Phật Thuyết Kinh đại An Ban Thủ ý - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI AN BAN THỦ Ý
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẦN HAI
Gọi kết sử đã hết là ngồi không có kết vậy. Hơi thở có ba nhóm, một là hơi thở tạp, hai là hơi thở tịnh, ba là hơi thở đạo. Chẳng làm đạo đó là hơi thở tạp. Đếm đến mười hơi thở chẳng loạn thì đó là hơi thở tịnh. Đã được đạo thì đó là hơi thở đạo vậy.
Hơi thở lại có ba nhóm, có hơi thở lớn, có hơi thở trung, có hơi thở vi tế. Miệng có lời nói gọi là hơi thở lớn, dừng, niệm đạo là hơi thở trung dừng, được Tứ Thiền là hơi thở vi tế dừng vậy.
Hỏi: Vì sao Đức Phật dạy người sổ tức thủ ý?
Đáp: Có bốn nhân duyên, một là do chẳng muốn đau thống, hai là do tránh loạn ý, ba là do bế đóng lại nhân duyên chẳng muốn dấy khởi hội sinh tử, bốn là do muốn được đạo Nê Hoàn vậy.
Ví như nói mặt trời không ánh sáng thì có bốn nhân duyên, một là do có mây, hai là do có bụi, ba là do có gió lớn, bốn là do có khói.
Sổ tức chẳng được cũng có bốn nhân duyên, một là do niệm sinh tử tính toán, hai là do ăn uống nhiều, ba là do mệt mõi cực nhọc, bốn là do ngồi chẳng được lại thêm đất tội lỗi. Bốn việc này đến đều có tướng.
Ngồi sổ tức mà bỗng nhiên nghĩ đến việc khác thì làm mất đi ý của hơi thở. Đó là tướng của niệm tính toán. Xương cốt đau hết chẳng thể ngồi lâu. Đó là tướng của ăn nhiều. Thân nặng nề, ý mơ màng chỉ muốn ngủ nghỉ thì đó là tướng mệt mỏi cực nhọc.
Ngồi bốn phía mà chẳng được một hơi thở thì đó là tướng của đất tội lỗi. Do biết tội phải kinh hành, hoặc ngồi đọc Kinh Văn, ý chẳng tập quen tội thì họa cũng tiêu tan vậy. Đạo Nhân làm đạo phải nghĩ đến gốc bản.
Những gì là gốc?
Gọi là tâm, ý, thức chính là gốc. Ba cái này đều chẳng thấy, sinh ra rồi liền diệt, ý gốc chẳng lại sinh ra, được ý này là đạo. Ý gốc của ý đã diệt thì không có đau, lại thêm nhân duyên sinh liền cắt đứt vậy. Định ý ngày một thắng hơn.
Ngày một thắng hơn vì định ý có lúc từ sổ tức được định ý, có lúc từ tương tùy được định ý, có lúc từ chỉ được định ý, có lúc từ quán được định ý. Tùy theo nhân duyên được định ý mà trực tiếp tu hành vậy. Hành tức cũng rơi vào tham.
Vì sao vậy?
Vì ý đã định thì liền vui mừng nên liền tính hơi thở ra, hơi thở vào. Khi niệm diệt, hơi thở sinh ra thì thân sinh ra, hơi thở diệt thì thân diệt, còn chưa thoát khỏi khổ sinh tử.
Vì sao vậy?
Vì vui mừng rồi thì cho là như vậy nên liền tham mà dừng lại vậy. Sổ tức muốn mau, tương tùy muốn chậm, có lúc sổ tức phải an từ từ, có lúc tương tùy phải là nhanh chóng.
Vì sao vậy?
Vì sổ tức mà ý chẳng loạn thì phải an từ từ, sổ tức mà ý loạn thì phải là nhánh chóng. Tương tùy cũng đồng như vậy.
Đếm lần thứ nhất cũng tươngt ùy theo sở niệm khác. Tuy sổ tức phải biết hơi ra vào, nhưng ý đặt ở tại số vậy. Sổ tức lại đi với tương tùy. Chỉ, quán là gọi chẳng được hơi thở vì đời trước có tập quen ở tại tương tùy. Chỉ, quán tuy được tương tùy nhưng chỉ, quán phải trở lại từ sổ tức khởi lên vậy.
Sổ tức mà ý chẳng lìa khỏi thì đó là lìa khỏi pháp, pháp ly. Vì chẳng phải pháp mà sổ tức thì ý chẳng tùy theo tội. Ý ở tại thế gian thì liền rơi vào tội lỗi vậy. Sổ tức là chẳng muốn ý loạn.
Ý do chẳng loạn lại đi với tương tùy thì chứng tiếp ý trên và biết là chỉ. Chỉ cùng quán đồng, hoàn cùng tịnh đồng vậy.
Hành đạo được ý vi tế thì phải đảo ý là gọi việc phải đổi lại sổ tức như đọc Kinh rồi mới lại hành thiền. Ý vi tế là gọi việc chẳng sổ tức và hành tương tùy vậy.
Đức Phật có sáu ý thanh khiết là: Sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh. Đó là sáu việc có thể chế ngự vô hình vậy. Hơi thở cũng là ý, cũng chẳng phải là ý.
Vì sao vậy?
Vì khi đếm ý ở tại hơi thở là vậy. Khi chẳng đếm thì ý và hơi thở đều tự hành động. Đó là chẳng phải ý từ hơi thở sinh ra vậy. Chỉ thì không có ý vậy. Con người chẳng sai khiến ý mà ý sai khiến con người. Sai khiến ý là gọi sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh.
Niệm ba mươi bảy phẩm Kinh, đó là sai khiến ý. Con người chẳng hành đạo tham cầu theo dục thì đó là ý sai khiến con người vậy. Hơi thở có hơi thở bẩn mà bẩn chẳng khử trừ thì chẳng được hơi thở.
Những gì là dơ bẩn của hơi thở?
Đó là ba thứ tối kịch liệt trong các tối. Đó là cấu bẩn của hơi thở.
Những gì là ba tối?
Đó là chính là sự tối tăm trong thân khi ba độc khởi lên nên nói rằng ba tối. Ba độc thì tham dâm là một, sân nhuế là hai, ngu si là ba. Con người đều vì ba việc này mà chết nên nói là độc vậy. Khi sổ tức ý ở tại sổ đếm, khi hơi thở chưa đếm thì có ba ý, có ý thiện, có ý ác, có ý chẳng thiện chẳng ác.
Muốn biết người được tướng hơi thở thì phải quan sát muôn vật và những sắc đẹp mà ý chẳng lại chấp trước thì đó là được tướng hơi thở tức. Ý lại chấp trước thì đó là chưa được, phải lại hành tinh tấn.
Trong nhà ý muốn hết là gọi sáu tình là nhà của ý, tham ái muôn vật đều là nhà của ý vậy. Tương tùy là gọi việc làm thiện pháp mà từ đó được giải thoát. Phải cùng với tương tùy, cũng gọi là chẳng theo năm ấm, sáu nhập. Hơi thở cùng ý theo nhau vậy.
Hỏi: Chỉ thứ ba vì sao dừng ở đầu mũi?
Đáp: Do sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh đều từ mũi ra vào. Ý quen chỗ cũ, cũng là dễ nhận thức. Do đó nên đặt ở đầu mũi vậy. Ác ý đến thì cắt đứt là thiền.
Có lúc ở đầu mũi dừng lại, có lúc ở trong tâm dừng lại. Ở tại chỗ đặt là dừng chỉ khi ta đến loạn ý người. Quán thẳng vào một việc, khi các ác đến tâm chẳng phải động.
Tâm vì chẳng sợ đó thay! Chỉ có bốn, một là sổ chỉ, hai là tương tùy chỉ, ba là tỵ đầu chỉ, bốn là tức tâm chỉ. Chỉ nghĩa là phải chế ngự dừng lại năm lạc vui, sáu nhập vậy.
Hơi thở vào đến hết dừng ở đầu mũi nghĩa là ác chẳng lại vào đến đầu mũi dừng lại. Hơi thở ra đến hết thì đặt ở đầu mũi nghĩa là ý chẳng lại lìa khỏi thân hành động hướng theo ác nên đặt ở đầu mũi.
Cũng có nghĩa là hơi thở khi mới vào liền một niệm hướng về chẳng lại chuyển đổi, hơi thở ra vào cũng chẳng lại hiểu biết thì đó là chỉ vậy. Chỉ là như hơi thở ra, hơi thở vào hiểu biết ý ra trước, chẳng hay biết ý ra sau.
Hay biết ý trước là ý quan sát lẫn nhau, tức là xem xét hơi thở ra vào thấy suy bại, tức là thọ tướng sợ sinh tử, tức là khước từ ý, tức là theo tướng đạo ý vậy.
Không vì tương tùy thì chỉ niệm đặt ở đầu mũi, nhân duyên năm ấm chẳng nghĩ đến nữa. Tội đoạn, ý diệt cũng chẳng thở dài. Đó là chỉ vậy. Không vì tương tùy thì nghĩa là không ý niệm ra vào nữa, theo nhân duyên năm ấm, chẳng lại thở dài vậy.
Quán thứ tư là khi quán hơi thở lại cùng với quán hơi thở khác của thân thể thì thấy nhân duyên sinh, không có nhân duyên diệt.
Thọ tướng của tâm ý là gọi ý muốn có sở đắc. Tâm kể là nhân duyên hội tụ thì phải lại diệt vong, tức là cắt đứt sở dục, chẳng hướng đến nữa. Đó là thọ tướng của tâm ý vậy. Do nhận thức được nhân duyên là đều quan sát lẫn nhau nghĩa là hiểu biết được nhân duyên năm ấm.
Hơi thở ra cũng quán, hơi thở vào cũng quán mà quán nghĩa là quan sát năm ấm. Đó câu quán đều quan sát hết, cũng ứng với ý và ý quan sát lẫn nhau, là nhân duyên đôi, ở bên trong cắt đứt ác mà niệm đạo vậy.
Quán hơi thở ra khác, hơi thở vào khác nghĩa là hơi thở ra là sinh tử ấm, hơi thở vào là tư tưởng ấm. Có lúc hơi thở ra là thống dương ấm, hơi thở vào là thức ấm. Tùy theo nhân duyên khởi lên tức là thọ ấm. Chỗ hướng về của ý không có sử dụng thường, vậy nên là khác.
Đạo nhãn phân biết thế cũng gọi là hơi thở ra diệt thì hơi thở vào sinh, hơi thở vào diệt thì hơi thở ra sinh vậy. Không có nghĩa là ý người và ý vạn vật khởi lên đã diệt rồi, vật sống lại chết. Đó là không có vậy. Chẳng phải hơi thở ra là hơi thở vào, chẳng phải hơi thở vào là hơi thở ra.
Chẳng phải nghĩa là khi hơi thở ra thì ý chẳng niệm hơi thở vào, khi hơi thở vào ý chẳng niệm hơi thở ra. Do sở niệm khác nên nói là chẳng phải vậy. Trung tín thì nghĩa là vào trong đạo thấy nhân duyên của đạo mà tin đạo. Đó là trung tín vậy.
Hoàn bỏ kết thứ năm thì nghĩa là bỏ bảy ác của thân. Tịnh bỏ kết thứ sáu thì nghĩa là bỏ ba ác của ý. Đó gọi là hoàn. Hoàn tức là ý chẳng khởi ác nữa. Ác thì chính là chẳng hoàn trở lại vậy.
Hoàn thân thì nghĩa là hoàn ác trở lại với ác. Được hoàn thứ năm đệ ngũ hoàn thì còn có thân mà cũng không thân.
Vì sao vậy?
Vì có ý thì có thân, không ý thì không thân. Ý là hạt giống của người. Đó gọi là hoàn. Hoàn thì nghĩa là ý chẳng khởi lên ác nữa. Khởi ác thì đó là chẳng hoàn, cũng gọi là trước giúp thân, sau giúp ý. Chẳng sát, đạo, dâm, lưỡng thiệc, ác khẩu, vọng ngữ, ỷ ngữ đó là giúp thân.
Chẳng tật đố, sân nhuế, ngu si đó là giúp ý vậy. Hoàn ngũ ấm thì ví như mua vàng mà được đá liền ném bỏ xuống đất chẳng dùng. Con người đều tham ái năm ấm bị thống khổ liền chẳng muốn. Đó là hoàn ngũ ấm vậy.
Những gì là tức thời thấy chỗ diệt tận?
Gọi là không sở hữu. Đó chính là chỗ diệt.
Hỏi: Đã không sở hữu thì vì sao gọi là chỗ?
Đáp: Chỗ không sở hữu có bốn chỗ, một là loài chim lấy không trung làm chỗ, hai là La Hán lấy Nê Hoàn làm chỗ, ba là đạo lấy không có làm chỗ, bốn là pháp ở tại chỗ quan sát vậy.
Hơi thở ra, hơi thở vào thọ tướng của năm ấm thì nghĩa là ý tà niệm mau chóng chuyển trở lại chánh niệm do sinh giác đoạn hiểu biết cắt đứt vì thọ tướng năm ấm. Nói rằng thọ nghĩa là thọ tướng chẳng thọ vậy.
Do thọ tướng năm ấm nên biết khởi ở đâu và diệt ở đâu?
Diệt là thọ mười hai nhân duyên. Con người từ mười hai nhân duyên sinh ra, cũng từ mười hai nhân duyên chết đi. Chẳng niệm là chẳng niệm năm ấm vậy.
Biết khởi ở đâu, diệt ở đâu nghĩa là nhân duyên thiện ác khởi lên liền lại diệt đi, cũng gọi là thân, cũng gọi là hơi khí sinh diệt. Niệm thì liền sinh ra, chẳng niệm thì liền diệt đi, ý cùng thân đồng đẳng nhau. Đó là cắt đứt đường sinh tử. Tại vùng sinh tử này, tất cả việc ác đều từ ý đến vậy.
Hôm nay chẳng là trước kia, trước kia chẳng là hôm nay thì nghĩa là sở niệm trước đã diệt thì niệm hôm nay chẳng phải là niệm trước đó.
Cũng có nghĩa là việc làm đời trước và việc làm đời nay đều tự được phước riêng. Cũng có nghĩa là việc làm thiện hôm nay chẳng phải là việc làm ác trước kia.
Cũng nghĩa là hơi thở hôm nay chẳng phải là hơi thở trước đó, hơi thở trước đó chẳng phải hơi thở hôm nay vậy. Vì sinh tử phân biệt tức là ý niệm sinh thì liền sinh ra, ý niệm diệt thì liền diệt đi nên nói rằng sinh tử. Phải phân biệt vạn vật và thân, phước quá khứ, vị lai là hết tận.
Vì sao vậy?
Vì tận là do sinh ra liền diệt mà diệt thì liền tận. Đã biết tận thì phải tận lực cầu vậy. Nhìn lên đầu không sở tùng lai nghĩa là người không từ đâu đến mà ý khởi lên là người. Cũng nghĩa là người chẳng tự làm người đến tức là có chỗ từ đó đến, người tự làm tự được. Đó là vô sở tùng lai vậy. Sinh tử phải phân biệt thì nghĩa là biết phân biệt năm ấm.
Cũng nghĩa là biết phân biệt sinh tử của ý, ý của người là thường. Biết không có thường cũng là phân biệt vậy. Nhìn sau không xứ sở là hiện tại hôm nay chẳng thấy tội nhân ở hội sinh tử sẽ được không có thoát khỏi tội vậy.
Nói rằng, nhìn sau không có xứ sở chưa được đạo tích, chẳng bị trúng mạng tận nghĩa là đã được mười lăm ý, chẳng bị trúng chết. Cần phải được mười lăm ý liền rơi vào đạo, cũng chuyển lên đến A La Hán vậy.
Trúng được đạo cũng chẳng bị trúng mạng tận vì hơi thở, ý, thân thường có ba việc. Đó là, ý thiện ác cần phải được đạo tích dấu đạo, cũng lại trúng hủy hoại nữa. Hơi thở chết lại sinh, ý thiện khởi lại diệt. Thân cũng chẳng bị trúng chết vậy.
Những gì là tịnh?
Gọi những sự tham dục là chẳng tịnh, trừ khử tham dục thì đó là tịnh.
Những gì là tướng của năm ấm?
Ví như lửa là ấm thì củi là tướng vậy. Từ hơi thở đến tịnh đó đều là quán. Gọi là thân quán thì tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh vốn là không có. Ý bên trong đếm hơi thở, ý bên ngoài cắt đứt nhân duyên ác. Đó là hai ý vậy.
Hỏi: Vì sao chẳng quan sát thân thể trong ngoài trước mà ngược lại quán sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh trước?
Đáp: Do ý bất tịnh nên chẳng thấy thân, ý tịnh rồi liền thấy hết trong ngoài thân.
Đạo Hạnh có mười chín. hành động do người có mười chín bệnh nên cũng có mười chín thứ thuốc: Tâm Bốn Niệm Xứ v.v… đó là thuốc dừng sân nhuế. Tự kể vốn có nhân duyên gì thì đó là thuốc dừng ngu si. An Bát Thủ Ý, đó là thuốc trị nghĩ niệm nhiều.
Tự quan sát thân thể trong ngoài, những gì là thân?
Những gì là thể?
Xương thịt là thân! Sáu tình hợp làm thể! Những gì là sáu tình?
Đó là mắt hợp với sắc, tai thọ lấy tiếng, mũi hướng về hương, miệng muốn nếm vị, tế cốt là thân suy, ý là giống, cây con là si… là có sinh vật vậy.
Chỗ quan trọng để thân thể trong ngoài xuất hiện là ở đâu?
Đó là con người tham cầu có lớn nhỏ, có trước sau. Nghĩa là cái muốn được phải phân biệt quán. Quán mà thấy là niệm. Niệm mà nhân quán thấy thì tức là biết. Thân thể chỉ dừng là ngồi thì niệm khởi mà niệm khởi thì ý chẳng rời. Ở tại chỗ đặt ý sở hành là thức. Đó là thân quán chỉ vậy.
Lúc niệm hơi thở ra, hơi thở vào diệt thì những gì là niệm khi diệt?
Đó là niệm ra vào khi hết hơi. Ý hơi thở diệt khi niệm hơi thở ra, hơi thở vào diệt. Ví như vẽ vào hư không thì không có. Đối với ý sinh tử, ý đạo đều vậy cả. Khi niệm hơi thở ra, hơi thở vào diệt thì cũng chẳng nói hơi thở và ý đã đến lúc diệt.
Khi niệm hơi thở ra, hơi thở vào diệt thì vật từ nhân duyên sinh ra mà chặt đứt gốc là lúc diệt vậy. Thống dương trong ngoài quan sát thấy tức là thấy chỗ khởi lên của thống dương. Đó là quan sát thấy vậy.
Thống dương trong ngoài là: Vật đẹp bên ngoài là ngoại dương, vật xấu bên ngoài là ngoại thống. Ý vừa lòng bên trong là nội dương, ý chẳng vừa lòng bên trong là nội thống. Ở bên trong là nội pháp, ở nhân duyên bên ngoài là ngoại pháp.
Cũng gọi mắt là nội và sắc là ngoại, tai là nội và tiếng là ngoại, mũi là nội và hương là ngoại, miệng là nội và vị là ngoại, tâm là nội và niệm là ngoại. Thấy sắc đẹp mịn màng ý muốn được thì đó là dương, thấy thô xấu ý chẳng thích dụng thì đó là thống đều rơi vào tội lỗi vậy.
Thống dương quán chỉ là như người đau tay mà ý chẳng tác khởi đau mà ngược lại nghĩ tất cả thân khác đau.
Như vậy do ý chẳng ở tại sự đau, là ngưng đau chỉ thống. Cũng có thể niệm, cũng chẳng thể niệm thì niệm thống đau không sở trước. Tự yêu thân thì phải quan sát thân người khác. Ý yêu thân người khác thì phải tự quan sát thân cũng là chỉ vậy.
Chỗ quan trọng để thống dương trong ngoài xuất hiện ở đâu?
Đó là người thấy sắc yêu thích có mỏng có dày. Ý ấy chẳng quan sát ngang bằng, nhiều với ít có khác nên chú trọng đường lối quan sát phân biệt.
Phải quan sát bên trong có sự si mê, phải quan sát bên ngoài bằng sự tự chứng nghiệm vậy. Thân, tâm, thống dương đều tự khác. Bị lạnh, nóng, dao, gậy thì thống cực. Đó là thân thống.
Được cơm ăn ngon, xe chở, áo đẹp… những tiện nghi của thân thì đó là thân dương. Tâm Thống là thân tự lo, lại lo cho người khác và muôn việc thì đó là tâm thống.
Lòng được sự tốt đẹp và những điều hoan hỷ thì đó là tâm dương vậy. Quán tướng của ý thì có hai nhân duyên, ở bên trong cắt đứt đường ác niệm, một là năm dục, sáu suy phải chế ngự và cắt đứt.
Quán là tự quan sát thân mà thân chẳng biết to nhỏ. Do biết được mới hiểu giác. Đó là ý ý quan sát nhau. Ý quan sát nhau thì hơi thở cũng là ý. Khi quan sát sổ tức là ý quan sát nhau vậy.
Ý quán chỉ là muốn chế ngự chẳng làm, muốn chế ngự sân nhuế chẳng nổi giận, muốn chế ngự ngu si chẳng tạo tác, muốn chế ngự tham chẳng cho cầu các việc ác, tất cả chẳng hướng đến. Đó là quán chỉ. Cũng nghĩa là do biết ba mươi bảy phẩm Kinh thường niệm chẳng rời là chỉ vậy.
Quán hơi thở ra, hơi thở vào hết liền định thì, tận nghĩa là tội hết, định nghĩa là hơi thở dừng thì ý định, quán nghĩa là quan sát chỉ, hoàn, tịnh vậy.
Tận chỉ thì nghĩa là ta có thể nói là hiểu, là khắp cùng là đổi. Đó là tận chỉ vậy. Sự khởi lên hơi thở như bố thí, làm phước, tất cả thiện pháp mà đã khởi thì liền diệt.
Lại ý niệm tà, hướng về hành động tập quen tội lỗi cũng vô số, ý đời xưa, đời nay chẳng tương tùy như vậy và người khác cũng vậy, đã hay biết thì phải cắt đứt.
Đã cắt đứt thì tức là nội ngoại ý ý quán chỉ vậy. Pháp của pháp trong ngoài thì nội pháp gọi thân, ngoại pháp gọi người khác, có pháp trì giới, có pháp chẳng trì giới. Đó là pháp của pháp trong và ngoài vậy.
Nội pháp nghĩa là tu hành thông suốt chẳng rời ba mươi bảy phẩm Kinh, tất cả việc còn lại, ý chẳng rơi vào trong đó. Làm đạo được đạo. Đó là nội pháp. Ngoại pháp là rơi vào sinh tử, là sinh tử hạnh liền bị sinh tử chẳng thoát khỏi.
Tất cả phải cắt đứt mà cắt đứt rồi là quán chỉ nội ngoại pháp vậy. Quán chỉ pháp là mọi người đều tự thân vì thân nhưng tính toán kỹ càng thì chẳng phải là thân của ta.
Vì sao vậy?
Vì thân có mắt, có hình sắc mà mắt cũng chẳng phải là thân, sắc cũng chẳng phải là thân.
Vì sao vậy?
Vì người đã chết dù có mắt cũng không thấy gì, cũng có hình sắc nhưng không phản ứng gì. Như vậy thân chỉ có thức mà thức cũng chẳng phải là thân.
Vì sao vậy?
Vì thức không có hình sắc, cũng không có sự nặng nhẹ. Như vậy kể về mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng vậy. Được sự kể này là quán chỉ pháp, cũng gọi chẳng niệm ác là chỉ, còn niệm ác là chẳng chỉ.
Vì sao vậy?
Vì hành động của ý vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Bảo Tàng Thần đại Minh Mạn Noa La Nghi Quỹ - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Chiên đà Việt Quốc Vương
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Nhật Xuất
Phật Thuyết Kinh Như Lai Trang Nghiêm Trí Tuệ Quang Minh Nhập Nhất Thiết Phật Cảnh Giới - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Sáu - Sáu Pháp - Phẩm Sáu - ðại Phẩm - Phần Sáu - Lời Cảm Hứng