Phật Thuyết Kinh đồng Tử Thiện Tư - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Đa, Đời Tùy

PHẬT THUYẾT

KINH ĐỒNG TỬ THIỆN TƯ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Xà Na Quật Đa, Đời Tùy  

PHẦN BA  

Ta không đắc các pháp

Chỗ nói lại cũng không

Ta xưa ngồi Đạo Tràng

Không một trí có chứng.

Như vậy ngã, trí này

Bồ đề không thủ đắc

Bồ đề và Đạo Tràng

Cả hai không người chứng.

Chúng phàm phu phân biệt

Chư Phật nói các pháp

Đây là mượn danh từ

Chỗ Chư Phật thâm diệu.

Thâm diệu và Chư Phật

Đó là cảnh giới ma

Không nghe Kinh Điển này

Phật Thế Tôn đã nói.

Cùng đều không biết vị

Chỗ lợi ích các pháp

Bồ Tát hành khổ hạnh

Hạnh ấy vì không biết.

Cho rằng Phật, bồ đề

Cả hai không thể thấy

Suy nghĩ như vậy rồi

Vọng ngôn cho: Phật nói.

Khen có các cảnh giới

Dựa vào sinh chấp trước

Đã có chỗ nhiễm chấp

Nên cũng không thấy ta.

Nếu có các chúng sinh

Thành tựu trí thâm diệu

Tất cả cùng nói lớn:

Chư Phật không nghĩ bàn.

Cho nên, này Thiện Tư!

Muốn biết pháp sâu xa

Nên dụng tâm tinh tấn

Liền rõ pháp chân thật.

Pháp ấy thật vô ngại

Nên gọi là thâm diệu

Lúc nói điều như vậy

Gọi là không thủ đắc.

Chúng sinh thấy điên đảo

Cảnh giới đây khác kia

Không do cầu thiền định

Có thể rõ thật nghĩa.

Tam muội phi tam muội

Trong không, không thủ được

Chẳng phải trí cảnh giới

Vô trí cũng như vậy.

Tuy khiến biết tế kia

Cũng không trí cảnh giới

Pháp này từ duyên có

Thâm diệu tức nên vào.

Nếu có vui tịch tĩnh

Thì không có đây, kia

Nếu tâm thường tín lạc

Chính chốn nói Kinh này.

Cõi Phật không phải một

Xưa trồng các căn lành

Trong nhiều chỗ Chư Phật

Mới có thể thọ trì.

Đức Thế Tôn nói kệ rồi bảo Đồng Tử Thiện Tư: Này Đồng Tử Thiện Tư! Vì ý nghĩa ấy nên tất cả chư Đại Bồ Tát cần phải mặc áo giáp như vậy. Ở trong tất cả chốn sợ hãi Kinh của thế gian không nên sinh tâm lo âu sợ hãi mà phải phát tâm mặc áo giáp như vậy.

Khi ấy, Đồng Tử Thiện Tư liền bạch Phật: Bạch Đại Thánh Thế Tôn! Con tin như vậy, nhưng trong thế gian lại có chỗ không tin.

Đức Thế Tôn lại bảo Đồng Tử Thiện Tư: Có các Đại Bồ Tát hành pháp sâu xa, có tướng như vậy, có điềm lành như vậy, có hình ảnh như vậy. Tất cả họ là các bậc trượng phu thiện, quán sát trong thế gian không có các pháp hơn kém.

Đã thấy tất cả các pháp đều bình đẳng không có hơn kém, biết như vậy rồi nên tâm không sợ, không hãi, không kinh. Đoạn tất cả các pháp, biết như vậy rồi mà tâm không sợ hãi.

Không đoạn tất cả các pháp, biết như vậy rồi mà không sợ hãi.

Biết có tất cả các pháp như vậy rồi mà không sợ hãi.

Biết không có tất cả các pháp như vậy rồi ma không sợ hãi.

Biết tất cả các pháp hợp như vậy rồi mà không sợ hãi.

Biết tất cả các pháp tan rã như vậy rồi mà không sợ hãi.

Biết tất cả các pháp hòa hợp như vậy rồi mà không sợ hãi.

Biết tất cả các pháp không hòa hợp như vậy rồi mà không sợ hãi.

Biết tất cả các pháp không thích ý như vậy rồi mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp không phải không vừa ý như vậy rồi mà không hề sợ hãi.

Biết sự nhớ nghĩ về tất cả cac pháp như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết không nhớ nghĩ về tất cả các pháp như vậy mà không sợ hãi.

Biết sự tạo tác nơi tất cả các pháp như vậy rồi mà không sợ hãi.

Biết tất cả các pháp không tạo tác như vậy rồi mà không sợ hãi.

Biết cảnh giới nơi tất cả các pháp như vậy mà không sợ hãi.

Biết tất cả các pháp không phải cảnh giới như vậy mà không sợ hãi.

Biết về sự hoan hỷ nơi tất cả các pháp như thế mà không sợ hãi.

Biết sự không hoan hỷ nơi tất cả các pháp như thế mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp của thế đế như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp nơi phi thế đế như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp vắng lặng như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp không vắng lặng như vậy mà không sợ hãi.

Biết về sự hiểu rõ tất cả các pháp như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết về sự không hiểu rõ tất cả các pháp như thế mà không sợ hãi.

Biết về sự trì giới nơi tất cả các pháp như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết về sự phá giới nơi tất cả các pháp như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết sự sáng rõ nơi tất cả các pháp như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết sự không sáng rõ nơi tất cả các pháp như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp có tên như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp không tên như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết ra khỏi tất cả các pháp như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết không ra khỏi tất cả các pháp như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp lo sợ như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp không lo sợ như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp sinh như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp không sinh như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp tử như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp bất tử như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp là bồ đề như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp không phải là bồ đề như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp là Niết Bàn như vậy mà không hề sợ hãi.

Biết tất cả các pháp không là Niết Bàn như vậy mà không hề sợ hãi.

Lúc có thể nói pháp như vậy đó gọi là Bồ Tát không sợ, không khiếp, không kinh hãi.

Đức Thế Tôn nói lời như vậy rồi, muốn nêu rõ lại nghĩa ấy nên nói kệ:

Tất cả pháp không có

Chân như không mê lầm

Vì không có các pháp

Tướng kia liền vắng lặng.

Các pháp không hơn kém

Đây, kia đều là không

Vì tất cả pháp không

Chân thật cũng là không.

Các pháp có hơn kém

Đây, kia cũng đều không

Các pháp đã đều không

Thì không có tranh cãi.

Tất cả pháp đã không

Bản tánh sao có tánh

Vì tánh ấy không có

Sao lại có hoại diệt?

Các pháp có đoạn sao?

Người trí không nghĩ vậy

Chỉ giả có tên đoạn

Tìm chỗ đoạn không được.

Muốn đoạn tất cả pháp

Vi tế tìm không thấy

Chút ít và vô số

Các pháp đều không có.

Các pháp là không có

Đó cũng là ngôn thuyết

Trong kia không như vậy

Chỉ thị hiện trong ấy.

Tất cả pháp vô hình

Chỉ có hiện trong tướng

Có có và không có

Tất cả đều giả danh.

Tất cả pháp hòa hợp

Thị hiện không hòa hợp

Chân như không hòa hợp

Rốt ráo không có vật.

Các pháp không hòa hợp

Không tạo và không diệt

Như vậy cũng không đắc

Các pháp mỗi mỗi không.

Các pháp không thủ đắc

Tất cả tiền tế không

Vì bản tế đã không

Nên gọi là thật tế.

Tất cả pháp hoan hỷ

Hoan hỷ không thủ đắc

Đã không có các pháp

Điều ấy không thể nói.

Các pháp không hoan hỷ

Cả hai cũng đều không

Trong chân như không vật

Đó là tướng thâm diệu.

Tất cả pháp không hiềm

Trong chân như không ngã

Vì chân như không có

Nên không có chỗ hiềm.

Không tán thán Niết Bàn

Pháp ấy không thủ đắc

Vì các pháp không có

Nên gọi là Niết Bàn.

Các pháp không có tên

Trong chân như thị hiện

Đó là giả danh nói

Nên gọi là suy nghĩ.

Các pháp không suy nghĩ

Pháp này không Định xứ

Cho nên không chúng sinh

Đó là thể các pháp.

Tất cả pháp như huyễn

Huyễn ấy không thủ đắc

Vì các pháp bất đắc

Nói các hành hữu vi.

Các pháp đã vô vi

Thể chân như đây, kia

Không có chốn các pháp

Nên nói không biên vực.

Tuy nói có cảnh giới

Cảnh giới thật không có

Vì phàm phu mà nói

Nên gọi là cảnh giới.

Các cảnh giới hư vọng

Nên nói không cảnh giới

Nói không có cảnh giới

Là chân tướng cảnh giới.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần