Phật Thuyết Kinh Nhất Hướng Xuất Sinh Bồ Tát
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Đa, Đời Tùy
PHẬT THUYẾT KINH
NHẤT HƯỚNG XUẤT SINH BỒ TÁT
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Xà Na Quật Đa, Đời Tùy
Như vậy tôi nghe!
Một thời Đức Bạc Già Bà Bhagavaṃ: Thế Tôn ngự ở giảng đường Trọng Các trong Tinh Xá Đại Lâm tại Tỳ Xá Ly Vaiśāli cùng với Chúng Đại Tỳ Kheo gồm một ngàn hai trăm năm mươi người đến dự, đều là A La Hán Arhat.
Tâm được tự tại, không có phiền não trở lại, dứt hết các hữu kết quả báo của sinh tử, sáu thông không có ngăn ngại, tâm được giải thoát tốt, tuệ được giải thoát tốt, là Tượng Vương Hastinrāja trong loài người, là nơi mà các tám Bộ Trời Người tôn kính, đều là hàng Đại A La Hán.
Lại cùng với vô ương số chúng Bồ Tát Ma Ha Tát, đủ vô lượng hạnh nguyện của các Bồ Tát, chân thật trụ pháp công đức của Chư Phật, trí tuệ thành tựu giống như biển lớn, phước đức trang nghiêm giống như Sơn Vương.
Thân tâm tự tại tùy theo loại thọ nhận thân, trì giữ phương tiện Mật Giáo của Như Lai… vây quanh Đức Thế Tôn, cung kính lễ bái, mọi loại cúng dường, chiêm ngưỡng dung mạo của bậc Tôn Thánh, dùng âm thanh màu nhiệm khen ngợi, chỉ tưởng nhớ Thắng Pháp Cam Lộ Amṛta của Như Lai. Nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát như vậy thảy đều tụ hội như mây.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn như Sư Tử Vương Siṃha rāja quán sát khắp đại chúng, biết tâm của họ xong, ngay thẳng thân, chánh ý xem xét, suy nghĩ kỹ lưỡng rồi tác niệm như vậy: Mạng hành nghiệp báo hiện tại của ta từ lâu đã buông lìa, thật không có pháp sinh tử hay nghiêng diệt, có điều việc của ta đã xong, trụ lại cũng không có chỗ ích lợi, ở ba tháng này sẽ vào Niết Bàn Nirvāṇa. Như thắng pháp này, nay ta nên nói, chẳng nên dấu kín, khiến cho chúng chẳng được nghe.
Tác niệm này xong, liền bảo Trưởng Lão Mục Kiền Liên Maudgalyāyana: Ông tùy theo lời nói của ta, hết thảy Tỳ Kheo trong rất nhiều Thế Giới thảy đều triệu mạng đi đến tụ tập tại Hội này.
Khi ấy, Tôn Giả Đại Mục Kiền Liên đỉnh thọ sự dạy bảo của Đức Thế Tôn rồi xướng nói như vậy. Liền ở chỗ ngồi này hiện đại thần thông, thân bay lên hư không như Đại Tượng Vương đến đỉnh Tu Di Sumeru. Đến đỉnh núi xong, dùng âm thanh lớn báo khắp.
Âm thanh ấy vang đầy khắp một ngàn Thế Giới, ngay lúc đó thời bốn vạn Tỳ Kheo nghe âm thanh ấy, liền dùng thần lực đi đến tụ tập tại Hội này, thất Phật Thế Tôn liền cúi đầu mặt lễ bàn chân của Đức Phật, nhiễu quanh theo bên phải ba vòng rồi lui ra, ngồi một bên.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn dùng sức Đại Bi Mahā kāruṇa, sức Uy Thần khiến Tôn Giả Xá Lợi Phất Śāriputra cảm được, sinh niệm.
Khi ấy, trưởng giả Xá Lợi Phật tác niệm như vậy: Nay đúng là lúc! Ta sẽ dùng sức đại thần thông đến khắp ba ngàn đại thiên Thế Giới, hết thảy Tỳ Kheo hoặc Thanh Văn, hoặc Bích Chi Phật, hoặc bậc đại thừa, tất cả tụ tập khắp ở Đại Hội này.
Tác niệm này xong, liền ở chỗ ngồi này hiện đại thần thông, khắp cả ba ngàn đại thiên Thế Giới: Hết thảy Tỳ Kheo hoặc Thanh Văn, hoặc Bích Chi Phật, hoặc bậc đại thừa… tất cả khải cáo đi đến tụ tập ở Đại Hội.
Các Tỳ Kheo ấy với Bích Chi Phật, tất cả Bồ Tát, đại chúng thấy Phật Thế Tôn liền cúi đầu mặt lễ bàn chân của Đức Phật.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền bảo các Bồ Tát Ma Ha Tát: Bất Không Kiến Bồ Tát, Văn Thù Thi Lợi Đồng Tử Bồ Tát, Đoạn Ác Đạo Chướng Bồ Tát, Đoạn Nhất Thiết Ưu Ý Bồ Tát, Nhất Thiết Hành Triệt Đáo Bồ Tát, Nhất Thiết Chướng Đoạn Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Hương Tượng Bồ Tát, Biện Tụ Bồ Tát, Từ Thị Bồ Tát…
Các Bồ Tát Ma Ha Tát của nhóm như vậy, nói rằng: Nảy Thiện Nam Tử!
Ông tùy theo lời nói của ta đều đến hằng hà sa Thế Giới ở mười phương, hết thảy chúng Bồ Tát Ma Ha Tát hoặc nhất sinh, hoặc bất thoái, hoặc vô sinh pháp nhẫn… tất cả đều tụ tập ở Đại Hội này.
Khi Đức Thế Tôn bảo xong, lúc đó các chúng Bồ Tát Ma Ha Tát, mỗi mỗi vị đều dùng Tâm ngay thẳng nghe Cáo Sắc lời bảo ban răn dạy của Phật.
Nghe Cáo Sắc xong đều rất vui vẻ xứng lên rằng: Lành thay! Lành thay Thế Tôn! Đúng như vậy! Đúng như vậy! Nay đúng là lúc! Các chúng Bồ Tát Ma Ha Tát ấy đã nhận sự dạy bảo xong, dùng sức đại thần thông, uy thần của Đức Phật đều đến hằng hà sa Thế Giới ở mười phương, dùng sức uy thần của Phật bảo khắp tất cả các chúng Bồ Tát. Các Bồ Tát kia nghe lời thông báo của Đức Phật Thế Tôn đại bi thảy đều hớn hở vui mừng chẳng thể tự kềm chế mình.
Thời có chín mươi ức trăm ngàn na do tha các chúng Bồ Tát đều là bậc một đời tiếp nhận địa vị của Thế Tôn nhất sinh thiệu tôn vị đi đền chỗ của Đức Phật.
Lại có ức trăm ngàn các chúng Bồ Tát đều trụ ở Địa Bất Thoái.
Lại có ba mươi ức trăm ngàn các chúng Bồ Tát thảy đều được nơi vô sinh pháp nhẫn.
Lại có tám mươi ức trăm ngàn các chúng Bồ Tát, tất cả đều trụ trong địa tín hành.
Các chúng Bồ Tát Ma Ha Tát ấy nối tiếp nhau mỗi mỗi đi đến, đã thấy Đức Phật liền cúi năm vóc sát đất kính lễ Đức Thế Tôn, một lòng chắp tay, nhiểu quanh trăm ngàn vòng rồi lui ra, ngồi một bên.
Bấy giờ, Trưởng Lão Xá Lợi Phất dùng sức của Phật cho nên mỗi mỗi thấy biết rõ các Bồ Tát kia cùng với tất cả đại chúng trong cõi nước này thảy đều đến tụ tập tại giảng đường trọng các trong Tinh Xá Đại Lâm ở thành Tỳ Xá Ly xong, quyết định không có nghi ngờ, tác niệm như vậy: Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác từ lâu đã biết tâm của ta nghĩ diệu nghĩa sâu xa.
Diệu nghĩa như vậy, ta sẽ hỏi Đức Phật khiến cho các Bồ Tát trừ diệt tâm nghi ngờ, được trí không có ngăn ngại, được pháp vô thượng thảy đều hay trì giữ, biết rõ nghĩ nhớ, cuối cùng chẳng quên mất, cho đến Vô Thượng, Chánh Chân, Đẳng Giác. Nay ta vì muốn khiến cho các Bồ Tát, tất cả đại chúng được bốn loại pháp thanh tịnh.
Nhóm nào là bốn?
Ấy là: Chúng sinh thanh tịnh, pháp thanh tịnh, biện tài thanh tịnh, Phật Độ Trang Nghiêm Công Đức thanh tịnh.
Lại muốn khiến cho các Bồ Tát, tất cả đại chúng được ở nơi ưa thích của bốn loại tâm, làm pháp vi diệu.
Nhóm nào là bốn?
Ấy là: Thân vi diệu, miệng vi diệu, ý vi diệu, phương tiện khéo léo vi diệu.
Lại có bốn loại Đà La Ni khiến cho các Bồ Tát, tất cả đại chúng đều được nhập vào.
Nhóm nào là bốn?
Ấy là: Tự nhập môn Đà La Ni Môn, nhất thiết chúng sinh căn hạnh thiện xảo nhập môn Đà La Ni Môn, nghiệp báo thiện xảo vô tác hành nhập môn Đà La Ni Môn, thậm thâm pháp nhẫn nhập môn Đà La Ni Môn.
Mười hai pháp môn vi diệu của nhóm như vậy, vì muốn khiến cho các Bồ Tát, tất cả đại chúng thảy đều đắc được, cho nên tác niệm như vậy: Nghĩa vi diệu này, ta dùng tâm nói suy lường chọn lựa, như ý của ta, nay muốn hỏi Đức Phật. Đức Thế Tôn từ bi thương xót tất cả nên nghe ta hỏi.
Tác niệm này xong, liền bạch Phật rằng: Nguyện xin Đức Thế Tôn đại từ đại bi nghe con thưa hỏi.
Lúc đó, Đức Thế Tôn dùng đại từ bi cho nên chẳng quên Sở Nguyện, yên lặng nghe hứa.
Khi ấy, Trưởng Lão Xá Lợi Phất liền như lúc trước niệm tâm như vậy, nói suy lường như vậy, chọn lựa như vậy, thưa bạch đầy đủ với Đức Phật: Nguyện xin Đức Thế Tôn rộng vì chúng nói, khiến cho Bồ Tát kia với tất cả đại chúng nhân vào nghĩa này cho nên hết thảy các hành đều được thanh tịnh.
Lành thay Thế Tôn! Nguyện xin rộng nói.
Bấy giờ, Tôn Giả Xá Lợi Phất thưa bạch như vậy xong, thân tâm chánh niệm, buồn vui xen lẫn nhau, yên lặng tại một bên, chiêm ngưỡng dung mạo của Đức Thế Tôn chẳng nháy mắt như người khát nghĩ đến nước, cũng như ong đói tham Mật chẳng thể tự xét lựa. Các Bồ Tát kia, tất cả đại chúng cũng lại như vậy.
Khi ấy, Đức Thế Tôn tuy biết tất cả đại chúng thảy đều khát ngưỡng, vì muốn lược pháp tu hành này cho nên bảo Xá Lợi Phất rằng: Các ông hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ! Ta sẽ vì ông phân biệt, rộng nói.
Này Xá Lợi Phất! Các ông nên biết, nay ta trao cho ông nhập vô biên môn Đà La Ni. Ông với các Bồ Tát, tất cả đại chúng, nếu các ông hay đối với tất cả pháp chẳng lảm lấy, bỏ, không có chỗ hứa khả. Lại hay đối với Đà La Ni này, câu chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối mỗi mỗi trì giữ bền chắc. Ta sẽ vì ông phận biệt, rộng nói, khiến cho ông y theo thực hành được lợi ích lớn, tự sẽ chứng biết.
Bấy giờ, Xá Lợi Phất với tất cả chúng Bồ Tát Ma Ha Tát đều phát tiếng nói: Lành thay Thế Tôn! Nguyện lắng nghe, thọ trì như Đức Thế Tôn dạy bảo, hạnh như vậy, con hay thực hành.
Lành thay Thế Tôn! Nguyện xin tuyên nói Đức Phật nói: Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ!
Liền nói Chú là:
A nãi mạc nãi a xí mạc xí sa man đa mộ xí tát tri da la mễ tô mễ dụ cát đế ni lô cát đế ni lô cát đế, bách la bệ y lệ mê lệ hề lệ cước lạc tệ cước lạc ba đệ cước lạc ba tế sa lệ sa la hoạt đế hề lạc hề lệ hề lệ hề lệ lệ hề la hề lệ chân địa, chi hoạt đế già lệ già la nãi già la già la nãi a già lệ an đế an đa đế ca la nãi, a la nãi a đãn đế niết lợi mạc địa niết lợi bàn lợi đa nê niết mô lợi cước đế nị triệt lợi niết ha lệ ni ha la, tỳ ma lệ du đàn nê du bàn nê thi lạc du đãn nê ba la cước lợi đế bàn lợi nãi ba la cước lợi để đề ba nê bà bà tì bà bàn nê A tăng kỳ, a mễ tì bô la bách bệ tăng cước lợi sử nãi địa lê, địa địa lê ma ha địa địa lê đề ba nê bà bàn nê, ma ha bàn nê ca lê tra nê, ma ha ca lợi tra nê da xá bộ đế già lệ, a già lệ mạc già lệ sa mạn già lệ đà lợi noa đãn địa tô tư tu đế a tăng già, ni ha lệ ni ha la, tỳ ma lệ ni ha la, du đàn nê đà lợi trà tát địa tô mễ tô ma bàn đế tư thang mễ tư thang ma bàn đế tư đa bà bàn đế đà lợi trà tư thang mễ tư thang mạc ba la bát đế ma ha bách la bệ sa mạn đa bách la bệ tỳ bố la, hạc la đàm mị sa man đa mộ xí tát bạt đa la nô già đế a na xa da trì bách la chì sa nê đà la nị nễ đà nê đà la nị mộ khư, nô tán địa Phật đà đề hi trác đế nị đà na cồ đa lợi tô bà ha.
Bấy giờ, Đức Phật nói Nhập Vô Biên Môn Đà La Ni này xong, vì muốn khiến cho các Bồ Tát, tất cả đại chúng biết tu hành lợi cho nên bảo Xá Lợi Phất: Ông nên biết thần thú như vậy, nếu Bồ Tát muốn tu học nên đối với các pháp biết chẳng phải là hữu vi, cũng chẳng phải là vô vi, không có tưởng, không có đắc, không có nghi ngờ, không có buông xả, không có hứa khả, không có phát, không có hướng đến.
