Phật Thuyết Kinh Duyên Sinh Sơ Thắng Phần Pháp Bản - Phần Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Đa, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Đạt Ma Cấp Đa, Đời Tùy

PHẬT THUYẾT

KINH DUYÊN SINH SƠ

THẮNG PHẦN PHÁP BẢN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Xà Na Quật Đa, Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Đạt Ma Cấp Đa, Đời Tùy  

PHẦN HAI  

Này Tỳ Kheo! Do nhân duyên đó cho nên biết chỉ do vô minh duyên hành, chẳng phải khát thủ làm duyên.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu hành đối với sáu thức thân hòa hợp cùng sinh thì vì sao nói hành duyên với thức?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Trong sáu thức thân này, hành bất động phước, phi phước… hòa hợp cùng sinh cùng diệt, tức đối với quả báo nơi thức nêu bày các hành huân tập, đối với cái mới và cái khác xuất sinh sau quả báo nơi thức, tạo phương tiện dẫn dắt. Thế nên nói hành duyên thức.

Bạch Đại Đức! Danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, các phần như thế đối với thức đồng thời thâu chứa chủng tử thì vì sao nói thời tùy theo thứ lớp mà nêu bày?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Là do thứ lớp của vị lai sinh chuyển.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Do đâu nói danh sắc, lục nhập, xúc, thọ… là thiền ma, theo nghĩa dịch là sinh.

Tức là quả báo chưa chết, tên gọi chung đã nêu ở trước, chẳng phải là mới thọ sinh?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Cùng nhân nơi sự nương dựa của thọ dụng và cùng nhân thọ dụng.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu chỉ gọi là sinh, không sắc thì sẽ có lỗi gì?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Nếu danh không trụ trong sắc thì thiền ma. Sinh tiếp tục chuyển thì không tương ưng.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu chỉ có sắc sinh, không danh thì sẽ có lỗi gì?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Nếu sắc không cùng hợp với danh, không được thâu giữ thì sẽ hoại mất, không được tăng trưởng.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu chỉ có thức duyên lục nhập thì sẽ có lỗi gì?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Lúc đầu chưa đủ lục nhập, chỉ có thân căn và ý căn, khi nó chuyển sinh thì chưa có hữu. Hai căn thể này, chỉ có danh sắc là có mặt từ lúc đầu dùng làm thứ lớp cùng với lục nhập ấy làm duyên đầy đủ. Thế nên nói danh sắc duyên lục nhập.

Bạch Đại Đức! Nếu chỉ có lục nhập đầy đủ tức là thiền ma.

Sinh đã rốt ráo, vì sao lại nói xúc và thọ?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Lục nhập và thiền ma rốt ráo này là chỗ nương tựa thọ dụng rốt ráo nhưng chưa thọ dụng. Phải có thọ dụng rốt ráo, mới là nhân chung để lãnh thọ. Do đó chỗ nương dựa của thọ dụng rốt ráo và thọ dụng rốt ráo mới được gọi là thiền ma. Sinh rốt ráo. Nên biết như thế.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Đó là do vô minh duyên khát ái cũng nói là thọ duyên.

Nếu chỉ vô minh duyên khát ái không dùng thọ duyên thì sẽ có lỗi lầm gì?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Ba thứ khát, ba thứ hữu nhất thời chuyển sinh. Quả nhiên là do thọ duyên nơi khát cùng nhau làm lực thì không có chuyển sinh. Thế nên không chỉ có vô minh duyên khát ái.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu chỉ thọ duyên khát ái thì sẽ có lỗi gì?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Tất cả các khát đều dùng thọ làm duyên, nhưng lại có thọ chẳng phải là duyên của các thứ khát nên cùng với các khát làm diệt duyên. Thế nên không chỉ có thọ duyên với khát.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu chỉ có khát duyên với hữu không dùng thủ duyên, thì sẽ có lỗi gì?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Khát gọi là cầu, đối với đường ác kia, ắt không có cầu, nhưng lại tạo hành phi phước. Tuy cầu đường thiện nhưng lại trái nhau. Khi quả chuyển sinh chẳng phải khát làm duyên, tự dùng thủ làm duyên nên khiến nó chuyển sinh.

Tỳ Kheo nói: Người không có khát gọi là không mong cầu. Người này không mong cầu, tuy là trái nhau, nhưng tạo hành phước hành bất động thì quả cũng chuyển sinh.

Này Tỳ Kheo! Do nhân duyên đó cho nên không chỉ khát duyên với hữu.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu thủ duyên hữu, hữu duyên sinh thì do đâu không nói thủ ấy và hữu dùng làm tập đế?

Đức Phật nói:

Này Tỳ Kheo! Do khát nên có thể tạo ra bốn thứ nghiệp.

1. Đối với tự thân thọ cảnh giới, tham đẹp bị nghiệp trói buộc.

2. Đối với khát thủ tạo ra nghiệp đẳng khởi.

3. Đối với hành hữu tạo nghiệp dắt dẫn.

4. Đối với khi chết rồi gây ra nghiệp trói buộc liên tục.

Thế nên nói khát là Tập đế.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Có sinh, có già và có chết thì vì sao danh sắc, lục nhập, xúc, thọ cùng tướng của sinh đều hiển bày, gọi là già chết?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Chỗ có phát sinh ra tướng ấy, do thuận với ba khổ trói buộc thị hiện.

Tỳ Kheo bạch với Đức Phật: Bạch Đại Đức! Sinh biểu hiện cái khổ nào?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Biểu hiện hành khổ.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Già biểu hiện cái khổ nào?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Biểu hiện hoại khổ.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Chết biểu hiện cái khổ nào?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Biểu hiện khổ khổ.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Bốn tướng phát sinh cùng với sinh, già, bệnh, chết có gì sai khác?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Bốn thứ tướng phát sinh ấy tùy theo thứ tự mà sinh. Nếu sinh thì tùy theo chỗ tương tợ mà sinh, trong chỗ phát sinh ấy, nên biết tướng sinh là như vậy.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Tướng phát sinh sinh theo thứ tự, vậy nó giống cái gì?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Khi mới gieo giống tức sẽ mọc, rồi dần dần phát triển.

Thứ tự nơi chỗ xuất thai sinh kia cùng với thứ lớp tăng trưởng, tăng trưởng rồi nên có thể được thọ dụng sinh của thế tục, nó sinh theo thứ tự vậy cái gì là đối tượng được sinh?

Các giới nhập sinh mà không có ngã.

Vì sao?

Vì năm chúng. Uẩn tăng trưởng dời đổi. Do vô thường và sức của mạng căn, thời, trụ có hạn lượng, cũng là chỗ sinh của vô thường.

Này Tỳ Kheo! Bốn thứ tướng phát sinh bị thời phần hủy hoại liền tạo ra năm thứ suy xấu nên gọi là già.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Những gì là năm tướng suy xấu?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo!

1. Tóc suy xấu, là tóc bạc.

2. Chỗ nương tựa suy xấu. Nương tựa tức là thân thịt, sắc lực suy xấu.

3. Nghiệp suy xấu, nghĩa là khi nói năng bị ho hen đứt quãng. Lúc đứng thì cong như lưng bò. Lúc ngồi thì thân nặng nề chồm về phía trước, khi đi phải chống gậy, ý chí rối bời, suy niệm càng yếu ớt.

4. Thọ dụng suy xấu, nghĩa là đối với các thứ cần dùng trong hiện tại lại dùng rất ít. Đối với các việc vui chơi thích thú lại không còn hứng thú nữa. Đối với sắc căn nơi cảnh giới của mình không thể đi nhanh chóng và cũng không thể đi được.

5. Mạng căn suy xấu, tức tuổi thọ hết, cái chết tới gần, duyên ít dần đi, chết là điều không thể tránh khỏi.

Này Tỳ Kheo! Trong bốn tướng phát sinh ấy cũng có sáu thứ chết sai khác, nên biết:

1. Tận cánh tử.

2. Bất tận cánh tử.

3. Tự tướng tử.

4. Bất tận cánh tử phần.

5. Tận cánh tử phần.

6. Phi thời thời tử.

Này Tỳ Kheo! Nơi số đó, tự tướng tử là thức ở trong thân, dời đổi, phát xuất phần khác cùng với sắc căn diệt mất, nên biết như vậy.

Này Tỳ Kheo! Tướng phát sinh của danh sắc cùng với sinh, già, chết có sự sai khác như thế.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Ba thứ khát ái đều nói là duyên sinh cùng với sinh tạo nhân, vì sao chỉ nói sinh của Cõi Dục.

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Do sinh của Cõi Dục là thô nên không thể tán thán cũng không thể chỉ dạy. Vì quay trở lại chẳng phải là thể của pháp giải thoát.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Nếu thâu chứa duyên sinh này cùng với chuyển xuất để nói về mười hai phần thì trong mười hai phần đó, bao nhiêu là phần của chủ thể thâu chứa, bao nhiêu là phần của đối tượng được thâu chứa, bao nhiêu là phần của chủ thể chuyển xuất, bao nhiêu là phần của đối tượng được chuyển xuất?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Vô minh cùng với hành và một phần của thức là phần của chủ thể thâu chứa. Một phần thức ấy và danh sắc, lục nhâp, xúc, thọ là phần của đối tượng được thâu chứa.

Này Tỳ Kheo! Một phần thọ ấy và khát ái, thủ, hữu là phần của chủ thể chuyển xuất. Sinh, già, chết là phần của đối tượng được chuyển xuất. Nên biết, một phần danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, cũng là phần của đối tượng được chuyển xuất.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Phần của chủ thể thâu chứa này và phần của chủ thể chuyển xuất ấy là một thời sinh có thể thấy, hay là theo thứ tự?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Một thời sinh, cũng nói là theo thứ tự.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Phần của chủ thể thâu chứa và phần của chủ thể chuyển xuất đã là một thời sinh thì vì sao lúc đầu nói phần của chủ thể thâu chứa, sau nói phần của chủ thể chuyển xuất?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Do đối tượng được thâu chứa có chuyển xuất, cho nên không thể không do đối tượng được thâu chứa.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Vô minh duyên với suy nghĩ không chân chánh thì do đâu nói cùng với vô minh làm duyên?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Do vô minh ấy bị suy nghĩ không chân chánh dắt dẫn cùng với hành làm duyên, từ vô minh sinh xúc, thọ và khát ái làm duyên.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Có bao nhiêu tướng khi lược nói về duyên sinh, có thể nhận biết?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Lược nói có ba tướng duyên sinh có thể nhận biết:

1. Tướng duyên sinh bất động. Nê lê đời Hạ dịch là bất động, tức là nghĩa không. Do không cho nên không có động tác.

2. Tướng duyên sinh vô thường.

3. Tướng duyên sinh kham năng.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Có bốn thứ duyên như Đức Thế Tôn đã nói như nhân duyên, vô gián duyên xưa gọi là thứ đệ duyên, phan duyên và tăng thượng duyên. Cũng gọi là sinh duyên.

Thưa Đại Đức! Trong đó do những duyên gì vô minh cùng hành làm duyên, cũng do những duyên gì sinh cùng với lão tử làm duyên?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Do các hành chuyển sinh đồng tướng cho nên ta nói bốn thứ duyên. Trong nghĩa này chỉ có tăng thượng duyên. Ý ta nói là vô minh duyên hành cho đến sinh duyên lão tử thì tăng thượng duyên ấy lại đắm chấp nơi không tướng và đắm chấp nơi tướng.

Tỳ Kheo bạch Đức Phật: Bạch Đại Đức! Thế nào là không đắm chấp tướng tăng thượng duyên?

Thế nào là đắm chấp tướng tăng thượng duyên?

Đức Phật nói: Này Tỳ Kheo! Trong chỗ chưa sinh suy nghĩ không chân chánh thì vô minh thuận với tùy miên, cùng với các hành không đắm chấp nơi tướng làm duyên. Nếu sinh rồi thì là đắm chấp nơi tướng.

Này Tỳ Kheo! Suy nghĩ không chân chánh ấy hòa hợp cùng với hành, đối với lục thức thân hòa hợp cùng sinh, sinh rồi nhưng chưa diệt, cùng với thức không đắm chấp nơi tướng làm duyên. Nếu sinh diệt rồi tức là đắm chấp nơi tướng.

Này Tỳ Kheo! Nếu thức chưa đến lúc chết cùng với danh sắc không đắm chấp nơi tướng làm duyên. Thức cùng danh sắc đắm chấp nơi tướng làm duyên, trong bản Phạm không có câu này, thì như thức đối với danh sắc như vậy. Thâu chứa danh sắc đối với chuyển xuất danh sắc cũng vậy. Như danh sắc đối với danh sắc, như thế đối với lục nhập, xúc đối với xúc, thọ đối với thọ cũng lại như vây.

Như vô minh đối với hành, như vậy vô minh đối với khát ái, khát ái đối với thủ, thủ đối với hữu cũng như vậy. Như thức đối với danh sắc…, đối với danh sắc… như thế hữu đối với sinh cũng vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần