Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh A Thấp Ba Thệ

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH A THẤP BA THỆ  

Tôi nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, tại nước Xá Vệ. Bấy giờ Tôn Giả A Thấp Ba Thệ ở giảng đường Lộc Tử Mẫu, vườn phía Đông, thân bị bệnh nặng, vô cùng đau khổ.

Tôn Giả Phú Lân Ni là vị chăm sóc, cung cấp. Nói đầy đủ như Kinh Bạt Ca Lê ở trước. Đó là, ba thọ cho đến chuyển tăng không giảm.

Phật bảo A Thấp Ba Thệ: Ông chớ hối hận.

A Thấp Ba Thệ bạch Phật: Bạch Thế Tôn, thật sự con có điều hối hận!

Phật bảo A Thấp Ba Thệ: Ông có phá giới không?

A Thấp Ba Thệ bạch Phật: Bạch Thế Tôn, con không phá giới.

Phật bảo A Thấp Ba Thệ: Ông không phá giới sao hối hận?

A Thấp Ba Thệ bạch Phật: Bạch Thế Tôn, trước khi con chưa bệnh, con tu tập nhiều, chứng nhập tịnh lạc của thân an chỉ. Tu tập tam muội nhiều. Còn hôm nay, con lại không nhập tam muội kia được.

Con tự suy nghĩ không lẽ tam muội này thoái thất chăng?

Phật bảo A Thấp Ba Thệ: Nay Ta hỏi ông, tùy ý đáp cho Ta.

Này A Thấp Ba Thệ, ông có thấy sắc tức là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau chăng?

A Thấp Ba Thệ bạch Phật: Bạch Thế Tôn, không.

Lại hỏi: Ông có thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau chăng?

A Thấp Ba Thệ bạch Phật: Bạch Thế Tôn, không.

Phật bảo A Thấp Ba Thệ: Ông đã không thấy sắc là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau.

Không thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau, vậy vì sao lại hối hận?

A Thấp Ba Thệ bạch Phật: Bạch Thế Tôn, vì không chánh tư duy.

Phật bảo A Thấp Ba Thệ: Nếu Sa Môn, Bà La Môn nào tam muội kiên cố, tam muội bình đẳng, mà không nhập được tam muội kia, thì không nên khởi nghĩ rằng mình thoái thất đối với tam muội. Nếu Thánh đệ tử lại không thấy sắc là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau.

Không thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, khác ngã, hoặc ở trong nhau. Mà chỉ nên giác tri như vậy, thì tham dục hoàn toàn sạch hết không còn. Sân nhuế, ngu si hết hẳn không còn.

Khi tất cả lậu đã tận trừ, tâm vô lậu giải thoát, hiện tại tự biết tác chứng: Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa. Khi nghe Phật thuyết pháp này, Tôn Giả A Thấp Ba Thệ không khởi các lậu, tâm được giải thoát, vui mừng, phấn khởi. Vì tâm được vui mừng, phấn khởi nên thân bệnh liền dứt trừ.

Phật nói Kinh này làm cho Tôn Giả A Thấp Ba Thệ hoan hỷ, tùy hỷ, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, ra về. Kinh Sai Ma Ca. Nói về ngũ thọ ấm.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường