Phật Thuyết Kinh đại Thừa Nhập Lăng Già - Phẩm Mười Một - Phẩm Kệ Tụng Phần Thứ Nhì - Phần Bốn

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường   

PHẨM MƯỜI MỘT

PHẨM KỆ TỤNG PHẦN THỨ NHÌ  

PHẦN BỐN  

Kẻ kia cùng phi pháp

Diệt hoại pháp nhãn ta

Bậc trí không giao thiệp

Lại bỏ việc Tỳ Kheo

Vì phá hoại vọng kế

Nên xác định, phủ định

Nếu theo sự phân biệt

Khởi các kiến hữu, vô

Họ như huyễn, mao luân

Mộng, nắng cùng càn thành

Họ không học Phật Pháp

Không nên cùng ở chung

Đã tự do hai biên

Lại còn phá người khác

Nếu có bậc tu hành

Quán nơi tính vọng kế

Vắng lặng lìa hữu vô

Phật Tử nên cùng ở

Như thế gian có chỗ

Sinh vàng, ngọc ma ni

Chỗ kia không tạo tác

Mà chúng sinh thọ dùng

Nghiệp tính cũng như vậy

Xa lìa các thứ tính

Nghiệp được thấy vốn không

Mà vẫn sinh các nẻo

Như chỗ Thánh biết rõ

Pháp đều không có gì

Do kẻ ngu phân biệt

Pháp vọng kế phi không

Vì kẻ ngu phân biệt

Pháp ấy không có vậy

Đã không hết thảy pháp

Chúng sinh không tạp nhiễm

Vì có pháp tạp nhiễm

Bị vô minh, ái buộc

Hay khởi thân sinh tử

Các căn tất đầy đủ

Nếu nói ngu phân biệt

Pháp này đều là không

Thì không các căn sinh

Kẻ tu hành không chân

Nếu không có pháp này

Vẫn làm nhân sinh tử

Kẻ ngu không đợi tu

Tự nhiên mà giải thoát

Nếu không có pháp kia

Phàm Thánh làm sao phân

Lại tất không Thánh Nhân

Tu hành ba giải thoát

Các uẩn cùng nhân, pháp

Tự, cọng tướng sáu tướng

Các duyên và các căn

Ta vì Thanh Văn nói

duy tâm và không nhân

Các địa và tự tại

Chân như tịnh nội chứng

Ta vì Bồ Tát nói

Đời vị lai sẽ có

Kẻ mặc áo Ca Sa

Vọng nói chỗ hữu, vô

Hủy hoại chính pháp ta

Pháp duyên khởi vô tính

Là lãnh vực Chư Thánh

Tính vọng kế không vật Bhàva

Kẻ suy tính phân biệt

Vị lai có kẻ ngu

Các ngoại đạo Kiệt Ma Kanabhuj

Nói ra luận vô nhân Asatkàryavàda

Ác kiến hoại thế gian

Vọng nói các thế gian

Đều do vi trần sinh

Mà trần kia không nhân

Chín món thật vật thường

Do thật mà sinh thật

Do đức mà sinh đức

Pháp tính khác với đây

Hủy báng nói không có

Nếu vốn không mà sinh

Thế gian có nhân đầu

Sinh tử không nhân đầu

Ấy là pháp của ta

Hết thảy vật ba cõi

Vốn không mà sinh ra

Thì lừa, chó sinh sừng

Đáng lẽ không nghi ngại

Noãn sắc thức vốn không

Mà nay mới có sinh

Áo, mũ, đệm các thứ

Lẽ ra do bùn sinh

Trong vải không có đệm

Trong cây bồ cũng không

Trong mỗi duyên sao không

Đều sinh ra cái đệm

Nếu mạng và thân kia

Vốn không mà nay sinh

Như ta đã nói trước

Đấy là luận ngoại đạo

Tôn ta nói trước kia

Vì để ngăn ý ấy

Khi ngăn ý ấy rồi

Sau mới nói tên mình

Sợ rằng chúng đệ tử

Mê chấp tôn hữu vô

Nếu ta vì kẻ ấy

Trước nói luận ngoại đạo tìthavàda

Ác tuệ Ca Tỳ La

Vì các đệ tử nói

Thắng tính sinh thế gian

Bị cầu na chuyển biến

Vì các duyên không có

Không đã sinh, hiện sinh

Các duyên đã là không

Không sinh không bất sinh

Tôn ta lìa hữu vô

Lại lìa các nhân duyên

Sinh diệt và sở tướng

Hết thảy đều xa lìa

Thế gian như huyễn mộng

Nhân duyên đều vô tính

Thường quán sát như vậy

Phân biệt tuyệt không khởi

Nếu quán được các hữu

Như ảo tượng, mao luân

Lại như tầm hương thành

Thường lìa hữu lìa vô

Nhân duyên đều xả ly

Khiến tâm được thanh tịnh

Nếu nói không ngoại cảnh

Mà chỉ có tâm thôi

Không cảnh tức không tâm

Làm sao thành duy thức cittamàtra

Nếu có cảnh sở duyên

Tâm chúng sinh khởi lên

Không nhân tâm không sinh

Làm sao thành duy thức

chân như cùng duy thức

Là lãnh vực Chúng Thánh

Có danh ngôn không thật

Không giải được pháp ta

Do năng thủ sở thủ

Mà tâm có sinh khởi

Tâm thế gian như vậy

Nên không là duy tâm

Hình bóng, thân, tài, đất

Như huyễn, do tâm sinh

Tâm tuy phân làm hai

Mà tâm không hai tướng

Như dao không tự cắt

Như ngón không tự sờ

Tâm không tự thấy mình

Việc ấy cũng như vậy

Không có hình tượng xứ

Tất không y tha khởi

Tính vọng kế cũng không

Năm pháp hai tâm diệt

Năng sinh và sở sinh

Đều là tướng tự tâm

Mật ý nói năng sinh

Mà thật không tự sinh

Các thứ cảnh hình trạng

Nếu do tưởng tượng sinh

Hư Không cùng sừng thỏ

Đáng cũng thành cảnh tướng

Tợ cảnh do tâm khởi

Cảnh ấy không phải vọng

Nhưng cảnh vọng kế kia

Lìa tâm không thể có

Trong vô thỉ sinh tử

Cảnh giới đều không có

Tâm không có chỗ khởi

Làm sao thành hình tượng.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần