Phật Thuyết Kinh đại Thừa Tùy Chuyển Tuyên Thuyết Chư Pháp - Phần Sáu
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thiệu Đức, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Giáo Biện Tài, Đời Tống Minh
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI THỪA TÙY CHUYỂN
TUYÊN THUYẾT CHƯ PHÁP
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thiệu Đức, Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Giáo Biện Tài, Đời Tống Minh
PHẦN SÁU
Giải thoát như vậy rồi
Đến Cõi Phật Niết Bàn
Chúng sinh chăm học pháp
Thật không thể xưng lường
Đạt không sinh, không diệt
Và không tham, sân, si
Đi qua các tụ lạc
Tâm cũng không phân biệt.
Nếu có người chê bai
Vẫn không sinh sân hận
Hoặc gặp người khen ngợi
Cũng không có vui mừng
Ở yên bồ đề Phật
Tất cả đều bình đẳng Phật
Pháp như hư không
Không thể xung lường được.
Bồ đề Phật vô thượng
Kẻ ngu không tỏ, ngộ
Không tu quán vắng lặng
Không giải thoát nơi đây
Chúng sinh tham buông thả
Tâm không học đạo Thánh
Đeo đuổi các ham thích
Khác nào kẻ cuồng điên.
Ngu si không vắng lặng
Không chịu học bồ đề
Làm sao lìa nghiệp chướng?
Chúng sinh nếu biết rõ
Xa lìa các ham muốn
Chuyên tâm tu thiền định
Làm đứng đầu trong chúng
Hiểu rõ tất cả pháp
Mà thực hành chánh đạo
Luôn nhớ bồ đề Phật
Lại không tưởng phân biệt
Ưa thích tâm chân thật
Đạo bồ đề cao tột
Trời, rồng đều vui mừng
Ở yên công đức Phật
Ở trong pháp mầu nhiệm
Không sinh các tưởng ác
Chỉ cầu bồ đề Phật.
Lại không học việc khác
Nên trong chúng hội này
Đức hạnh là bậc nhất
Con nghe lời Phật nói
Học mọi thứ ngoại đạo
Mưu làm nên sự nghiệp
Không như trong Phật Pháp
Huân tập các gốc lành
Họ yêu thích quyến thuộc
Cùng tham mê của cải
Không cầu Phật bồ đề
Ưa vinh hiển ở đời
Chẳng mảy may sát na
Học chánh pháp Như Lai
Sinh nhiều tâm phân biệt
Ở yên nơi ham thích
Tánh dục vốn giả dối
Như bóng nắng, tiếng vang
Ngu si đều không biết
Tâm thường sinh ta đây!
Không khen Phật bồ đề
Thật không có tri kiến
Không rõ nghĩa pháp không
Cố chấp cho là có
Hữu vi và vô vi
Tất cả đều bình đẳng
Nếu chúng sinh hiểu rõ
Chăm tu hạnh đại thừa
Hướng đến bồ đề Phật
Đấy chẳng phải phàm phu
Ở yên trong giáo pháp
Đạt tâm ấn Chư Phật
Tròn đầy nghiệp công đức
Giống như Chư Phật vậy
Một niệm, tâm tham khởi
Phạm tội Ba La Di.
Nếu không dứt tâm tham
Sẽ bị nó trói buộc
Không chịu giữ gìn giới
Không quán tưởng thiền định
Thấy Phật, không vui vẻ
Ngày đêm tạo việc ác
Đọa vào trong địa ngục
Chịu tội câu chi kiếp
Chính do bởi phá giới
Chút pháp cũng không hiểu
Làm sao đạt bồ đề?
Khác nào kẻ ngu phu
Bảo tu tập phước nghiệp
Tâm họ không thuần tịnh
Không tu hạnh đại thừa
Không thiền định quán tưởng
Người này làm sao đạt
Ấn Pháp vương vô thượng?
Bồ Tát các căn vắng lặng nói kệ này, cho các Tỳ Kheo Tăng xong. Có ba ngàn hai trăm trời, người đạt được pháp nhẫn nhục. Tám vạn Tỳ Kheo nghe pháp đều đạt được sự giải thoát. Còn Tỳ Kheo Thắng Ý, đạt được ba nghiệp trong sạch, lìa trừ các nghiệp chướng.
Lúc đó, Văn Thù Sư Lợi lại bạch: Bạch Thế Tôn! Như Lai trình bày nghĩa pháp thâm sâu, ngày đêm con luôn luôn suy nghĩ: Đối với công đức, tất cả pháp và mười hiệu của Như Lai. Hàng phàm phu ngu si khó có thể đo lường thích đáng, đối với pháp nhẫn vô sinh của Như Lai, cũng khó có thể đo lường thích đáng.
Nghĩa lý của những pháp mà Như Lai đã nói là không thể nghĩ bàn, cùng với nghĩa tâm pháp của con đều là một lời.
Khi đó, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và Đại Bồ Tát Từ Thị cùng bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nghĩa pháp chân thật của Như Lai, ở năm trăm năm đời sau, phần nhiều mọi người đều không tin, không biết sợ, không biết hãi, cho đến các Trời cũng lại như vậy.
Con quyết định gần gũi, cúng dường, nghĩa pháp của Như Lai, đem thân mạng bố thí cả như Căng Già Sa số, khen ngợi, ca tụng cúng dường suốt ba thời. Ở yên nói nghĩa pháp trong Căng Già Sa Thế Giới. Có Căng Già Sa chúng sinh và Thanh Văn, đạt được pháp nhẫn nhục, ở yên nơi nghĩa pháp.
Lúc ấy, Tôn Giả A Nan, nghe được tất cả nghĩa pháp của Phật, liền tin nhận nắm giữ, thệ nguyện, lần lượt vì người mà diễn nói.
Khi nghe Phật trình bày như vậy xong, các chúng Đại Bồ Tát chân thật như: Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ Tát Từ Thị, Bồ Tát Sư Tử Du Hý, Bồ Tát Liên Hoa Du Hý cùng vô số Tỳ Kheo Tăng và Tôn Giả A Nan, với tất cả các hàng Trời, Rồng, A Tu La, Càn Thát Bà ở thế gian đều hết sức vui mừng, làm lễ rồi lui ra.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba