nên ta nói bát nhã Ba la mật đa không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Như hư không rộng lớn, không sắc, không thấy, không ngăn ngại, không tánh không viên thành thật. Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không sắc, không thấy, không ngăn ngại, không tánh nên không viên thành thật.

Xá Lợi Tử! Ví như cầu vòng tuy có đủ màu sắc đẹp hiện ra nhưng không chút thật có. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa tuy mượn các thứ ngôn ngữ trình bày nhưng sự trình bày không có tánh để đắc.

Xá Lợi Tử! Ví như hư không tuy dùng các thứ thước tấc đo lường nhưng chưa từng thấy có chừng năm ngón tay là viên thành thật. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa tuy nương vào các thứ ngôn ngữ trình bày nhưng chưa từng thấy có chút tự thể là viên thành thật.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa này rất khó thấy.

Phật dạy: Đúng vậy! Vì người có thể thấy bất khả đắc.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa rất khó ngộ.

Phật đáp: Đúng vậy! Vì người có thể ngộ bất khả đắc.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa này không thể hiển bày.

Phật đáp: Đúng vậy! Vì pháp có thể hiển bày bất khả đắc.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không có gì để hiển bày.

Phật đáp: Đúng vậy! Chẳng thể hiển bày pháp hiện tiền.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa lấy vô tánh làm tánh.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa lấy vô tánh của uẩn, xứ, giới, duyên khởi làm tự tánh.

Lấy vô tánh của các điên đảo, các triền cái, tà kiến, ái hành làm tự tánh.

Lấy vô tánh của ngã, hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người sai làm, người phát khởi, người khiến phát khởi, người nhận, người sai nhận, người biết, người khiến biết, người thấy, người khiến thấy làm tự tánh.

Lấy vô tánh của địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm tự tánh.

Lấy vô tánh của Dục, Sắc, Vô Sắc Giới làm tự tánh.

Lấy vô tánh của bố thí, keo kiệt, giữ giới, phạm giới, nhẫn nhục, sân hận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, diệu tuệ, ác tuệ làm tự tánh.

Lấy vô tánh của các pháp phần Bồ Đề, Thánh đế, chỉ quán, vô lượng thần thông, tĩnh lự giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, minh thoát làm tự tánh.

Lấy vô tánh của tận ly, nhiễm diệt làm tự tánh.

Lấy vô tánh của vô sanh trí, diệt trí, Niết Bàn làm tự tánh.

Lấy vô tánh của Thanh Văn địa, Độc Giác địa, Phật địa, thế tục tri kiến, thắng nghĩa tri kiến và vô trước trí, trí nhất thiết trí làm tự tánh.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì pháp thành tựu, hoại diệt mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa không vì thành tựu pháp sanh khởi, không vì hoại diệt pháp vô ngã mà hiện tiền.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì duyên pháp làm phương tiện mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Vì tất cả pháp không chỗ duyên, nên không có pháp có thể làm chỗ duyên phát khởi bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa đối với tất cả pháp không vì tăng giảm mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể tăng giảm.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì vượt khỏi tất cả pháp mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa không thấy có pháp có thể vượt khỏi.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì tổn hại, hay lợi ích tất cả pháp mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp tổn hại, hay lợi ích.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì tập hợp xa lìa tất cả pháp mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể hợp tan.

Xá Lợi Tử thưa:  Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì giữ, bỏ, điều phục pháp mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp giữ, bỏ, điều phục.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp tạo ân oán mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp tạo ra ân oán kia.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có khởi, không khởi mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể sanh khởi, không sanh khởi.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có chút tương ưng, không tương ưng mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể cùng tương ưng, không tương ưng.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có chút cọng trụ, hay không bất cọng trụ mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể cùng cọng trụ và không cọng trụ.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có chỗ sanh khởi, không sanh khởi mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể khiến sanh khởi, không sanh khởi.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có lưu chuyển, không lưu chuyển mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể làm lưu chuyển, không lưu chuyển.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không có chút pháp nào tác dụng làm vật dụng mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có chút pháp nào có thể tác dụng làm vật dụng mà hiện tiền.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp chứng tánh bình đẳng, tánh không bình đẳng mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có chút pháp nào có thể chứng tánh bình đẳng, tánh không bình đẳng.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có lấy, bỏ mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể lấy, bỏ.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có sự tạo tác mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp mà có sự tác tạo kia.

Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa này rất là sâu xa.

Phật đáp: Đúng vậy! Vì sao?

Xá Lợi Tử! Vì các sắc uẩn giới sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa này rất sâu xa.

Các chi duyên khởi sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa này rất sâu xa.

Điên đảo, năm triền cái, tà kiến, ái hành sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa này rất sâu xa.

Ngã, hữu tình v.v… sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa này rất sâu xa.

Hí luận, không hí luận sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa này rất sâu xa.

Bố thí, keo kiệt, giữ giới, phạm giới, nhẫn nhục, sân hận, tinh tấn, giải đãi, tĩnh lự, tán loạn, diệu tuệ, ác tuệ sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa này rất sâu xa.

Niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa này rất sâu xa.

Khổ, Tập, Diệt, Đạo, giải thoát, giải thoát tri kiến sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa này rất sâu xa.

Ba đời quá khứ, vị lai, hiện tại bình đẳng sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa này rất sâu xa.

Các lực vô úy, mười tám Pháp Phật bất cộng sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa này rất sâu xa.

Vô lượng thần thông sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa này rất sâu xa.

Trí không chấp trước ba đời, trí tận tất cả Phật Pháp, trí vô sanh, trí diệt, trí vô tác, trí lìa nhiễm sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa này rất sâu xa.

Bỏ các trí triền cái sâu xa nên bát nhã Ba la mật đa này rất sâu xa.

Này Xá Lợi Tử! Ví như biển lớn sâu rộng vô lượng. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa này cũng sâu rộng vô lượng. Nói sâu rộng nghĩa là sự chứng đạt công đức vô biên.

Này Xá Lợi Tử! Ví như biển lớn là chỗ tập hợp vô lượng, vô biên các loại châu báu lớn. Cũng vậy, bát nhã Ba la mật đa tập hợp vô lượng, vô biên ngọc báu đại Pháp Bảo.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì hiển thị tất cả pháp mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có chút pháp nào có thể hiển thị mà hiện tiền.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có trí, không trí mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể gọi có trí và không trí.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có chứa đựng mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp chứa đựng.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có sự tiếp nhận mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể tiếp nhận.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có chỗ nương tựa mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể nương tựa.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có chấp chứa mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể chấp chứa.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có sự chấp trước mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp sanh sự chấp trước.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có sự đắm trước mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể sanh ra đắm trước.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có chỗ trụ mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể cọng trụ.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp có liên tục, có gián đoạn mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp liên tục và gián đoạn vậy.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp khởi tham, sân, si, lìa tham, sân, si mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp sanh tham, sân, si và lìa tham, sân, si.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp phát khởi người biết và người làm cho biết mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp phát khởi người biết và người làm cho biết.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp rõ biết bản tánh, không bản tánh mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp có thể biết bản tánh, không bản tánh.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không vì đối với pháp thanh tịnh mà hiện tiền.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy có pháp thanh tịnh.

Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa bản tánh thanh tịnh.

Phật đáp: Đúng vậy!

Vì sao?

Xá Lợi Tử! Vì các uẩn, xứ, giới bản tánh thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa sâu xa bản tánh thanh tịnh.

Duyên khởi, điên đảo, tà kiến, ái hành, tham, sân, si v.v… bản tánh thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa sâu xa bản tánh thanh tịnh.

Ngã, hữu tình, mạng sống, sự sanh, sự nuôi, trưởng thành, người, ý sanh, tuổi trẻ, người làm, người sai làm, người phát khởi, người khiến phát khởi, người nhận, người sai nhận, người biết, người thấy bản tánh thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa sâu xa bản tánh thanh tịnh vậy.

Đoạn thường biên, vô biên bản tánh thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa sâu xa bản tánh thanh tịnh.

Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, bát nhã bản tánh thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa sâu xa bản tánh thanh tịnh.

Niệm trụ, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi, tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, từ, bi, hỉ, xả, bản tánh thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa sâu xa bản tánh thanh tịnh.

Không điên đảo, khổ, tập, diệt, đạo, thần thông, Thánh Đạo, Thanh Văn địa, Độc Giác địa, Bồ Tát địa, Phật, Pháp, Tăng Bảo, pháp Thanh Văn Thừa, pháp Độc Giác thừa, pháp Bồ Tát thừa, giải thoát, giải thoát tri kiến, Niết Bàn bản tánh thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa sâu xa bản tánh thanh tịnh.

Pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, vô trước, tri kiến, mười tám Pháp Phật bất cộng bản tánh thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa sâu xa bản tánh thanh tịnh.

Dục, Sắc, Vô Sắc Giới, địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hữu tình giới, pháp giới bản tánh thanh tịnh nên bát nhã Ba la mật đa sâu xa bản tánh thanh tịnh.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không sắc, không thấy, không sự đối ngại.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy chút pháp nào có sắc, có thấy, có sự đối ngại.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không có sự tạo tác.

Phật đáp: Đúng vậy! Nếu có thể tạo tác thì bất khả đắc.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không sự hướng đến.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy pháp có thể hướng đến.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không thể thiết lập.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy pháp có thể thiết lập.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa tức là bất cộng.

Phật đáp: Đúng vậy! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa không thấy pháp có thể chung cộng.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa tức là vô tướng.

Phật đáp: Đúng vậy! Vì tướng các pháp bất khả đắc.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa không sự soi rõ.

Phật đáp: Đúng vậy! Nếu có thể soi rõ thì bất khả đắc.

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Như vậy, bát nhã Ba la mật đa tức là vô biên.

Phật đáp: Đúng vậy! Vì sao?

Xá Lợi Tử! Vì các uẩn, xứ, giới vô biên nên bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Duyên khởi, điên đảo, tà kiến, ái hành, tham, sân, si v.v… vô biên nên bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Đoạn thường, thời trước, thời sau, thời giữa vô biên nên bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, bát nhã vô biên nên bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Niệm trụ, chánh đoạn, Thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi, không điên đảo vô biên nên bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, sở duyên, giải thoát, giải thoát tri kiến vô biên nên bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Thanh Văn Địa, Độc Giác Địa, Phật Địa, Phật, Pháp, Tăng Bảo, pháp Thanh Văn Thừa, pháp Độc Giác thừa, pháp Bồ Tát thừa vô biên nên bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Ngã, hữu tình v.v… Dục, Sắc, Vô Sắc Giới, vô lượng thần thông, các triền cái, quá khứ, vị lai, hiện tại, vô trước, tri kiến, địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới, hữu tình giới, pháp giới vô biên nên bát nhã Ba la mật đa cũng vô biên.

Xá Lợi Tử! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa đầu, giữa, sau đều không thể được, đối với các pháp cũng không thể được.

Xá Lợi Tử! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa vô biên không bờ bến.

Xá Lợi Tử! Như hư không rộng lớn bờ bến bất khả đắc. Như vậy, bờ bến của bát nhã Ba la mật đa cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Như bờ bến địa, thuỷ, hoả, phong, không, thức giới bất khả đắc. Như vậy, bờ bến của bát nhã Ba la mật đa cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Phải biết bát nhã Ba la mật đa chỗ đầu, giữa, sau đều không bờ bến, cũng không phương Cõi.

Xá Lợi Tử! Các uẩn, xứ, giới, duyên khởi, điên đảo, các triền cái, tà kiến, ái hành, tham, sân, si, ngã, hữu tình v.v…, bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, bát nhã, pháp bồ đề phần, tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, khổ, tập, diệt, đạo, vô lượng thần thông, minh thoát, giải thoát tri kiến, các pháp phàm phu, pháp Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát, Phật và các pháp môn khác không bờ bến, không biên giới nên biết bát nhã Ba la mật đa cũng không bờ bến, không biên giới.

Xá Lợi Tử! Biên giới của bát nhã Ba la mật đa sâu xa bất khả đắc nên gọi là không bờ bến, không biên giới. Vì bất khả đắc nên gọi là không bờ bến.

Xá Lợi Tử! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa vì không biên giới nên nói là không bờ bến. Vì không bờ bến nên nói là không biên giới.

Xá Lợi Tử! Bát nhã Ba la mật đa sâu xa tánh ngã, tánh chấp thủ bất khả đắc, nên biết gọi là không bờ bến, không biên giới.

Xá Lợi Tử! Vì tất cả pháp không bờ bến, không biên giới nên biết bát nhã Ba la mật đa cũng không bờ bến, không biên giới. Vì hư không rộng lớn không bờ bến, không biên giới nên biết các pháp cũng không bờ bến, không biên giới.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần