Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Không Buông Lung - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH KHÔNG BUÔNG LUNG
PHẦN HAI
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ.
Bấy giờ, Vua Ba Tư Nặc một mình ở nơi chỗ yên tĩnh tư duy, tự nghĩ: Có hay không một pháp mà được tu tập, tu tập nhiều, trong hiện tại được sở nguyện đầy đủ, đời sau cũng được sở nguyện đầy đủ.
Sở nguyện cả đời này và đời sau đều được đầy đủ?
Nghĩ vậy rồi, đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:
Bạch Thế Tôn, một mình con ở chỗ yên tĩnh, tự nghĩ: Có hay không một pháp mà được tu tập, tu tập nhiều, trong hiện tại được sở nguyện đầy đủ, đời sau cũng được sở nguyện đầy đủ.
Sở nguyện cả đời này và đời sau đều được đầy đủ?
Phật bảo Vua Ba Tư Nặc:
Đúng vậy, Đại Vương!
Đúng vậy, Đại Vương!
Có một pháp mà được tu tập, tu tập nhiều, trong hiện tại được sở nguyện đầy đủ, đời sau cũng được sở nguyện đầy đủ. Sở nguyện cả đời này và đời sau đều được đầy đủ. Đó là pháp lành không buông lung.
Pháp lành không buông lung mà được tu tập, tu tập nhiều, trong hiện tại được sở nguyện đầy đủ, đời sau cũng được sở nguyện đầy đủ. Sở nguyện cả đời này và đời sau đều được đầy đủ.
Đại Vương, thí như những công nghiệp đồ sộ được tạo ra ở thế gian, chúng đều nương vào đất mà được kiến lập.
Pháp lành không buông lung cũng lại như vậy, được tu tập, tu tập nhiều thì trong hiện tại được sở nguyện đầy đủ, đời sau cũng được sở nguyện đầy đủ. Sở nguyện cả đời này và đời sau đều được đầy đủ.
Như lực, cũng vậy, hạt giống, rễ, lõi, loài đi trên bộ, đi dưới nước, sư tử, nhà cửa, cũng nói như vậy. Cho nên, Đại Vương nên trụ vào không buông lung. Nên nương vào không buông lung.
Sau khi trụ vào không buông lung, nương vào không buông lung thì phu nhân sẽ nghĩ: Đại Vương đã trụ vào không buông lung, nương vào không buông lung, nay ta cũng nên như vậy, trụ vào không buông lung, nương vào không buông lung. Phu nhân đã như vậy, đại thần, Thái Tử, mãnh tướng cũng như vậy.
Cũng vậy, nhân dân trong nước cũng sẽ nghĩ: Đại Vương đã trụ vào không buông lung, phu nhân, đại thần, Thái Tử, mãnh tướng đã trụ vào không buông lung, nương vào không buông lung, chúng ta cũng như vậy, nên trụ vào không buông lung, nương vào không buông lung.
Đại Vương, nếu người nào trụ vào không buông lung, nương vào không buông lung, thì có thể tự hộ. Phu nhân, thể nữ cũng có thể tự bảo vệ và kho tàng của báu sẽ tăng lên thật nhiều.
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:
Xưng tán không buông lung,
Chê bai sự buông lung.
Đế Thích không buông lung,
Làm chúa Trời Đao Lợi.
Xưng tán không buông lung,
Chê bai sự buông lung.
Có đủ không buông lung,
Thâu giữ gồm hai nghĩa.
Một hiện tại được lợi,
Hai đời sau cũng vậy.
Đó gọi là hiện quán,
Của người trí sâu xa.
Phật nói Kinh này xong, Vua Ba Tư Nặc nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ làm lễ ra về.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Cây Phướn
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Sáu Mươi Mốt - Pháp Hội Vô Tận ý Bồ Tát - Phần Mười
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Hai - Phẩm Sinh Tử - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh Vô Hy Vọng - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Giáo Giới Phú Lâu Na
Phật Thuyết Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Một - Phẩm đại - Kinh Thế Gian