Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười - Mười Pháp - Phẩm Mười - Phẩm Nam Cư Sĩ - Phần Ba - Kiến
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TĂNG CHI BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
CHƯƠNG MƯỜI
MƯỜI PHÁP
PHẨM MƯỜI
PHẨM NAM CƯ SĨ
PHẦN BA
KIẾN
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại khu vườn Anàthapindika.
Bấy giờ có gia chủ Anàthapindika, vào buổi sáng thật sớm đi ra khỏi Sàvatthi để yết kiến Thế Tôn.
Rồi gia chủ Anàthapindika suy nghĩ: Nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn.
Thế Tôn đang thiền tịnh.
Cũng không phải thời để yến kiến các vị Tỳ Kheo đang tu tập về ý, các Tỳ Kheo tu tập về ý đang Thiền tịnh.
Vậy ta hãy đi đến khu vườn các Du Sĩ ngoại đạo.
Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến khu vườn các Du Sĩ ngoại đạo.
Lúc bấy giờ, các Du Sĩ ngoại đạo đang ngồi hội họp, đang tụ họp ồn ào, cao tiếng, lớn tiếng bàn luận những vấn đề phù phiếm.
Các Du Sĩ ngoại đạo ấy thấy gia chủ Anàthapindika từ xa đi đến, khi thấy vậy liền dặn dò bảo với nhau: Hãy bớt ồn ào, các Tôn Giả chớ có làm ồn, các Tôn Giả.
Gia Chủ Anàthapindika này đang đến, một đệ tử của Sa Môn Gotama, trong những đệ tử của Sa Môn Gotama có gia đình mặc áo trắng ở Sàvatthi, gia chủ Anàthapindika là một trong những vị ấy.
Các vị ấy ít ưa ồn ào, được huấn luyện trong ít ồn ào, tán thán ít ồn ào.
Nếu vị ấy thấy hội chúng ít ồn ào, vị ấy có thể nghĩ đến thăm ở đây.
Rồi các Du Sĩ ngoại đạo ấy giữ im lặng.
Rồi gia chủ Anàthapinidika đi đến các Du Sĩ đạo ấy, sau khi đến, nói lên với các Du Sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
Các Du Sĩ ngoại đạo ấy nói với gia chủ Anàthapidika đang ngồi một bên:
Này gia chủ, hãy nói lên Sa Môn Gotama có kiến gì?
Thưa các Tôn Giả, tôi không biết tất cả kiến của Thế Tôn.
Này gia chủ, gia chủ có thể không biết tất cả kiến của Sa Môn Gotama.
Nhưng này gia chủ, hãy nói các Tỳ Kheo có kiến gì?
Thưa các Tôn Giả, tôi không biết tất cả kiến của các Tỳ Kheo.
Này gia chủ, gia chủ có thể không biết tất cả kiến của Sa Môn Gotama, gia chủ có thể không biết tất cả kiến của các Tỳ Kheo.
Vậy này gia chủ, hãy nói về kiến của gia chủ.
Thưa các Tôn Giả, thật không khó gì để chúng tôi trả lời về kiến của chúng tôi.
Nhưng các Tôn Giả hãy trả lời về kiến của các Tôn Giả trước.
Rồi sau thật không khó gì để chúng tôi trả lời về kiến của chúng tôi.
Khi được nói vậy, một Du Sĩ ngoại đạo nói với gia chủ Anàthapindika:
Thường còn là Thế Giới.
Kiến này là sự thật.
Kiến nào khác là hư vọng.
Này gia chủ, như vậy là kiến của tôi.
Một Du Sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika:
Vô thường là Thế Giới.
Kiến này là sự thật.
Kiến nào khác là hư vọng.
Như vậy là kiến của tôi.
Rồi một Du Sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika: Có biên tế là Thế Giới không có biên tế là Thế Giới mạng sống và thân thể là một mạng sống và thân thể là khác Như Lai có tồn tại sau khi chết Như Lai không có tồn tại sau khi chết Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết Như Lai không có tồn tại và không không có tồn tại sau khi chết.
Kiến này là sự thật.
Kiến nào khác là hư vọng.
Này gia chủ, như vậy là kiến của tôi.
Khi nghe nói vậy, gia chủ Anàthapindika nói với các Du Sĩ ngoại đạo ấy: Thưa các Tôn Giả, Tôn Giả nào nói như sau: Thường còn là Thế Giới.
Kiến này là sự thật.
Kiến nào khác là hư vọng.
Này gia chủ, như vậy là kiến của tôi.
Kiến này của Tôn Giả ấy, hoặc nhân tự mình tác ý không hợp lý, hay do duyên nghe tiếng người khác nói.
Kiến ấy như vậy được sanh, được tác thành hữu vi do tâm suy tư, do duyên khởi lên.
Và cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên, cái ấy là vô thường.
Cái gì vô thường, cái ấy là khổ.
Cái khổ ấy, Tôn Giả chấp trước dính vào.
Cái khổ ấy, Tôn Giả chấp nhận.
Thưa các Tôn Giả, Tôn Giả nào nói như sau: Vô thường là Thế Giới này có biên tế là Thế Giới này không biên tế là Thế Giới nàysinh mạng và thân thể là một sinh mạng và thân thể là khác Như Lai có tồn tại sau khi chết Như Lai không tồn tại sau khi chết Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết.
Kiến này là sự thật.
Kiến nào khác là hư vọng.
Này gia chủ, như vậy là kiến của tôi.
Kiến này của Tôn Giả ấy, hoặc nhân tự mình tác ý không hợp lý, hoặc do duyên nghe tiếng người khác nói.
Kiến như vậy được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên.
Và cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên, cái ấy là vô thường.
Cái gì vô thường, cái ấy là khổ.
Cái khổ ấy, Tôn Giả chấp trước.
Cái khổ ấy, Tôn Giả chấp nhận.
Khi được nói vậy, các Du Sĩ ngoại đạo ấy nói với gia chủ Anàthapindika: Này gia chủ, tất cả kiến của chúng tôi đã được nói lên.
Này gia chủ, hãy nói lên kiến của gia chủ là gì?
Thưa các Tôn Giả, phàm cái gì được sanh, được tác thành do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường.
Cái gì vô thường, cái ấy là khổ.
Cái gì là khổ, cái ấy là Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.
Tôi có kiến như vậy, thưa các Tôn Giả.
Này gia chủ, phàm cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường.
Cái gì vô thường, cái ấy là khổ.
Cái gì là khổ, cái ấy, này gia chủ, gia chủ lại chấp trước, cái ấy, này gia chủ, gia chủ lại chấp nhận.
Thưa các Tôn Giả, phàm cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường.
Cái gì vô thường, cái ấy là khổ.
Cái gì khổ, cái ấy là: Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi.
Như vậy là như thật khéo thấy với chánh trí tuệ.
Và từ nơi khổ ấy, tôi như thật rõ biết sự xuất ly hơn thế nữa.
Khi nghe nói như vậy, các Du Sĩ ngoại đạo ấy ngồi im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sửng sờ, không nói lên lời.
Rồi gia chủ Anàthapinika, sau khi biết các Du Sĩ ngoại đạo ấy im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sửng sờ, không nói lên lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, gia chủ Anàthapindika, câu chuyện với các Du Sĩ ngoại đạo ấy như thế nào, đều thuật lại tất cả cho Thế Tôn rõ.
Lành thay, lành thay, này gia chủ. Như vậy, này gia chủ, những kẻ ngu si ấy thường cần phải được bác bỏ với sự khéo bác bỏ nhờ chánh pháp.
Rồi Thế Tôn với một bài pháp thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ gia chủ Anàthapindika.
Rồi gia chủ Anàthapindika, sau khi được Thế Tôn với bài pháp thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
Rồi Thế Tôn, sau khi gia chủ Anàthapindika ra đi không bao lâu, bảo các vị Tỳ Kheo: Tỳ Kheo nào dầu đã được đầy đủ một trăm năm an cư mùa mưa trong pháp và luật này, vị ấy cần phải như vậy, thường thường bác bỏ các Du Sĩ ngoại đạo, với sự khéo bác bỏ nhờ chánh pháp, như gia chủ Anàhtapindika đã khéo bác bỏ.
VAJJIYAMAHITA
Một thời, Thế Tôn trú ở Campà, trên bờ ao Gaggarà.
Rồi gia chủ Vajjiyamàhita, vào buổi sáng sớm đi ra khỏi Campà, đến yết kiến Thế Tôn.
Rồi gia chủ Vajjiyamàhita suy nghĩ: Nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn đang thiền tịnh.
Cũng không phải thời để yết kiến các Tỳ Kheo đang tu tập về ý, các Tỳ Kheo đang tu tập về ý đang thiền tịnh.
Vậy hãy đi đến khu vườn các Du Sĩ ngoại đạo rồi gia chủ Vajjiyamàhita đi đến khu vườn các Du Sĩ ngoại đạo.
Lúc bấy giờ, các Du Sĩ ngoại đạo đang ngồi hội họp, đang tụ họp, ồn ào, cao tiếng, lớn tiếng bàn luận những vấn đề phù phiếm.
Các Du Sĩ ngoại đạo ấy thấy gia chủ Vajjiyamàhita từ xa đi đến, khi thấy vậy, liền dặn dò bảo với nhau: Hãy bớt ồn ào, các Tôn Giả, chớ làm ồn, các Tôn Giả, gia chủ Vajjiyamàhita này đang đến, một đệ tử của Sa Môn Gotama, có gia đình, mặc áo trắng ở Campà.
Gia Chủ Vajjiyamàhita là một trong những vị ấy, các vị ấy ưa ít ồn ào, được huấn luyện trong ít ồn ào, tán thán ít ồn ào. Nếu vị ấy thấy hội chúng ít ồn ào, vị ấy có thể nghĩ đến thăm ở đây.
Rồi các Du Sĩ ngoại đạo ấy giữ im lặng.
Rồi gia chủ Vajjiyamàhita đi đến các Du Sĩ ngoại đạo ấy. Sau khi đến, nói lên với các Du Sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
Các Du Sĩ ngoại đạo ấy nói với gia chủ Vajjiyamàhita đang ngồi một bên: Có đúng sự thật chăng này gia chủ, Sa Môn Gotama chỉ trích mọi khổ hạnh, nhất hướng bài bác, chống đối mọi khổ hạnh, mọi nếp sống kham khổ?
Thưa các Tôn Giả, Thế Tôn không chỉ trích mọi khổ hạnh, không nhất hướng bài bác, chống đối mọi khổ hạnh, mọi nếp sống kham khổ.
Thưa các Tôn Giả, Thế Tôn chỉ trích cái gì đáng chỉ trích, tán thán cái gì đáng tán thán.
Thưa các Tôn Giả, Thế Tôn chỉ trích cái gì đáng chỉ trích, tán thán cái gì đáng tán thán, như vậy Thế Tôn là người phân tích luận, không phải là người nhất hướng luận nói một chiều.
Ðược nói vậy, một Du Sĩ nói với gia chủ Vajjiyamàhita: Thôi chờ ở đây, này gia chủ, gia chủ tán thán Sa Môn Gotama và Sa Môn Gotama là người hư vô, một người không bao giờ có định nghĩa rõ ràng.
Ở đây, thưa các Tôn Giả, tôi nói với các Tôn Giả, tôi nói với các Tôn Giả đúng pháp: Đây là thiện, thưa các Tôn Giả, Thế Tôn đã định nghĩa.
Ðây là bất thiện, thưa các Tôn Giả, Thế Tôn đã định nghĩa.
Ðây là thiện, đây là bất thiện, Thế Tôn đã định nghĩa.
Thế Tôn là người có định nghĩa rõ ràng.
Thế Tôn không phải là người chủ trương hư vô, không phải là người không có định nghĩa rõ ràng.
Khi được nói vậy, các Du Sĩ ấy im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sửng sờ, không nói nên lời.
Rồi gia chủ Vajjiyamàhita, sau khi biết các Du Sĩ ngoại đạo ấy im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sửng sờ, không nói nên lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, gia chủ Vajjiyamàhita, câu chuyện với các Du Sĩ ngoại đạo như thế nào, tất cả đều thuật lại cho Thế Tôn rõ.
Lành thay, lành thay, này gia chủ, những kẻ ngu si ấy thường thường cần phải được bác bỏ với sự khéo bác bỏ nhờ chánh pháp.
Này gia chủ, ta không nói rằng tất cả khổ hạnh cần phải hành trì.
Này gia chủ, ta cũng không nói rằng tất cả sự chấp trì cần phải được chấp trì.
Này gia chủ, ta cũng không nói rằng tất cả sự chấp trì không nên chấp trì.
Này gia chủ, ta cũng không nói rằng tất cả sự tinh cần phải tinh cần.
Này gia chủ, ta cũng không nói rằng, tất cả sự tinh cần không nên tinh cần.
Này gia chủ, ta cũng không nói rằng, tất cả sự từ bỏ nên từ bỏ.
Này gia chủ, ta cũng không nói rằng tất cả sự từ bỏ không nên từ bỏ.
Này gia chủ, ta cũng không nói rằng tất cả sự giải thoát nên giải thoát.
Này gia chủ, ta cũng không nói rằng, tất cả sự giải thoát không nên giải thoát.
Này gia chủ, phàm hành trì khổ hạnh nào, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, khổ hạnh ấy, ta nói, không nên hành trì.
Nhưng này gia chủ, phàm hành trì khổ hạnh nào, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, khổ hạnh ấy, ta nói nên hành trì.
Này gia chủ, phàm chấp trì nào, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, chấp trì ấy, ta nói, không nên chấp trì.
Phàm chấp trì nào, các pháp bất thiện tổn giảm, các thiện pháp tăng trưởng, thời chấp trì ấy, ta nói nên chấp trì.
Này gia chủ, phàm tinh cần nào được tinh cần, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, thời tinh cần ấy, ta nói rằng, không nên tinh cần.
Phàm tinh cần nào được tinh cần, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, thời tinh cần ấy, ta nói nên tinh cần.
Này gia chủ, phàm từ bỏ sự từ bỏ nào, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, thời từ bỏ ấy, ta nói, không nên từ bỏ.
Phàm từ bỏ sự từ bỏ nào, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, thời từ bỏ ấy, ta nói, nên từ bỏ.
Này gia chủ, phàm giải thoát sự giải thoát nào, các pháp bất thiện tăng trưởng, các thiện pháp tổn giảm, thời giải thoát ấy, ta nói, không nên giải thoát.
Phàm giải thoát sự giải thoát nào, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, thời giải thoát ấy, ta nói nên giải thoát.
Rồi gia chủ Vajjiyamàhita sau khi được Thế Tôn với một pháp thoại thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
8, Rồi Thế Tôn, sau khi gia chủ Vajjiyamàhita ra đi không bao lâu, bảo các Tỳ Kheo: Phàm Tỳ Kheo nào, đã lâu ngày với trần cấu ít trong pháp và luật này, vị ấy hãy như vậy bài bác các Du Sĩ ngoại đạo với sự khéo bài bác nhờ chánh pháp, như gia chủ Vajjiyamàhita đã làm.
UTTIYA
Bấy giờ có Du Sĩ ngoại đạo Uttiya đi đến Thế Tôn.
Sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Du Sĩ Uttiya nói với Thế Tôn: Thưa Tôn Giả Gotama, có phải Tôn Giả chủ trương Thế Giới là vô thường.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?
Này Uttiya. ta không có nói như sau: Thế Giới là vô thường.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.
Này Tôn Giả Gotama, có phải Thế Giới là có biên tế.
Thế Giới là không biên tế sinh mạng và thân thể là một sinh mạng và thân thể là khác Như Lai có tồn tại sau chết Như Lai không có tồn tại sau khi chết Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?
Này Uttiya, ta không có nói như sau: Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.
Thưa Tôn Giả Gotama, có phải Thế Giới là vô thường, kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?
Ðược hỏi vậy, Thế Tôn trả lời:
Này Uttiya, ta không có nói: Thế Giới là vô thường.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.
Thưa Tôn Giả Gotama, có phải Thế Giới là vô thường?
Có phải Thế Giới là có biên tế?
Có phải Thế Giới không có biên tế?
Có phải sinh mạng và thân thể là một?
Có phải sinh mạng và thân thể là khác?
Có phải Như Lai có tồn tại sau khi chết?
Có phải Như Lai không có tồn tại sau khi chết?
Có phải Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau chết?
Có phải Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?
Ðược hỏi vậy, Thế Tôn trả lời:
Này Uttiya, ta không có nói: Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng.
Vậy cái gì được Tôn Giả Gotama nói lên?
Với thắng trí, này Uttiya, ta thuyết pháp cho các đệ tử để họ được thanh tịnh, để sầu bi được vượt qua, để khổ ưu được chấm dứt, đế Thánh lý được chứng đạt, để Niết Bàn được chứng ngộ.
Nếu Tôn Giả Gotama thuyết pháp cho các đệ tử để họ được thanh tịnh để Niết Bàn được chứng ngộ, thời do vậy, cả Thế Giới này sẽ đi ra khỏi, hay chỉ có một nửa, hay chỉ có một phần ba?
Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn im lặng.
Rồi Tôn Giả A Nan Đà suy nghĩ như sau:
Chớ có để cho Du Sĩ Uttiya có ác tà kiến rằng: Sa Môn Gotama khi được nghe ta hỏi câu hỏi tối ư quan trọng lại tránh né, không có trả lời, không dám trả lời, và như vậy là bất hạnh, là đau khổ lâu dài cho Du Sĩ Uttiya.
Rồi Tôn Giả A Nan Đà nói với Du Sĩ Uttiya: Vậy này Hiền Giả Uttiya, ta sẽ dùng một ví dụ, chính nhờ ví dụ, ở đây một số người có trí có thể hiểu được ý nghĩa của lời nói.
Ví như, này Hiền Giả Uttiya, ngôi thành trì biên địa của vua với những nền móng vững chắc, với các thành lũy Tháp canh vững chắc, và chỉ có một cửa vào.
Tại đây, người giữ cửa là người sáng suốt, thông minh, có trí, ngăn chận những người không quen biết, cho vào những người quen biết.
Khi đi tuần trên con đường chạy vòng quanh thành trì ấy, người ấy có thể không thấy một kẽ hở trong thành hay lỗ trống thành lớn cho đến một con mèo có thể chui qua.
Người ấy có thể không biết được:
Từng ấy loài hữu tình đã đi vào hay đi ra thành này, nhưng điều này cho biết: Những loài hữu tình thô lớn nào đi vào hay đi ra thành này, tất cả chúng phải đi vào hay đi ra ngang qua cửa thành này.
Cũng vậy, này Hiền Giả Uttiya, đối với Như Lai, không phải là một vấn đề quan trọng câu hỏi này của thầy là có phải toàn Thế Giới do vậy được thoát ra khỏi hay nửa phần Thế Giới, hay là một phần ba?
Những điều Như Lai nói là như sau: Những ai đã được thoát ra khỏi Thế Giới, hay đang được thoát ra, hay sẽ thoát ra, tất cả những vị ấy, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm ô nhiểm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, với tâm khéo an trú trên Bốn niệm xứ.
Sau khi như thật tu tập Bảy giác chi, như vậy các vị ấy đã thoát khỏi, đang thoát khỏi, sẽ thoát khỏi Thế Giới.
Này Hiền Giả Uttiya, về câu hỏi mà thầy đã hỏi Thế Tôn đứng trên một lập trường khác.
Ðó là lý do tại sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi ấy cho thầy.
KOKANUDA
Một thời, Tôn Giả A Nan Đà trú ở Ràjagaha, tại suối nước nóng tapodàràma.
Rồi Tôn Giả A Nan Đà khi đêm vừa mới sáng, thức dậy đi đến tapodàràma để rửa tay chân.
Rửa tay chân xong, ở tapodà, sau khi ra khỏi, Tôn Giả đứng đắp một y để phơi tay chân cho khô.
Bấy giờ có tu sĩ Kokanuda, khi đêm vừa mới sáng, thức dậy đi đến tapodà để rửa tay chân.
Du Sĩ Kokanuda thấy Tôn Giả A Nan Đà từ xa đi đến, sau khi thấy, nói với Tôn Giả A Nan Đà: Hiền Giả là ai?
Thưa Hiền Giả, tôi là Tỳ Kheo.
Này Hiền Giả, thuộc về các Tỳ Kheo nào?
Là Sa Môn Thích Tử.
Này Hiền Giả, chúng tôi muốn hỏi Hiền Giả một vài vấn đề.
Nếu Hiền Giả cho tôi cơ hội để trả lời câu hỏi, thì nay Hiền Giả, hãy hỏi đi.
Sau khi nghe, chúng tôi sẽ được biết.
Thưa Hiền Giả, có phải: Thế Giới là thường còn.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?
Kiến là như vậy, có phải không Hiền Giả?
Thưa Hiền Giả, tôi không có kiến như vậy: Thế Giới là thường còn. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.
Vậy có phải: Thế Giới là vô thường.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?
Kiến là như vậy, có phải không Hiền Giả?
Thưa Hiền Giả, tôi không có kiến như vậy: Thế Giới là vô thường, kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.
Có phải, thưa Hiền Giả, Thế Giới là có biên tế Thế Giới là không biên tế sinh mạng và thân thể là một Sinh mạng và thân thể là khác Như Lai có tồn tại sau khi chết Như Lai không tồn tại sau khi chết Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?
Kiến là như vậy, có phải không thưa Hiền Giả?
Thưa Hiền Giả, tôi không có kiến như vậy: Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.
Vậy thưa Hiền Giả, Hiền Giả không biết, Hiền Giả không thấy.
Thưa Hiền Giả, không phải tôi không hết, không phải tôi không thấy.
Thưa Hiền Giả, tôi có biết, tôi có thấy.
Có phải, thưa Hiền Giả, Thế Giới là thường còn.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?
Ðược hỏi vậy, Hiền Giả nói:
Thưa Hiền Giả, tôi không có kiến như vậy: Thế Giới là thường còn. Kiến này là sự thật, kiến nào là khác là hư vọng.
Có phải, thưa Hiền Giả, Thế Giới là vô thường.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?
Thế Giới là có biên tế Thế Giới là vô biên Sinh mạng và thân thể là một Sinh mạng và thân thể là khác Như Lai có tồn tại sau khi chết Như Lai không có tồn tại sau khi chết Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng?
Ðược hỏi vậy, Hiền Giả nói:
Thưa Hiền Giả, tôi không có kiến như vậy: Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.
Vậy, thưa Hiền Giả, Hiền Giả không biết, Hiền Giả không thấy?
Ðược hỏi vậy, Hiền Giả nói: Thưa Hiền Giả, không phải tôi không biết, không phải tôi không thấy.
Thưa Hiền Giả, tôi có biết, tôi có thấy.
Vậy thưa Hiền Giả, cần phải hiểu như thế nào, ý nghĩa lời nói này?
Thế Giới là thường còn.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.
Thưa Hiền Giả, đây là tà kiến.
Thế Giới là vô thường.
Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.
Thưa Hiền Giả, đây là tà kiến.
Thế Giới có biên tế Thế Giới không biên tế sinh mạng và thân thể là một sinh mạng và thân thể là khác Như Lai có tồn tại sau khi chết Như Lai không có tồn tại sau khi chết Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật, kiến nào khác là hư vọng.
Thưa Hiền Giả, đây là tà kiến. Thưa Hiền Giả, xa cho đến như vậy là các tà kiến. Xa cho đến như vậy là kiến xứ, kiến trú, kiến triền phược, kiến khởi, kiến diệt, tôi có biết điều ấy, tôi có thấy điều ấy.
Do tôi có biết điều ấy, tôi có thấy điều ấy, làm sao tôi lại trả lời: Tôi không biết, tôi không thấy!
Thưa Hiền Giả: Tôi có biết, tôi có thấy.
Hiền Giả tên là gì?
Và như thế nào các vị đồng phạm hạnh biết Hiền Giả?
Thưa Hiền Giả, A Nan Đà là tên của tôi. Và các vị đồng phạm hạnh biết tôi là A Nan Đà.
Ôi, tôi đang nói chuyện với Tôn Giả Ðại Sư, mà tôi không biết là Tôn Giả A Nan Đà.
Nếu tôi biết là Tôn Giả A Nan Đà, tôi đã không nói nhiều như vậy, mong Tôn Giả A Nan Đà tha lỗi cho.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba