Phật Thuyết Kinh Lực Trang Nghiêm Tam Muội - Phần Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Na Liên Đề Da Xá, Đời Cao Tề

 

PHẬT THUYẾT KINH

LỰC TRANG NGHIÊM TAM MUỘI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Na Liên Đề Da Xá, Đời Cao Tề  

PHẦN HAI  

Này Đồng Tử Trí Luân! Ông phải biết, đây là Như Lai Bất Khả Tư Nghị trí. Nhân duyên trí đó nên tất cả quả báo nhân duyên cấu tịnh của quá khứ, hiện tại và cả đương lai, Như Lai biết như thật.

Lại nữa, này Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài. Như Lai biết tất cả chúng sinh chẳng thể lường nên trí của tất cả pháp cũng chẳng thể lường. Tất cả pháp chẳng thể lường nên trí của tất cả chúng sinh cũng chẳng thể lường.

Vì sao vậy?

Vì chẳng phải nhận thức của tâm ý tất cả chúng sinh, chẳng thể thấy, chẳng thể biết. Như hư không chẳng thể xưng kể. Như thật nghĩa của tất cả chúng sinh chẳng thể lường. Như vậy tất cả chúng sinh chẳng thể lường nên tất cả pháp cũng chẳng thể lường. Tất cả pháp chẳng thể lường nên tất cả chúng sinh cũng chẳng thể lường.

Này Đồng Tử Trí Luân! Ông phải biết, đây gọi là Như Lai Bất Khả Tư Lương trí. Nhân duyên trí đó nên căn của tất cả chúng sinh tinh tấn, chúng sinh sai biệt, Như Lai biết như thật.

Lại nữa, này Trí Luân Đại Hải Biện Tài Đồng Tử. Như Lai biết tất cả chúng sinh bình đẳng nên trí của tất cả pháp bình đẳng. Tất cả pháp bình đẳng nên trí của tất cả chúng sinh cũng bình đẳng.

Vì sao vậy?

Vì nếu thể tánh của Niết Bàn cùng với tất cả chúng sinh có khác thì tức là thí dụ chẳng tương ưng. Ông phải biết Niết Bàn, chúng sinh là một, chẳng hai vậy. Như thể tánh của tất cả chúng sinh chẳng khác Niết Bàn thì chẳng phải chẳng khác Như Như.

Tất cả chúng sinh bình đẳng nên tất cả pháp cũng bình đẳng. Tất cả pháp phi bình đẳng thì tất cả chúng sinh cũng phi bình đẳng trí.

Này Đồng Tử Trí Luân! Ông phải biết, đây gọi là Như Lai Vô Đẳng Đẳng Trí. Nhân duyên Vô Đẳng Đẳng Trí đó nên cảnh giới không lường, cảnh giới đủ thứ của tất cả chúng sinh, Như Lai biết như thật.

Lại nữa, này Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Như Lai biết nhân duyên nhiều chẳng thể tính của tất cả chúng sinh nên cũng biết trí chẳng thể tính của tất cả pháp, biết nhân duyên chẳng thể tính của tất cả pháp nên cũng biết trí chẳng thể tính của tất cả chúng sinh.

Như thể tánh của pháp giới chẳng thể tính thì như vậy, này Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài. Tất cả chúng sinh lìa khỏi phận mình nên chẳng thể tính. Như vậy tất cả pháp cũng chẳng thể tính, tất cả chúng sinh cũng chẳng thể tính. Tất cả pháp chẳng thể tính… cho đến tất cả chúng sinh chẳng thể tính.

Này Đồng Tử Trí Luân! Ông phải biết, đây gọi là Như Lai Bất Khả Số trí. Nhân duyên Bất Khả Số trí đó nên lòng ưa đủ thứ loại của tất cả chúng sinh. Như Lai biết như thật.

Lại nữa, này Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài. Như Lai biết A tăng kỳ nhân duyên của tất cả chúng sinh, biết A tăng kỳ trí của tất cả các pháp. Như tất cả pháp có A tăng kỳ nhân duyên thì tất cả chúng sinh có A tăng kỳ trí. Ta cũng biết tất cả chúng sinh có A tăng kỳ nhân duyên nên tất cả pháp có A tăng kỳ trí.

Này Đồng Tử Trí Luân! Ông phải biết, đây gọi là Như Lai A tăng kỳ trí. Nhân duyên A tăng kỳ trí đó nên tất cả thiền định giải thoát và tam ma đề, tam ma bạt đề của Như Lai phiền não hay tịch diệt, khởi động hay đoạn trừ, Như Lai đều biết như thật.

Lại nữa, này Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài. Như Lai biết tất cả chúng sinh đại nên cũng biết tất cả pháp đại trí. Biết tất cả pháp đại trí nên cũng biết tất cả chúng sinh đại trí, lìa khỏi chướng ngại. Lìa khỏi chướng ngại thì đây gọi là danh tự của tất cả chúng sinh.

Lại nữa, lìa khỏi chướng ngại thì gọi là lìa khỏi tối. Lìa khỏi tối thì đây gọi là thể tánh chiếu diệu quang minh. Ánh sáng chiếu diệu thì ở các cảnh giới không có trần cấu. Không có trần cấu nên gọi là lìa khỏi chướng ngại.

Đại giới chúng sinh một mà không khác thì đây gọi là đại giới của thể tính chúng sinh. Nhân duyên đại giới của tất cả chúng sinh thì tất cả pháp cũng lìa khỏi trần cấu chẳng khác nên lớn đại.

Tất cả pháp đại, tất cả chúng sinh đại thì nên biết, hễ lìa khỏi trần cấu thì tất cả pháp lìa khỏi tối tăm. Nếu có người nói rằng, tất cả hữu sinh ra tối tăm thì không có điều đó.

Này Đồng Tử Trí Luân! Đây gọi là Như Lai Ly Ám Đại Trí. Cũng nhân duyên đại trí nên Thiên Nhãn của Như Lai thấy được sinh tử của tất cả chúng sinh sinh trong Trời, người hiện tại và đương lai, sinh trong địa ngục, súc sinh, ngã quỷ và sự thọ sinh của chúng sinh vì nhân duyên nghiệp khác, Như Lai đều biết như thật.

Lại nữa, này Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài. Như Lai biết nhân duyên của tất cả chúng sinh đời quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng biết trí Như Lai của tất cả pháp đời quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng biết nhân duyên của tất cả pháp quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng biết trí Như Lai của tất cả chúng sinh quá khứ, hiện tại và vị lai.

Này Trí Luân! Như pháp giới ba đời, quá khứ, hiện tại và vị lai không thể thấy thì lúc bấy giờ, chúng sinh giới ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai cũng chẳng thể thấy.

Như chúng sinh giới quá khứ, hiện tại và vị lai không thể thấy thì lúc bấy giờ, tất cả pháp giới quá khứ, hiện tại và vị lai cũng chẳng thể thấy.

Người này chẳng thể thấy pháp tánh, pháp thể, tất cả Phật thân và phi Phật thân, chúng sinh thân v.v… là một thứ, không khác.

Này Đồng Tử Trí Luân! Ông phải biết, đây gọi là Như Lai Phật trí. Nhân duyên trí đó nên tất cả sinh tử sở hữu của ba đời, Như Lai đều biết như thật.

Lại nữa, này Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài. Như Lai biết nhất thiết trí của tất cả chúng sinh nên Như Lai biết nhất thiết chủng trí của tất cả pháp.

Như Lai biết nhất thiết trí của tất cả pháp nên Như Lai biết nhất thiết chủng trí của tất cả chúng sinh. Nhất thiết trí của tất cả chúng sinh là Như Lai trí. Nhân duyên Như Lai trí nên nhất thiết trí của tất cả chúng sinh là Như Lai trí.

Này Đồng Tử Trí Luân! Như nhất thiết trí của tất cả chúng sinh là Như Lai trí thì như vậy Như Lai trí là nhất thiết trí của tất cả chúng sinh. Như vậy nhân duyên nhất thiết trí của tất cả pháp, nhân duyên nhất thiết trí của Như Lai… cho đến nhất thiết trí của tất cả pháp, này Trí Luân.

Như vậy, đây là Phật quá khứ, hiện tại và đương lai, là nhất thiết trí của Như Lai quá khứ, nhất thiết trí của Như Lai đương lai, nhất thiết trí của Như Lai hiện tại.

Do nhất thiết trí đó nên Như Lai quá khứ sinh ra nghĩa trí, Như Lai đương lai sinh ra nghĩa trí, Như Lai hiện tại sinh ra nghĩa trí.

Này Trí Luân! Đó gọi là Như Lai nhất thiết chủng trí. Do nhân duyên nhất thiết chủng trí đó nên trí Như Lai lậu tận, trí Như Lai thật.

Trí đó là thế nào?

Đời quá khứ không, đời đương lai không, đời hiện tại không, ba đời đều không, không sinh, không tận, không trụ, không dị khác, chẳng phải như, chẳng phải dị… Như Như gọi là Như Lai Trí.

Tạo tác nhân duyên không gọi là tự tại trí. Lìa tâm ý thức, các cảnh giới nên gọi là bất khả tư nghị trí. Hư không không khác nên gọi là bất khả lượng trí.

Vô Đẳng nhân duyên nên gọi là vô đẳng đẳng trí. Pháp giới vô số nên gọi là bất khả số trí. A tăng kỳ, A tăng kỳ nhân duyên nên gọi là A tăng kỳ trí, nhân duyên không chướng ngại nên gọi là đại trí.

Nhân duyên Phật quá khứ, đương lai và hiện tại nên gọi là Phật trí. Nhân duyên trí của tất cả các hữu quá khứ, hiện tại và đương lai, đó gọi là Như Lai nhất thiết chủng trí.

Tất cả trí này, xứ sở, tên gọi, ý vị và câu cú của tất cả trí là nhân duyên hòa hợp của tất cả văn tự lời nói. Nay ta từng chữ từng chữ lược nói như vậy.

Tất cả xử thuận với Thắng Trí Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà thì đây gọi là Như Lai trí, tự tại trí, bất khả tư nghị trí, bất khả lượng trí, vô đẳng đẳng trí, bất khả số trí, A tăng kỳ trí, đại trí, Phật trí, nhất thiết chủng trí.

Lúc bấy giờ, Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Sao gọi là nhân duyên lực chúng sinh sinh ra nên lực Như Lai cũng sinh ra?

Lực Như Lai sinh ra nên lực chúng sinh cũng sinh ra?

Đức Phật dạy rằng: Đúng vậy! Này Đồng Tử Trí Luân! Lực Như Lai, lực chúng sinh, hai lực này chẳng một chẳng khác, nên gọi là Nhất Giới Như. Nhân duyên lực chúng sinh mà lực Như Lai sinh ra. Nhân duyên lực Như Lai mà lực chúng sinh sinh ra. Vậy nên Như Lai giác ngộ nhất thiết trí.

Lúc đó Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Sao gọi là nhất thiết chủng trí của Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà sinh ra?

Đức Phật dạy rằng: Mười hai nhân duyên sinh ra, này Đồng Tử Trí Luân! Nên nhất thiết chủng trí của Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà sinh ra.

Này Đồng Tử Trí Luân! Mười hai nhân duyên đó là: Nhãn sắc, nhĩ thanh, tỵ hương, thiệc vị, thân xúc, ý pháp. Do trí nhân duyên này nên nhất thiết chủng trí sinh ra. Nói trí nhân duyên nên sợ nhân duyên sinh.

Lúc bấy giờ, Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Vô lượng Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà với nhất thiết trí nhãn?

Nhất thiết trí sắc?

Nhất thiết trí nhĩ?

Nhất thiết trí thanh?

Nhất thiết trí tỵ?

Nhất thiết trí hương?

Nhất thiết trí thiệc?

Nhất thiết trí vị?

Nhất thiết trí thân?

Nhất thiết trí xúc?

Nhất thiết trí ý?

Nhất thiết trí pháp?

Hỏi như vậy rồi, Đức Phật báo cho Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài rằng: Vô lượng tất cả chúng sinh với tất cả chúng sinh nhãn, tất cả chúng sinh sắc, tất cả chúng sinh nhĩ, tất cả chúng sinh thanh, tất cả chúng sinh tỵ, tất cả chúng sinh hương, tất cả chúng sinh thiệc, tất cả chúng sinh vị, tất cả chúng sinh thân, tất cả chúng sinh xúc, tất cả chúng sinh ý, tất cả chúng sinh pháp.

Như vậy, này Đồng Tử Trí Luân! Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà với nhất thiết trí nhãn, nhất thiết trí sắc, nhất thiết trí nhĩ, nhất thiết trí thanh, nhất thiết trí tỵ, nhất thiết trí hương, nhất thiết trí thiệc, nhất thiết trí vị, nhất thiết trí thân, nhất thiết trí xúc, nhất thiết trí ý, nhất thiết trí pháp.

Vô lượng Như Lai với nhất thiết trí nhãn, nhất thiết trí sắc, nhất thiết trí nhĩ, nhất thiết trí thanh, nhất thiết trí tỵ, nhất thiết trí hương, nhất thiết trí thiệc, nhất thiết trí vị, nhất thiết trí thân, nhất thiết trí xúc, nhất thiết trí ý, nhất thiết trí pháp.

Như vậy tất cả chúng sinh cũng nhất thiết trí nhãn, nhất thiết trí sắc, nhất thiết trí nhĩ, nhất thiết trí  thanh, nhất thiết trí tỵ, nhất thiết trí hương, nhất thiết trí thiệc, nhất thiết trí vị, nhất thiết trí thân, nhất thiết trí xúc, nhất thiết trí ý, nhất thiết trí pháp.

Đức Phật bảo Ngài Trí Luân rằng: Ý ông thế nào?

Vả có một sắc chẳng được mắt chúng sinh nhìn thấy chăng?

Ngài Trí Luân đáp rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Không có một sắc nào mà chẳng được nhìn thấy của mắt chúng sinh thì chỉ khiến cho sắc đó đều nhìn thấy hết!

Đức Phật dạy rằng: Này Trí Luân! Mà trong thế gian có sắc như vậy cũng được mắt chúng sinh chẳng thấy chăng?

Ngài Trí Luân đáp rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Không như sắc này, chúng sinh chẳng thấy.

Đức Phật nói rằng: Này Trí Luân! Không như sắc này, ở trong thế gian mà nhất thiết trí nhãn chẳng thấy.

Này Đồng Tử Trí Luân! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả chúng sinh nhãn, như vậy là nhất thiết trí nhãn. Biết vô lượng tất cả chúng sinh sắc, như vậy là nhất thiết trí sắc.

Lại nữa, này Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài! Ở trong thế gian vả có một thanh cũng được nhĩ thức của tất cả chúng sinh chẳng nghe chăng?

Ngài Trí Luân đáp rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Không thanh nào như vậy mà chẳng được tai của chúng sinh chẳng nghe.

Đức Phật dạy rằng: Này Trí Luân! Không tiếng như vậy ở trong thế gian mà nhất thiết trí nhĩ chẳng nghe.

Này Đồng Tử Trí Luân! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả chúng sinh nhĩ, như vậy là nhất thiết trí nhĩ. Biết vô lượng tất cả chúng sinh thanh, như vậy là nhất thiết trí thanh.

Lại nữa, này Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài.

Ở trong thế gian vả có một thứ hương mà trong mũi của tất cả chúng sinh chẳng ngửi được chăng?

Ngài Trí Luân đáp rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Không có thứ hương như vậy, chẳng được mũi chúng sinh chẳng ngửi thấy.

Đức Phật dạy rằng: Này Trí Luân! Không có thứ hương như vậy ở trong thế gian mà nhất thiết trí tỵ mũi xông tỏa.

Nàu Đồng Tử Trí Luân! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả mũi của chúng sinh, như vậy là nhất thiết trí tỵ. Biết vô lượng tất cả chúng sinh, như vậy là nhất thiết trí hương.

Lại nữa, này Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài.

Ở trong thế gian, vả có một vị mà trong lưỡi của tất cả chúng sinh chẳng nếm được chăng?

Ngài Trí Luân đáp rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Không có vị như thế! Vị chẳng được lưỡi của chúng sinh chẳng nếm.

Đức Phật dạy rằng: Này Trí Luân! Không có vị như thế ở trong thế gian mà nhất thiết trí thiệc chẳng nếm.

Này Đồng Tử Trí Luân! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả lưỡi chúng sinh, như vậy là nhất thiết trí thiệc. Biết vô lượng tất cả vị của chúng sinh, như vậy là nhất thiết trí vị.

Lại nữa, này Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài.

Ở trong thế gian vả có một thức xúc mà ở trong thân của tất cả chúng sinh chẳng biết chăng?

Ngài Trí Luân đáp rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Không có xúc như thế! Xúc mà chẳng thân chúng sinh chẳng biết.

Đức Phật dạy rằng: Này Trí Luân! Không có xúc như thế ở trong thế gian mà nhất thiết trí thân chẳng biết.

Này Đồng Tử Trí Luân! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả thân chúng sinh, như vậy là nhất thiết trí thân. Biết vô lượng tất cả xúc của chúng sinh, như vậy là nhất thiết trí xúc.

Lại nữa, này Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài.

Ở trong thế gian vả có một pháp mà được trong ý của tất cả chúng sinh chẳng biết chăng?

Ngài Trí Luân đáp rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Không có pháp như thế. pháp mà chẳng được ý chúng sinh chẳng biết.

Đức Phật dạy rằng: Này Trí Luân! Không có pháp như vậy ở trong thế gian mà nhất thiết trí chẳng biết.

Này Đồng Tử Trí Luân! Phương tiện này sẽ biết vô lượng tất cả tâm chúng sinh, như vậy là nhất thiết trí tâm. Biết vô lượng tất cả pháp của chúng sinh, như vậy là nhất thiết trí pháp. Như vậy, tất cả tâm chúng sinh là nhất thiết trí tâm, tất cả pháp chúng sinh là nhất thiết trí pháp. Hai thứ này là một, không có khác.

Lại nữa, này Trí Luân Đại Hải Biện Tài Đồng Tử! Như tất cả chúng sinh nhãn, tất cả chúng sinh sắc… cho đến tất cả chúng sinh ý, tất cả chúng sinh pháp. Nhất thiết trí nhãn, nhất thiết trí sắc… cho đến nhất thiết trí ý, nhất thiết trí pháp. Như vậy, cứ hai biên bên là một pháp giới.

Này Trí Luân! Như vậy vô lượng tất cả chúng sinh nhãn thì như vậy nhất thiết trí nhãn… cho đến vô lượng tất cả chúng sinh ý, pháp thì như vậy nhất thiết trí ý, pháp.

Như vậy Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà với nhãn trí, nhãn phiền não trí, nhãn tịch diệt trí, nhãn phiền não tịch diệt trí, sắc trí, sắc phiền não trí, sắc tịch diệt trí, sắc phiền não tịch diệt trí, nhĩ trí, nhĩ phiền não trí, nhĩ tịch diệt trí.

Nhĩ phiền não tịch diệt trí, thanh trí, thanh phiền não trí, thanh tịch diệt trí, thanh phiền não tịch diệt trí, tỵ trí, tỵ phiền não trí, tỵ tịch diệt trí, tỵ phiền não tịch diệt trí, hương trí, hương phiền não trí, hương tịch diệt trí, hương phiền não tịch diệt trí, thiệc trí.

Thiệc phiền não trí, thiệc tịch diệt trí, thiệc phiền não tịch diệt trí, vị trí, vị phiền não trí, vị tịch diệt trí, vị phiền não tịch diệt trí, thân trí, thân phiền não trí, thân tịch diệt trí, thân phiền não tịch diệt trí, xúc trí, xúc phiền não trí, xúc tịch diệt trí.

Xúc phiền não tịch diệt trí, ý trí, ý phiền não trí, ý tịch diệt trí, ý phiền não tịch diệt trí, pháp trí, pháp phiền não trí, pháp tịch diệt trí, pháp phiền não tịch diệt trí là một không có khác. Do không khác nên tất cả chúng sinh nhãn, nhất thiết trí nhãn… cho đến tất cả pháp, nhất thiết trí pháp là một pháp giới.

Này Đồng Tử Trí Luân! Ví như người trí tuệ ở thế gian tự biết khổ, tự biết vui, tự biết chẳng khổ, tự biết chẳng vui.

Vì sao vậy?

Vì tự thân họ thọ nhận.

Này Đồng Tử Trí Luân! Như vậy Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà với tất cả chúng sinh nhãn trí, sắc trí, nhĩ trí, thanh trí, tỵ trí, hương trí, thiệc trí, vị trí, thân trí, xúc trí, ý trí, pháp trí, phiền não trí, tịch diệt trí thì cũng… phiền não tịch diệt trí, tận trí.

Vì sao vậy?

Vì nhất thiết chủng trí có được mười hai nhập trí của tất cả chúng sinh. Như Lai danh này là danh của tất cả chúng sinh nhập. Như Lai sắc này là tùy theo trí tuệ hạnh cả thân nghiệp ba đời của Như Lai.

Tất cả khẩu nghiệp, tất cả ý nghiệp của Như Lai cũng tùy theo trí tuệ hạnh ba đời. Tất cả thọ của Như Lai, nhất thiết chủng trí hiện tiền đều biết, Như Lai nhất thiết trí chánh tri, nhất thiết chủng trí chánh tri, Như Lai dùng nhất thiết chủng trí để biết hạnh hữu vi.

Như Lai nhất thiết trí, nhất thiết chủng trí biết rồi thì trong đó cũng có bốn ấm của tất cả chúng sanh lìa khỏi sắc. Như Lai danh này thì danh cũng là sắc ấm của tất cả chúng sinh. Danh Như Lai sắc này là dùng danh sắc như vậy nên Như Lai Đa Đà A Già Độ A La Ha Tam Miệu Tam Phật Đà gọi là nhất thiết trí, nhất thiết kiến, nhất thiết xúc, nhất thiết Giác.

Lúc bấy giờ, Đức Phật bảo Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài rằng: Này Thiện Nam Tử! Ông thấy thân của tất cả Như Lai chăng?

Đồng Tử Trí Luân liền bạch Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Con thấy.

Đức Phật hỏi Ngài Trí Luân: Ông nói thấy là thấy những gì?

Ngài Trí Luân bạch rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Con thấy tất cả các Đức Phật Như Lai của số Thế Giới nhiều như cát Sông Hằng. Ở tại mỗi đất nước đó, con cũng thấy các Đức Phật Như Lai nhiều như cát Sông Hằng, tất cả đều ở trong nước của mình, mỗi mỗi đều nói pháp. Đức Phật hỏi như vậy lần thứ hai và lần thứ ba, Ngài Trí Luân Đồng Tử cũng đáp như vậy.

Đức Phật lại hỏi Ngài Trí Luân rằng: Này thiện nam tử! Ông thấy bàn tay phải của Như Lai chăng?

Ngài Trí Luân đáp: Thưa thấy!

Đức Phật dạy rằng: Này Trí Luân! Ông nói thấy là thấy những gì?

Ngài Trí Luân đáp rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Con thấy ngón tay, bàn tay phải của tất cả các Đức Phật Như Lai và từng vị ở cõi của mình nói các pháp cũng lại như vậy.

Này Đồng Tử Trí Luân! Phương tiện như vậy, ông phải biết là tâm ý và pháp của các tất cả các chúng sinh… Danh Như Lai này là nhãn sắc, nhĩ thanh, tỵ hương, thiệc vị, thân xúc của tất cả chúng sinh. Sắc Như Lai này, danh Như Lai này, sắc danh này là Như Lai nhất thiết trí cũng gọi là nhất thiết kiến.

Lúc bấy giờ, Đồng Tử Trí Luân Đại Hải Biện Tài bạch Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Điều nói của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn về Đa Đà A Già Độ vi diệu tối đại, chẳng thể nghĩ bàn về cảnh giới Như Lai.

Đức Phật dạy rằng: Đúng vậy! Đúng vậy! Này Đồng Tử Trí Luân! Chẳng thể nghĩ bàn về Đa Đà A Già Độ vi diệu tối đại, chẳng thể nghĩ bàn về cảnh giới Như Lai.

Này Đồng Tử Trí Luân! Ta ở dưới cây A Thuyết Tha, ngồi ngay thẳng suy nghĩ, giác ngộ Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác xong, được nhất thiết chủng trí.

Này Đồng Tử Trí Luân! Ta phát tâm đó chẳng thể nghĩ bàn, vi diệu tối đại chẳng thể nghĩ bàn. Đây chính là cảnh giới của các Đức Phật Như Lai. Ta vào lúc đó, tác khởi ý niệm chẳng thể nghĩ bàn này xong thì từ dưới cây A Thuyết Tha mà đứng dậy, chẳng gần, chẳng xa đối với cây này.

Một lòng quan sát kỹ càng, nhìn chín chắn, chẳng chớp mắt thì được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi đồ ăn thức uống khác. Như vậy trải qua bảy ngày bảy đêm thấy cây Bồ Đề A Thuyết Tha.

Ta ngồi dưới gốc cây này rồi mà tất cả thế gian không thể tin Phật được Như Lai trí, được tự tại trí, được bất khả tư nghị trí, được bất khả lượng trí, được vô đẳng đẳng trí, được bất khả số trí, được A tăng kỳ trí, được đại trí, được Phật trí, được nhất thiết chủng trí.

Lại nữa, này Trí Luân! Đối mặt với cây Bồ Đề A Thuyết Tha tức là chỗ đó đã có tháp tên là Bất Thuấn Nhãn Thị chẳng chớp mắt nhìn, chính là cái tâm chẳng thể nghĩ bàn của ta. Thấy ta dưới cây Bồ Đề A Thuyết Tha đứng dậy, mắt chẳng nháy… cho đến bảy ngày được món ăn hoan hỷ, lìa khỏi thực tưởng khác. Đại Chi Đề đó thường được sự cúng dường của trời người.

Này Đồng Tử Trí Luân! Như phương tiện này, ông phải biết, tức là chẳng thể nghĩ bàn về cảnh giới thậm thâm của các Đức Phật Như Lai.

***

 

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần