Phật Thuyết Kinh Hoằng đạo Quảng Hiển Tam Muội - Phẩm Năm - Phẩm Hạnh Vô Dục

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT KINH

HOẰNG ĐẠO QUẢNG HIỂN TAM MUỘI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn  

PHẨM NĂM

PHẨM HẠNH VÔ DỤC  

Bấy giờ Long Vương với nhan sắc hân hoan đến phía trước quỳ gối lại bạch Đức Phật: Cúi mong Đức Thế Tôn thuyết pháp cho chúng hội này được nghe, khiến cho tất cả thoát khỏi sanh tử, vĩnh viễn trù bỏ các khổ do sự chấp vào tướng năm ấm, hành vi trần lao, mê mờ cấu uế.

Khiến cho chúng con mãi mãi không còn ý tam độc trói buộc và các chúng loài rồng vứt bỏ sự tà vạy u tối ẩn nấp trong tâm ý họ, đạt đến chí thiện, khiến cho ai nấy đều vui mừng, tu hạnh Bồ Tát sâu xa, sau này Đức Như Lai hoặc còn tại thế hay đã diệt độ mất, hãy khiến cho chúng con ở tại đất nước mình, hộ trú chánh pháp.

Bấy giờ Đức Thế Tôn khen ngợi Long Vương: Lành thay! Lành thay! Này A Nậu Ðạt! Hãy lắng nghe nghĩa này cho kỹ, siêng năng nhớ nghĩ, để tuyên bố chỉ bày mọi người, ta sẽ nói cho, khiến chúng hội này nhiều người thoát khỏi tội khổ, nhổ gốc tập tưởng, nghi ngờ trong tâm, khiến cho họ hiểu được Phổ Trí để thoát khỏi ba cõi.

Khi ấy Long Vương thưa rằng: Lành thay! Thưa Thế Tôn! Mong Ngài thuyết giảng, chúng con xin cúi đầu thọ lãnh.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Long Vương: Có một pháp hạnh Bồ Tát nên làm thì trời, người hết sức cung kính.

Pháp đó là gì?

Ðó là chí tu phát sâu xa để thực hành vô dục.

Sao gọi là tu pháp sâu xa để thực hành vô dục?

Như vậy, Long Vương, Bồ Tát y thuận vào nhân duyên, không lìa ranh giới của hai kiến, người biết có và không, thấy được các pháp, vì chấp vào nhân duyên, không thấy có pháp, không do duyên sanh, kẻ ấy nghĩ rằng: Pháp tựa nhân duyên, vì không nương vào duyên, nên không nương vào ma. Người nương vào duyên, kẻ ấy không nói tôi cũng không nói Ta.

Vả lại, pháp dựa vào trong duyên nên không có ngã và ngã sở, cái dựa vào duyên thì không có chủ, cũng không chấp thủ. Ai theo thuận duyên, hiểu rõ sanh khởi, mau đạt được ý niệm bốn y.

Sao gọi là bốn?

Ðó là y vào nghĩa cùng tột, không còn y vào văn, y vào huệ hành, y vào thức niệm, khi Kinh thuận nghĩa, không y vào phàm duyên, y niệm vào pháp mà không y vào người.

Sao gọi là nghĩa?

Những gì là huệ?

Sao là thuận nghĩa?

Sao là niệm pháp?

Nghĩa tức là nghĩa của không, không nhận vọng tướng là nghĩa của vô tướng, không chấp vào niệm thức, là nghĩa vô nguyện, không chấp vào ba cõi là nghĩa vô số. Không chấp vào pháp số.

Vả lại nghĩa ấy, đối với pháp, phi pháp vốn không có hai, âm thanh là vô đắc, niệm tưởng là vô niệm, với pháp xứ thì vô trụ. Vì vô nhân nên thọ mạng, âm thanh ngôn ngữ là vô sở hữu. Vả lại, là nghĩa, pháp nghĩa ấy là nghĩa vô dục.

Sao gọi là Bồ Tát hành pháp nghĩa?

Ðó là nghĩa không có sắc của con mắt, tiếng của lỗ tai, hương của mũi, vị của lưỡi, xúc của thân, pháp của tâm. Không sanh sắc nghĩa, không giảm sắc nghĩa, không vì nghĩa của thống, tưởng, hành, thức, cũng không có nghĩa hành thức sanh diệt, cũng không có nghĩa muốn sắc vô sắc, cũng không có nghĩa muốn về sắc và vô sắc sanh diệt.

Cũng không có nghĩa của ngã, cũng không có nghĩa ngã kiến, nhập kiến, không có nghĩa nhập, cũng không có nghĩa chấp vào nhân kiến nhập, cũng không chấp vào nghĩa có thân Phật, cũng không có nghĩa chấp vào chữ pháp.

Không tính số thực hữu chấp vào nghĩa, cũng lại không có nghĩa chấp thí, giới, nhãn, tấn, định, trí, hiểu nghĩa nhập tất cả các pháp. Ðó gọi là Bồ Tát làm pháp nghĩa, nhờ theo nghĩa này mà không thối chuyển. Ðó gọi là nghĩa.

Sao gọi là huệ?

Ðó là: Khổ không sanh huệ, tập không niệm huệ, tận hết các huệ, Ðạo không chí huệ, nơi huyễn pháp của ấm, các tánh pháp tánh mà không hủy hoại huệ.

Ðối với các tình, không thủ là huệ, hiểu nhập các pháp, rõ biết chúng sanh, căn đầy huệ đủ, chí niệm không quên, với các chánh ý, bất ý vô niệm, với các đoạn ý là thiện và bất thiện, với các thần túc, thân tâm phát huệ.

Lại nữa, với các căn rõ biết huệ nặng, nhẹ, đối với các ý, biết các pháp huệ, nhưng đối với các lực, đã điều phục huệ, nhưng đối với các lực đã điều phục huệ.

Ðạo là vô số đối với huệ diệt tịch, quán huệ biện pháp khởi thảy không sanh huệ, đến không chí huệ, ở giữa không trụ huệ, với thân là giống như huệ. Nói dùng huệ hưởng là, tâm huệ pháp huyễn. Ðó là Bồ Tát rõ biết huệ trí.

Lại nữa, sao gọi là thuận đạo nghĩa Kinh?

Nhờ nhân duyên này pháp sanh, mà hành giả diệt được ngu si, diệt được Lão Tử, vô ngã. Nhưng đối với vô ngã, nhân và thọ mạng, hiểu rõ về các vật.

Nếu Như Lai có ngã đều chẳng phải là chân pháp. Song đối với ba giải thoát môn, bình đẳng với ba đời, cầu ba vô trước. Ðó là các pháp thấy nó hoàn toàn vô sanh. Quán rõ, người hiểu biết được diệt ly hết tình cảm thế tục. Bồ Tát đạt đến trí huệ cứu cánh nên đối với các ý niệm mà không nghi hoặc, nhận được hạnh này gọi là thuận nghĩa.

Sao gọi là như pháp?

Nếu các Đức Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện thì pháp thân vẫn thường trú. Ðó gọi là Như Lai. Như như vốn không, mà không tăng giảm, bất nhị, vô nhị, chân tế pháp tánh, gọi là như pháp. Không hủy hành báo, không hành pháp báo, gọi là như pháp.

Người đại thừa nhờ Lục Độ được vô cực Ba la mật. Duyên nhất giác thừa nhờ nhân duyên mà giải thoát. Thanh Văn thừa nhờ âm thanh mà giải thoát. Ðó gọi là như pháp. Bố thí được đại phước, giữ giới được sanh Thiên, nghe nhiều được trí nhiều, định niệm được giải thoát. Ðó gọi là như pháp.

Vì không tu hạnh đó nên có sanh tử, tu hành thuần thục thì được vô vi. Ðó là như pháp.

Kẻ ngu dùng sức mạnh của dục, kẻ trí dùng sức mạnh của huệ. Ðó gọi là như pháp.

Tất cả pháp ấy đều nương pháp tánh.

Như vậy, này Long Vương! Chúng nương nhân duyên mà sanh khởi. Như vậy cần phải có được ý nghĩ về bốn chỗ nương tựa. Vì y vào nhân duyên, nên mới không y đoạn chấp hữu vô. Ðó gọi là người nào thấy nhân duyên khởi là người ấy thấy các pháp, ai thấy pháp, người ấy thấy Như Lai.

Sao gọi là nhân duyên?

Này Long Vương! Bình đẳng khởi, vô khởi đối với pháp và phi pháp. Bình đẳng mà không đắm trước, vã lại Như Lai cũng không chấp vào pháp Duyên khởi, cũng không có khởi, pháp bất khả đắc. Người biết được pháp ấy gọi là Như Lai.

Với nhân duyên khởi, dùng huệ nhãn thấy được, huệ nhãn thấy được gọi là thấy các pháp. Người thấy các pháp, đó là Như Lai. Ðó gọi là ai thấy được nhân duyên khởi thì thấy pháp, ai thấy pháp thì thấy Như Lai.

Lại nữa, Như Lai nhờ pháp thấy pháp.

Như vậy, này Long Vương! Nếu dùng pháp này hành ứng này để giải thoát người đó gọi là Bồ Tát không có dục hạnh.

Này Long Vương! Vả lại, Bồ Tát vô dục không làm theo thói quen của dục, vui thích việc Hiền Thánh, bỏ điều không phải Hiền Thánh, siêng năng, ưa thích chứng vào dòng Hiền Thánh, rộng khiến các huệ.

Vì pháp tác chứng, tu sự nghe nhiều, chí nhớ không quên, không xả giới thân, trí thân không nghiên ngữa, định thân bất động, đối với huệ thân được pháp kiên trụ, giải thoát huệ kiến, thân kiên cố khó chuyển. Nhờ đó giải thoát huệ kiến vậy.

Lại nữa, này Long Vương! Bồ Tát vô dục, được vô số chánh pháp độ nghĩa của Phật, cũng có đầy đủ vô số yếu nghĩa của Chư Phật, lại được quả biện tài của Chư Phật, được thông vô lượng thần túc của Chư Phật.

Nhân đó đưa đến vô số quyền giải hiểu biết quyền xảo của Chư Phật vào khắp vô lượng hạnh của chúng sanh, vượt qua vô số Quốc Độ Chư Phật, nhờ đó thấy rõ vô số trăm ngàn Đức Như Lai, nghe được vô số các pháp, được vô số nghĩa, đạt vô số trí, hiểu vô số hạnh, độ vô số chúng.

Như vậy, này Long Vương! Bồ Tát vô dục thường nên thanh tịnh để tiêu hết các ô uế, công đức vô lượng, tự do không có đắm trước đối với ba cõi.

Vì sao vậy?

Vì vô dục ấy từ tâm sanh ra. Có ba việc từ tâm sanh ra.

Những gì là ba?

Ðó là từ tâm dục sanh ra, từ tâm ái sanh ra, từ tâm sanh khởi.

Lại có ba thứ sanh: quán nơi sanh khởi. Lại quán sự sanh khởi. Lại quán sở hành, quán tâm vô xứ.

Lại có ba sanh: diệt tịch chuyên nhất, hiểu rõ nơi quán như pháp tùy hành.

Lại có ba sanh: Ðức đủ nhân điều, dùng làm tịch tịnh, từ hạnh chuyên cần sanh.

Lại có ba việc: Từ nơi hạnh ngay thẳng, không có dua nịnh, nhân từ điều nhẫn.

Lại có ba việc: không đắm chìm nghi ngờ, thuận theo thiện, không thô tháo, chỉ đủ sống đơn giản.

Lại có ba sự: Từ không sanh, lại từ vô tướng, cũng từ vô nguyện.

Lại có ba việc: từ tâm sảnh ra các pháp vô thường, từ tâm sanh ra, các pháp đều khổ cũng do tâm sanh.

Lại có ba việc từ tâm sanh ra: các pháp vô thường, các pháp vô ngã, diệt tận vô vi, đều từ tâm sanh ra.

Như vậy này Long Vương! Bồ Tát đẳng diệt, cũng do tâm sanh. Ðó là các vị ấy không bỏ Phổ Trí tâm, thức hành bình đẳng với tất cả. Vì lòng đại từ, nên không bỏ chúng sanh, vì lòng đại bi nên không nhàm chán sanh tử. Vì lòng đại hỷ nên bình đẳng xa lìa sự mừng, giận.

Vì lòng đại hộ nên có huệ thí mà không mong báo đáp, vì các giới học, hạnh, đức nghĩa đầy đủ, nên bên trong tránh được lỗi của mình, không nói chuyện dở kẻ khác. Hay nhẫn chịu các hạnh bất thiện của chúng sanh.

Muốn khiến cho người khác kiên cố như kim cương, hiện tập các điều thiện là gốc của các đức hạnh, không tiếc thân mạng, được đạt đến tất cả định chánh thọ, tâm không mệt mỏi, không vì chánh thọ mà có sở sanh, hiển trí, dùng quyền xảo tùy thuận chúng sanh, dùng huệ chân thật, độ các chí thoát. Người muốn đạt được Thanh Văn Thừa.

Duyên Giác Thừa thì niệm rõ Phật Pháp, cầu các Phật Pháp. Vì hay nhẫn khổ, nên rộng thuyết pháp, với các lợi dưỡng, cung kính mà khinh thường vất bỏ, chí đủ, không nhàm chán các tướng đức hạnh, đầy đủ trí huệ, học rộng nghe nhiều.

Vì học tập theo thiện hữu, nên gặp thiện tri thức, vì khiêm kính nên được hạnh khiêm cung, vì hàng phục tâm tự tại nên chế ngự được tâm tự tại. Vì chí hạnh đầy đủ, nên ý hạnh đầy đủ. Vì không có dua nịnh nên xa lìa dua nịnh.

Vì nói và làm phù hợp nhau, nên không khinh thường. Vì tu hành thành tín nên nói lời chân thật. Vì lìa các sự lừa dối nên diệt trừ lời nói dối, vì để sanh tâm thành tín, nên tâm phải thành tín.

Như vậy, này Long Vương! Nếu có Bồ Tát nào sanh tâm này, gọi đó là vô dục.

Lại nữa, này Long Vương! Bồ Tát vô dục thì mà không thể tự tiện hạn chế, vì sao?

Vì Bồ Tát ấy tương đương với sự vô hạn, cũng không làm pháp hữu hạn.

Sao gọi là pháp hữu hạn?

Dục, dâm, nhuế, si là pháp hữu hạn. Bồ Tát đối với chúng không có đắm trước. Vì vậy mà gọi Bồ Tát là vô hạn. Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa đều là hữu hạn. Bồ Tát trụ nới Phổ trí tâm, nên ma hoàn toàn không thể hạn chế tiện lợi.

Như vậy này Long Vương! Có hai việc ma, Bồ Tát cần phải biết rõ, cũng phải xa lìa.

Sao gọi là hai việc?

Ðó là đối với thầy bạn không có tâm kính trọng, mà tự đại, cống cao, khinh người. Ðó là hai việc.

Lại có hai việc của ma: Đó là bỏ tạng Lục Độ Ba la mật của Bồ Tát, tâm trở lại ưa thích làm việc của Thanh Văn và Duyên Giác. Lại có hai việc.

Sao gọi là hai?

Ðó là không có trí tuệ mà muốn làm việc quyền xảo, cùng các chúng sanh đạo lạc, vọng kiến, ưa thích sống gần.

Lại có hai việc: Nghe ít, trí kém mà tự cho là đạt đến trí huệ. Tuy có thông hiểu rộng rãi mà lại tự đại.

Lại có hai việc: Đức độ ít ỏi, mà mong được tôn quý. Hoặc tu đức hạnh lại thích tiểu thữa.

Lại có hai việc: Không hộ chánh pháp, không độ chúng sanh.

Lại có hai việc: Chí không thích học tập theo các Bồ Tát và cu hội với chúng có trí sáng thông đạt. Chuyên làm việc bài báng các Bồ Tát thanh cao, chủ tâm nhiều lần khởi tâm ngăn che, trở ngại pháp Sư, lại làm sự chướng ngại sự giáo huấn của thầy, lại nhiều dua nịnh.

Lại có hai việc của ma: Bỏ các gốc đức, tâm có điều vô đức.

Lại có hai việc: Tuy ở chỗ A Nậu Ðạt nhàn nhưng vẫn hoài tưởng ba độc, tâm thường náo loạn, nếu du hành trong thôn ấy, có tâm tham lợi. 

Lại có hai việc: Vì loại phi nhân, nói pháp thâm yếu, với người cần Thuyết Pháp thì lại không thuyết.

Lại có hai việc: không biết việc của ma, xa lìa Phổ Trí ý thường thác loạn.

Như vậy, này Long Vương! Sắc tướng các việc của ma là như vậy. Bồ Tát vô dục vĩnh viễn không có các việc ấy.

Lại nữa, này Long Vương! Nếu có Bồ Tát tu hành thanh tịnh thì phải vô dục, phát đạt đến mười sáu đại lực của Bồ Tát. Nhờ các lực này, nên hàng phục, chế ngự chí mình, để hóa độ chúng sanh.

Sao gọi là mười sáu đại lực của Bồ Tát?

Ðó là chí lực, ý lực, hành lực, tàm lực, cường lực, trì lực, huệ lực, đức lực, biện lực, sắc lực, thân lực, tài lực, tâm, lực, thần lực, hoằng pháp lực, hàng phục chư ma lực, Bồ Tát vô dục được mười sáu đại lực này.

Sao gọi Bồ Tát là chí lực?

Như vậy, nầy Long Vương! Bồ Tát chí lực có thể quán sát tất cả tổng trì do Chư Phật nói ra. Ðó gọi là chí lực.

Ý của Bồ Tát này tương ưng với hành của Chư Phật, đối với các chúng sanh mà không bị hoại trừ chướng ngại, đó là ý lực.

Có thể đạt được âm thanh nói ra, hiểu rõ các nghĩa. Ðó gọi là hành lực.

Lìa các việc ác, khởi các pháp đức. Ðó gọi là tàm lực.

Gặp tất cả những tai nạn, vẫn không làm điều phi pháp. Ðó gọi là cường lực.

Dù có ức ngàn ma binh chúng vẫn không dám làm chống lại. Ðó là trí lực.

Thông đạt trì pháp, tuyên thị đẳng học, mà không làm cho quên. Ðó là trì lực.

Không chấp trước, không quên đối với trăm ngàn kiếp những điều nói ra không ngại, không đoạn, tùy ý hiểu các pháp. Ðó là biện lực. Nếu các Thích, Phạm và Tứ Thiên Vương đi đến Bồ Tát vẫn im lặng, không đổi sắc. Ðó là đoạn chánh lực.

Nếu có mong ước vật báu trên đầu, mới nghĩ liền có. Ðó là tài lực.

Hơn các ngoại đạo, tộc tôn giữa mọi người. Ðó là thân lực.

Với tâm chúng sanh, hay được nhất tâm. Biết tâm chúng sanh, thuận hành hóa độ. Ðó là tâm lực.

Nếu chúng sanh cần dùng thần túc để hóa độ, thì hiện thần biến để cho chúng thấy. Ðó là thần túc lực.

Nếu có thuyết pháp để mọi người nghe, thì không nói nữa chừng. Họ nghe và làm theo nên trừ hết các khổ. Ðó là hoằng pháp lực.

Nếu khi thiền định, chánh thọ, thì vâng theo pháp chỉ, được pháp hạnh Hiền Thánh. Ðó là hàng ma lực. Ðó gọi là mười sáu đại lực của Bồ Tát.

Nếu có hành giả, tâm chí mong ước mười sáu lực này mà muốn thành tựu, phải tu vô dục.

Thí như, này Long Vương! Tất cả dòng nước đều chảy về biển cả. Các hạnh của đạo pháp, ba mươi bảy phẩm đều trở về vô dục.

Lại nữa, này Long Vương! Các cây cỏ thuốc đều sống trên đất. Các pháp thiện hạnh đều nhờ vô dục.

Thí như, này Long Vương! Chúng sanh yêu thích Chuyển Luân Thánh Vương, Nếu có Bồ Tát vô dục thì Chư Thiên, loài Rồng, Quỷ, Người thế gian đều ưa thích.

Bấy giờ Đức Thế Tôn vì A Nậu Ðạt và các Thái Tử, nới bài kệ tụng:

Dục là huệ Bồ Tát

Chí mong cầu Phật Đạo

Phải nên lìa pháp uế

Thường siêng hành vô dục

Huệ biết pháp nhân duyên

Không dựa vào cái thấy

Thấy pháp do nhân duyên

Không duyên không có pháp

Duyên sanh cái không sanh

Nên chẳng phải tự nhiên

Thiện duyên ấy cũng không

Biết không nên vô dục

Chấp duyên mà vô tướng

Thoát nguyện, tịch lại tịch

Ðạm bạc như ngu dại

Nơi ấy ma không hại

Thấy pháp không chấp duyên

Với mình không vô ngã

Nếu không có ngã nhân

Biết đó là vô dục

Không chủ không gìn giữ

Không thấy cũng không bỏ

Giải thoát không thủ, xả

Lìa dục thường hiểu pháp

Quán nghĩa, không trang sức,

Huệ hành thoát khỏi thức.

Hiểu rõ thuận nghĩa Kinh

Y pháp không y nhân

Nghĩa không là pháp Phật

Giải thoát không chướng

Không dựa vào thấy nghĩ

Nghĩa ấy là vô dục

Nơi ấy không có hai

Âm thanh không thể được

Dùng pháp khó lay động

Không nhập nghĩa, vô dục.

Nghĩa pháp, nghĩa vô dục.

Mắt tai không sắc, thinh

Mũi miệng lìa hương vị

Thân tâm không cánh pháp,

Không sắc sanh oai nghi

Cũng không lìa thống tưởng.

Cũng nghĩa thức trụ

Ðược vậy hợp nghĩa pháp.

Không trụ nghĩa ba cõi

Cũng không nghĩa vô ngã,

Thế Tôn không sắc thân

Không chữ, nghĩa pháp thuyết,

Chấp số nghĩa phi pháp

Chữ yếu không nên làm,

Không giới nhãn, tấn, định

Huệ vô ngã Thế Tôn.

Chư pháp, hiểu vô nghĩa

Trí bảo là pháp yếu

Với nghĩa, khác phi nghĩa

Vô dục là Phật Pháp

Vô sanh biết trí huệ

Không khởi diệt hữu, vô

Không sanh cũng không diệt

Như vậy cần phải tập

Biết tiếng ta như huyễn

Biết nó như pháp tánh

Hiểu bên trong như không

Rõ vậy là vô dục

Biết pháp đi về đâu

Biết rõ tâm chúng sanh

Dứt niệm để chánh ý

Vô dục được huệ này

Ý đoạn không có hai

Thần túc tâm bay cao

Nhờ lực nên không nạn,

Biết ngăn chận các căn

Giác định hiểu nhờ trí

Biết rõ ở trực đạo

Huệ quán nơi diệt hành

Biết pháp đi về đâu

Pháp vốn không có sanh

Tương lai thì chưa đến

Pháp hiện tại không dừng

Không dục, biết như vậy

Thân vốn không kiên cố

Nói không như tiếng vang

Tâm huyễn, giống như gió

Vô dục hiểu như vậy

Biết nói thuận nghĩa Kinh

Hiểu rõ nới nhân duyên

Diệt gốc si sanh tử

Vô dục là nghĩa huệ

Không ngã, nhân, mạng thọ

Hiểu rõ pháp, phi pháp

Nhờ thoát khỏi ba môn

Ðã nói không, đừng chấp

Vô sanh thấy diệt đạo

Tập huệ như hạnh tục

Không do tâm ý sanh

vô dục biết hạnh này

Pháp tánh thường như tục

Phật sanh và diệt độ

Không hai giác, bất giác.

Vô dục biết pháp này

Nó lâu như bổn tế

Nó tích tụ các pháp

Không tích và nhân tế

Vô dục đưọc trí này

Pháp tánh thường an trụ

Biết khởi, như diệt độ

Không biết, cho là hai

Pháp vô dục như vậy

Không kẹt thiện, bất thiện.

Biết pháp không tội báo

Phật Pháp không từ ngoài

Từ hạnh vượt vô cực rốt ráo

Nhờ lìa nhân Duyên Giác

Tiếng giải thoát Thanh Văn

Huệ trí được giàu lớn

Giữ giới được sanh Thiên

Nghe nhiều được trí huệ

Giữ ý, độ chúng sanh

Chí thành đều giữ ý

Pháp vô dục như vậy

Lực thường chuyển các dục

Trí huệ, chí nơi pháp

Ðẳng niệm các pháp này

Pháp thường vô đắc

Biết rõ nhân duyên khởi

Nên đạt bốn đức hạnh

Biết nghĩa cùng với pháp

Thuận nghĩa biết vô dục

Quán duyên nên thấy pháp

Nhờ pháp thấy Thế Tôn

Bình đẳng pháp khởi, diệt

Vô dục hiểu tôn pháp

Dấu nhân duyên không có

Pháp âm thanh không chữ

Pháp ấy thấy không có

Thánh gọi là Như Lai

Dùng huệ thấy nhân duyên

Không thấy, chẳng thấy pháp

Huệ sáng rõ nhân duyên

Gọi là thấy Thế Tôn

Nếu cầu hạnh vô dục

Yêu thích các Hiền Thánh

Pháp tánh hoại, không bỏ

Vẫn giữ giống Hiền Thánh

Thường hộ chánh pháp Phật

Vô dục, nghe không quên

Không lìa bỏ gốc giới

Với định được bất động

Biết thân, huệ không động

Thường trụ thân giải thoát

Huệ giải thoát sở kiến

Vô dục thường an trụ

Người hiểu các Phật Pháp

Vô lượng các Thánh Đạo

Ðược đủ thần túc Phật

Hiểu đạt tất cả hạnh

Biết hạnh tình ý chúng

Bỗng nhiên đạo các cõi

Ðược thấy các Như Lai

Nghe các Ngài thuyết pháp

Nghe rồi hiểu rõ nghĩa

Tuyên nói vô lượng người

Biết ức số hạnh chúng

Chí được hướng vô số

Vô dục thường tự tại

Hàng tâm được công đức

Phục ý kiến vô dục

Trọn chẳng đổi đời này

Tâm đã thoát các ấm

Biết rõ chỗ khởi diệt

Quán diệt là không có

Sở tập cũng là không

Tánh nghe do tâm hành

Không dối, thường đoan chánh

Không nịnh, được nhân thiện

Ðức vô dục như thế

Giải thoát, không, tướng, nguyện

Hiểu khổ, biết sanh tử

Pháp vô ngã thường tịch

Vô dục từ tâm hạnh

Phổ trí tâm đẳng trì

Dùng bi độ chúng sanh

Hỷ không chán sanh tử

Hành hộ thật vô biên

Ðã thí không mong báo

Tự tỉnh, lập các hạnh

Nhẫn nại thiện, bất thiện

Mong cứu thoát chúng sanh

Siêng năng cần tu đức

Không chấp có thân mạng

Tiếp theo biết các định

Cũng không tùy theo định

Huệ định, đại tinh tấn

Nơi số không rối rắm

Tứ đế độ Thanh Văn

Trí không chí diệt độ

Vô dục đời gặp Phật

Họ có các pháp này

Ma không biết được họ

An trụ pháp biết vậy

Vô dục thật vô cùng

Hiểu là gốc tham cấu

Lìa dục không có tưởng

Ma không có nơi nào

Nếu có tưởng vô ngã

Họ tự khởi việc ma

Như vậy vượt các hành

Các ma không thể biết

vô dục, chí không quên

Việc làm thường thanh tịnh

Vô dục, không ý chí

Hạnh hổ thẹn không hoại

Nhờ nghe hạnh vô dục

Duyệt huệ kính Như Lai

Họ trụ như pháp trụ

Kia giống như Thế Tôn

Chư Phật, bậc Thập lực

Bồ Tát muốn phụng thờ

Nghe hạnh vô dục này

Ý siêng thường thọ trì

Người nghe vô dục này

Tin, Thích rộng phụng hành

Họ thường được vô dục

Ðược quả Phật không lâu

Thánh nhờ vô dục này

Mà được tối thanh tịnh

Vô dục được thành Phật

Hóa độ vô biên chúng

Phật khứ, lại, hiện tại

Ðã được các tướng đẹp

Cũng từ vô dục này

Và thực hành pháp ấy.

Khi ấy Đức Thế Tôn thuyết pháp phẩm vô dục này rồi, bốn vạn hai ngàn Thiên, Long, Quỷ Thần, và người và phi nhân ở trong hội đều phát đạo ý Vô Thượng Chánh Chân.

Một vạn hai ngàn người được Nhẫn Bất Khởi, lại có tám ngàn người được nhẫn nhu thuận, ba vạn hai ngàn Thiên, Nhân, Thần Long được lìa trần cấu, đều sanh pháp nhẫn. Lại có tám ngàn người được hạnh ly dục. Tám ngàn Tỳ Kheo được sạch hết lậu.

Ngay lúc ấy, ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, có sáu thứ chấn động, cùng khắp mười phương bỗng nhiên rực sáng. Trong ao Vô Nhiệt, dưới núi Tuyết Sơn, chung quanh đều hiện những điều chưa từng nghe thấy. Diệu hoa rực sáng đến tận đầu gối.

Ở trong ao nước đều sanh ra sự dị thường, hoa sen tươi đẹp, lớn như bánh xe, ngồi trong hoa ấy thấy có hương thơm, vô số sắc hoa trăm ngàn các loại. Tất cả đều do oai thần của Phật hiện ra. Cũng vì pháp này khởi tâm cúng dường, để làm vui lòng Long Vương Vô Nhiệt vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần