Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bốn - Bốn Pháp - Phẩm Mười Ba - Phẩm Sợ Hãi - Phần Năm - Từ 1
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TĂNG CHI BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
CHƯƠNG BỐN
BỐN PHÁP
PHẨM MƯỜI BA
PHẨM SỢ HÃI
PHẦN NĂM
TỪ 1
Có bốn hạng người này, này các Tỳ Kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, có hạng người với tâm, cùng khởi với từ, biến mãn một phương rồi an trú. Cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp Thế Giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
Vị ấy nếm được vị ngọt của thiền ấy, ái luyến thiền ấy và do vậy tìm được an lạc, an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với thiền ấy, không có thối đọa. Khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với Chư Thiên ở cõi Phạm Chúng Thiên.
Một kiếp, này các Tỳ Kheo, là tuổi thọ vô lượng của Chư Thiên ở Cõi Phạm Chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của Chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ.
Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết vẹn tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của Chư Thiên ấy, nhập Niết Bàn trong hiện hữu ấy.
Này các Tỳ Kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
Lại nữa, này các Tỳ Kheo, ở đây có hạng người với tâm cùng khởi với bi với tâm cùng khởi với hỷ với tâm cùng khởi với xả, biến mãn một phương rồi an trú.
Cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp Thế Giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới.
Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của thiền ấy, ái luyến thiền ấy và do vậy tìm được an lạc.
An trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với thiền ấy, không có thối đọa. Khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với Chư Thiên ở Cõi Quang Âm Thiên.
Hai kiếp, này các Tỳ Kheo, là thọ mạng của các Chư Thiên ở Quang Âm Thiên được sanh cộng trú với Chư Thiên ở Cõi Biến Tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỳ Kheo là thọ mạng của Chư Thiên ở Cõi Biến Tịnh Thiên được sanh cộng trú với Chư Thiên ở Cõi Quảng Quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỳ Kheo, là tuổi thọ vô lượng của Chư Thiên ở Cõi Quảng Quả Thiên.
Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ của Chư Thiên ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của Chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của Chư Thiên ấy, nhập Niết Bàn trong hiện hữu ấy.
Này các Tỳ Kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú. Này các Tỳ Kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Ba - Ba Pháp - Phẩm Tám - Phẩm Ananda - Phần Chín - Hương
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Năm - Kinh Tập - Chương Ba - đại Phẩm - Kinh Màgha
Phật Thuyết Kinh Phật Danh - Phần Bốn Mươi Hai
Phật Thuyết Kinh Trường A Hàm - Kinh Thế Ký - Phẩm Bốn - ðịa Ngục - Phần Một