Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười - Mười Pháp - Phẩm Mười Hai - Phẩm đi Xuống - Phần Ba - Phi Pháp

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG MƯỜI

MƯỜI PHÁP  

PHẨM MƯỜI HAI

PHẨM ĐI XUỐNG  

PHẦN BA

PHI PHÁP  

Phi pháp và pháp, này các Tỳ Kheo, cần phải hiểu biết.

Phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết.

Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.

Thế Tôn thuyết như vậy. Thuyết như vậy xong, bậc Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và bước vào Tinh Xá.

Rồi các Tỳ Kheo ấy, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, suy nghĩ như sau:

Này Chư Hiền, Thế Tôn đã nói lên một cách vắn tắt lời tuyên bố này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào Tinh Xá: Phi pháp và pháp, này các Tỳ Kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.

Với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, ai là người có thể phân tích một cách rộng rãi?

Rồi các Tỳ Kheo ấy suy nghĩ như sau: Tôn Giả A Nan Đà được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng phạm hạnh có trí bắt chước.

Tôn Giả A Nan Đà, với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, có thể phân tích một cách rộng rãi.

Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn Giả A Nan Đà, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn Giả A Nan Đà về ý nghĩa này.

Tôn Giả A Nan Đà trả lời cho chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì.

Rồi các Tỳ Kheo ấy đi đến Tôn Giả A Nan Đà, sau khi đến nói lên với Tôn Giả A Nan Đà những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, các Tỳ Kheo ấy nói với Tôn Giả A Nan Đà: Thưa Hiền Giả A Nan Đà!

Thế Tôn sau khi nói lên một cách vắn tắt lời tuyên bố này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào Tinh Xá: Phi pháp và pháp, này các Tỳ Kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi hiểu phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.

Này Hiền Giả, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng tôi suy nghĩ như sau:

Này Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên một cách vắn tắt lời tuyên bố này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào Tinh Xá: Phi pháp và pháp, này các Tỳ Kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.

Với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, ai là người có thể phân tích một cách rộng rãi?

Rồi thưa Hiền Giả, chúng tôi suy nghĩ như sau: Tôn Giả A Nan Đà được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng phạm hạnh có trí bắt chước.

Tôn Giả A Nan Đà, với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, có thể phân tích một cách rộng rãi.

Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn Giả A Nan Đà, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn Giả A Nan Đà về ý nghĩa này. Tôn Giả A Nan Đà trả lời cho chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì.

Thưa Tôn Giả A Nan Đà, hãy phân tích cho.

Chư Hiền, cũng ví như một người cần thiết lõi cây, tìm lõi cây, đi khắp mọi nơi tìm lõi cây, đến một cây to lớn, đứng thẳng và có lõi cây.

Người này bỏ qua rễ, bỏ qua thân cây, nghĩ rằng: Phải tìm lõi cây ở nơi cành lá.

Cũng vậy, là hành động của chư Tôn Giả, đứng trước mặt Thế Tôn, quí vị bỏ qua Thế Tôn, nghĩ rằng: Cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này.

Chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy.

Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành chánh pháp, trở thành Phạm Thiên, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị pháp Chủ.

Thế Tôn Giải thích quý vị như thế nào, quí vị hãy như vậy thọ trì.

Hiền Giả A Nan Đà, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy.

Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành chánh pháp, trở thành Phạm Thiên, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị pháp chủ, Như Lai.

Chúng tôi phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.

Những gì Thế Tôn Giải thích cho chúng tôi, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì.

Nhưng Hiền Giả A Nan Đà được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng phạm hạnh có trí bắt chước.

Hiền Giả A Nan Đà có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi.

Mong Hiền Giả A Nan Đà giải thích, nếu không có sự gì phiền muộn.

Vậy Chư Hiền, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ giảng.

Thưa vâng Hiền Giả.

Các Tỳ Kheo ấy vâng đáp Tôn Giả A Nan Đà.

Tôn Giả A Nan Đà giảng như sau: Thưa Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời tuyên bố một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, đã từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào Tinh Xá: Phi pháp và pháp, này các Tỳ Kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.

Và này Chư Hiền, thế nào là phi pháp, thế nào là pháp, thế nào là phi mục đích và thế nào là mục đích?

Tà kiến, này Chư Hiền, là phi pháp. Chánh kiến là pháp, những pháp ác bất thiện gì do duyên tà kiến khởi lên, đây là phi mục đích.

Và những pháp thiện gì đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích. Tà tư duy, này Chư Hiền, là phi pháp, chánh tư duy là pháp tà ngữ là phi pháp.

chánh ngữ là pháp tà nghiệp là phi pháp.

Chánh nghiệp là pháp tà mạng là phi pháp.

Chánh mạng là pháp tà tinh tấn là phi pháp.

Chánh tinh tấn là pháp tà niệm là phi pháp.

Chánh niệm là pháp tà định là phi pháp.

Chánh định là pháp tà trí là phi pháp.

Chánh trí là pháp tà giải thoát là phi pháp.

Chánh giải thoát là pháp.

Và những pháp ác bất thiện nào do duyên chánh giải thoát khởi lên đây là phi mục đích, và những thiện pháp do duyên chánh giải thoát đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích.

Thưa các Hiền Giả, Thế Tôn sau khi nói lên lời tuyên bố này một cách vắn tắt mà không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào Tinh Xá: Phi pháp và pháp, này các Tỳ Kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.

Thưa các Hiền Giả, lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn mà không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu ý nghĩa rộng rãi như vậy.

Thưa Chư Hiền, nếu Chư Hiền muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này.

Thế Tôn trả lời như thế nào, hãy như vậy thọ trì.

Thưa vâng, Hiền Giả.

Các Tỳ Kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Tôn Giả A Nan Đà, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, các Tỳ Kheo ấy bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi nói lên lời tuyên bố một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào Tinh Xá: Phi pháp và pháp, này các Tỳ Kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.

Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: Này Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời tuyên bố một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào Tinh Xá: Phi pháp và pháp cần phải hiểu biết hãy như thế ấy mà thực hành.

Với lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, ai là người có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi?

Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: Tôn Giả A Nan Đà được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng phạm hạnh có trí bắt chước.

Tôn Giả A Nan Đà với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, có thể phân tích một cách rộng rãi.

Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn Giả Aụnanda và hỏi ý nghĩa này.

Bạch Thế Tôn, ý nghĩa của chúng được Tôn Giả A Nan Đà khéo phân tích với những lý do như thế này, với những chữ như thế này, với những chữ như thế này, với những câu văn như thế này.

Lành thay, lành thay, này các Tỳ Kheo, Hiền trí là Hiền Giả A Nan Đà! Ðại tuệ là Hiền Giả A Nan Đà!

Này các Tỳ Kheo, nếu các thầy đến hỏi ta về ý nghĩa này, ta cũng trả lời như vậy, như đã được A Nan Đà trả lời. Ðây là ý nghĩa của lời ấy, hãy như vậy thọ trì.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần