Phật Thuyết Kinh Diệu Pháp Thánh Niệm Xứ - Phần Mười Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Pháp Thiên, Đời Tống

PHẬT THUYẾT

KINH DIỆU PHÁP THÁNH NIỆM XỨ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Pháp Thiên, Đời Tống  

PHẦN MƯỜI BA  

Cung Trời Đao Lợi có thiện pháp đường.

Bấy giờ, Chư Thiên đang tụ hội nơi thiện pháp đường đó, có người tán loạn như vậy, nên phi cầm vì những người kia mà nói kệ tụng:

Ví như phi cầm

Tùy theo tánh mình

Chán vui bất đồng

Mà có hai loại

Một thấy hoa sen

Thì lại ưa thích

Nếu thấy rừng hoang

Tự mình chán lìa

Một thấy rừng hoang

Ý lại ưa thích

Nếu thấy hoa sen

Lại nghĩ xa lìa!

Chúng sinh cũng vậy

Như rừng vắng lặng

Hoa ví tham dục

Người trí ưa rừng

Ý thích nơi đó

Trời người điên đảo!

Lại thích hoa sen

Như mặt trời mọc

Có thể hết lạnh

Cái vui giải thoát

Cũng lại như vậy

Trong tham, sinh khổ

Làm sao an vui

Người trí chẳng mê

Nên cầu giải thoát

Với hết thảy chỗ

Làm vui cao tột

Trụ rừng vắng lặng

Hãy khéo quán sát

Trụ ý không tham

Trời người cao tột

Trụ tham dục này

Chẳng được lâu dài

Nếu hạnh không tham

Vui trong cao tột

Ở rừng vắng lặng

Trong hành thứ nhất

Dứt tất cả khổ

Nhận làm điều ác

Dối gạt hữu tình

Ý thích núi rừng

Nên khéo quán sát

Tâm khéo quán sát

Những nơi an vui

Tâm hành không tham

Vui nơi rừng hoang

Người ấy thích rừng

Tâm hoàn toàn thiện

Lìa dục không tham

Được vui vắng lặng

Nếu người phiền não

Thấy sợ rừng hoang

Tham ái gấp bội

Lại tự thiêu đốt

Quay lưng tham ái

Trong sạch không dơ

Tâm định đời đời

Thường được an vui

Như giàu có đủ

Phước hết thành không

Tuổi trẻ sức mạnh

Già đến xâm hại

Tất cả ân ái

Ắt có biệt ly

Tất cả hữu vi

Tạm hòa hợp vậy

Pháp thế gian này

Bậc Chánh Giác nói

Nếu hiểu ngu mê

Xả ái biết đủ

Vào rừng vắng lặng

Được vui cao tột

Khoe mình tài giỏi

Tự ái nhiều cách

Xa lìa rừng thiện

Chắc mất lợi lạc

Giữa rừng lặng xét

Vắng lặng tương ưng

Ý thích không tham

Đầy đủ tâm lành

Vậy nên xóm làng

Thường sinh tán loạn

Nếu nơi núi rừng

Lìa mọi tham ái

Ý ông mau chóng

Chán lìa ngu mê

Rừng vắng cao tột

Chỗ ở tương xứng

Tâm hành nếu lặng

Phiền não chắc lìa

Hành khổ tương ưng

Căn lành tăng mạnh

Giả sử có người

Được ngàn Đế Thích

Khi thọ báo hết

Cũng lại sinh diệt

Thường hành tham dục

Tất cả không thấy

Bị dục hàng phục

Mà sinh các khổ

Cái vui ái dục

Tạm trong chốc lát

Không lâu liền mất

Tâm như oan gia

Hay lìa vui kia

Dục ấy, không được

Quả khổ phiền não

Đều từ dục sinh

Giải thoát sinh vui

Vui ấy chân thật

Với hạnh Thiện Thệ

Túng nhậm tương ưng

Lìa dục không tham

Được vui vô tận

Cái vui năm dục

Trước sướng sau khổ

Lúc vui, cùng hoại

Chìm đắm địa ngục

Điều lành không tham

Trước, sau và giữa

Lìa dơ, trong sạch

Hưởng vui vô cùng

Là mẹ chân thiện

Ưa thích, ngu mê

Làm sao lìa nó

Luôn sinh lỗi lầm

Về sau rất khổ

Tạo tội làm gì

Chẳng thấy sướng vui

Ví như thế gian

Có loài hoa độc

Màu sắc tươi đẹp

Thân nó có độc

Nếu người chạm hoa

Độc liền hại thân

Ưa thích tạo tội

Cũng như độc đó

Lại như gió thổi

Nếu cầm bó đuốc

Những con thiêu thân

Sẽ chui vào lửa

Lửa của dục lạc

Thiêu hại cũng vậy

Vì thế độc dục

Thường phải xa lìa

Trời mê đắm dục

Tích ác hư sinh

Người tìm tham ái

Ngu si tạo tội

Vì thế lửa dục

Thiêu đốt căn lành

Lừa dối Trời, Người

Chìm nẻo ác ấy

Nếu chưa hết mạng

Mau hồi tâm ý

Với mọi điều lành

Tu để tăng trưởng

Các tham, loạn, hoặc

Ba lỗi sinh trần

Ba độc, làm một

Lưới tội rất lớn

Khởi lên ba hoặc

Liên tục chẳng tận

Ca múa hát xướng

Tai, mắt đồng tình

Thiên ý như đá

Cũng bị lôi kéo

Tất cả cảnh dục

Che lấp tâm sáng

Chìm đắm sông ái

Thời không ra khỏi

Sao Trời ngu mê

Không biết lỗi dục

Ví như cây độc

Nở ra hoa độc

Ong đến tìm hút

Độc hại mạng nó

Độc của tham dục

Tổn hại cũng vậy

Còn đọa Tam Đồ

Như lửa đốt cây

Trời người không hiểu

Tạo tội lỗi này

Khi hết thọ khổ

Mới lìa địa ngục

Trời người ngu mê

Không nghĩ điều lành

Cảnh giới tội ác

Không một ai tin

Người trí xét kỹ

Chân như, huyễn mộng

Người ngu phi mộng

Là nhân địa ngục

Thế nên lìa dục

Được giải thoát lành

Trái bỏ ác hạnh

Nhân lành lợi ích

Thực hành lợi ấy

Lìa hẳn cái ác

Trời không đen tối

Có người trí kia

Nhất định thấy đúng

Chẳng ưa tán loạn

Được tất cả phước.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần