Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười - Mười Pháp - Phẩm Mười Bảy - Phẩm jànussoni - Phần Một - Sự Xuất Ly Của Bậc Thánh

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG MƯỜI

MƯỜI PHÁP  

PHẨM MƯỜI BẢY

PHẨM JÀNUSSONI  

PHẦN MỘT

SỰ XUẤT LY CỦA BẬC THÁNH

 

Xem Kinh chín từ: Lúc bấy giờ cho đến Thế Tôn nói như sau.

Ở đây, này Bà La Môn, vị Thánh đệ tử suy xét như sau: Sát sanh đưa đến ác dị thục trong đời này và trong đời sau.

Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ sát sanh, ra khỏi sát sanh lấy của không cho đưa đến ác dị thục từ bỏ lấy của không cho, ra khỏi lấy của không cho.

Tà hạnh trong cái dục, đưa đến ác dị thục trong đời này và trong đời sau từ bỏ tà hạnh trong các dục, ra khỏi tà hạnh trong các dục.

Nói láo đưa đến ác dị thục từ bỏ nói láo, ra khỏi nói láo.

Nói hai lưỡi đưa đến đưa đến ác dị thục từ bỏ nói hai lưỡi, ra khỏi nói hai lưỡi.

Nói ác khẩu đưa đến ác dị thục từ bỏ nói ác khẩu, ra khỏi nói ác khẩu.

Nói lời phù phiếm đưa đến ác dị thục từ bỏ nói lời phù phiếm, ra khỏi nói lời phù phiếm.

Tham dục đưa đến ác dị thục từ bỏ tham dục, ra khỏi tham dục.

Sân đưa đến ác dị thục từ bỏ sân, ra khỏi sân.

Tà kiến đưa đến ác dị thục trong đời này và trong đời sau.

Vị ấy sau khi suy xét như vậy, từ bỏ tà kiến, ra khỏi tà kiến.

Như vậy, này Bà La Môn, là sự xuất ly trong luật của Bậc Thánh.

Thưa Tôn Giả, sai khác là sự xuất ly của các Bà La Môn, sai khác là sự xuất ly trong luật của Bậc Thánh.

Thưa Tôn Giả Gotama, sự xuất ly của các Bà La Môn không đáng giá một phần mười sáu sự xuất ly trong luật của Bậc Thánh.

Thật vi diệu thay, Tôn Giả Gotama! Xin Tôn Giả Gotama bắt đầu từ nay nhận con làm đệ tử cư sĩ. Từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần