Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nghi Quỹ - Phẩm Bốn - Phẩm Tranh Tượng Nghi Tắc - Tập Bốn

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thiên Tức Tai, Đời Tống

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG

BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI

CĂN BẢN NGHI QUỸ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thiên Tức Tai, Đời Tống  

PHẨM BỐN

PHẨM TRANH TƯỢNG NGHI TẮC  

TẬP BỐN  

Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni lại bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: Nay ta nói Nghi Tắc bí mật của Tranh Tượng Hạ Đẳng thứ ba ấy. Nếu có tất cả chúng sinh chây lười biếng nhác, chẳng siêng tu tập mà đối với tranh tượng này tùy vui chiêm lễ thì cũng hay thành tựu lợi ích thù thắng.

Như Pháp Tắc làm Tranh, hết thảy nên gia trì vào số chỉ làm tranh vẽ tượng.

Nay bên trong bức tranh này, trước tiên vẽ Diệu Cát Tường ngồi kiết già ở trên tòa Sư Tử, làm hình Đồng Tử, các tướng đoan nghiêm, ánh sáng chiếu khắp, làm tướng thuyết pháp.

Bên trái vẽ Thánh Phổ Hiền Bồ Tát ngồi trên tòa hoa Ưu Bát La, tay phải cầm cây phất, tay trái cầm báu Như Ý, thân làm màu lục tía.

Bên phải vẽ Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát, tay phải cầm cây phất, tay trái cầm hoa sen, khắp thân tỏa ánh sáng.

Ở bên dưới Tòa Sư Tử của Diệu Cát Tường, đến đường viền của bức tranh, vẽ ngón núi vàng ròng.

Lại ở bên phải tòa Sư Tử, vẽ Diệm Mạn Đức Ca Phẫn Nộ Minh Vương.

Bên dưới Minh Vương ấy vẽ người trì tụng, tay bưng lò hương, cũng như lúc trước nói.

Ở bên trên Diệu Cát Tường, vẽ Khai Hoa Vương Như Lai, thân Phật ấy dài sáu mươi ngón tay, ngồi tại vách núi báu giống như lầu gác.

Bốn mặt của bức tranh ấy đều có núi báu.

Mặt bên trên của bức tranh ấy, ngọn núi khiến cao. Ở trên hư không vẽ hai vị Tịnh Quang Thiên Tử, vị thứ nhất tên là Thanh Tịnh Śuddha, vị thứ hai tên là Diệu Tịnh Viśuddha tuôn mưa mọi loại hương hoa, cũng như Nghi Tắc nói lúc trước, không có khác.

Nay Tranh Tượng Hạ Phẩm thứ ba này có tăng ích lớn. Nếu các hữu tình trải qua trăm ngàn câu chi kiếp đã làm các tội nặng ác, nếu hay chí Tâm tùy vui chiêm lễ thì tất cả nghiệp chướng đều được tiêu tan.

Nếu lại có người cúng dường Chư Phật, trải qua trăm ngàn câu chi kiếp thì công đức có được chẳng bằng một phần mười sáu công đức của người trì tụng y theo Pháp của Tranh Hạ Phẩm.

Tại sao thế?

Vì Pháp của Tranh Tượng Hạ Phẩm này có thế lực thù diệu, chỗ làm, chỗ mong cầu đều được thành tựu.

Lại hay giáng phục Phạm Vương Brahmendra, Tiên Nhân Ṛṣi, Thủy Thiên Varuṇa, Nhật Thiên Āditya, Câu Phệ La Thiên Kubera, La Sát Rākṣasa, Tài Chủ Dhanādyai, A Tu La Vương asura rāja, Ma Hầu La Già Mahoraga, Nguyệt Thiên Soma, Phong Thiên vāyu, Diệm Ma Thiên Yama với Na La Diên Nārāyaṇa… dùng Tranh Tượng Chân Ngôn này đều đến chịu hàng phục. Nếu cầu Tức Tai, Tăng Ích Cát Tường thì không có gì chẳng thành tựu.

Nếu muốn điều phục phá hoại tình vật thì chẳng được dùng, Đức Phật chẳng hứa cho làm.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần