Phật Thuyết Kinh đại Trang Nghiêm Pháp Môn - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Na Liên Đề Lê Da Xá, Đời Tùy
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI TRANG NGHIÊM PHÁP MÔN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Na Liên Đề Lê Da Xá, Đời Tùy
PHẦN HAI
Lại nữa, nhãn không giữ lấy sắc, bồ đề cũng như nhãn, cũng không giữ lấy sắc. Như vậy, tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng không ôm giữ lấy thanh, hương, vị, xúc và pháp. Bồ đề cũng như vậy, không ôm giữ lấy tất cả pháp. Như vậy, thức giới của mắt không trụ trong sắc giới. Thức sắc giới của mắt cũng không trụ trong bồ đề.
Thức giới của tai, thức giới của mũi, thức giới của lưỡi, thức giới của thân và thức giới của ý, đều không trụ trong pháp giới. Như vậy, pháp giới của ý thức không thụ trong bồ đề. Thức giới của mắt và giới của bồ đề là không hai, không khác. Cho đến giới của ý thức, giới của bồ đề cũng không hai, không khác. Cho nên ta nói, thân cô tức là bồ đề.
Lại nữa, cái hiểu biết về mắt được gọi là bồ đề. Như vậy, hiểu biết về tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng được gọi là bồ đề. Thể tánh của mắt là không. Năng lực hiểu biết thể tánh như vậy cũng không, vậy tức là bồ đề. Thể tánh của tai, mũi, lưỡi, thân và ý là không. Năng lực hiểu biết như vậy tức là bồ đề.
Lại nữa, thể tánh của mắt là không tham, không sân, không si, xa lìa được tham, sân, si tức là bồ đề. Như vậy, thể tánh của tai, mũi, lưỡi, thân và ý là không tham, không sân, không si, xa lìa được tham, sân, si tức là bồ đề. Mắt không có chủ, không có chấp giữ. Bồ đề cũng không có chủ, không có chấp giữ. Như vậy, tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng không có chủ, không chấp giữ. Bồ đề cũng không có chủ, cũng không chấp giữ.
Trong mắt không có pháp nam, không có pháp nữ, cũng chẳng phải nam, chẳng phải nữ. Như vậy, trong bồ đề không có pháp nam, không có pháp nữ, cũng chẳng phải nam, chẳng phải nữ. Trong tai, mũi, lưỡi, thân và ý, không có pháp nam, không có pháp nữ, chẳng phải nam, cũng chẳng phải nữ. Như vậy, trong bồ đề, cũng không có pháp nam, không có pháp nữ, cũng chẳng phải nam, chẳng phải nữ.
Lại nữa, nhãn sắc Như Lai, thấu rõ được cái nghĩa Như này cho nên gọi là bồ đề. Như vậy, ý pháp như Như Lai, hiểu rõ được nghĩa.
Như này, cho nên gọi là bồ đề. Thế nên ta nói, thân cô tức là bồ đề.
Lại nữa, thân cô không có ngã, không có chúng sinh, không có thọ mạng, không có hữu tình, không có phàm phu, không người, không ngã, không người tạo ra, không người lãnh thọ, không người thấy, không người nghe, không người ngửi, không người nếm, không người tiếp xúc, không người biết.
Bồ Đề ấy cũng không ngã, không chúng sinh, không thọ mạng, không phàm phu, không hữu tình. Không người, không ngã, không người tạo ra, không người lãnh thọ, không người thấy, không người nghe, không người ngửi, không người nếm, không người tiếp xúc, không người biết. Như vậy, cho nên nói, tất cả pháp không có thể biết, tức là bồ đề.
Lại nữa, thân này không biết, không hiểu, không tạo ra, giống như cỏ cây, đá ngói, dù ở trong đất giới hay ngoài đất giới, đều gọi là thể tánh của giới đất. Tánh của đất giới, Như Lai dùng trí lực Bát Nhã, đã giác ngộ rồi. Thế nên ta nói, thân cô tức là bồ đề.
Lại nữa, này cô em! Như tâm ý cô hòa hợp, suy lường phân biệt mà tâm ý suy lường phân biệt, tại không hiểu, không biết, không ở nơi da, không ở trong máu thịt, không ở trong xương tủy, không ở nơi tóc lông, không ở nơi móng vuốt.
không ở trong, không ở ngoài, không ở trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, chẳng phải trụ, chẳng phải không trụ, không phải định trụ, cũng chẳng phải không định trụ, chẳng phải trụ nơi đây, chẳng phải trụ nơi kia, chẳng phải sắc, không thể thấy, không thể nắm bắt, không ngăn ngại, không phân biệt, không thể nắm giữ, không thể hòa hợp. Chẳng phải nhà, lìa nghĩa nhà. Trong sạch, rất trong sạch.
Ánh sáng chiếu rực rỡ tâm ý suy lường phân biệt ấy, không cùng với phiền não hòa hợp, cũng chẳng trong sạch.
Vì sao?
Vì thể tánh sạch, cho nên không hòa hợp với phiền não, không hòa hợp, cho nên trong sạch sáng rỡ.
Ánh sáng kia không có thân, vì không có thân cho nên không hòa hợp với phiền não, cũng chẳng phải trong sạch. Như vậy, thể tánh của ấm, giới, nhập tức là bồ đề. Như vậy, thể tánh của bồ đề tức là ấm, giới và nhập. Thế nên, tánh ấm giới, nhập của thân ngươi, gọi là bồ đề.
Vì sao?
Chẳng phải xa lìa tánh ấm, giới, nhập, cho nên được gọi là bồ đề. Trong việc xa lìa ấm, giới, nhập cũng không thể đạt được bồ đề. Hiểu được ấm, giới, nhập tức là bồ đề.
Cho nên ta nói, tất cả pháp bình đẳng. Hiểu được điều này, gọi là bồ đề.
Đồng tử Văn Thù Sư Lợi nói pháp này rồi, trong hư không, có năm trăm vị Chư Thiên phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác. Những người đi theo cô gái Thắng Kim Sắc Quang Minh Đức, hoặc là con trai, con gái, đồng nam, đồng nữ có tới hai trăm người, cũng phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác. Lại còn có sáu mươi trời, người ở trong các pháp đạt được Pháp nhãn tịnh.
Khi ấy cô Thắng Kim Sắc vui mừng hớn hở, đạt được tâm trong sạch, nên cả thân thể cúi sát đất, đảnh lễ dưới chân Văn Thù Sư Lợi và thưa: Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.
Quy y Tam bảo rồi, lãnh giữ năm giới phạm hạnh. Thọ lãnh giới pháp rồi, cô hết lòng phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.
Đã phát tâm rồi, cô bạch với Văn Thù: Con nay đã được nghe giáo pháp như vậy, vì tất cả chúng sinh được an ổn, cho nên phát sinh lòng từ bi. Vì không lìa hạt giống Phật, cho nên hết lòng, phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, cũng như Ngài Văn Thù Sư Lợi đã vì con mà giảng nói pháp bồ đề này vậy.
Con phải làm theo và cũng nói rõ, vì tất cả chúng sinh sẽ nói pháp như của Văn Thù Sư Lợi đã nói. Như vậy, Phật Pháp tịch diệt đại tịch diệt, mà con không biết, nên chạy theo những cái hiểu và thấy xấu, phát sinh có tâm điên đảo, chấp vào thân kiến, tham đắm nơi thân mình, lại còn khiến cho người khác tham đắm. Con nay đã một lòng trong sạch xin sám hối tất cả nghiệp tội.
Như Văn Thù Sư Lợi nói, tham pháp tịch diệt thì tất cả các pháp hòa hợp cũng tịch diệt như vậy. Nếu có chúng sinh nào, không biết pháp này, mà phát sinh sự tham đắm, thì con có thể làm cho người này, xa lìa tham đắm, an trụ trong Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.
Vì sao?
Vì tất cả phiền não cũng như người chết, chỉ do điên đảo, vọng tưởng sinh ra. Nếu không có các vọng tưởng, điên đảo, thì phiền não thảy đều bị diệt. Con nay được nghe pháp quan trọng của Văn Thù Sư Lợi giảng nói, hiểu được tất cả phiền não giống như mây mù, thể tánh nó không thật.
Phiền não như ánh chớp, dù một niệm cũng không trụ. Phiền não như gió, thể tánh nó không sinh. Phiền não như vẽ tranh giữa hư không, không thể thấy dấu vết. Phiền não như vẽ trong nước, vẽ xong liền mất.
Phiền não như quỷ Dạ Xoa, phát sinh sự hiểu biết xấu. Phiền não như bệnh nóng sốt, điên cuồng nói bậy. Thể tánh của phiền não không có, hiểu biết xấu phát sinh, phiền não khó xả bỏ được, chấp vào ngã và ngã sở, vật không có thật, vọng chấp khách trần. Phiền não sinh sự giả dối. Phiền não tùy theo vọng tưởng xuất hiện, ôm giữ những hiểu biết xấu. Phiền não như con mắt, thấy đủ các loại cảnh phát sinh.
Thể tánh phiền não không dứt, do tâm bẩn đục phát sinh. Thể tánh phiền não không, do duyên hòa hợp sinh ra. Phiền não như khối tập hợp, từ năm ấm, mười tám giới và mười hai nhập hòa hợp. Phiền não không thể nhận biết, không có danh sắc. Phiền não không thể biết, không hiểu được điều lành. Phiền não như hạt giống, có thể phát sinh bồ đề.
Vì sao?
Vì phiền não là nhân duyên chủ yếu làm cho bồ đề tràn đầy.
Này Văn Thù Sư Lợi, bồ đề vững như Kim cang, phiền não của chúng sinh, không thể lay động. Bồ đề như dấu vết Kim cang, tất cả phiền não không thể phá được.
Vì sao?
Vì pháp giới phương tiện là không thể hoại!
Lại nữa, Văn Thù Sư Lợi! Thấy được phiền não gọi là bồ đề.
Vì sao?
Vì tất cả cảnh giới đều thuận theo bồ đề. Như vậy, bồ đề không có chỗ trụ, tất cả phiền não cũng không có chỗ trụ.
Vì sao?
Vì sinh tức là diệt.
Văn Thù Sư Lợi! Như thể tánh của tâm là không thể nói rõ. Cũng không thể nói, ở chỗ này, ở chỗ kia. Thể tánh của tham, sân, si cũng như vậy, Bồ Tát biết như vậy về phiền não. Đối với những chúng sinh nhiều tham lam, nhiều sân hận nhiều si mê. Thì khéo léo giáo hóa, nhưng không bị những chúng sinh này não loạn, cho đến việc giáo hóa những chúng sinh có đủ tham, sân, si. Cũng không để cho bị não loạn.
Văn Thù Sư Lợi! Như ta có tham, sân, si. Tất cả tham, sân, si của chúng sinh, cũng lại như vậy. Như ta có phiền não, tất cả phiền não của chúng sinh, cũng lại như vậy.
Lại nữa, Văn Thù Sư Lợi! Ví như lửa lớn, không phát sinh sợ hãi, với tất cả cỏ cây. Như vậy, Bồ Tát thực hành trí tuệ, không phát sinh sợ hãi, đối với các phiền não, ví như mặt trời, không tồn tại với bóng tối. Như vậy, Bồ Tát thực hành trí tuệ, không ở chung với các hoặc.
Ví như gió lớn, thì dù núi rừng, cây cối, cũng không thể ngăn ngại. Như vậy, Bồ Tát thực hành trí tuệ, thì tất cả cảnh giới phiền não của thế gian, không thể ngăn ngại. Ví như hư không, kiếp lửa không thể thiêu đốt. Như vậy, Bồ Tát thực hành trí tuệ, dù là lửa các phiền não, cũng không thể thiêu đốt được. Ví như có vật báu, gọi là thiết ái, không trụ, không sạch, tùy theo chỗ nó ở, mà tất cả trong sạch.
Như vậy, Bồ Tát thực hành trí tuệ, đối với các phiền não, cũng lại không trụ. Ví như hư không, không hòa hợp với đất. Như vậy, Bồ Tát hành trí tuệ, không hòa hợp với các phiền não và các kết sử. Như núi Thiết Vi, thì gió không thể làm lay động. Như vậy, tất cả phiền não, không thể làm lay chuyển Bồ Tát hành trí tuệ. Ví như chim hộc, chim dang, đối với hỗn hợp nước và sữa, thì chỉ nuốt sữa mà không nuốt nước.
Như vậy Bồ Tát hành trí tuệ, dù hòa hợp với tất cả phiền não, nhưng chỉ giữ phần trí, mà không giữ lấy phiền não. Ví như ở nước Uất Đơn Việt, con trai, con gái, hòa hợp đều đến dưới gốc cây, nếu chẳng phải người thân, thì cành cây rủ xuống che khắp toàn thân họ. Bồ Tát cũng như vậy, không giáo hóa những chúng sinh căn tánh chưa thuần thục.
Lại nữa, Văn Thù Sư Lợi! Nay con không còn sợ hãi đối với tất cả phiền não.
Vì sao?
Vì đã biết được tánh của tất cả phiền não, vì khéo mặc được áo không biết sợ của Bồ Tát. Ví như người khỏe mạnh, ra trận không sợ hãi. Nếu có lòng sợ hãi, thì chẳng phải là người khỏe mạnh. Bồ Tát cũng vậy. Nếu phát sinh lòng sợ hãi đối với các phiền não, thì chẳng phải là Bồ Tát.
Lại như có người vào trận đánh nhau, đã không đánh thắng lại còn bị người kia làm hại, thì không được gọi là dũng mãnh. Nếu các Bồ Tát mà bị phiền não tổn hại, thì không được gọi là Bồ Tát.
Văn Thù Sư Lợi! Như ngọc tịnh thủy, nếu thả vào nước đục, nước đục liền trong sạch mà viên ngọc không bị nước đục làm bẩn. Bồ Tát dù hòa hợp với phiền não, cũng không bị phiền não làm ô nhiễm.
Khi nói những lời này rồi, Thắng Kim Sắc nữ hỏi Văn Thù Sư Lợi: Thế nào là Bồ Tát hay xa lìa phiền não?
Văn Thù Sư Lợi đáp: Vị Bồ Tát nào biết phiền não phát sinh, biết phiền não diệt, thì không được gọi là lìa phiền não. Ví như ngọn đèn sáng, có thể làm tan hết bóng tối. Nếu cùng tồn tại với bóng tối, thì không được gọi là đèn. Như vậy, Bồ Tát thấy phiền não phát sinh, thấy phiền não diệt, thì không được gọi là Bồ Tát xa lìa phiền não.
Lại nữa, Bồ Tát xa lìa phiền não, không thấy phiền não, không thấy thanh tịnh, chẳng phải thấy, chẳng phải không thấy, xa lìa tâm, ý thức. Thì được gọi là xa lìa phiền não. Đối với các nơi kia, tâm có phân biệt, cho đến có nghĩ về Niết Bàn thì cũng gọi là không xa lìa phiền não.
Vì sao?
Vì hoặc là tâm, hoặc là tâm số phát sinh, phan duyên tội phước. Phan duyên này được gọi là tất cả nghiệp tạo tác. Tạo tất cả nghiệp rồi, bị lưu chuyển, pháp lưu chuyển gọi tên là Thật lưu chuyển. Tất cả lưu chuyển, gọi là phiền não.
Lại nữa, gọi hòa hợp là phiền não.
Thế nào là hòa hợp?
Mắt hòa hợp với sắc, tai hòa hợp với âm thanh, mũi hòa hợp với hương, lưỡi hòa hợp với mùi vị, thân hòa hợp với va chạm, ý hòa hợp với pháp. Tam muội hòa hợp với phiền não.
Vì sao?
Ngay hiện tại mà thấy được tam muội xuất một tướng thì được gọi là phiền não. Xa lìa cái hiểu ác, được gọi là xa lìa phiền não. Xa lìa tâm hành, gọi là xa lìa phiền não. Không công dụng được gọi là xa lìa phiền não.
Xa lìa số lượng được gọi là xa lìa phiền não. Nếu có Bồ Tát, tự xa lìa phiền não, lại làm cho người khác cũng xa lìa, vì cởi bỏ mọi trói buộc cho tất cả chúng sinh, nên siêng năng thực hành tinh tấn, Như Lai gọi đấy là Bồ Tát tinh tấn, xa lìa phiền não.
Thắng Kim Sắc nữ lại hỏi Văn Thù Sư Lợi: Vì sao gọi là Bồ Tát tối thắng tinh tấn?
Văn Thù Sư Lợi đáp: Nếu có Bồ Tát không chứng được pháp không. Đối với thân kiến chúng sinh, lòng thương xót, không dứt bỏ, không chứng vô tướng. Đối với ác kiến chúng sinh, lòng thương xót không dứt bỏ, không chứng vô nguyện. Đối với nguyện hạnh chúng sinh, không dứt bỏ lòng thương xót và không chứng vô tác pháp. Đối với tác hành chúng sinh, lòng thương xót không bỏ, không chứng vô sinh pháp.
Đối với sinh, lão, tử chúng sinh, lòng thương xót không bỏ, không chứng vô xuất pháp. Đối với sinh diệt chúng sinh lòng thương xót không bỏ và không chứng quả Thanh Văn, Bích Chi Phật, trụ ở địa vị Bồ Tát. Đối với tất cả chúng sinh, không dứt bỏ lòng thương xót, thì được gọi là Bồ Tát tối thắng tinh tấn. Ví như biển lớn, dễ vào khó ra.
Vì sao?
Vì không khéo dùng phương tiện. Như vậy, Thanh Văn, Duyên Giác vào trong pháp không, vô tướng, vô tác, không có phương tiện thì không thể tự ra được. Bồ Tát tối thắng tinh tấn, có phương tiện, nên có thể vào, có thể ra. Ví như có người vào trận chiến đấu, thân không bị thương tổn mà có thể thoát ra khỏi, như vậy rất là khó.
Như vậy, Bồ Tát vào ba cửa giải thoát: Không, vô tướng, vô nguyện, có phương tiện, thì có thể thoát ra ngoài, cho nên được gọi là Bồ Tát phương tiện.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Bốn - Phẩm Buông Lung - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Ba - Ba Pháp - Phẩm Năm - Phẩm Nhỏ - Phần Năm - Bổn Phận
Phật Thuyết Kinh Hy Hữu Giảo Lượng Công đức
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Giới - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh Ta Miệt Nẵng Pháp Thiên Tử Thọ Tam Quy Y Khỏi Sinh Vào ác đạo
Phật Thuyết Kinh Phật Bổn Hạnh - Phẩm Hai Mươi Chín - Phẩm đại Diệt - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Hai - Phẩm Thập Niệm