Phật Thuyết Kinh Phụ Nhân Ngộ Cô
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Khất Phục Tần Thánh Kiên, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH PHỤ NHÂN NGỘ CÔ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Khất Phục Tần Thánh Kiên, Đời Tây Tấn
Nghe như vậy!
Một thời, Đức Phật ở tại Tinh Xá nơi vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá Vệ, cùng với chúng Đại Tỳ Kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị hội đủ.
Bấy giờ, có một người chưa vợ, đến nước Xá Vệ lập gia đình, sinh được hai đứa con rồi trở về quê cũ. Đứa lớn bảy tuổi, đứa nhỏ còn ẵm trên tay, người vợ lại mang thai, gần đến ngày sinh.
Theo phong tục truyền thống của nước Ấn, người nữ gần ngày mãn nguyệt khai hoa, phải trơ về nhà cha mẹ để sinh, nên vợ chồng cùng hai đứa con đánh xe trở về nước Xá Vệ. Trên đường đi, lúc họ dừng nghỉ dùng cơm và cho bò ăn, thấy có con rắn độc quấn vào chân bò.
Con bò chạy ra khỏi cái ách, người chồng giữ nó lại định nghiêm trị, nhưng thấy con bò đã bị rắn độc cắn chết. Ngay lúc ấy, rắn buông con bò, quay lại giết luôn người chồng. Người vợ từ xa thấy cảnh tượng như vậy, run sợ hoảng hốt, kêu trời, khóc lóc thảm thiết, không biết cầu cứu ai. Màn đêm buông xuống, người vợ cũng đành lên đường, đi một đoạn không xa, gặp một con sông.
Bên kia sông, thấy có nhà cửa, nhưng vì trời tối, người vợ sợ bị giặc cướp, nên bỏ xe đem hai con đến me sông để đứa lớn trên bờ, ẵm đứa nhỏ lội qua. Bà ta mới lội qua giữa dòng thì trên này đứa lớn bị chó sói tấn công.
Nó hét lớn: Mẹ ơi…! Mẹ…! Khi người mẹ quay lại thấy con mình đã bị sói ăn thịt rồi. Người vợ kinh hồn, khiếp đảm, buông luôn đứa con đang bồng theo dòng nước cuốn trôi.
Bà vô cùng buồn đau, mê hoặc như người mất trí, ngã quỵ trong nước, nên bị sẩy thai luôn.
Khi lên trên bờ, hỏi người đi đường: Cha mẹ, gia đình tôi có được bình an không?
Người đi đường đáp: Tối hôm qua, gia đình bị lửa thiêu đốt, cha mẹ chị đều chết hết.
Còn cha mẹ chồng tôi thế nào?
Cũng đêm hôm qua, giặc cướp dã man sát hại gia đình ấy, cha mẹ chồng của chị đều chết, không còn một ai sống sót.
Bà ta nghe chuyện đó, càng kinh hoàng sầu khổ, tâm ý hoàn toàn mê loạn, điên cuồng, mất trí, không còn biết cái gì nữa, cỡi áo quần khỏa thân, bỏ chạy.
Người đi đường thấy thật quái lạ, có người nói: Bị bệnh tà, do quỷ thần nhiễu loạn chăng?
Hay là do ưu sầu, mê hoặc, mất trí, lại có người mắng chửi, xa lánh bỏ đi, cũng có người thương xót đoái hoài đến bà. Bấy giờ, Đức Phật ở tại Tinh Xá Cấp cô độc. Trong pháp hội, Đức Thế Tôn đang thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, các chúng Trời, Rồng, Thần, cho tất cả mười phương đều được nghe Kinh.
Nếu nghe được pháp Phật thì người mù hai mắt sẽ được sáng thấy Phật, người điếc sẽ nghe được, người câm có thể nói, tật bệnh được tiêu trừ, ốm yếu được khỏe mạnh, bị độc không hoành hành, tâm loạn được định.
Khi ấy, người vợ kia cứ giong ruổi, chạy mãi đến nơi này, đi qua vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc, thấy Đức Phật, bà ta ý liền được định, không còn ưu sầu, thấy mình khỏa thân quá hổ thẹn, nên khom xuống sát đất. Phật bảo Tôn Giả A Nan lấy áo cho bà. A Nan thọ giáo, đi lấy áo đem lại, bà ấy mặc rồi đảnh lễ sát chân Phật, ngồi sang một bên.
Đức Phật thuyết Kinh về: Tội phước hiện tiền, mạng người vô thường, có hợp thì có tan, có sinh thì có tư, không sinh không diệt, tất cả vốn không, tự khởi tự diệt, luân chuyển nơi năm đường, ví như bánh xe nếu đã tháo gỡ thì không quay được nữa.
Bà ta nghe Phật nói, tâm được mở, ý được rõ, liền phát ý đạo chánh chân vô thượng, đắc quả vị bất thoái chuyển, sầu muộn tiêu tan như mặt trời không mây. Đức Phật nói như vậy, bốn chúng đều vui mừng, các Trời, Rồng, thần đều đảnh lễ và thoái lui.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Mười Sáu - Phẩm Tạp - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Sakuludayi - Phần Hai Mươi Bốn - Lậu Tận Thông
Phật Thuyết Kinh Phật Danh - Phần Hai Mươi Chín
Phật Thuyết Kinh Dục Phật Công đức
Phật Thuyết Kinh Hiền Ngu - Phẩm Mười Tám - Phẩm Cúng Dường Bảy Bình Vàng
Phật Thuyết Kinh Bi Hoa - Phẩm Năm - Phẩm Bố Thí Ba La Mật - Phần Ba