Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bốn - Bốn Pháp - Phẩm Chín - Phẩm Không Có Rung động - Phần Mười - Các Hạng Sa Môn

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG BỐN

BỐN PHÁP  

PHẨM CHÍN

PHẨM KHÔNG CÓ RUNG ĐỘNG  

PHẦN MƯỜI

CÁC HẠNG SA MÔN  

Này các Tỳ Kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

Thế nào là bốn?

Sa Môn bất động, Sa Môn sen trắng, Sa Môn sen hồng, Sa Môn tinh luyện giữa các Sa Môn.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là Sa Môn bất động?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, vị hữu học, ý chưa đạt được mục đích, đang sống hướng đến vô thượng an ổn khỏi các khổ ách. Như vậy, này các Tỳ Kheo, là hạng Sa Môn bất động.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là hạng Sa Môn sen trắng?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo sống tùy quán sự sanh diệt trong năm thủ uẩn: Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc chấm dứt. Đây là thọ  đây là tưởng đây là các hành đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức chấm dứt. Nhưng vị ấy chưa an trú với thân cảm giác tám giải thoát. Như vậy, này các Tỳ Kheo, là hạng Sa Môn sen trắng.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là hạng Sa Môn sen hồng?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo sống, tùy quán sanh diệt trong năm thủ uẩn: Ðây là sắc đây là thức chấm dứt. Và vị ấy an trú với thân cảm giác tám giải thoát. Như vậy, này các Tỳ Kheo, là hạng Sa Môn sen hồng.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là hạng Sa Môn tinh luyện giữa các Sa Môn?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo nhiều lần được yêu cầu nhận y, ít khi không được yêu cầu này các Tỳ Kheo, nếu nói một cách chơn chánh, nói về hạng Sa Môn tinh luyện giữa các Sa Môn, người ấy này các Tỳ Kheo, nói một cách chơn chánh là nói về ta, là hạng Sa Môn tinh luyện giữa các Sa Môn. Này các Tỳ Kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần