Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương - Phần Ba Mươi
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bất Không, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH
HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ
THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bất Không, Đời Đường
PHẦN BA MƯƠI
Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai ngự ở Đại Đạo Tràng tại Tinh Xá Kỳ Viên trong nước Xá Vệ… có chín mươi năm loại pháp tà kiến của nhóm Ni Kiền Tử Nirgrantha jñāni putra thuộc sáu vị thầy ngoại đạo. Vị đứng đầu của ngoại đạo là Tu Bạt Đà La Su bhadra đem các đồ chúng, hơn năm trăm người đến xin Đức Phật cho xuất gia.
Tu Bạt Đà La Subhadra thưa bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Con đã già nua, nhiều thời huyễn hoặc, chí cầu thiên nhãn Devya cakṣus ắt sẽ được Xuất Ly Naiṣkramya: Cảnh giới đạt được sự giải thoát. Như nay, hiểu ra thì đấy là tà kiến, chẳng thể được gặp chánh pháp Thánh tính thiên nhãn của Như Lai. Nguyện xin Đức Như Lai đại từ đại bi nhận lấy ý của con.
Khi ấy, Đức Thích Ca Như Lai bảo rằng: Lành thay Tu Bạt Đà La! Thọ nhận sự dạy bảo của ta, ở trong pháp của ta, sẽ được chính kiến Thánh tính thiên nhãn.
Lúc đó, các nhóm ngoại đạo Ni Kiền Tử cùng với Đức Phật tranh biện nghĩa, ngoại đạo đáp, Đức Thế Tôn nói: Trong bản giáo của ta thì người chí cầu pháp liền được thiên nhãn Devya cakṣus.
Đồ Chúng của ngoại đạo thưa hỏi, Đức Thế Tôn nói: Ngày nay, trong chúng thật được thiên nhãn.
Đức Thế Tôn bảo rằng: Này người ngoại đạo si mê! Ngươi thường lừa dối mê hoặc, tà kiến, nghiệp ác. Người từ trong sự điên đảo của cha mẹ sinh ra, thần thức chẳng sạch, tâm thường mê loạn.
Vì sao được tự nói: Ta chứng thiên nhãn?
Đức Như Lai bảo rằng: Này người ngoại đạo ngu muội! Nay gặp chánh pháp, Chư Phật Như Lai… Đại Sư như vậy là đại thiện trí thức chân thật của ngươi, ở trong pháp của ta được sinh chính kiến, chẳng rơi vào lưới tà, chứng Thánh thiên nhãn.
Vì sao ngoại đạo tự nói: Đắc đạo, ta chứng thiên nhãn?
Đức Như Lai bảo rằng: Này nhóm Ni Kiền Tử!
Ngươi là người mê, ví như có người bị bệnh về nhãn căn Cakṣur indriya: Con mắt ấy, được gặp vị lương y chữa trị con mắt khỏi bệnh, liền được con mắt trong sạch, được thấy mặt trời, mặt trăng. Đã được thấy xong thì đều thấy mọi hình sắc. Duyên vào chính kiến này được phước như vậy.
Thế nên, Đức Thế Tôn bảo rằng: Này ngoại đạo!
Nếu có chúng sinh chẳng đủ tín căn Śraddhendriya: Gốc rễ của niềm tin chẳng biết chánh pháp khó gặp khó biết. Nếu thấy đại thiện tri thức, vì không có niềm tin này, cho nên tà hoặc sự mê hoặc của ngoại đạo tại tâm, đối diện chẳng biết.
Nếu có chúng sinh thật có căn lành tin tưởng sâu xa thì ngàn dặm cũng thông, liền được gặp thấy đại thiện tri thức, tiêu diệt tà hoặc, không có tội chướng ắt con mắt thịt được trong sạch. Đã được tịnh nhãn con mắt pháp thanh tịnh liền chứng thiên nhãn. Đã được thiên nhãn liền nhận biết Chư Phật, gặp đại thiện tri thức, chính tín, chính kiến, chẳng rơi vào lưới tà.
Thế nên các ngươi, các nhóm ngoại đạo!
Các ngươi ngày đêm chấp giữ tà luận biện luận quanh co sai lầm, nói sằng bậy, lừa dối mê hoặc thế gian thì tà Mithya: Nghiêng lệch, sai lầm tiến vào tâm, chưa thể nhổ bứt ra… rồi làm dị kiến kiến giải chẳng giống nhau, do nhân phiền não mà dấy lên kiến giải ác, lừa dối nịnh hót, tà mệnh Mithya jīva.
Ở Phi Pháp A dharma ấy, chấp dính, làm điều chẳng thiện lành, chẳng thể giải thoát, sẽ bị rơi vào A tỳ vô gián địa ngục Avīci.
Từ địa ngục thoát ra, trước tiên làm súc sanh: Lạc đà, lừa, heo, chó… đem mạng đáp trả cho sự cúng dường ở đời trước của người khác, nhiều kiếp gấp bội, thường không có ngưng nghỉ.
Tướng này nên biết: Từ súc sanh ẩn mất được sinh vào cõi người thì làm thân người nghèo túng thấp hèn, mù, điếc, câm, ngọng… chịu nghiệp như vậy, người nhìn thấy không có vui. Đấy là sức quả báo thuộc việc làm chẳng thiện lành của ngươi ở đời trước.
Đức Thế Tôn bảo nằng: Nhóm Ni Kiền Tử, người ngoại đạo si mê: Đời này thọ nhận điều tà, kiếp kiếp chẳng chính, thường hành tà pháp… tự hoại thân của mình, cũng hoại người khác, như tự mình đui mù lại nói với kẻ đui mù khác là: Ta dắt ngươi đi thì hết thảy bì rơi vào hầm hố sâu.
Người Trí nên biết hai loại đui mù này ở Phi Lộ nơi chẳng phải là đường đi ấy ắt có đọa lạc, gặp hành khổ ấy. Người mù của ngoại đạo cũng lại như vậy.
Thế nên, Đức Thế Tôn ở tại đại chúng hội bảo với Bồ Tát với tất cả chúng sinh rằng: Nhóm Ni Kiền Tử của Lục Sư ngoại đạo như vậy có chín mươi năm loại pháp tà giáo căn bản chẳng chính đúng. Tổng cộng có sáu tông.
Thế nào gọi là Pháp Lục Tông Căn Bộ của tà Giáo?
1. Ni Kiền Tử Nirgrantha jñātiputra.
A Chất Đa Kê Xa Ca Bà La Ajitakeśakambala: Tu tập pháp tự nhiên gọi là Trời sinh là pháp trường sinh bất tử, vốn tự không có nhân, không có duyên.
2. Tỳ La Chi Tử Sañjaya vairaṭi putra: Tu tập dính vào không trống rỗng làm con đường là pháp diệt thân, không có thể, quy về cái chết thì chẳng sinh trở lại.
3. Cưu Đà Ca Chiên Diên Kakudakātyāyand: Tu tập ngũ nhiệt chích thân biên duyện phương pháp tu khổ hạnh dùng năm sức nóng theo cách phơi mình dưới ánh nắng và đốt lửa ở bốn phương. Ngoại đạo tu theo hạnh khổ này được gọi là ngũ nhiệt chích thân ngoại đạo nằm trên gai nhọn… gọi là khổ hạnh, đốt thân tế Trời, nghĩ cầu được đạo, quy về pháp trống rỗng không chẳng sinh.
4. Phú Lan Na Ca Diệp Mạt Già Lê Pūraṇa kāśyapa maskāri: Tu tập hạnh bất tịnh, nghiêm trì giới của chó, giới của heo, khỏa thân, xoa bôi tro, nằm ở trong đất phân, chẳng biết xấu hổ nhục nhã. Nếu người hay nhận thức xấu hổ thì gọi là chính đạo. Thế nên, ngoại đạo thường trì giữ bất tịnh cẩu giới giới của con chó chẳng trong sạch nghĩ cầu thành giải thoát, tự được quả.
5. Câu Xa Lê Tử Gośaliputra: Tu tập tự chịu đói tự ngạ, nhịn đói chẳng ăn. Ngoại đạo dùng miệng nói bảo với người, tự xưng là đắc đạo, chẳng đói, chẳng khát. Đây gọi là pháp chẳng ăn của tự ngạ ngoại đạo.
6. Ni Kiện Đà Nhược Đề Tử Nirgrantha jñātiputra: Tu tập tà kiến cầu Trời, cúng tế thần, kính Mặt Trời, kính Mặt Trăng, dùng tướng, dùng mộng, đêm thấy cảnh giới, miệng nói: Người tự nói cầu thì được đạo.
Ta được thiên nhãn, thấy việc sinh tử của đời trước đời sau. Thường ưa thích cúng tế quỷ thần, ý nghĩ cầu tài cầu tiền, khiến thần linh ngầm trợ giúp, ý nói ra ắt được xứng tâm toại ý. Ở trong tà đạo cầu xin quả báo.
Như đồ đảng của sáu vị thầy ngoại đạo này, đều hành tà giáo, hết thảy đều chẳng biết là tà ngoại đạo.
Miệng nói tự xướng: Ta được Thánh Đạo, cũng hướng về người khác nói: Nếu tu theo sự dạy bảo của ta thì chẳng lâu sẽ được quả của Thánh Đạo. Như lời nói của ngoại đạo này thì chẳng thể tin tưởng được.
Thế nên, Đức Thế Tôn nói: ngoại đạo này dạy bảo sự tà kiến chẳng chính đúng như vậy, thật chẳng thể tin, làm bại hoại chính kiến, bản tính của chúng sinh. Ngoại đạo tà siểm tà ác nịnh nọt gắng gượng làm người dẫn đường, làm thầy của người, thật chẳng phải là Chánh Giác mà xưng ta có Chánh Giác, thật chẳng phải là hay biết con đường xuất thế mà nói rằng ta hay biết sự thật.
Chẳng phải là Thánh kiến mà xưng ta có Thánh kiến làm sự thật, hay làm thầy của chúng sinh mà nói ta hay làm được…ngoại đạo như vậy chẳng phải là chỉ tự làm hại quả phước puṇyaphala của thiện đạo Kuśala mārga mà cũng đánh mất con đường sinh hoạt sinh lộ của thiện đạo.
Thế nên, ngoại đạo chẳng phải là Bậc Thầy chân chính chính sư, hết thảy rơi vào đường tà, vị thầy kia cũng bị đọa thì ngươi cũng bị đọa theo.
Lúc đó, Đức Như Lai bảo các Bồ Tát Ma Ha Tát, tất cả chúng sinh hữu tình, nhóm chúng của bốn Bộ: Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ!
Hãy khéo nghĩ nhớ! Nay Ta vì các ngươi nói nhân quả đang thọ nhận, thấy tồn tại tướng có, sinh trưởng thân ấy, cử động, tạo làm đều có tập khí Vāsanā: Năng lượng của thói quen, thành phần còn sót lại của phiền não.
Thế nên, ngoại đạo chẳng tin Như Lai nói có nhân quả, nghiệp duyên của đời trước, vì sao nói là đang có tướng này?
Bởi thế nên biết, người kia nếu từ địa ngục đi ra, sinh vào nhân gian, sẽ có kiến tướng dấu hiệu nhìn thấy, bậc trí nên biết. Tiếng của người ấy như âm thanh của con lừa, con la … tiếng lớn vội vàng, gào rống, rít róng.
tâm thường ít niềm tin, rất nhiều sự hư vọng lừa dối, chẳng khiến được nơi tin tưởng, không có người bạn thân, chẳng có lòng Nhân, xấu xí, chẳng kính Sư Trưởng, chẳng tin Phật Pháp, bất hiếu, bất nghĩa, không có tàm Āhrīkya: Vô tàm là không tôn kính các công đức và những bậc Hiền Thánh.
Hoặc không tự thấy hổ thẹn trước tội ác do chính mình gây ra, không có quý Anapatrāpya: Vô quý là đối với người khác đã biết rõ tội ác của mình mà mình không cảm thấy xấu hổ, thích làm việc sát sinh, thường tạo các điều ác.
Người này có mạng ngắn, chẳng được sống lâu, thấy điều thiện lành chẳng phát tâm bồ đề, khi chết bị đọa vào các nẻo, thường chìm đắm trong ba đường địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
Bấy giờ, Đức Như Lai Thế Tôn bảo rằng: Người ngoại đạo si mê nên biết tướng này! Từ thân súc sanh chết đi, lại sinh trong cõi người, sẽ có tướng này: Người ấy ngu dốt vụng về, xử sự ngu nhiều, kém trí không có phương cách, trễ nãi, lười biếng, nhiều tham, ham ăn, chẳng kén chọn thô tế.
Tính ấy ngang bướng, phát ra lời nói xúc phạm không có căn cứ. Người này mạnh mẽ, thường làm việc nặng nhọc, thường kết bạn với người si mê, ưa thích nằm co chân, tùy theo thời nằm dưới đất, chẳng tránh né chỗ dơ uế, muốn được khỏa thân, chẳng ngượng ngùng, chẳng xấu hổ. Tâm thường xảo trá, nói lời dối trá chê bai ly gián, nói xấu người khác, lừa dối chẳng thật, lấy tài vật của người khác, thường yêu thích vay nợ.
Người này thấy điều thiện, chẳng hay phát tâm, chẳng tin chánh pháp, thường làm điều bất thiện, tội mười ác… trôi lăn trong sinh tử, khó được thân người, khi chết chìm đắm trong biển khổ, quay lại rơi vào nẻo súc sanh.
Do sự suy nghĩ này, cần phải phát hiện, hiểu biết kỹ lưỡng. Bởi thế, nên biết người ngoại đạo ngu muội, chẳng phải là ngươi có thể biết, chẳng phải là nơi mà người ngu đo lường được.
Ngươi kia nếu từ nẻo quỷ đói chết đi, sinh vào nhân gian sẽ có tướng này: Người ấy có khuôn mặt gầy ốm màu đen, không có màu sáng. Đầu tóc ngắn xấu, xen lẫn màu vàng, đỏ, trắng.
Mũi hếch, mắt giận dữ trắng bệch, nhìn trừng trừng… mà thường đói khát, suy nghĩ nhiều về sự ăn uống, tham lam keo kiệt, ganh tỵ, sợ hãi quan quyền, chấp dính tà kiến, nói trái ngược với con đường của loài người nhân đạo, sở trường sở đoản của người khác, tham dâm, gom chứa chẳng có thể chia xẻ bố thí cho chúng sinh, chẳng ưa thích thấy điều thiện.
Chỉ yêu thích tin tưởng điều tà, nhìn thấy tài vật thì khởi tâm muốn lấy, luôn thường tham lam trộm cắp, chẳng biết đầy đủ, được chút ít tiền tài của người liền sinh vui thích, nếu tham chẳng được, liền sinh lòng ganh ghét hãm hại.
Như người này chẳng chịu phát tâm, tin tưởng tà đảo kiến tri kiến sai lầm, lừa dối nịnh nọt, tà mệnh, chẳng tu pháp thiện lành, chẳng kính Phật Pháp, thuần tin vào quỷ thần, yêu thích hướng đến cúng tế. Như người này, quay trở lại chìm trong địa ngục, tù địa ngục đi ra lại làm thân quỷ, xoay vần trong sinh tử, đi vào biển khổ, không có lúc ngưng nghỉ.
Thế nên, Đức Thế Tôn bảo rằng: Này ngoại đạo! Ngươi là người tà mệnh, ngu mê, si dại! Chẳng biết nhân quả, chẳng nhận thức được sự lương thiện.
Đức Như Lai bảo rằng: Ta xem con đường của ngươi thì việc này khó tin, vô lượng mọi tướng ắt ngại đạo tà kiến chẳng thể biết được. Như lý này chẳng phải là nơi mà người ngu hay đo lường được.
Bởi thế, nên biết nếu từ thân Phi Nhân Amanuṣya, Tu La Asura nghe Phật mà có chút niềm tin thì khi chết đi, sinh vào nhân gian sẽ có tướng này: tâm cao ngạo ngã mạn, thường ưa thích sự phẫn nộ, thích làm việc đấu tranh, gây oán chuốc hận, ganh ghét, khởi điều ác, lừa dối nịnh hót chẳng chân thật, thuần thực hành sự dối trá, khinh thường sự đáp trả nợ nần, thân cao hồng hào khỏe mạnh.
Mắt tròn trắng giận dữ, lộ rõ răng thưa ít, dũng mãnh, có sức mạnh, tâm ôm giữ chiến trận, thường thích đánh nhau, giận dữ chẳng ngưng, nói hai lưỡi phá sự hòa hợp, ly gián hủy đi sự lương thiện, khinh miệt Hiền Sĩ, nói sở trường sở đoản của người khác, hủy báng người tốt.
Tuy hướng đến nhân gian, nhưng thường hành điều chẳng thiện lành Akuśala. Như hành này thì khi chết, bị rơi vào địa ngục không có lúc ra khỏi, tùy theo theo nghiệp ở các nẻo, sinh trở lại thân cũ trong đường A tu la.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba