Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tam Chủng điều Mã

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH TAM CHỦNG ĐIỀU MÃ  

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, cây Kỳ Đà, tại nước Xá Vệ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Thế gian có ba loại ngựa để điều phục.

Những gì là ba?

Có loại nhanh nhạy hoàn toàn, nhưng sắc không hoàn toàn, hình thể không đầy đủ. Có loại ngựa sắc hoàn toàn, nhanh nhạy hoàn toàn, nhưng hình thể không đầy đủ. Có loại ngựa nhanh nhạy hoàn toàn, sắc hoàn toàn và hình thể đầy đủ. Cũng vậy, có ba hạng người điều phục được.

Những gì là ba?

Có hạng người bén nhạy hoàn toàn, nhưng sắc không hoàn toàn, hình thể không đầy đủ. Có hạng người bén nhạy hoàn toàn, sắc hoàn toàn, nhưng hình thể không đầy đủ. Có hạng người bén nhạy hoàn toàn, sắc hoàn toàn và hình thể cũng đầy đủ.

Này Tỳ Kheo, thế nào là hạng người bén nhạy hoàn toàn, nhưng sắc không toàn vẹn, hình thể không đầy đủ, không điều phục được?

Hạng người biết như thật rằng: Đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt, đây là khổ diệt đạo.

Quán như vậy mà đoạn tận ba kết: Thân kiến, giới thủ và nghi. Đoạn tận ba kết này thì được Tu Đà Hoàn, không còn bị rơi vào pháp đường ác, quyết định hướng đến Chánh Giác. Chỉ còn bảy lần qua lại Trời, người, rốt ráo thoát khổ. Đó gọi là bén nhạy hoàn toàn.

Thế nào là sắc không đầy đủ?

Nếu có ai hỏi về Luận, Luật mà không thể dùng lời nói, ý nghĩa đầy đủ để theo đó thứ tự trình bày đầy đủ, đó gọi là sắc không đầy đủ.

Thế nào là hình thể không đầy đủ?

Chẳng phải đức lớn, tiếng tăm, mà cảm hóa đến những thứ như: Y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, thuốc men. Đó gọi là người bén nhạy hoàn toàn, nhưng sắc không đầy đủ và hình thể không đầy đủ.

Thế nào gọi là hạng người bén nhạy hoàn toàn, sắc đầy đủ, nhưng hình thể không đầy đủ?

Hạng người biết như thật rằng: Đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt, đây là khổ diệt đạo cho đến rốt ráo thoát khổ, đó gọi là bén nhạy hoàn toàn.

Thế nào là sắc đầy đủ?

Nếu có người hỏi về Luận, Luật cho đến có thể vì họ mà giải nói, đó gọi là sắc đầy đủ.

Thế nào gọi là hình thể không đầy đủ?

Chẳng phải đức lớn, tiếng tăm, nên không thể cảm hóa đến: Y phục, đồ ăn thức uống, ngọa cụ, thuốc men, đó gọi là người bén nhạy hoàn toàn, sắc đầy đủ, nhưng hình thể không đầy đủ.

Thế nào là hạng người bén nhạy hoàn toàn, sắc đầy đủ, hình thể đầy đủ?

Hạng người biết như thật rằng: Đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt, đây là khổ diệt đạo cho đến rốt ráo thoát khổ, thì đó gọi là nhạy bén hoàn toàn.

Thế nào là sắc đầy đủ?

Nếu có ai hỏi về Luận, Luật, cho đến có thể giải nói, đó gọi là sắc đầy đủ.

Những gì là hình thể đầy đủ?

Đức lớn, tiếng tăm, cho đến ngọa cụ, thuốc men, đó gọi là hình thể đầy đủ. Và đó cũng gọi là hạng người bén nhạy hoàn toàn, sắc đầy đủ, hình thể đầy đủ.

Sau khi Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường