Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bất Không, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH
HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ
THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bất Không, Đời Đường
PHẦN MỘT
Như vậy tôi nghe!
Một thời Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai Śākya muṇitathāgata ngự trong cung Pura của Ma Hề Thủ La Thiên Vương Maheśvaradevarāja, ở trong điện Tỳ Lăng Già Bảo Ma Ni Bảo Śakrābhilagna maṇi ratna.
Đức Như Lai ngồi trên Tòa Bách Bảo Ma Ni Bảo cùng chung với Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai Vairocana tathāgata ở Kim Cương Tính Hải Liên Hoa Tạng Hội đồng nói Kinh này, cùng với vô lượng hàng Đại Phạm Thiên Vương kèm với tất cả chúng Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ…
Nói Tỳ Lô Giá Na pháp giới tính hải bí mật Kim Cương giới Liên Hoa đài tạng Thế Giới hải, ở trong đó có Đại Thánh Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Mañjuśrī bodhisatva hiện thân màu vàng ròng.
Trên thân hiện ra ngàn cánh tay, ngàn bàn tay, ngàn cái bát. Trong cái bát hiển hiện ra ngàn Đức Thích Ca Śākya muṇi, ngàn Đức Thích Ca lại hiện ra trăm ngàn ức vị Hóa Thích Ca Nirmāṇa śākya muṇi.
Bấy giờ, Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn lúc ấy ở trong Đại Hội Chúng ngự trên tòa trăm báu, bảo mười sáu Đại Sĩ Bồ Tát của nhóm Phổ Hiền với tất cả các đại bồ Tát Ma Ha Tát: Hãy lắng nghe! Hãy nghe cho kỹ! Nay ta nói Thánh Lực gia trì xưa kia của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai khiến cho hữu tình, tất cả chúng Bồ Tát trong pháp giới tu chứng Mạn Thù Thất Lợi Bí Mật Kim Cương tâm Tam Ma Địa Mañjuśrī guhyavajra hṛdaya samādhi.
Hết thảy Bồ Tát với tất cả chúng sinh khiến được trí của mình Sva jñāna: Tự trí thích ứng với sự dạy bảo Samādāpaka: Khai.
Chỉ bày Saṃdarśaka: Thị.
Khiến cho giác ngộ Pratibodhaka: Ngụ, khiến được nhập vào Avatāraka: Nhập tri kiến của Phật Buddha jñāna darśana.
Khi ấy, Tỳ Lô Giá Na Như Lai liền bảo Đức Mâu Ni Thế Tôn với ngàn Đức Thích Ca, ngàn trăm ức vị Hóa Thích Ca rằng: ta từ xưa kia tu trì pháp giáo Kim Cương Bí Mật Bồ Đề Vajra guhya bodhi thời Đại Thánh Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát này là vị thầy trước kia của ta.
Nay ta đã nói nhân duyên của vị thầy xưa kia trong quá khứ, ta dùng làm tính thanh tịnh, hiệu là Tỳ Lô Giá Na Vairocana ban cho tất cả chúng sinh làm gốc rễ bồ đề Bodhi mūla, tính của Kim Cương. Ta tức là tính tự tính của cội nguồn, mầm giống Thánh Trí của Kim Cương.
Tức là khi Thích Ca Mâu Mâu Ni nói Kinh này xong, dùng tâm thanh tịnh của Tỳ Lô Giá Na xưa kia đó, hiện ra thân màu vàng ròng của Đại Thánh Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Bồ Tát, hiển hiện tu hành, gia trì Pháp Tạng của biển tính bí mật, khiến cho tất cả chúng sinh thảy đều được vào Du Già Đại Giáo Vương Kinh này… nói ra.
Hiển diễn Tam Miệu Tam bồ đề Samyaksaṃbodhi: Chánh Đẳng Giác của Tỳ Lô Giá Na Bí Yếu Thâm Mật Pháp Tính Kinh Đức Thế Tôn nói Kinh này dùng làm pháp thâm sâu màu nhiệm, Kim Cương Bí Mật Hải Tạng, Đại Thừa Du Già Kim Cương bồ đề Tam Ma Địa Kinh.
Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai nói giáo pháp của Tam Ma Địa bí mật Guhya samādhi của Đại Thánh Mạn Thù Thất Lợi này cho tất cả chúng sinh hữu tình, từ thời của Nhân Địa Pūrva praṇidhāna: Bản Nguyện xưa kia, dẫn phát chúng sinh tu tập, thành tựu vô thượng bồ đề Agra bodhi.
Nay nói Mạn Thù Mañjuśrī nương theo năm Trí Tôn, Thánh tính, Kim Cương, ba mươi chi, ba Mật thân mật, khẩu mật, ý mật, ba bồ đề Thanh Văn bồ đề, Duyên Giác bồ đề, Vô Thượng Chánh Đẳng bồ đề của Phật, khiến tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh tu nhập, mau chóng tiến tới tỏ ngộ tương thông huyền diệu, chứng nhập Phật tâm Thánh lực Thánh tính bồ đề Như Lai Tam Ma Địa.
Dùng tất cả bậc thành Phật trước kia, hết thảy đều tu pháp giáo thù thắng của Đại Thừa tối thượng này, mau thành Phật Quả bồ đề.
Lúc đó, Đức Thế Tôn theo thứ tự giải thích, nói nghĩa gốc, dòng phái căn bản của Kinh.
Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai tự nói xưa kia trong số kiếp nhiều như số bụi nhỏ ở quá khứ ngang bằng như hư không, cùng tận nơi pháp giới, lâu xa chẳng thể nói chẳng thể nói hết.
Do ở đời trước, tất cả Chư Phật Như Lai khi ở Nhân Địa Hetu bhūmi, còn gọi là Pūrva praṇidhāna: Bản Nguyện làm Bồ Tát tu hành ngũ trí.
Tôn, Kim Cương Quán Đỉnh Đại Mạn Trà La Tam Ma Địa Pháp, Ngũ Đỉnh Kim Cương Giới nhiếp chung tất cả pháp. Pháp giáo của Kim Cương bồ đề Tam Bí Mật Tam Thập Chi Tam Ma Địa.
Tức khi ấy, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai giao phó cho Mạn Thù Thất Lợi khiến truyền thụ cho tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát làm vị thầy thượng thủ, quán chiếu ý hướng, mau chóng chứng nhập, tương thông huyền diệu với trí quán, nhập vào tâm của tất cả Phật, chứng pháp thân, trí thân, Thánh Trí thanh tịnh, pháp giới hải tính của Tỳ Lô Giá Na Như Lai.
Tức lúc đó, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai tuôn ra năm trí, tất cả pháp của bồ đề, Tổng Trì thù thắng, tất cả Tam Ma Địa, bí mật căn bản… tổng cộng có năm môn nhiếp tất cả pháp, Đại Thừa Tu Đa La Mahā yāna sutra: Kinh Đại Thừa, đồng với tâm của tất cả Phật.
Tam Miệu Tam bồ đề Samyaksaṃbodhi: Chánh Đẳng Giác tương thông huyền diệu với thắng nghĩa, pháp giáo bí mật.
Làm sao để thực hành theo thứ tự: Y theo ý hướng của Bậc Thánh, tìm cầu, tu học, quán chiếu được vào pháp môn này?
1. Đức Mâu Ni Thế Tôn nói nhập vào chữ A A quán nghĩa vốn vắng lặng không có sinh. Đây là Tỳ Lô Giá Na Như Lai Vairovana tathāgata nói. Vì ngàn Đức Thích Ca, ngàn trăm ức vị Hóa Thích Ca xưa kia khi thành đạo. Khi Đức Phật này ở Nhân Địa làm Bồ Tát thời Đức Như Lai Tỳ Lô Giá Na ban cho, nói A Tự Quán này tu nhập vào môn căn bản thanh tịnh vô sinh.
2. Đức Mâu Ni Thế Tôn nói nhập vào chữ La Ra quán nghĩa vốn trống rỗng, lìa bụi bặm. Đây là A Súc Như Lai Akṣobhya tathāgata nói. Vì trăm ngàn ức giáng phục ma dân vô úy siêu thắng tự tại Phật xưa kia nói khi Đức Phật này thành Đạo.
Lúc Đức Phật này ở Nhân Địa làm Bồ Tát thời Đức Như Lai A Súc ban cho, nói La Tự Quán này tu nhập vào môn viên thành thật tướng vô động.
3. Đức Mâu Ni Thế Tôn nói nhập vào chữ Bả 悜: PA quán nghĩa vốn chân thật không có nhiễm dính, lìa sự dơ bẩn. Đây là Bảo Sinh Như Lai Ratnasaṃbhava tathāgata nói.
Vì trăm ngàn ức Giáng Phục Tham Căn Phổ Mãn Thường Túc Tự Tại Phật xưa kia nói khi Đức Phật này thành Đạo. Lúc Đức Phật này ở Nhân Địa làm Bồ Tát thời Đức Như Lai Bảo Sinh ban cho, nói bả tự quán này tu nhập vào môn pháp giới chân như bình đẳng.
4. Đức Mâu Ni Thế Tôn nói nhập vào chữ Tả CA quán nghĩa vốn hành thanh tịnh màu nhiệm. Đây là Quán Tự Tại Vương Như Lai Avalokeśvara rājatathāgata nói. Vì trăm ngàn ức giáng phục sân căn Vô Lượng Thọ nhẫn tự tại Phật xưa kia nói khi Đức Phật này thành đạo.
Lúc Đức Phật này ở nhân địa làm Bồ Tát thời Đức Như Lai Quán Tự Tại Vương ban cho, nói tả tự quán này tu nhập vào môn diệu quán lý thú tịnh thổ.
5. Đức Mâu Ni Thế Tôn nói nhập vào chữ Nẵng NA quán nghĩa vốn trống rỗng không có tự tính. Đây là Bất Không Thành Tựu Như Lai Amogha siddhitathāgata nói.
Vì trăm ngàn ức giáng phục si căn nan thắng tuệ minh tự tại Phật xưa kia nói khi Đức Phật này thành đạo. Lúc Đức Phật này ở nhân địa làm Bồ Tát thời Đức Như Lai bất không thành tựu ban cho, nói Nẵng Tự Quán này tu nhập vào môn thành tựu Kim Cương bồ đề giải thoát.
Bấy giờ, nói thứ tự pháp giáo của năm Đức Như Lai như vậy. Nói ngũ Phật quán xong, tức lúc đó Thích Ca Mâu Ni Như Lai nói môn nhất thiết Phật bồ đề căn bản ngũ Kim Cương ngũ đỉnh Thánh trí bồ đề giải thoát. Nơi mà tất cả Chư Phật, Bồ Tát, Hiến Thánh đã nhập vào.
Nơi mà tất cả sơ tâm Bồ Tát với tất cả chúng sinh đã tu chứng quán hạnh thành Phật. Nơi mà tất cả Chư Thiên Đại Phạm, Đế Thích, Tứ Thiên Vương với các Thanh Văn, chúng đệ tử của bốn bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện đã tu học thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Tam Miệu Tam bồ đề Anuttara samyaksaṃbodhi.
Đức Phật bảo đại chúng, các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát: Nếu có Bồ Tát mới phát ý với tất cả chúng bốn bộ, kẻ trai lành, người nữ thiện… hoặc người phát tâm bồ đề.
Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát đang có lời thề rằng: ta có mười loại nguyện lớn thâm sâu không cùng tận của Chư Phật. Hết thảy tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh hữu tình nhập vào nguyện của ta liền là con của Thế Tôn, Chư Phật. Cũng là cha mẹ của ta.
Ý ấy như thế nào?
Ta trước kia có thề nguyện lớn, y theo mười nguyện lớn của ta: Trước tiên là cha mẹ, anh em trai, chị em gái, vợ con, quyến thuộc được khiến cho viên mãn quả báo phú quý.
Anh trai, bạn hữu, em trai có tâm cung kính, hiền từ, chẳng giết hại, nghe học đại thừa, đọc tụng Tôn Kinh, chuyển dạy bảo Quần Phẩm, nguyện đến bồ đề thì ta cũng làm Sư Tăng, Đệ Tử, Hòa Thượng, A Xà Lê, bạn lữ đồng học… thọ nhận pháp giáo của ta, học uy nghi của ta, lấy lễ tiết của ta khiến phát thắng nguyện, hồi hướng đại thừa, học tập bồ đề, dần dần thành Phật Đạo.
Lúc đó: ta làm, người khác làm, Đại Thần, Quan Trưởng, Lý Vụ, thế tục mỗi mỗi trong sạch chính đúng, ở trong đất nước trung hiếu đều cùng có duyên Pratyaya quy hướng bồ đề, được gặp Tam Bảo, khiến phát tâm bồ đề.
Thế nào gọi là mười loại Nguyện lớn thâm sâu không cùng tận?
Nguyện lớn thứ nhất: Nếu có tất cả chúng sinh đã sinh trong ba cõi, hoặc ta làm, người khác làm, tùy theo duyên thọ nhận biến hóa: Chủ của bốn không bốn Cõi Trời trong Vô Sắc Giới năm Tịnh năm Cõi Trời Tịnh Cư ở Sắc Giới.
Chủ của tám định bốn Thiền Định thuộc Sắc Giới với bốn không định thuộc Vô Sắc Giới bốn Thiền Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Chủ của Phạm Thiên, sáu dục sáu Trời trong Dục Giới.
Chủ của Đế Thích, Chư Thiên.
Chủ của Tứ Thiên bốn vị Thiên Vương bốn Luân Kim Luân, Thủy Luân, Phong Luân, Không Luân thành lập Khí Thế Giới. Chủ của Chư Thần, Long Vương. Chủ của tám Bộ Quỷ Thần. Chủ của Thủ Hộ Phật Pháp.
Chủ của Già Lam, Cung Điện. Chủ của bốn đại đất, nước, gió, lửa giữ gìn thế gian. Chủ của Kim Cương Kiên Lao. Chủ của Hộ Quốc Thiện Thần. Chủ của nước lớn, nước nhỏ. Chủ của Túc Tán Thế Vương. Chủ thống lãnh các quân. Chủ Kinh Đô nhiếp lấy nơi đã hộ giữ.
Hết thảy trên bờ dưới nước: Bốn loài.
Thai sinh Jarāyujā yoni: Sinh trong bào thai.
Noãn sinh Aṇḍaja yoni: Sinh trong trứng.
Thấp sinh Saṃsvedajā yoni: Sinh nơi ẩm thấp.
hóa sinh Upapādukā yoni: Sinh theo cách biến hóa. Chín loại động vật, tất cả hàm linh loài hữu tình… đồng sinh ba đời, nguyện tri kiến của Phật Buddha jñānadarśana… hoặc chưa nghe tên của ta Văn Thù Bồ Tát thì khiến nguyện được nghe, với nghe tên của ta, ở trong pháp của ta khiến hết tất cả hữu tình phát bồ đề, hồi hướng đại thừa, tu vô thượng đạo.
Nếu có chúng sinh dùng pháp: Thuốc, y thuật của đời cứu chữa các bệnh, tính toán lịch số, nghề khéo, đánh cờ thông thạo, sổ sách ghi chép của thế gian, văn bút, ca vịnh, khen ngợi, giảng luận, nơi vui đùa, đường lối… để cứu độ người, tùy theo loại, làm việc với nhau, tiếp dẫn thế tục, khiến phát bồ đề, thấy chính đúng, trao truyền chính đúng… thì cùng với ta có duyên được vào Phật Đạo Buddha mārga.
Nguyện lớn thứ hai: Nếu có chúng sinh hủy báng ta Văn Thù Bồ Tát, giận ghét ta, dùng hình phạt giết hại ta.
Người này đối với ta: Tự mình và người khác thường sinh oán hận, chẳng thể cởi bỏ được thì nguyện cùng với ta có duyên, khiến phát tâm bồ đề.
Nguyện lớn thứ ba: Nếu có chúng sinh yêu nhớ thân của ta, tâm mong muốn thấy ta, cầu được nơi ta.
Ở trên thân của ta, ở trên thân kẻ khác: Thịnh hành lừa dối, tà kiến, điên đảo với sinh hạnh trong sạch, hạnh chẳng trong sạch, các ác chẳng thiện lành… thì nguyện cùng có duyên, khiến phát tâm bồ đề.
Nguyện lớn thứ tư: Nếu có chúng sinh khinh mạn ta, lo lắng nghi ngờ ta, đè ép oan uổng ta, giả trá vu cáo ta, hủy báng Tam Bảo, ghen ghét kẻ tài năng đức hạnh, lấp áp lăng nhục tất cả, thường sinh Bất Thiện Akuśala… thì cùng với ta có duyên, khiến phát tâm bồ đề.
Nguyện lớn thứ năm: Nếu có chúng sinh khinh rẻ ta, bạc đãi ta, tủi thẹn với ta, xấu hổ với ta, kính trọng ta, chẳng kính trọng ta, hại ta, chẳng hại ta, dùng ta, chẳng dùng ta, chọn lấy ta, chẳng chọn lấy ta, cầu ta, cần ta, yêu cầu ta, chẳng cần ta, theo ta, chẳng theo ta, thấy ta, chẳng thấy ta… đều nguyện cùng với ta có duyên, khiến phát tâm bồ đề.
Nguyện lớn thứ sáu: Nếu có chúng sinh thường giết hại mạng sống: Làm nghề mổ giết, chặt chém người bị tử hình, săn bắn, bắt cá… oán mệnh hiện trước mặt, lại giết hại lẫn nhau không có đoạn tuyệt, đời đời báo ứng lẫn nhau. Tâm giết hại lớn mạnh, chẳng sinh hối lỗi, bán thịt lấy tiền, tự nuôi dưỡng tính mệnh.
Người có tâm như vậy, vĩnh viễn đánh mất thân người, chẳng cùng nhau xa lìa báo ứng… như vậy khiến phát tâm bồ đề. Nếu có người khác lấy tài vật của ta thì ta cho tài vật, hoặc cho ta tài vật thì ta ban cho tài vật. Người đã được tài vật với người chẳng được thì đối với ta có duyên, khiến phát tâm bồ đề.
Nguyện lớn thứ bảy: Nếu có chúng sinh cúng dường ta, ta cúng dường người khác.
Hoặc ta làm, người khác làm: Chùa, Nhà, Tăng Phòng, Già Lam, Tháp Phật, Thiền Phòng, Lan Nhã, nơi yên tịnh sống một mình. Hoặc ta làm, người khác làm tất cả công đức với hình tượng của Chư Phật, Bồ Tát… khiến người khác bố thí, tu tập phước hữu ban phước bảo vệ giúp đỡ tràn khắp cả pháp giới, hồi hướng tất cả Chư Phật bồ đề, khiến cho tất cả hữu tình đồng thấm nhuần phước này.
Với có người khác: Tự mình, bạn bè, đồng bạn, sư trưởng, đệ tử… tu hành khổ hạnh Duṣkara caryā, kềm chế thân, nhịn ăn… trì giới, phá giới, có thiện hạnh hữu hạnh, không có thiện hạnh vô hạnh, Hòa Thượng, A Xà Lê, giáo đạo nuôi dạy chỉ dẫn, xưng nói… nghe nhận sự dạy bảo của ta, ta nhận sự dạy bảo của người khác, đồng hạnh, đồng nghiệp… cùng với ta có duyên, khiến phát tâm bồ đề.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Quang Tán - Phẩm Hai Mươi Hai - Phẩm Phân Mạn đà Ni Phất
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Sáu - Phẩm Quán Thiên Dạ Ma Thiên - Tập Năm Mươi Chín
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Như Thật Tri - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Lục Tập độ - Phần Chín Mươi - Phật Thuyết Kinh A Ly Niệm Di
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Niệm Xứ - Phần Sáu - Kết Luận
Phật Thuyết Kinh Pháp Luân Không Thoái Chuyển - Phẩm Hai - Phẩm Tín Hành - Tập Hai