Khi người kia được suy tư như vậy thời vắng lặng niệm tâm mà được tăng trưởng, thấy rõ tất cả các pháp: Chẳng phải làm, chẳng phải chẳng phải làm, chẳng phải hợp, chẳng phải chẳng phải hợp, chẳng phải sinh, chẳng phải diệt cũng chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại, cũng không có diệt tưởng, chẳng làm một hai, chẳng làm lấy bỏ, cũng không có khởi đầu, chỉ nên Niệm Phật.
Nếu Niệm Phật thời chẳng làm sắc niệm, chẳng làm chẳng phải sắc niệm, chẳng phải tướng, chẳng phải chẳng phải tướng, chẳng phải giới, chẳng phải chẳng phải giới, chẳng phải định, chẳng phải chẳng phải định, chẳng phải tuệ, chẳng phải chẳng phải tuệ, chẳng phải giải thoát, chẳng phải chẳng giải thoát, chẳng phải giải thoát tri kiến, chẳng phải chẳng giải thoát tri kiến. Cũng không có xuất sinh, chẳng phải nhà, chẳng phải họ tính, cũng không có quyến thuộc, chẳng phải hành, chẳng phải chẳng phải hành, chẳng phải đắc cũng chẳng phải chứng.
Không có: Phiền não Kleśa, Uẩn Skandha, Giới Dhātu, các Nhập Āyatana. Song, đối với phiền não, uẩn, giới, các nhập cũng không có tận hết. Chẳng phải trí, chẳng phải thức, không có pháp, không có nói.
Chẳng phải tự tịnh, chẳng phải tha tịnh, chẳng phải chúng sinh tịnh. Chẳng phải tự lợi, chẳng phải tha lợi, chẳng phải pháp, chẳng phải Tỳ Ni, chẳng phải hành tịnh, chẳng phải thân tịnh, chẳng phải khẩu tịnh, chẳng phải ý tịnh, chẳng phải tiền tế tịnh, chẳng phải hậu tế tịnh, chẳng phải tự mình làm, chẳng phải người khác làm.
Như vậy, Xá Lợi Phất! Đây gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát nhiếp tất cả các pháp đều nhập vào trong niệm Phật Tam Muội, biết tất cả các pháp: Bình đẳng, một vị, được tâm không có sợ hãi, gọi là chân thật tu hành Đà La Ni, tất cả các Nguyện đều được đầy đủ, quyuết định hướng thẳng đến Phật Bồ Đề, tất cả căn lành không có thể ẩn náu. Dùng sức Đà La Ni này nên tất cả Pháp Tạng, các hành tướng tốt, chủng tính, tư lương, phương tiện khéo léo… mau được hoàn thành thành biện, vượt qua tất cả cảnh giới của nghiệp ma.
Như vậy, Xá Lợi Phất! Nếu Bồ Tát chân thật được nhập vào vô Biên Môn Đà La Ni này ắt sẽ được đến Địa Bất Thoái Chuyển, mau đến Vô Thượng, Chánh Chân, Đẳng Giác.
Tại sao thế?
Nên biết trong đây, tức là quyết định tất cả Chư Phật, tất cả pháp, các công đức Tạng. Lại hay sinh ra tất cả hành phân biệt của chúng sinh. Tuy lại quyết định sinh ra công đức như vậy, nhưng Đà La Ni này tận cùng thể tướng ấy không có được thật.
Khi ấy, Đức Thế Tôn liền vì các Bồ Tát, tất cả đại chúng nói kệ là:
Đừng nghi nơi pháp rỗng
Śūnya dharma: Không pháp
Nơi Phật, đừng làm khác
Lại chẳng động pháp giới
Mau được Đà La Ni
Nên nghe Kinh như vậy
Quyết định Đà La Ni
Ấy được trí đầy đủ
Thành tựu Phật Bồ Đề
Tụng Đà La Ni này
Bồ Tát không sợ hãi
Tất cả Phật mười phương
Nói pháp, hay lắng nghe
Người ấy chứng pháp lý
Ngang ánh sáng mặt trời
Hiểu đạt pháp vô thượng
Lý chân thật trang nghiêm
Tụng trì Kinh này nên
Lại được pháp thắng thượng
Đà La Ni vi diệu
Tất cả hiện tâm môn
Tất cả chúng, một kiếp
Đều hỏi tất cả nghi
Trừ chặt nghi ấy xong
Thì trí không cùng tận
Pháp Vương Tử như vậy
Đến gần Phật Bồ Đề
Nhận dặn dò hộ pháp
Yêu thích Kinh này nên
Chúng sinh đều yêu nhớ
Chưng Phật đều thương lo
Danh tiếng tràn thế gian
Do tụng trì Chú này
Lại trì Chú này nên
Khi sắp sửa hết mạng
Tám mươi ức Chư Phật
Duỗi bàn tay tiếp dẫn
Giả sử ngàn ức kiếp
Làm ác, đáng chịu quả
Do tụng trì Kinh này
Một tháng đều thanh tịnh
Nếu Bồ Tát một kiếp
Siêng tập công đức khác
Tụng trì Kinh này nên
Một tháng vượt qua hết
Chúng sinh trong ba cõi
Hết thảy đều là Ma Māra
Tụng trì Kinh này nên
Chẳng thể gây chướng nạn
Niệm như vậy, ý hành
Hữu Thắng Đà La Ni
Đến khắp, hiện Môn ấy
Cho đến được Bồ Đề Bodhi
Như Kinh này đã nói
Chú đấy, không có nghi
Nhất Thiết Trí Sarva jñā đã nói
Trong đấy được bồ đề
Nghe Tổng Trì Dhāraṇī này nên
Nhiên Đăng Dīpaṃkāra thọ ký ta
Tức thời thấy Chư Phật
Số như cát sông Hằng
Chư Phật này nói pháp
Thảy đều hay hiểu biết
Siêng tụng Kinh này nên
Tất cả mau thành tựu
Được Cõi Phật thanh tịnh
Các chúng Đại Thanh Văn
Quang Tướng Tạng trang nghiêm
Do Kinh này mà được
Nếu người chẳng phóng dật
Bảy ngày suy nghĩ kỹ
Tám mươi ức Chư Phật
Tuyên nói Đà La Ni
Nơi hay nghĩ, đừng nghĩ
Đừng nghĩ cũng chẳng nghĩ
Chẳng nghĩ, nghĩ nghĩ xong
Mau được Đà La Ni
Như đến trong biển lớn
Đừng nghi không tài bảo
Như được Đà La Ni
Đừng nghi không lạc
Báo quả báo vui sướng
Người gần gũi bồ đề
Nên dốc sức tinh tiến
Nếu được nơi vắng lặng
Cũng sẽ được bồ đề.
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Kệ này xong, lại bảo Xá Lợi Phất rằng: Nay ta lại có bốn loại tu pháp Đà La Ni. Nếu Bồ Tát hay ở trong đó tu hành đầy đủ thì quyết định sẽ được vào nhập môn Đà La Ni này.
Nhóm nào là bốn?
Ấy là: Tâm buông trừ tham dục, chặt đứt sự ganh ghét. Đối với chỗ của chúng sinh hay buông xả tất cả. Khi cho xong thì chẳng hối hận. Ngày đêm cầu pháp, dùng pháp tự vui.
Như vậy, Xá Lợi Phất! Nếu Bồ Tát hay tu hành đầy đủ như vậy thì quyết định được vào nhập môn Đà La Ni như vậy.
Lúc đó, Đức Thế Tôn muốn làm rõ nghĩa này một lần nữa, nên nói tụng là:
Dục Chanda hay Rajas là chỗ hành của ma uế
Cũng là nhân duyên của địa ngục
Đã biết nghiệp tội, gốc đường ác
Với người, tất cả trừ tâm ghét
Buông: Danh lợi, cung kính bạn thân
Mắt yêu ái mục bình đẳng nhìn chúng sinh
Dung mạo đoan chánh rất kỳ diệu
Đức uy quang, đại sắc theo thân
Tất cả hữu vi, gốc tranh tụng
Cần phải buông lìa, đừng giữ lại
Nếu hay buông yêu thích ấy xong
Được vào nhập pháp môn như vậy
Ân cần ngày đêm cầu các pháp
Chuyên tâm chánh trực thích bồ đề
Như vậy thường hay gần gũi pháp
Tâm môn ắt hiện Đà La Ni.
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Tụng này xong, lại bảo Xá Lợi Phất: Lại có bốn pháp hay đủ tất cả Bồ Tát Hạnh Bodhisatva caryā được vào Nhập Môn Đà La Ni như vậy.
Nhóm nào là bốn?
Ấy là: Gần gũi núi, rừng, chốn A Lan Nhã được pháp nhẫn thâm sâu. Danh tiếng, lợi dưỡng, tất cả cung kính. Buông lìa tất cả nơi yêu thích. Cho đến mất mạng, cuối cùng chẳng hối hận.
Này Xá Lợi Phất! Pháp như vậy hay đầy đủ hết thảy các hạnh của Bồ Tát, được vào Nhập Môn Đà La Ni như vậy.
Lúc đó, Đức Thế Tôn muốn tuyên nói nghĩa này một lần nữa, nên dùng kệ tụng là:
Núi, rừng, A Luyện Nhã
Nơi chánh hạnh khen ngợi
Tùy lại trụ chốn ấy
Chẳng hủy hoại người khác
Tu Nhẫn Kṣāntī chẳng phóng dật
Thường như cứu đū cháy
Chẳng y theo danh lợi
Giả hiện các tướng khác
Khó, hiếm có gặp Phật
Bỏ nhà: Gốc nhiều khổ
Thanh tịnh thân miệng ý
Cung kính Phật Pháp Tăng
Chẳng cầu nơi danh lợi
Nơi nơi biết dừng, đủ
Như chim bay trong không
Tất cả không chỗ dựa
Nếu có người như vậy
Ắt nơi Quả Phala chẳng không
Không tin, không giới hạnh
Nơi Pháp chẳng suy nghĩ
Người này bỏ bồ đề
Giống như Trời với đất
Thế nên, người tu hành
Nên buông bỏ danh lợi
Hạnh Chân Diệu như vậy
Nơi Hiền Thánh khen ngợi.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Lại có bốn Pháp khéo hay đầy đủ Bồ Tát Hạnh, được vào Nhập Môn Đà La Ni như vậy.
Nhóm nào là bốn?
Ấy là tám loại Tự Môn, nếu hay khéo vào nghĩa của chữ này thì được vào Nhập Môn Đà La Ni như vậy.
Nhóm nào là tám?
Ấy là: Chữ Bả PA, chữ La LA, chữ Mãng: BA, chữ Nhạ JA, chữ Ca KA, chữ Đà DHA, chữ Xả ŚA, chữ Khất Sái KṢA.
Tám chữ này: Bả PA tức là chân như Tathatā, nhập vào tất cả pháp vô ngã Anātman.
La LA là tướng tốt, chẳng phải tướng tốt, nhập vào pháp thân Dharmakāya của Như Lai Tathāgata.
Mãng BA là pháp phàm phu, Pháp Hiền Thánh nhập vào nhất như vô nhị.
Nhạ JA là sinh già bệnh chết, chẳng phải sinh già bệnh chết… nhập vào không sinh không diệt.
Ca KA là nhập vào nghiệp báo, chẳng phải nghiệp báo.
Đà DHA là gốc Pháp của Đà La Ni Đà La Ni Pháp Bản: Trống rỗng Śūnya: Không, không có tướng vô tướng, không có nguyện vô nguyện nhập vào pháp giới.
Xả ŚA là định tuệ, chẳng phải định tuệ, tất cả pháp nhập vào nhất như.
Lý của chân như với chẳng phải hai, chẳng phải khác, bình đẳng, không có sai biệt.
Khất Sái KṢA là trống rỗng Śūnya: Không, tất cả pháp không có cùng tận, chẳng thể phá hoại, xưa nay vắng lặng… nhập vào pháp Niết Bàn.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói lời như vậy: Như tám chữ này, nếu người được ý thì hay nhập vào gốc pháp của Đà La Ni.
Gốc Pháp của Đà La Ni, Tu Đa La Sūtra: Khế Kinh như vậy nên khéo viết chép, thọ trì, đọc tụng hoặc nửa tháng, hoặc một tháng. Lại đem gốc pháp này chuyển dạy cho người khác khiến sinh vui vẻ, khuyên bảo khích lệ tu tiến, trợ cho uy lực ấy, khiến cho chuyên chí, siêng năng chẳng lùi.
Tác thuyết này xong, bảo Xá Lợi Phất: Bốn pháp như vậy hay thành Bồ Tát Hạnh, được vào Đà La Ni Môn.
Lúc đó, Đức Thế Tôn muốn tuyên nói nghĩa này một lần nữa, nên dùng kệ tụng là:
Nên nghĩ ý tám chữ
Kinh với Đà La Ni
Viết chép, trì, đọc tụng
Một tháng hoặc nửa tháng
Lại cảm hóa chúng sinh
Vui vẻ khiến tinh tiến
Người ấy gần bồ đề
Thường được Thắng Thượng Giác
Hiện thấy tất cả Phật
Trụ ở tại mười phương
Học hành được tăng trưởng
Thế nên, cần siêng năng.
Này Xá Lợi Phất! Lại có bốn pháp hay thành các công đức của Bồ Tát, ở trong Đà La Ni này siêng năng tinh tiến.
Nhóm nào là bốn?
Ấy là: Tất cả Chư Phật ở mười phương thường sẽ hộ niệm, không có tất cả các nghiệp ma ác, hay chuyển tất cả các nghiệp chướng ác, mau khiến cho thanh tịnh được biện tài không đứt đoạn.
Xá Lợi Phất! Ông nên biết bốn pháp như vậy hay thành tựu các công đức của Bồ Tát, ở trong Đà La Ni này tinh tâm chẳng lùi.
Lúc đó, Đức Thế Tôn muốn tuyên nói nghĩa này một lần nữa, nên dùng kệ tụng là:
Tất cả Phật mười phương nghĩ nhớ.
Hoặc ma, nghiệp ma chẳng được tiện.
Hay chuyển nghiệp chướng khiến thanh tịnh.
Vào được vô thượng thắng biện tài.
Này Xá Lợi Phất! Ta nhớ đời quá khứ, rộng lớn vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp, lại vượt qua số đấy.
Lúc đó, có Đức Phật Hiệu là Bảo Công Đức Uy Tú Kiếp Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Bà Già Bà.
Bấy giờ, Đức Phật ấy sắp vào Niết Bàn cho nên rộng vì đại chúng nói pháp bản Đà La Ni này. Thời có vị Đại Chuyển Luân Vương tên là Trì Hỏa, đầy đủ bảy báu, người dân an vui. Vị Vua ấy có người con tên là Bất Tư Nghị Thắng Công Đức mới mười sáu tuổi đi theo Đức Như Lai kia, nghe Đà La Ni Pháp Bản này.
Nghe xong vui vẻ, liền ở trong bảy vạn năm siêng năng tu tập Đà La Ni Pháp Bản này, chưa từng ngủ say, cũng chẳng nằm nghiêng, ngồi ngay thẳng ở một chỗ, chẳng tham tài vật, chẳng tham ngôi Vua, chẳng vui thích thân của mình… được gặp chín ức trăm ngàn na do tha Chư Phật. Chư Phật nói Pháp đều hay lắng nghe hết.
Nghe xong, hay trì giữ, yêu thích tu tập, chán lìa pháp nhà gia pháp, cạo bỏ râu tóc rồi làm Sa Môn Śramaṇa. Làm xong, lại ở trong chín vạn năm tu tập Nhập Vô Biên Nhập Môn Đà La Ni này đều khéo thành thục. Khéo thành thục xong, lại dùng Kệ này rộng vì chúng sinh phân biệt, hiển bày.
Trong một đời dốc sức giáo hóa khiến cho tám mươi ức trăm ngàn na do tha chúng sinh được pháp tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác, từ phát tâm này gom công chứa đức thảy đều trụ ở địa bất thoái.
Này Xá Lợi Phất! Ông hãy tạm biết: Ngay lúc đó, có một vị trưởng giả tên là Nguyệt Tướng, vị ấy có một người con tên là Vô Biên Quang Ananta prabha theo vị Tỳ Kheo kia nghe Nhập Vô Biên Pháp Bản Đà La Ni này, cho nên khởi Tâm tùy vui.
Do nhân duyên của căn lành tùy vui này, được pháp môn thắng thượng khởi tín, hết thảy ngôn thuyết đều được con người phụng hành, lại được thắng thượng tương tục vô đoạn biện tài, vượt qua tất cả chúng Bồ Tát. Ở chỗ của tất cả Như Lai kia trải qua trong ba kiếp thường đều cúng dường, hơn ba kiếp xong thì được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác.
Xá Lợi Phất! Nay ông nên biết, đừng sinh tâm nghi ngờ mà tác tưởng ngăn ngại. Người con của trưởng giả Nguyệt Tướng lúc đó, há phải ai khác mà tức là Nhiên Đăng Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác Dīpaṃkāra tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddha. Vị Tỳ Kheo Bất Tư Nghị Thắng Công Đức nói pháp lúc đó, há phải là ai khác mà tức là A Di Đa Bà Da Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác Amitābhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddha vậy.
Này Xá Lợi Phất! Ta với tất cả Bồ Tát trong hiền kiếp Bhadra kalpa nghe pháp bản này đều sinh tâm tùy vui. Lúc đó, ta phát tâm tăng thượng tùy hỷ. Do nhân duyên của căn lành này, hết thảy phiền não trong bốn trăm vạn kiếp, tất cả vượt qua chẳng thể gây chướng ngại. Ở bên cạnh chín mươi ức Phật lắng nghe chánh pháp, được thắng thượng Đà La Ni, lại được pháp môn thắng thượng khởi tín, lại được thắng thượng tương tục vô đoạn biện tài.
Này Xá Lợi Phất! Ông nên biết. Nếu các Bồ Tát muốn mau được mau đến A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Giả sử, chẳng thể tu hành đầy đủ, cần phải nghe Đà La Ni này, phát tâm tùy vui.
Tại sao thế?
Do nhân duyên của căn lành lắng nghe, tùy vui này hay ban cho địa bất thoái chuyển, làm nhân duyên thù thắng đó cho đến được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, cũng lại nhờ vào căn lành này làm nhân duyên thù thắng đấy.
Huống chi là viết chép, đọc tụng, thọ trì, như pháp tu hành, rộng vì người nói, khen ngợi, khuyên nhủ khích lệ khiến cho kẻ ấy tu học, các nhóm công đức này chỉ trừ Chư Phật mới có thể biết, còn tất cả chúng sinh không thể xưng nói, tính đếm so sánh, nghĩ lường nơi có thể biết được.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói lời này xong, vì muốn tuyên nói nghĩa này một lần nữa, nên dùng kệ tụng là:
Nghe Kinh, tâm tùy vui
Viết chép kèm đọc tụng
Tự giữ, dạy người giữ
Các nhóm công đức này
Tất cả các chúng sinh
Chẳng ai tính lường nổi
Hiện thấy tất cả Phật
Được niềm tin hiếm có
Hay biết hết tất cả
Tu Đa La Sūtra:
Khế Kinh thâm sâu
Mau chứng diệu bồ đề
Được thấy Phật không giảm
Lại được định thần thông
Diệu Sắc Surūpa với
Tư Lương Sambhāra
Nhóm tổng trì không giảm
Cho đến Vô Thượng Giác
Ta nhớ đời qua khứ
Đà La Ni như vậy
Vô Biên Ananta prabha:
Vô biên quang bấy giờ nghe
Được thấy hằng sa Phật
Tùy nơi tâm thích chứng
Thành tựu Nhiên Đăng Tôn
Dīpaṃkāra nātha
Vô Biên Ananta prabha đời trước là
Di Đà Amitābha:
Vô Lượng Quang tuyên nói pháp
Ta với chúng hiền kiếp
Đời trước, đều tùy vui
Muốn mau chứng bồ đề
Tồi phục các chúng ma
Đầy đủ trăm tướng phước
Tu Pháp này chẳng khó
Phước: viết, trì niệm tụng
Tức là Chân Phật Tử
Giả sử các Thế Giới
Số như cát Sông Hằng
Tràn đầy tất cả báu
Đem dâng cúng Mâu Ni Muội
Dùng thẳng phước: viết, trì
Vượt hơn công đức đó
Do Thế lực Kinh này
Đều được Phật chẳng khó.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Nếu Bồ Tát đối với Nhập Vô Biên Đà La Ni này, tinh cần dùng ý thì ở trong núi Tuyết có tám vị Dạ Xoa ngày đêm thường đến vệ hộ người này, đem uy lực ấy đưa vào khắp các lỗ chân lông của thân người ấy.
Nhóm nào là tám?
Tên các vị ấy là: Dũng Kiện Dạ Xoa, Kiên Cố Dạ Xoa, Chúng Đa Lực Dạ Xoa, Na La Diên Lực Dạ Xoa, Thật Hành Dạ Xoa, Vô Năng Giáng Phục Dạ Xoa, Trường Nha Phong Xuất Dạ Xoa, Thiện Tý Dạ Xoa. Nhóm như vậy.
Này Xá Lợi Phất! Các Bồ Tát này nếu khiến tám Đại Dạ Xoa kia đi đến hiện thân tướng thì nên tắm gội sạch sẽ. Mặc áo sạch đẹp, vào đạo trường kinh hành. Đối với tất cả chúng sinh, chẳng khởi tâm ác. Đối với pháp bản Đà La Ni này, một lòng nghĩ nhớ thời tám vị Dạ Xoa kia mau chóng hiện trước mặt, khiến cho Bồ Tát này được thấy rõ ràng.
Lại có tám Bồ Tát sinh trong Cõi Trời Dục Giới Kāma dhātu cũng thường hộ niệm người hành Đà La Ni kia.
Nhóm nào là tám?
Tên các vị ấy là: Minh Triệt Thiên Tử, Phổ Chiếu Thiên Tử, Trí Quang Thiên Tử, Nhật Quang Thiên Tử, Khuyến Thỉnh Thiên Tử, Nhất Thiết Nguyện Mãn Túc Thiên Tử, Tinh Tú Vương Thiên Tử, Bảo Ý Thiên Tử. Tám vị Thiên Tử Devaputra của nhóm ấy thường sẽ hộ niệm.
Nếu người hành Đà La Ni này, cốt yếu tu tâm tinh tế, dụng ý như vậy. Bồ Tát nên phát thệ nguyện chân thật, biết ơn, báo ơn, ngày đêm cầu pháp, dùng pháp tự vui, tu pháp nhẫn thâm sâu. Như vậy, Bồ Tát nên tu hành bố thí, phân chia cho người, tùy theo thứ mình có đem cấp cho người. Giả sử chỉ có một vật này thì cũng nên bố thí cho người.
Như vậy, Bồ Tát lại nên cung kính tất cả, nhún tâm phù hợp, chuyên tâm một ý học nhẫn Kṣāntī thâm sâu. Các hàng Bồ Tát cần phải như vậy tu hành Đà La Ni Pháp Bản.
Khi ấy, Đức Phật nói Đà La Ni Pháp Bản này thời ở trong chúng ấy có ba mươi ức trăm ngàn na do tha hằng hà sa số đẳng các Bồ Tát đều đối với A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác được đến địa bất thoái chuyển.
Sáu mươi ức trăm ngàn na do tha Thiên Nhân đẳng chúng, kẻ chưa phát tâm đều được phát tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác.
Lúc đó, Trưởng Lão Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: Thế Tôn!
Kinh này có tên gọi như thế nào?
Chúng con phụng trì như thế nào?
Đức Phật bảo Trưởng Lão Xá Lợi Phất rằng: Kinh này tên là Nhập Vô Biên Pháp Bản Đà La Ni, như vậy thọ trì Kinh này. Cũng có tên là Nhất Hướng Xuất Sinh Bồ Tát, như vậy thọ trì Kinh này. Như vậy thọ trì Kinh này. Cũng có tên là Giáng Phục Nhất Thiết Ma Oán, như vậy thọ trì Kinh này. Cũng có tên là Quyết Định Thú Hướng Nhất Thiết Trí, như vậy thọ trì.
Đức Phật thuyết Kinh xong thời Trưởng Lão Xá Lợi Phất với các Thanh Văn, Bồ Tát, tám Bộ Trời Rồng, tất cả đại chúng trong Đại Hội nghe điều Đức Phật đã nói, đều vui vẻ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Tạo Tượng Công đức - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tăng Già Tra - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Lê Tê đạt đa - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Kim Quang Minh Hợp Bộ - Phẩm Hai Mươi Bốn - Phẩm Tán Phật
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Hai - Phẩm Ba - Phẩm Quán Chiếu - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Phương Quảng - Phần Mười Hai - Tâm Giải Thoát