Phật Thuyết Kinh Kim Cương Trường đà La Ni - Phần Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Đa, Đời Tùy

PHẬT THUYẾT KINH

KIM CƯƠNG TRƯỜNG ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Xà Na Quật Đa, Đời Tùy  

PHẦN MỘT  

Như vậy tôi nghe!

Một thời Đức Bà Già Bà Bhagavān trụ tại hang Kim Trang Nghiêm trong làng xóm Diệu Sắc Surūpa ở núi Tuyết Hīmalaya cùng với Ma Ha Tỳ Kheo Tăng Mahā bhikṣu sañgha: Chúng Đại Tỳ Kheo gồm đủ một ngàn người đến dự.

Bấy giờ Đức Thế Tôn khoác áo, ôm bình bát đi vào làng xóm Diệu Sắc để khất thực. Quay trở lại chỗ cũ, ăn cơm xong, ngồi kiết già, chính niệm chẳng động.

Khi ấy Đức Thế Tôn nhập vào tam muội danh nhất thiết pháp bình đẳng tướng.

Vào tam muội xong thời các hàng Tỳ Kheo đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, đột nhiên chẳng thấy Đức Như Lai đâu nên đều tự hỏi nhau: Nay Đức Bà Già Ba Tu Già Đà Bhagavān sugata: Thế Tôn Thiện Thệ đi đến chốn nào?

Lúc đó Thủ Đà Hội với ba mươi ba vị Thiên Tử nương theo thần lực của Đức Phật đi đến nơi Đức Phật ngự.

Thời Thích Thiên Vương với Phạm Thiên Vương tác niệm như vậy: Nay Đức Bà Già Bà Bhagavān: Thế Tôn ở chỗ nào?

Nay Đấng Tu Già Đà Sugata: Thiện Thệ ở chỗ nào?

Tác thân niệm xong thì quán thấy thân của Đức Phật trụ tại hang vàng kim quật nhập vào tam muội. Thời các Thích Thiên đi đến nơi Phật ngự, yên lặng mà ngồi và Thủ Đà Hội, các hàng Thiên Chúng cũng yên lặng mà ngồi.

Bấy giờ Đức Thế Tôn ở trong tam muội hiện các thần thông. Do sức thần thông của Đức Phật cho nên hết thảy ba ngàn Đại Thiên Thế Giới: Bậc học Bồ Tát Thừa, bậc mới phát tâm Bồ Đề, hoặc bậc đã phát tâm Bồ Đề từ lâu.

Hoặc bậc A Bệ Bạt Trí Avaivartika: Bất thoái chuyển, hoặc bậc nhất sinh bổ xứ đã được thần thông của Đức Như Lai dạy bảo cho nên đi đến nơi Đức Phật ngự tại làng xóm Diệu Sắc. Do thần lực của Đức Phật cho nên cách mặt đất một nhận đơn vị đo chiều dài, đời chu tám thước là một nhận, khoảng 6, 48 m bây giờ ngồi kiết già mà trụ.

Khi ấy Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử nhập vào tam muội nhất thiết chúng sinh hoan hỷ. Vào tam muội xong khiến cho các đại chúng được tâm vui vẻ, được tâm vui thích, được tâm an ổn, được tâm hiếm có.

Lúc đó Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát nhập vào tam muội nhất thiết pháp tịch định. Vào tam muội xong khiến cho các căn của đại chúng được vắng lặng định tĩnh tịch định.

Bấy giờ Thể Tướng Bồ Tát Ma Ha Tát cùng với sáu vạn hai ngàn vị Bồ Tát hướng về hang vàng tại làng xóm Diệu Sắc, đến nơi Đức Phật ngự, liền thấy thân của mình với các Bồ Tát trụ tại hư không, ở trong hư không ngồi kiết già.

Thời Quán Tự Tại Bồ Tát cùng với chín vạn hai ngàn vị Bồ Tát từ trong hư không hướng về hang vàng tại làng xóm Diệu Sắc, đi đến nơi Đức Phật ngự, chẳng thể hạ xuống mặt đất, cùng với các Bồ Tát ở trong hư không, ngồi kiết già mà trụ. Liền nhập vào tam muội phá tán nhất thiết chúng sinh phiền não. Vào tam muội xong, các đại chúng ấy liền diệt tất cả phiền não của nhóm tham, dục, si.

Lúc đó Bảo Tướng Bồ Tát Ma Ha Tát liền nhập vào tam muội đại trang nghiêm. Vào tam muội xong, liền ở hư không tuôn khắp mưa hoa Ưu Bát La, hoa Ba Đầu Ma, hoa câu Vật Đà, hoa Phân Đà Lợi… che khuất ánh sáng của Mặt Trời.

Bấy giờ Đức Thế Tôn chính toạ tam muội, bay lên hư không, vui mừng mỉm cười cho đến phóng ra ánh sáng: Màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, màu vàng ròng, màu pha lê… cũng lại như vậy.

Khi ấy Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử trụ tại hư không, chắp tay, quỳ thẳng lưng, chỉnh sửa quần áo rồi bạch Phật rằng: Do nhân duyên gì mà Đức Thế Tôn mừng vui mỉm cười?

Đức Phật bảo: Này Văn Thù Sư Lợi! Ta nhớ xưa kia, trong hư không này.

Mười ngàn Chư Phật đồng ở chỗ này vì các Bồ Tát, nói pháp môn Kim Cương Trường Đà La Ni.

Văn Thù Sư Lợi lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nguyện xin Đức Như Lai vì các Bồ Tát phân biệt nói pháp Kim Cương Trường Đà La Ni một lần nữa.

Bấy giờ Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi rằng: Chẳng cần nói lại.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni này không có phiền não, cũng không có Niết Bàn. Nhóm ấy muốn vào Niết Bàn.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có pháp của Bồ Tát với pháp của Chư Phật. Nhóm ấy muốn được thành Phật.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có pháp thiện với pháp bất thiện. Nhóm ấy muốn buông bỏ Bất Thiện.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có bờ kia, bờ này. Nhóm ấy muốn đạt bờ kia.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có điều thành tựu các Cõi Phật. Nhóm ấy muốn thành tựu các Cõi Phật.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có Ma Māra với tên gọi của ma. Nhóm ấy muốn giáng phục chúng ma.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có Thanh Văn với tên gọi của Thanh Văn. Nhóm ấy muốn vượt qua pháp của Thanh Văn.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có Bích Chi Phật với pháp của Bích Chi Phật. Nhóm ấy muốn vượt qua địa của Bích Chi Phật.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có chúng sinh với tên gọi của chúng sinh. Nhóm ấy muốn cảm hoá các chúng sinh.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có lợi, không có chẳng phải lợi phi lợi. Nhóm ấy muốn cầu lợi.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có dục với tên gọi của dục. Nhóm ấy muốn lìa dục.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có buồn bực não với tên gọi của buồn bực. Nhóm ấy muốn lìa buồn bực.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có si với tên gọi của si. Nhóm ấy muốn buông bỏ si.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có hữu trí với vô trí. Nhóm ấy muốn chứng trí.

Trong Kim Cương Trường Đà La Ni không có hữu phiền não với vô phiền não, không có hữu tịnh với bất tịnh, không có hữu giáo với vô giáo, không có từ, không có bi, không có hỷ, không có xả, không có ban cho, không có keo kiệt, không có giới, không có phạm.

Không có tranh, không có nhẫn, không có tiến, không có lười, không có thiền định, không có loạn tâm, không có trí, không có vô trí, không có đoạ lạc, không có Thanh Văn, không có Bích Chi Phật, không có Chư Phật, không có Như Lai.

Không có pháp, không có phi pháp, không có sâu, không có cạn, không có nhận thức thức không có chẳng nhận thức phi thức, không có tên gọi, không có nơi chứng chứng xứ, không có phiền não, không có Niết Bàn, không có các lực, không có bồ đề phần, không có các căn, không có chính niệm xứ, không có chính định xứ, không có bốn như ý túc.

Này Văn Thù Sư Lợi! Kim Cương Trường Đà La Ni. Nếu người tu được thì chẳng buông bỏ pháp của phàm phu, chẳng chọn lấy, chẳng chấp giữ, cũng chẳng xa lìa, cũng chẳng dựng lập, chẳng cần vượt qua, chẳng chứng chẳng buông bỏ, chẳng suy tư buông bỏ, chẳng hơn thắng chẳng sinh ra xuất, không có lười biếng, chẳng kiêng sợ, chẳng hộ giúp, chẳng hối hận, chẳng tiếp chạm.

Phàm trong pháp của phàm phu, chẳng khởi phiền não, hết thảy bố thí cũng chẳng tạo tướng, cũng chẳng làm cùng tướng, cũng chẳng buông lìa pháp của Chư Phật, cũng chẳng tiếp chạm pháp của phàm phu.

Pháp của Chư Phật chẳng lìa pháp của phàm phu, pháp của phàm phu chẳng lìa pháp của Chư Phật, cũng chẳng dựng lập pháp của Thanh Văn, Bích Chi Phật, cũng chẳng ở pháp của Chư Phật, chẳng buông bỏ pháp của phàm phu, chẳng được hộ giúp các pháp của phàm phu, chẳng được không có động vô động trụ các Cõi Phật, chẳng được buông bỏ các nguyện lớn.

Này Văn Thù Sư Lợi! Trong Kim Cương Trường Đà La Ni này không có phân biệt.

Tại sao thế?

Vì pháp của dục, sân, si… tất cả bình đẳng, nên tướng của nam nữ cùng như một đồng.

Trời, Rồng. Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La… tất cả pháp bình đẳng sai biệt cùng tương đồng.

Phật, Pháp Tăng, Thanh Văn, Bích Chi Phật… tất cả pháp bình đẳng cùng như một đồng.

Địa ngục, quỷ đói, súc sanh…  bình đẳng cùng như một đồng.

Thuỷ Đại, Phong Đại, Hoả Đại, Địa Đại, Hư Không Đại… tất cả pháp bình đẳng cùng như một đồng.

Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cho đến tất cả pháp bình đẳng cùng như một đồng.

Này Văn Thù Sư Lợi! Kim Cương Trường Đà La Ni ví như hết thảy hư không ở phương Đông, hết thảy hư không của phương Nam Tây Bắc với hết thảy hư không của phương trên dưới thảy đều bình đẳng cùng như một. Ấy là một thể bình đẳng của hư không.

Như vậy Văn Thù! Pháp Kim Cương Trường Đà La Ni đó là tất cả chúng sinh bình đẳng cùng như một nói lời đó xong.

Văn Thù Sư Lợi lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Vì sao Dục Tṛṣṇa là Đà La Ni cú câu Đà La Ni?

Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: Dục chẳng phải từ phương Đông đi đến gây buồn bực nảo cho các chúng sinh. Cũng chẳng từ phương Nam Tây Bắc, bốn góc, trên, dưới đi đến gây buồn bực cho các chúng sinh. Cũng chẳng phải bên trong phát ra, cũng chẳng phải bên ngoài đi đến gây buồn bực cho các chúng sinh.

Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu bên trong phát khởi buồn bực cho các chúng sinh thì chúng sinh vĩnh viễn không có trong sạch tịnh, cũng chẳng được chứng thật tướng của các pháp.

Này Văn Thù Sư Lợi! Hết thảy các pháp chẳng đi, chẳng đến, chẳng phải bên trong, chẳng phải bên ngoài, không có chỗ trụ. Chính vì thế cho nên dục gọi là Đà La Ni cú.

Này Văn Thù Sư Lợi! Buồn bực não là Đà La Ni cú.

Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Vì sao buồn bực não là Đà La Ni cú?

Đức Phật bảo Văn Thù: Buồn bực não từ tranh cạnh phát khởi. Tranh cạnh ấy chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các pháp của quá khứ, nếu sinh ra mà chẳng thể hoại thì đáng lẽ phải là pháp thường thường pháp.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Duyên của vị lai không có buồn bực nào có thể sinh ra. Các duyên của hiện tại không có nơi trụ cho nên diệt hoại.

Này Văn Thù Sư Lợi! Hết thảy các pháp xưa nay chẳng sinh ra, cũng không có vị lại với hiện tại sinh ra. Đấy là câu Đà La Ni trong sạch của ba đời tam thế tịnh Đà La Ni cú.

Này Văn Thù Sư Lợi! Si Moha là Đà La Ni cú.

Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Vì sao Si là Đà La Ni cú?

Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: Si từ vô minh Avidya phát khởi, chẳng y theo Địa Giới, chẳng y theo thuỷ giới, chẳng y theo hoả giới, chẳng y theo phong giới với hư không giới, cho đến ý thức giới. Các pháp không có chỗ nương dính, chẳng thể được buồn bực não chẳng thể được trong sạch tịnh.

Nếu không có thể nhiễm dính thì các pháp được buồn bực được trong sạch. Hư không cũng đáng được buồn bực được trong sạch.

Tại sao thế?

Vì hư không chẳng làm chỗ nương tựa của các pháp.

Này Văn Thù Sư Lợi! Hết thảy vô minh không có chỗ nhiễm dính, không có chỗ dời đổi, không có chỗ hư hoại, không có chỗ hiện, không có ngại, chẳng thể thấy, không có cột trói, không có cởi ra, không có bờ mé, không có tự tính cho nên hư không như vậy có thể được nói bảo ấy là buồn bực, ấy là trong sạch chăng?

Văn Thù Sư Lợi nói: Bạch Đức Thế Tôn!

Chẳng thể vậy Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: Vô minh, Như Lai đã nói xưa nay không có cho nên gọi là vô minh. Câu vô minh này, bờ mé lúc trước chẳng thể được, bờ mé lúc sau chẳng thể được, bờ mé hiện tại cũng chẳng thể được.

Này Văn Thù Sư Lợi! Hết thảy các pháp không có điều có hữu, chẳng thể được, chẳng thể thấy, không có biết.

Nhóm ấy đều được hay cởi mở, hay cột trói chăng?

Cũng hay gây chướng chăng?

Văn Thù Sư Lợi nói: Bạch Đức Bà Già Bà Bhagavān: Thế Tôn! Chẳng thể vậy.

Bạch Đức Tu Già Đà Sugata: Thiện Thệ! Chẳng thể vậy. Nếu như nghĩa đó.

Bạch Đức Thế Tôn! Vì sao vô minh kiến sinh buồn bực vậy?

Đức Phật nói: Này Văn Thù Sư Lợi! Ví như hai cây gỗ với công của người cùng nhau chà xát thì lửa mới được sinh ra. Sự nóng bức của lửa ấy chẳng từ hai cây gỗ sinh ra cũng chẳng phải công của người sinh ra mà hay được sinh ra như vậy.

Như vậy Văn Thù Sư Lợi! Do không có chính định mà sinh dục não phiễn não, si phiền não. Các nhóm phiền não ấy chẳng ở bên trong, chẳng ở bên ngoài, chẳng ở khoảng giữa của cả hai.

Như vậy Văn Thù Sư Lợi! Não bực bội đã nói, vì sao được sinh ra?

Vì sao gọi là si?

Các pháp xưa nay vốn giải thoát, do hay sinh bực bội não cho nên gọi là si. Các pháp xưa nay vốn giải thoát, không có chỗ cột trói, thế nên gọi si là pháp môn Đà La Ni.

Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Vả có một pháp, Bồ Tát hành xong, hay vào các pháp môn của tất cả Đà La Ni chăng?

Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: Có nhất tự pháp minh môn, Bồ Tát được xong hay nói pháp môn ngàn vạn chữ Thiên vạn tự pháp môn mà pháp môn một chữ nhất tự pháp môn này cũng chẳng thể hết, nơi nơi chốn chốn nói các pháp tướng không có bờ mé. Lúc được các pháp minh này thời tự nhiên được biện thuyết không có chướng ngại, tất cả pháp cũng chẳng thể cùng tận.

Nói các pháp đó xong, quay lại nhiếp nhập vào pháp môn một chữ, được vô ngại biện cho nên chuyển, hay nói nhiều pháp môn một câu nhất cú pháp môn tăng ích. Nói tăng ích xong, quay lại nhiếp nhập vào trong một pháp môn.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần