Phật Thuyết Kinh Như Lai Trang Nghiêm Trí Tuệ Quang Minh Nhập Nhất Thiết Phật Cảnh Giới - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
PHẬT THUYẾT KINH
NHƯ LAI TRANG NGHIÊM TRÍ
TUỆ QUANG MINH NHẬP
NHẤT THIẾT PHẬT CẢNH GIỚI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bát Nhã Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
PHẦN HAI
Này Văn Thù Sư Lợi! Khi nào trống đại diệu pháp ấy phát ra tiếng?
Này Văn Thù Sư Lợi! Vì các vị trời ấy đam mê cảnh giới ngũ dục không bao giờ xa lìa, lại thêm phóng túng, không chịu vào thiện pháp đường để nghe pháp suy nghĩ nghĩa.
Thích Đề Hoàn Nhân ấy cũng đam mê cảnh giới ngũ dục, không bao giờ lìa xa, lại thêm phóng túng, không vào thiện pháp đường, không lên tòa để nói pháp cho Chư Thiên. Khi ấy, trống đại diệu pháp không thể thấy, không thể quán nữa, vượt qua cảnh giới của mắt, mà trụ trong hư không, phát ra tiếng pháp vi diệu.
Tiếng pháp vi diệu ấy vang khắp Cõi Trời Ba Mươi Ba với lời như vậy: Các Trời nên biết! Tất cả sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp đều là vô thường, chớ hành phóng dật mà phước báo Trời mau mất.
Các Trời nên biết! Tất cả hành là khổ, tất cả hành là không, tất cả hành là vô ngã.
Cho nên các vị chớ hành phóng dật, mà quả báo trời hết thì sinh vào đường khổ. Các vị nên cùng nhau bàn luận pháp, thích pháp, vui với pháp, nếm mùi vị pháp, thuận theo pháp, nhơ nghĩ pháp. Nếu các vị không muốn mãi được thọ hưởng cảnh giới ngũ dục ở Cõi Trời thì hãy tu hành chân chánh.
Này Văn Thù Sư Lợi! Tiếng của trống pháp ấy không thể thay, không có sắc, không phân biệt, không có sự phân biệt, vượt hơn cảnh giới của mắt, không sinh, không diệt, xa lìa các âm thanh ngôn ngữ, xa lìa tâm, ý, ý thức.
Này Văn Thù Sư Lợi! Bấy giờ nghe tiếng trống vi diệu này, chúng Trời Ba Mươi Ba liền vào Thiện pháp đường để bàn luận pháp, thích pháp, vui với pháp, nếm mùi vị pháp, thuận với pháp, nhớ nghĩ pháp, lời nói đi đôi với việc làm. Khi ở các Cõi Trời ấy qua đời thì sinh vào những cảnh giới khác tốt đẹp hơn. Thích Đề Hoàn Nhân cũng vào Thiện pháp đường, lên tòa pháp cao để giảng nói pháp cho chúng trời.
Này Văn Thù Sư Lợi! Khi A Tu La chiến đấu với các vị trời ấy thì sức lực của Cõi Trời Ba Mươi Ba suy yếu, tan rã. Khi ấy trong hư không, trống pháp phát ra tiếng như vậy, A Tu La nghe tiếng trống ấy Kinh hồn khiếp vía tháo chạy vào biển lớn.
Này Văn Thù Sư Lợi! Trống đại pháp ấy không có hình tướng, không có tác giả, không thể thấy, không thể quán, vốn không thật, chẳng thể nghĩ bàn, không có tâm, không có tướng, không có sắc, không có âm thanh, không có thể, không có hai, vượt qua cảnh giới của mắt.
Này Văn Thù Sư Lợi! Cõi Trời Ba Mươi Ba nhờ bản hạnh nghiệp nên trong hư không trống đại diệu pháp ấy phát ra tiếng, làm cho chúng trời xa lìa tất cả chướng ngại, lo buồn, không còn đắm nhiễm và được vắng lặng.
Này Văn Thù Sư Lợi! Như tiếng trống đại pháp trong hư không, không thể thấy, không thể quán, vốn không thật, chẳng thể nghĩ bàn, không có tâm, không có tướng, không có hình sắc, không có âm thanh, không có vật, không có hai, vượt qua cảnh giới của mat, nhờ vào bản hạnh nghiệp mà trống pháp phát ra tiếng, khiến cho Thiên Chúng trong Cõi Trời Ba Mươi Ba xa lìa tất cả chướng ngại, lo buồn, được vô nhiễm tịch tĩnh.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nếu Thiên Chúng ở Cõi Trời Ba Mươi Ba có tâm buông lung thì trống diệu pháp phát ra âm thanh rất lớn khiến cho họ xa lìa tất cả chướng ngại lo buồn mà được vô nhiễm tịch tĩnh.
Này Văn Thù Sư Lợi! Cũng như vậy, đối với pháp thân thanh tịnh của Như Lai, Ứng Chánh Biến Tri, thì tất cả thế gian không thể thấy được, vì vốn không thật, chẳng thể nghĩ bàn, không có tâm, không có tướng, không có hình sắc, không có tự thể, không có hai, vượt qua cảnh giới của mắt.
Này Văn Thù Sư Lợi! Như chúng sinh kia nhờ vào bản hạnh nghiệp và tùy tâm tin tưởng mà được nghe tiếng của pháp, và tiếng pháp ấy khiến cho chúng sinh xa lìa tất cả chướng ngại lo buồn, không còn đắm nhiễm và trở lại thanh tịnh, vắng lặng.
Này Văn Thù Sư Lợi! Pháp thân thanh tịnh ấy không thể dùng lời nói được, cũng không có chủ thể, nhưng vì chúng sinh nhờ vào nghiệp lực, căn lành mà nghe được tiếng diệu pháp ấy và cho là Như Lai nói pháp, cho rằng thế gian có Phật.
Này Văn Thù Sư Lợi! Tất cả chúng sinh nghe tiếng của Như Lai đều được tất cả sự vui mừng. Người tin rồi khiến được hiểu đúng đắn. Nghe tiếng mà hiểu đúng đắn là thân Như Lai. Bồ Tát mới phát tâm và tất cả chúng sinh phàm phu nếu nghe Như Lai nói pháp, quan sát Như Lai thì tất cả căn lành đều được thêm lớn.
Này Văn Thù Sư Lợi! Pháp Thân thanh tịnh của Như Lai, Ứng Chánh Biến Tri là bất sinh bất diệt, phải nên biết như vậy.
Này Văn Thù Sư Lợi! Ví như đầu mùa hạ nhờ vào sức bản nghiệp của chúng sinh mà tất cả hạt giống như lúa mạ, cỏ cây, lùm rừng, cây thuốc ở mặt đất đều nẩy mầm tăng trưởng, và làm cho chúng sinh được tất cả sự vui thích.
Vì thế trong hư không phát ra gió, gió ấy tạo thành mây lớn, mây lớn đổ xuống trận mưa lớn, mưa lớn ấy chảy tràn khắp cả mặt đất, nước tràn mặt đất làm cho tất cả hạt giống phát triển tốt tươi.
Khi ấy, hết thảy mọi người trong cõi Diêm Phù Đề rất vui mừng, vô cùng phấn khởi nói: Đây là mây lớn, đây là mưa lớn.
Này Văn Thù Sư Lợi! Khi trong hư không không mưa thì người ở cõi Diêm Phù Đề nói: Không có mây, không có mưa.
Này Văn Thù Sư Lợi! Khi nào trong không trung nổi mây lớn, mưa lớn khắp nơi thì khi ấy các chúng sinh đều nói: Hiếm có mây lớn, hiếm có mưa lớn, mưa lớn khắp nơi, tràn đầy mặt đất.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nhưng trên hư không ấy không có mây, không có mưa.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nhờ vào gió mà trong hư không có thể sinh khởi mây lớn, có thể sinh khởi mưa lớn.
Này Văn Thù Sư Lợi! Cũng chính vì gió ấy mà hư không không có mây, không có mưa.
Vì sao?
Vì do sức bản nghiệp của chúng sinh.
Này Văn Thù Sư Lợi! Như nước tụ lại trên hư không, nhờ gió đứng lại, và cũng nhờ gió mà mưa, mà người thế gian gọi là mây mưa.
Vì sao?
Vì do sức bản nghiệp của chúng sinh, mà trong hư không đổ trận mưa lớn làm tràn đầy cả mặt đất.
Này Văn Thù Sư Lợi! Thật sự trong hư không ấy không có mây, không có mưa.
Này Văn Thù Sư Lợi! Tự tánh của mây, mưa lớn ấy bất sinh bất diệt, lìa tâm, ý, y thức, xa lìa tướng đến đi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Như vậy, các Đại Bồ Tát nhờ vào căn lành quá khứ tu các hạnh lành, nghe Phật giảng nói pháp đắc được đạo không chướng ngại.
Tất cả chúng sinh, tất cả Thanh Văn, Phật Bích Chi… trồng các căn lành để cầu đạo Niết Bàn. Chúng sinh thế gian liền cho rằng Như Lai, Ứng Chánh Biến Tri xuất hiện nơi đời. Như Lai nói pháp đều là lời chân thật, lời chân như, lời không khác, mà các hàng trời người xưng rằng Như Lai.
Này Văn Thù Sư Lợi! Do căn lành của chúng sinh nên pháp thân phát ra tiếng, mà các hàng trời người nói như vậy: Như Lai nói pháp.
Này Văn Thù Sư Lợi! Thật không có Như Lai.
Vì sao?
Vì Pháp Thân Như Lai vô tướng, lìa tướng, vô xứ, lìa xứ, không thật, không sinh, không diệt.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nhưng Như Lai ấy với nhạo thuyết biện tài vì các hàng trời người mà nói pháp không có cùng tận, tùy theo điều họ được nghe, khiến cho họ đều hiểu biết.
Này Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát mới phát tâm và tất cả phàm phu vì nhờ vào sức bản nghiệp của chúng sinh nên thấy Như Lai nhập Niết Bàn. Như Lai nhập Niết Bàn thì không thể nào thấy được, nhưng chúng sinh kia nghĩ như vậy, liền cho là Như Lai cứu cánh Niết Bàn.
Này Văn Thù Sư Lợi! Như Lai, Ứng Chánh Biến Tri chẳng sinh, chẳng tử, chẳng khởi, chẳng diệt.
Này Văn Thù Sư Lợi! Như Lai, Ứng Chánh Biến Tri từ vô thủy đến nay chứng thường trụ Đại Bát Niết Bàn.
Này Văn Thù Sư Lợi! Như mây lớn kia không thật, không sinh không diệt, do hư vọng nên có như thế, nhưng vì chúng sinh vọng tưởng nên giả gọi là mây mưa như vậy.
Này Văn Thù Sư Lợi! Như Lai không thật, không sinh, không diệt, xưa nay không sinh nhưng chúng sinh theo tâm tưởng của mình mà nghe Như Lai, Ứng Chánh Biến Tri hiện có nói pháp.
Này Văn Thù Sư Lợi! Ví như Đại Tự Tại Phạm Thiên Vương tự tại vô ngại trong mười, trăm, ngàn, vạn của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, quan sát xuống tất cả cung điện của các trời, cho đến cung điện của Tứ Đại Thiên Vương, khi ấy Đại Tự Tại Phạm Thiên Vương là chủ tự tại trong mười, trăm, ngàn, vạn của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới quán sát tất cả cung điện của các trời.
Này Văn Thù Sư Lợi! Khi ấy, tất cả Chư Thiên trong cung điện đều xả bỏ tất cả kỹ nhạc trong cảnh giới ngũ dục, bỏ cac niệm dục, sinh lòng đại cung kính, chắp tay cúng dường, đứng chiêm ngưỡng Đại Phạm Thiên Vương.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nhưng Đại Tự Tại Phạm Thiên Vương ấy tạm thời hiện trong tất cả các cung điện.
Bấy giờ, các vị trời vì muốn sinh vào cõi Phạm nên đem tất cả căn lành hồi hướng lên Phạm Thiên.
Này Văn Thù Sư Lợi! Đại Tự Tại Đại Phạm Thiên Vương là chủ của mười, trăm, ngàn, vạn trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới. Vị ấy ở mãi địa vị Phạm Thiên và vững trụ nơi Phạm Cung, nương vào sức tự tại nguyện của mình đồng thời tùy theo căn lành của tất cả chúng sinh mà hóa làm Phạm Thiên, ngày ngày quán sát tất cả cung trời, xuống đến Tứ Đại Thiên Vương.
Khi đó, mỗi vị đều từ bỏ tất cả kỹ nhạc trong cảnh giới ngũ dục, xả bỏ các niệm dục, sinh lòng đại cung kính, chấp tay cúng dường, chiêm ngưỡng Đại Phạm Thiên Vương. Nhưng Đại Tự Tại Phạm Thiên Vương ấy ở trong tất cả các cung điện tạm thời hiện thân, mà ở cung Phạm Thiên vẫn không lay động. Khi ấy, các trời vì muốn sinh vào cõi Phạm nên đem tất cả căn lành hồi hướng lên Phạm Thiên.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nhưng chỗ ấy thật không có cung điện Phạm Thiên.
Này Văn Thù Sư Lợi! Phạm Thiên ấy là không, và cung điện Phạm Thiên ấy đều không thật, không có danh tự, không có âm thanh, không có trụ xứ, không có tự thể, không nghĩ bàn, không tướng, lìa tâm ý, y, thức, không sinh không diệt.
Này Văn Thù Sư Lợi! Đại Phạm Thiên ấy nhờ vào năng lực bản nguyện hộ trì căn lành của mình và cũng nhơ vào năng lực hộ trì căn lành của các trời nên tạm thời hiện thân trong tất cả cung điện.
Này Văn Thù Sư Lợi! Nhưng các vị trời ấy không biết thân của Phạm Thiên là rỗng không, đều không thật, không có danh tự, không có âm thanh, không có trụ xứ, không có tự thể, chẳng thể nghĩ bàn, không tướng, lìa tâm, ý, ý thức, bất sinh bất diệt.
Như vậy, này Văn Thù Sư Lợi! Như Lai, Ứng Chánh Biến Tri là không, đều không thật, không có danh tự, không có âm thanh, không có trụ xứ, không có tự thể, chẳng thể nghĩ bàn, không tướng, lìa tâm, ý, ý thức, bất sinh bất diệt.
Cũng như vậy, này Văn Thù Sư Lợi! Như Lai, Ứng Chánh Biến Tri căn cứ vào năng lực bản nguyện, bản hạnh của Bồ Tát mà hộ trì Bồ Tát mới phát tâm, trụ vào thừa Thanh Văn và Phật Bích Chi, nhờ vào căn lành của tất cả phàm phu mà Như Lai ứng hiện trăm, ngàn, vạn thân tướng hảo trang nghiêm, giống như bóng trong gương, đứng yên tại chỗ bất động.
Này Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát mới phát tâm, tat cả hàng Thanh Văn, Phật Bích Chi và hạng phàm phu đều không biết Như Lai, Ứng Chánh Biến Tri là rỗng không, không có, không thật, không thể thấy, không có danh tự, không có âm thanh, không có trụ xứ, không có tự thể, chẳng thể nghĩ bàn, vô tướng, lìa tâm, ý, ý thức, bất sinh bất diệt.
Này Văn Thù Sư Lợi! Như Lai có trăm ngàn vạn ức thân tướng hảo trang nghiêm, đầy đủ tất cả công hạnh, oai nghi của Như Lai. Tùy theo lòng tin của từng loại chúng sinh mà phát ra tiếng vi diệu để nói pháp cho chúng sinh, khiến cho chúng sinh xa lìa tất cả các chướng ngại, lo buồn, được vô nhiễm tịch tĩnh. Như Lai đối với tất cả đều bình đẳng, không phân biệt, không có tâm sai khác.
Này Văn Thù Sư Lợi! Do nghĩa này nên nói bất sinh bất diệt là Như Lai.
Khi ấy Thế Tôn nói kệ:
Như Lai không hề sinh
Các pháp cũng như vậy
Pháp thế gian không thật
Kẻ ngu lầm chấp tướng
Trong pháp thiện vô lậu
Không ai bằng Như Lai
Nhờ sức thiện pháp ấy
Hiện đời như bóng gương.
Này Văn Thù Sư Lợi! Ví như ánh sáng mặt trời mới mọc, đầu tiên chiếu núi chúa lớn, lần lượt chiếu đến Núi Chiết Ca Bà La, Núi Ma Ha Chiết Cân Ca Bà La, kế đến chiếu các núi lớn khác, rồi chiếu các núi Hắc, đồi gò cao nguyên, cuối cùng chiếu những nơi thấp hang sâu.
Này Văn Thù Sư Lợi! Ánh sáng của mặt trời ấy chẳng phân biệt, không có sự phân phân biệt, không suy nghĩ.
Vì sao?
Này Văn Thù Sư Lợi! Ánh sáng của mặt trời không có tâm, ý, ý thức, không sinh, không diệt, vô tướng, lìa tướng, vô niệm, lìa niệm, không hý luận, lìa hý luận, không chướng ngại, lìa chướng ngại, không trụ bờ bên này, không trụ bờ bên kia, không cao, không thấp, không trói, không mở, không biết, chẳng phải không biết.
Không phiền não, chẳng phải không phiền não, không thật, chẳng phải không that, không ở bờ bên này, không ở bờ bên kia, không ở đất liền, không ở trong nước, không ở hai bên bờ, không ở giữa dòng, vô giác lìa giác, không có sắc chẳng phải không có sắc.
Này Văn Thù Sư Lợi! Vì đại địa có cao, thấp, trung bình mà ánh sáng mặt trời tùy theo mặt đất có cao, thấp, trung bình.
Này Văn Thù Sư Lợi! Như Lai, Ứng Chánh Biến Tri cũng vậy, không phân biệt, không có sự phân biệt, không suy nghĩ.
Này Văn Thù Sư Lợi! Vì sao?
Vì Như Lai, Ứng Chánh Biến Tri lìa tâm, ý, ý thức, không sinh, không diệt. Không tướng, lìa tướng. Không niệm, lìa niệm. Không hý luận, lìa hý luận. Không nhiệt não, lìa nhiệt não. Không trụ bờ bên này, không trụ bờ bên kia. Không cao, không thấp. Không trói, không mở. Không biết, chẳng phải không biết. Không phiền não, chẳng phải không phiền não.
Chẳng phải thật ngữ, chẳng phải không thật ngữ. Không ở bờ bên này, không ở bờ bên kia. Không ở mặt đất, không ở trong nước. Không ở hai bên bờ, không ở giữa dòng. Chẳng phải nhất thiết trí, chẳng phải không nhất thiết trí. Chẳng phải giác ngộ, chẳng phải không giác ngộ. Chẳng phải người tu hành, chẳng phải người không tu hành. Chẳng phải tu tập, chẳng phải không tu tập.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Nói Về Pháp Bố Thí
Phật Thuyết Kinh Tưởng Pháp Hạnh Thiền
Phật Thuyết Kinh đại Tát Già Ni Kiền Tử Sở Thuyết - Phẩm Bốn - Phẩm đến Chỗ Vua Nghiêm Sí
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Chín - Trưởng Lão Ni Kệ - Phẩm Mười Ba - Tập Hai Mươi Kệ
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Hai Mươi Ba - Kinh Gấm Bọc áo Cũ