Phật Thuyết Kinh đại Thừa Nhập Lăng Già - Phẩm Năm - Phẩm Như Lai Thường Hay Vô Thường
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thật Xoa Nan Đà, Đời Đường
PHẨM NĂM
PHẨM NHƯ LAI THƯỜNG
HAY VÔ THƯỜNG
Bấy giờ Đại Huệ Bồ Tát Đại Hữu Tình lại bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là thường hay vô thường?
Phật dạy: Đại Huệ! Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không thường, cũng không vô thường.
Vì sao?
Vì cả hai quan niệm ấy đều lỗi.
Sao là lỗi?
Đại Huệ! Nếu nói Như Lai là thường, thì bị lỗi năng tác. Hết thảy ngoại đạo nói năng tác là thường. Nếu Như Lai là vô thường, thì bị lỗi sở tác, đồng với các uẩn có tướng qualifying và sở tướng qualified, rốt cuộc sẽ đoạn diệt thành không có. Thế mà Như Lai thì thật không đoạn diệt.
Đại Huệ! Nếu Như Lai cũng vô thường như tất cả các vật được tạo tác như bình, áo v.v... thì hóa ra bao nhiêu sự tu phước trí đều thành không, vô ích.
Lại nữa, nếu vậy các pháp được tạo đều là Như Lai cả, vì nhân không khác nhau. Cho nên Như Lai không thường không vô thường.
Lại, này Đại Huệ! Như Lai không phải thường. Nếu là thường, thì như hư không không đợi nhân mới thành.
Đại Huệ! Thí như hư không không thường không vô thường.
Vì sao?
Vì lìa các lỗi thường, vô thường, một, khác, cùng, không cùng bothness, notbothness câu bất câu v.v...
Lại nữa Đại Huệ! Như Lai không thường, nếu là thường, thì tức không sinh, đồng như sừng thỏ, sừng ngựa, sừng cá, sừng rắn v.v...
Tuy nhiên, này Đại Huệ! Trong một nghĩa khác thì có thể nói Như Lai là thường.
Vì sao?
Vì trí hiện chứng là thường pháp. Chứng trí là thường nên Như Lai cũng thường.
Đại Huệ! Tự tính của pháp, chỗ ở của pháp, và ngôi vị của pháp pháp tính pháp trụ pháp vị mà Chư Phật chứng được, dù Như Lai có hiện ra đời hay không, pháp ấy vẫn thường trụ không dời đổi, ở nơi các pháp sở đắc của hết thảy nhị thừa ngoại đạo, chứ không phải là không có gì. Tuy nhiên đấy không phải điều phàm ngu biết được.
Đại Huệ! Như Lai ấy là do pháp tính nội chứng thanh tịnh mà có tên gọi ấy, không phải do tập quán hư vọng về tâm, ý, ý thức, uẩn giới xứ mà có. Hết thảy ba cõi đều do hư vọng phân biệt sinh, Như Lai không do hư vọng phân biệt sinh.
Đại Huệ! Nếu có hai duality thì có thường và vô thường. Nhưng Như Lai không hai, vì chứng hết thảy pháp không sinh. Cho nên không thường không vô thường.
Đại Huệ! Cho đến có một chút nào ngôn thuyết khởi, đều sa vào lỗi thường hoặc vô thường. Bởi thế nên trừ tiệt hai cái biết phân biệt, chớ để chút nào còn sót.
Bấy giờ Thế Tôn lại nói bài kệ:
Xa lìa thường vô thường
Mà hiện thường vô thường
Thường quán Phật như thế
Không khởi sinh ác kiến
Nếu thường hoặc vô thường
Tu tập đều vô ích
Để trừ giác phân biệt
Không nói thường vô thường
Cho đến lập thuyết gì
Hết thảy đều lầm loạn
Nếu thấy do tự tâm
Thì không còn tranh cãi.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế âm đạo đà La Ni Thân - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Phổ Môn Phẩm - Phần Sáu
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Ma La Ca Cữu
Phật Thuyết Kinh Lục Tập độ - Phần Ba Mươi Chín - Phật Thuyết Kinh Thái Tử Mộ Phách
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Mười Sáu - Phẩm Tam Ma địa - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Năm - Kinh Tập - Chương Ba - đại Phẩm - Kinh Sela