Phật Thuyết Kinh đại Minh độ Kinh đạo Hành Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Hai Mươi Bảy - Phẩm Tùy Giáo
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Chi Khiêm, Đời Ngô
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI MINH ĐỘ KINH ĐẠO
HÀNH BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Chi Khiêm, Đời Ngô
PHẨM HAI MƯƠI BẢY
PHẨM TÙY GIÁO
Thiện Nghiệp bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Vì sao Bồ Tát tùy theo lời dạy về minh độ vô cực?
Phật dạy: Các Kinh pháp không thể hoại mất thì Bồ Tát tùy theo lời dạy là lẽ đương nhiên. Hư không không thể cùng tận, năm ấm, bốn đại không có hình tướng, sáu việc Sa La y đàn vốn là không, không hình tướng thì Bồ Tát tùy theo lời dạy là lẽ đương nhiên. Phát tâm cầu Phật, nguyện cứu chúng sinh, nguyện ấy rộng lớn không gì bằng.
Đức Phật có bốn việc không ủng hộ, mỗi người tự mình quyết định đức cao quý vô cùng cực thì Bồ Tát theo lời dạy là lẽ đương nhiên. Vì chúng sinh mà làm việc từ bi cứu giúp. Cái của ta, cái chẳng phải của ta đều phải dứt bỏ. Tiếng vang trong hư không không có hình tướng thì tùy theo lời dạy là lẽ đương nhiên.
Ví như biển lớn không thể đo lường, như các ngọc báu trên đỉnh Tu Di có sự khác biệt, như Đế Thích, Phạm Thiên đều có sự chỉ dạy, như trăng tròn, như mặt trời chiếu sáng khắp cả. Con người vốn không có hình tướng, chỉ là tên gọi mà thôi. Vốn không có nơi sinh và diệt độ…
Bồ Tát theo minh độ phải giống như huyễn hóa và ngựa bóng nắng, chỉ có tên gọi mà không có hình tướng. Như địa, thủy, hỏa, phong là bốn việc vô cực. Thân tướng của Đức Phật vốn không có sắc, Cõi Phật vốn không có cõi. Các Kinh pháp của Phật vốn không, không giảng nói, không chỉ dạy.
Ví như chim bay trong hư không, không để lại dấu vết. Bỏ năm căn, năm lực, bảy giác chi, thoát khỏi định, vượt qua các dục sẽ thành Phật, chính là thực hành minh độ, thì Bồ Tát tùy theo lời dạy là lẽ đương nhiên.
Xét các pháp không từ đâu sinh, không có nguyên nhân sinh ra thì lúc sắp thành Phật, các Kinh pháp đều đầy đủ thành tựu diệt độ. Hư không chẳng thật có, các Kinh pháp thanh tịnh, không có nguyên nhân. Những gì Đức Phật làm đều là biến hóa vô cùng cực. Tất cả không cầu Bồ Tát, không thành Phật. Như vậy mới độ được vô số người.
Bồ Tát tùy theo minh độ dạy là lẽ đương nhiên. Bỏ đi những việc xấu xa ở đời như nịnh hót, cống cao, hung giữ phi pháp, tự dụng của cải giàu có một cách kiêu hãnh, bỏ thân không tiếc, mạng sống không có gì quyến luyến, chỉ nghĩ nhớ nghiệp Phật, an ủi chúng sinh. Nếu Bồ Tát thực hành như vậy thì không lâu sẽ thành Phật, được công đức nhất thiết trí, sẽ được gọi là Phật.
Vì sao?
Vì hiện tại không bao lâu sẽ thành Phật. Nếu Bồ Tát y theo lời dạy này thì đến đời vị lai sẽ được danh hiệu Phật. Dù Đức Phật còn tại thế hay sau khi diệt độ cũng phải tùy theo minh độ vô cực như vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Tạo Tượng Công đức - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tăng Già Tra - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Lê Tê đạt đa - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Kim Quang Minh Hợp Bộ - Phẩm Hai Mươi Bốn - Phẩm Tán Phật
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Ba - Phẩm Quán Chiếu - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Phương Quảng - Phần Mười Hai - Tâm Giải Thoát