Phật Thuyết Kinh Lục Tập độ - Phần Tám Mươi Năm

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Khương Tăng Hội, Đời Ngô

PHẬT THUYẾT

KINH LỤC TẬP ĐỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Khương Tăng Hội, Đời Ngô   

PHẦN TÁM MƯƠI NĂM  

Thuở xưa, có hai vị Bồ Tát, chí hạnh thanh tịnh, bên trong lặng, vô dục, bên ngoài như vàng Trời, lìa bỏ lũ uế trược, vào sông nơi núi đầm, khoét đá làm nhà, ở yên chí tịnh, áo cỏ, chiếu rơm, ăn trái cây, uống nước suối, thanh tịnh vô vi, tâm ý như hư không, gồm đủ bốn Thiền, chứng được trí năm thông:

Một là có thể nhìn thấu suốt, không chỗ xa nào là không thấy.

Hai là có thể nghe thổng, không tiếng nhỏ nào là không nghe.

Ba là có thể bay lượn vào ra, khống gì ngăn trở được.

Bốn là có thể biết rõ các ý niệm trong lòng chúng sinh khắp mười phương.

Năm là có thể tự biết những thay đổi của đời mình từ vô số kiếp đến nay.

Phạm Vương, Đế Thích, Tiên Thánh các Trời, Rồng, Quỷ... không ai là không cúi đầu đảnh lễ. Hai vị ở trong núi đầm đã hơn sáu mươi năm, thương xót nghĩ đến chúng sinh trôi nổi trong cảnh ngu tối, không biết làm ác, sau có tai ương nặng, hạn chế tình, từ bỏ dục, kính phụng ba ngôi báu, phước ứng liền ngay, ắt được giàu sang.

Hai vị Phạm Chí ấy, một tên là Đề Kỳ La, một tên Na Lại. Đề Kỳ La đêm dậy Tụng Kinh, mệt quá nằm ngủ, khi ấy Na Lại cũng dậy Tụng Kinh, lỡ đạp nhầm đầu của Đề Kỳ La.

Đề kỳ la liền thức dậy, nói: Ai đạp đầu ta, sáng mai khi mặt trời mọc một sào, ta sẽ đập bể đầu người ấy làm bảy phần, được chăng?

Na Lại nói: Tôi lỡ đạp nhằm đầu ông, sao nỡ rủa thề nặng thế?

Phàm các thứ đồ vật không biết đi còn có khi đụng chạm, huống chi con người ở chung với nhau suốt cả đời mà không có lầm lỗi sao?

Lời ông thường đúng! Sáng mai mặt trời mọc, đầu tôi ắt vỡ làm bảy phần. Vậy tôi phải ngăn mặt trời không cho nó mọc. Mặt trời bèn không mọc trong khoảng năm ngày.

Cả nước tối tăm, đèn đuốc phải thắp liên tục, các quan không đi làm được, Vua dân hoảng hốt, họp các quan lại, mời Đạo Sĩ, Vua nói: Mặt trời không mọc lỗi ấy tại đâu?

Trong số đạo sĩ ấy, người chứng được năm thông tâu: Hai vị đạo sĩ trong núi có chút tranh chấp, nên đã ngăn mặt trời không cho mọc.

Nhà Vua hỏi: Họ tranh chấp duyên cớ gì?

Vị đạo sĩ thuật rõ đầu đuôi câu chuyện cho Vua biết.

Vua nói: Vậy phải làm sao đây?

Đáp: Vua nên đốc suất các quan cùng dân chúng không kể lớn nhỏ mau đến chỗ họ cúi đầu xin hòa giải, thì họ ắt sẽ tự hòa giải. Nhà Vua liền xuống chiếu, theo như lời Đạo Sĩ.

Rồi Vua đến chỗ núi đầm, cúi đâu thưa: Nước giàu dân an là nhờ ân nhuần của hai vị, mà nay hai vị, bất hòa làm cho đất nước mất chỗ trông nhờ, lỗi ấy tại ta, dân chúng không có tội gì, vậy xin xá cho.

Na Lại nói: Nhà Vua nên hiểu ý của vị kia, nếu ý ông ấy đã mở thì tôi thả mặt trời ra ngay. Vua đến chỗ Đề Kỳ La, nói lại ý của Na Lại.

Vua lại nói: Khiến vị kia lây bùn đắp lên đầu, rồi thả mặt trời ra, bùn trên đầu vỡ làm bảy phần, còn đầu Na Lại thì không hề gì. Vua, tôi, lê dân không ai là không vui mừng.

Hai đạo sĩ vì Vua nói rộng về phương pháp trị nước: Phải dùng lòng từ của bốn tâm khổng bị ngăn che, khuyên dân vâng giữ năm giới, thực hành mười nẻo thiện. Vua và thần dân thảy đều cùng thọ giới.

Nhà Vua trở về kinh đô xuống chiếu: Người trong nước, chẳng kể là hàng tôn quý hay thấp hèn, đều phải mang Kinh năm giới, mười thiện dùng làm chính sách của nước.

Từ đó về sau, ân Vua thấm nhuần đến cây cỏ, tôi trung vừa thành thật vừa trong sạch, khiêm tốn. Cha đúng phép, mẹ hợp nghi, vợ chồng đều chuộng giữ đạo trinh tín, nhà có con hiếu.

Đức Phât nói: Hai vị Bồ Tát thấy Vua nước ấy không biết ba ngôi báu, quan dân mờ tối, bi tà kiến ngăn che, giống như trong nẻo tối bịt mắt mà đi, các vị thương họ đến chết không thấy Kinh Phật, nên biến hóa như thế là muốn cho họ thấy được ánh sáng.

Đức Phật bảo các vị Tỳ Kheo: Na Lại ấy là thân ta, Đề Kỳ La là Di Lặc. Thiền độ vô cực của Bồ Tát luôn một lòng như vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần