Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bốn - Bốn Pháp - Phẩm Tám - Phẩm Không Hý Luận - Phần Ba - Bậc Chân Nhân

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG BỐN

BỐN PHÁP  

PHẨM TÁM

PHẨM KHÔNG HÝ LUẬN  

PHẦN BA

BẬC CHÂN NHÂN  

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỳ Kheo, cần phải được hiểu không phải bậc chân nhân.

Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, không phải bậc chân nhân là người dầu không được hỏi, nói lên lời không tán thán người khác. Còn nói gì nếu được hỏi.

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời không dè dặt, không ngập ngừng, vị này nói lên lời không tán thán người khác, đầy đủ toàn bộ.

Này các Tỳ Kheo, cẩn phải được hiểu, này các Tỳ Kheo, vị này không phải chân nhân. Lại nữa, này các Tỳ Kheo, không phải chân nhân là người dầu được hỏi, không nói lên lời tán thán người khác. Còn nói gì nếu không được hỏi.

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời dè dặt và ngập ngừng, vị này nói lên lời tán thán người khác, không đầy đủ, không toàn bộ.

Này các Tỳ Kheo, cần phải được hiểu, này các Tỳ Kheo, vị này không phải chân nhân. Lại nữa, này các Tỳ Kheo, không phải chân nhân là người dầu được hỏi, không nói lên lời không tán thán về mình. Còn nói gì nếu không được hỏi.

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời dè dặt và ngập ngừng, vị này nói lên lời không tán thán về mình, không đầy đủ, không toàn bộ. Này các Tỳ Kheo, cần phải được hiểu, vị này không phải chân nhân.

Lại nữa, này các Tỳ Kheo, không phải là chân nhân là người dầu không được hỏi, cũng nói lên lời tán thán về mình. Còn nói gì nếu được hỏi.

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị này nói lên lời tán thán về mình, đầy đủ và toàn bộ. Này các Tỳ Kheo, cần phải được hiểu vị này không phải chân nhân. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỳ Kheo, cần phải được hiểu không phải bậc chân nhân. Thành tựu với bốn pháp, này các Tỳ Kheo, cần phải được hiểu là bậc chân nhân.

Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, bậc chân nhân là người dầu có được hỏi, không nói lên lời không tán thán người khác. Còn nói gì nếu không được hỏi.

Nhưng nếu được hỏi, và phải trả lời, dè dặt và ngập ngừng, vị ấy không nói lên lời tán thán người khác. Cần phải được hiểu, này các Tỳ Kheo, vị này là bậc chân nhân.

Lại nữa, này các Tỳ Kheo, bậc chân nhân là người dầu không được hỏi, cũng nói lên lời tán thán người khác. Còn nói gì nếu được hỏi.

Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lời tán thán người khác, đầy đủ và toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỳ Kheo, vị này là bậc chân nhân.

Lại nữa, này các Tỳ Kheo, bậc chân nhân là người, nếu không được hỏi, vẫn nói lên lời không tán thán về mình. Còn nói gì nếu được hỏi.

Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lên lời không tán thán về mình, đầy đủ và toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỳ Kheo, vị này là bậc chân nhân.

Lại nữa, này các Tỳ Kheo, bậc chân nhân dầu có được hỏi cũng không nói lên lời tán thán về mình. Còn nói gì nếu không được hỏi.

Nếu được hỏi và phải trả lời, dè dặt và ngập ngừng, vị ấy nói lên lời tán thán về mình, không đầy đủ, không toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỳ Kheo, vị này là bậc chân nhân. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỳ Kheo, cần phải được hiểu là bậc chân nhân.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần